Tham vấn chuyên môn bởi: L.y Đỗ Minh Tuấn
Ngày cập nhật: 21/11/2024
Viêm đại tràng là bệnh lý sức khỏe phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng viêm ở niêm mạc đại tràng. Viêm đại tràng gồm nhiều loại khác nhau, tuy nhiên hầu hết các triệu chứng bệnh đều giống nhau. Người bị viêm đại tràng cần được điều trị kịp thời, đúng cách để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.Viêm đại tràng là gì?
Viêm đại tràng là tình trạng sưng (viêm) niêm mạc đại tràng (ruột già) gây tổn thương và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Tình trạng viêm có thể xảy ra ở bất cứ đoạn nào của đại tràng.
Viêm đại tràng xảy ra rất phổ biến và ngày càng có xu hướng gia tăng
Đại tràng (ruột già) là chặng cuối của quá trình tiêu hóa thức ăn. Vì thế, khi bị đau đại tràng, bạn có thể gặp các vấn đề như đau khi đi ngoài, tiêu chảy, đôi khi có máu trong phân.Vị trí đau đại tràng
Đại tràng nằm ở vùng ổ bụng, phía sau thành bụng trước và bao quanh ruột non. Do đó, khi bị viêm đại tràng, người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải các cơn đau ở bụng. Vị trí đau sẽ phụ thuộc vào đoạn đại tràng bị ảnh hưởng.
1. Vị trí của đại tràng
Đại tràng (ruột già) là một ống rỗng, hình chữ U ngược, dài khoảng 1.5-1.8m, có đường kính từ 5-8cm. Nó bao quanh ruột non trong ổ bụng, bắt đầu từ phía dưới bên phải (manh tràng) và kết thúc ở hậu môn.
Đại tràng được chia thành nhiều đoạn gồm:
- Manh tràng
- Đại tràng lên
- Đại tràng ngang
- Đại tràng xuống
- Đại tràng Sigma
- Trực tràng
2. Mô tả vị trí đau
Các vị trí đau đại tràng phổ biến:
- Đau vùng hố chậu phải (phía dưới bên phải bụng) liên quan đến manh tràng và ruột thừa
- Đau vùng hạ sườn phải (phía trên bên phải bụng) liên quan đến đại tràng lên
- Đau vùng hạ sườn trái (phía trên bên trái) liên quan đến đại tràng xuống
- Đau vùng hố chậu trái (phía dưới bên trái bụng) liên quan đến đại tràng sigma
- Đau vùng trên rốn hoặc giữa bụng, liên quan đến đại tràng ngang
3. Tính chất cơn đau
Cơn đau đại tràng được mô tả là có tính chất đau quặn thành cơn, có thể kèm theo tiếng ruột réo. Hoặc đôi khi gây ra cơn đau âm ỉ, kéo dài, xuất hiện thường xuyên. Đau giảm sau khi đi tiêu, kèm theo rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, phân lẫn nhầy hoặc máu.
Các loại viêm đại tràng
Viêm đại tràng được phân thành nhiều loại khác nhau. Bao gồm:
1. Viêm loét đại tràng
Viêm loét đại tràng (Ulcerative Colitis) là bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với vi khuẩn hoặc các chất khác trong đường tiêu hóa. Bệnh liên quan đến rối loạn hệ tự miễn, di truyền hoặc ảnh hưởng của môi trường và chế độ ăn.
Viêm loét đại tràng là một loại viêm đại tràng thường gặp
Có 3 loại viêm loét đại tràng phổ biến:
- Viêm trực tràng Sigma
- Viêm loét đại tràng bên trái
- Viêm toàn bộ đại tràng
2. Viêm đại tràng giả mạc
Viêm đại tràng giả mạc là tình trạng viêm ở đại tràng do vi khuẩn Clostridiades difficile (C.diff) phát triển quá mức. Loại vi khuẩn này sống trong đường ruột, được cân bằng bởi loại khuẩn. Khi sử dụng kháng sinh quá mức, các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, dẫn đến C.diff phát triển quá mức, gây viêm.
3. Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ
Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ (IC) xảy ra khi lượng máu đến đại tràng bị hạn chế hoặc cắt đứt. Thường có liên quan đến xơ vữa động mạch, tích tụ chất béo lắng đọng trong mạch máu.
4. Viêm đại tràng cấp tính
Là tình trạng viêm đột ngột ở niêm mạc đại tràng do các tác nhân bên ngoài. Bệnh thường liên quan đến nhiễm trùng, ngộ độc thực phẩm hoặc phản ứng thuốc gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột.
5. Viêm đại tràng mãn tính
Là tình trạng viêm kéo dài, tái phát nhiều lần, gây tổn thương lâu dài ở đại tràng. Thường liên quan đến các nguyên nhân như rối loạn miễn dịch, nhiễm trùng điều trị không triệt để. Đôi khi do lối sống, chế độ ăn uống không lành mạnh.
6. Viêm đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích)
Viêm đại tràng co thắt còn gọi là hội chứng ruột kích thích (IBS). Đây là tình trạng rối loạn chức năng đại tràng mà không có tổn thương thực thể rõ ràng. Bệnh thường liên quan đến stress, chế độ ăn thiếu chất xơ hoặc rối loạn thần kinh điều khiển ruột.
7. Bệnh Crohn (Crohn's Disease)
Crohn là bệnh lý tự miễn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ đoạn nào trong ống tiêu hóa, trong đó phổ biến nhất là ở ruột non và đại tràng. Nguyên nhân gây bệnh crohn chủ yếu là do yếu tố gen, di truyền và phản ứng miễn dịch bất thường với vi khuẩn ruột non.
Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng
Các triệu chứng của viêm đại tràng chủ yếu là rối loạn tiêu hóa. Đôi khi có thể gây ra triệu chứng toàn thân. Tùy vào mức độ, nguyên nhân bệnh mà triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi người.
Đau âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn là triệu chứng đặc trưng của viêm đại tràng
Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng:
- Đau bụng, đau âm ỉ hoặc quặn thắt từng cơn
- Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy táo bón xen kẽ
- Đau giảm đi sau khi đi ngoài
- Vị trí đau thường là hai bên trái, phải của bụng dưới
- Chướng bụng, đầy hơi
- Đi ngoài nhiều lần, nhất là buổi sáng hoặc sau ăn.
- Người mệt mỏi, suy nhược, sụt cân, sốt nhẹ.
Nguyên nhân gây viêm đại tràng
Viêm đại tràng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nhiễm trùng, rối loạn miễn dịch, yếu tố lối sống hoặc do ảnh hưởng của bệnh lý. Các nguyên nhân gây viêm đại tràng phổ biến:
- Nhiễm trùng: Vi khuẩn (Salmonella, Shigella, E. coli, Campylobacter), virus ( Norovirus, Rotavirus), ký sinh trùng (Entamoeba histolytica, Giardia lamblia)
- Rối loạn miễn dịch: Do hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn tế bào và mô khỏe mạnh là “kẻ xâm nhập” và tấn công chúng. Ở viêm đại tràng, viêm loét dạ dày và bệnh Crohn là bệnh tự miễn.
- Tác dụng phụ của thuốc: Các thuốc điều trị như kháng sinh, NSAID, tác động lên vi khuẩn đường ruột và niêm mạc, gây viêm và tổn thương niêm mạc đại tràng.
- Lối sống và chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn ít chất xơ, nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, uống rượu bia, thuốc lá, stress, căng thẳng làm tổn thương, rối loạn chức năng đại tràng.
- Ngộ độc: Ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn, độc tố trong thức ăn, tiếp xúc với hóa chất độc hại làm tổn thương đại tràng.
- Thiếu máu: Xơ vữa động mạch, huyết khối, giảm lưu lượng máu (sốc, mất nước) khiến lượng máu cung cấp cho đại tràng giảm, gây viêm đại tràng thiếu máu cục bộ.
Đối tượng có nguy cơ mắc viêm đại tràng?
Các đối tượng có nguy cơ mắc viêm đại tràng cao bao gồm:
- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh.
- Người có bệnh lý tự miễn.
- Người ăn uống không lành mạnh (nhiều chất béo, ít chất xơ).
- Người hút thuốc.
- Người có hệ miễn dịch yếu.
- Người mắc các bệnh đường ruột khác.
- Người thường xuyên căng thẳng.
- Người trên 50 tuổi.
Biến chứng của bệnh viêm đại tràng
Viêm đại tràng nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Mức độ nguy hiểm của bệnh phụ thuộc vào loại viêm đại tràng và tình trạng bệnh.
Các biến chứng của bệnh viêm đại tràng bao gồm:
- Suy dinh dưỡng, sụt cân: Viêm đại tràng làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất, gây sụt cân, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch.
- Thủng dạ dày: Biến chứng nghiêm trọng do viêm loét dạ dày tá tràng làm tổn thương mạch máu, gây chảy máu trong đại tràng.
- Bệnh đại tràng nhiễm độc: Viêm nặng làm giãn lòng đại tràng, gây gián đoạn sự co bóp cơ, gây tắc nghẽn đại tràng, chướng bụng và nguy cơ vỡ đại tràng cao.
- Ung thư đại tràng: Viêm đại tràng mãn tính làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng, nhất là ung thư ruột kết.
- Sỏi mật: Rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là vấn đề về hấp thụ chất béo dẫn đến hình thành sỏi mật, đau bụng, viêm túi mật.
- Vấn đề về da và mắt: Người bị viêm đại tràng dễ bị viêm mắt, viêm da (vảy nến, loét da).
- Tắc nghẽn đại tràng: Sẹo do các cơn viêm đại tràng có thể gây tắc nghẽn đại tràng, thậm chí có thể gây thủng đại tràng.
- Viêm phúc mạc: Tình trạng viêm nhiễm lan rộng dễ gây viêm phúc mạc, nhiễm trùng toàn bộ ổ bụng. Đây là một cấp cấp khẩn cấp, cần phải điều trị ngay.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Hãy đi khám bác sĩ nếu có các dấu hiệu và triệu chứng sau:
- Đau bụng
- Có máu trong phân
- Tiêu chảy giữa đêm
- Tiêu chảy kéo dài, không đáp ứng với thuốc không kê đơn
- Sốt không rõ nguyên nhân kéo dài từ 1 - 2 ngày.
Chẩn đoán viêm đại tràng
Thủ thuật nội soi với sinh thiết mô là cách duy nhất để chẩn đoán viêm đại tràng. Để giúp xác nhận chẩn đoán viêm loét đại tràng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm sau:
- Nội soi đại tràng: Sử dụng một ống mềm, dẻo, có đèn với camera ở đầu để quan sát đại tràng. Đồng thời tiến hành lấy mẫu mô để thực hiện sinh thiết mô.
- Nội soi đại tràng sigma: Dùng ống mềm, mỏng, có đèn để kiểm tra trực tràng và đại tràng sigma.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm công thức máu để kiểm tra tình trạng thiếu máu hoặc phát hiện dấu hiệu viêm, nhiễm trùng.
- Xét nghiệm phân: Bạch cầu hoặc một số protein trong phân có thể giúp phát hiện dấu hiệu viêm loét đại tràng và loại trừ các rối loạn khác.
- Chụp X-quang: Chụp x-quang vùng bụng để loại trừ các biến chứng như thủng đại tràng, phình đại tràng.
- Chụp CT: Chụp CT bụng hoặc xương chậu nếu nghi ngờ biến chứng viêm đại tràng và xác định mức độ viêm của đại tràng.
- Chụp cắt lớp vi tính: Đánh giá mức độ viêm, xác định vị trí viêm và phát hiện biến chứng.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) ruột: Phương pháp hỗ trợ chẩn đoán thay thế không có bức xạ cho CT Scan.
Nội soi giúp chẩn đoán chính xác viêm đại tràng
Phương pháp điều trị viêm đại tràng
Viêm đại tràng thường được điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật. Thuốc điều trị cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
1. Điều trị nội khoa
Các thuốc điều trị viêm đại tràng thường dùng gồm:
- Thuốc chống viêm: Kiểm soát viêm, giảm triệu chứng bệnh, dùng trong điều trị viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.
- Kháng sinh: Chỉ được chỉ định khi có nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm do vi khuẩn.
- Thuốc giảm đau, chống co thắt: Thường dùng là hyoscine, giúp giảm đau và giảm co thắt đại tràng.
- Thuốc chống tiêu chảy: Sử dụng khi có triệu chứng tiêu chảy.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Sử dụng cho viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn, thường dùng là azathioprine hoặc methotrexate.
- Thuốc ức chế sinh học: Dùng trong trường hợp viêm đại tràng nặng hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
2. Can thiệp phẫu thuật
Điều trị viêm đại tràng bằng phẫu thuật được thực hiện khi việc điều trị bằng thuốc không có hiệu quả. Hoặc khi có biến chứng nghiêm trọng như thủng đại tràng, chảy máu đại tràng hoặc ung thư.
Các phương pháp phẫu thuật điều trị viêm đại tràng:
- Phẫu thuật nối túi hồi tràng - hậu môn (IPAD)
- Cắt bỏ ruột kết hoặc trực tràng
- Phẫu thuật nối hồi tràng với thành bụng để mở hồi tràng
- Phẫu thuật nối hồi tràng vào trong ổ bụng
3. Điều trị bằng Y học Cổ truyền
Điều trị viêm đại tràng bằng Y học Cổ truyền là giải pháp an toàn, hiệu quả. Y học cổ truyền không chỉ điều trị triệu chứng, làm lành tổn thương mà còn loại bỏ tận gốc nguyên nhân bệnh và khôi phục chức năng của đại tràng.
Bài thuốc đại tràng Trung tâm Thuốc Dân Tộc
Bài thuốc chữa viêm đại tràng của Trung tâm Thuốc Dân Tộc kế thừa và phát triển trên công thức bí mật của người Tày. Bài thuốc có 4 chế phẩm gồm:
- Tiêu thực phục tràng hoàn hội chứng ruột kích thức
- Tiêu thực phục tràng hoàn thể lỏng
- Tiêu thực phục tràng hoàn thể táo
- Đại tràng hoàn
Một số dược liệu trong bài thuốc Tiêu thực phục tràng hoàn trị bệnh đại tràng
Bài thuốc Đại tràng Đỗ Minh
Đại tràng Đỗ Minh là bài thuốc bí truyền của Nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Bài thuốc được bào chế từ hơn 30 vị thuốc, đặc biệt là sự góp mặt của các vị thuốc trong bài thuốc “hương sa lục quân tử”.
Các dược liệu tiêu biểu gồm:
- Đẳng sâm
- Hoàng liên
- Cam thảo
- Trần bì
- Mộc hương
- Sa nhân
Video chia sẻ của người bệnh về bài thuốc đại tràng Đỗ Minh
Báo chí nói về bài thuốc chữa bệnh đại tràng của Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường
![]() |
![]() |
4. Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống
Người bị viêm đại tràng cần thay đổi lối sống và chế độ ăn uống để hỗ trợ điều trị, làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Chế độ ăn uống
- Ăn ít chất xơ: Trong giai đoạn viêm đại tràng cấp tính, ăn ít chất xơ giúp giảm áp lực lên đại tràng và giảm cơn đau.
- Tránh thực phẩm gây kích ứng: Các thực phẩm như gia vị cay, thực phẩm giàu chất béo, caffeine, và sữa có thể kích thích hệ tiêu hóa, nên tránh trong thời gian này.
- Chế độ ăn dễ tiêu: Các thực phẩm dễ tiêu như cơm, khoai tây, cháo, và thịt gà nạc có thể giúp giảm triệu chứng.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất: Viêm đại tràng có thể làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất, nên bổ sung vitamin (đặc biệt là vitamin D và vitamin B12) có thể cần thiết.
- Bổ sung men vi sinh: Các chế phẩm chứa lactobacillus hoặc bifidobacterium có thể giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, cải thiện sức khỏe đại tràng.
Lối sống cho người viêm đại tràng
- Uống đủ nước: Uống 1.5 - 2 lít nước mỗi ngày để tránh mất nước, nhất là khi tiêu chảy.
- Tập thể dục nhẹ: Tập thể dục thường xuyên, đều để duy trì sức khỏe, giảm căng thẳng và cải thiện tiêu hóa.
- Quản lý căng thẳng: Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi, thực hành thiền, yoga hoặc hít thở sâu khi căng thẳng.
- Theo dõi sức khỏe định kỳ: Thực hiện xét nghiệm và kiểm tra sức khỏe định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Tránh thuốc lá và rượu: Hút thuốc và uống rượu có thể làm tình trạng viêm đại tràng nặng hơn.
Cách giảm đau đại tràng tại nhà
Một số biện pháp có thể hỗ trợ làm giảm cơn đau do viêm đại tràng gây ra tại nhà. Bạn có thể áp dụng để kiểm soát triệu chứng, giảm cảm giác khó chịu:
1. Chườm nóng
Dùng túi chườm nóng hoặc khăn ấm áp lên vùng bụng để giảm đau và co thắt. Nhiệt giúp thư giãn cơ bắp và làm giảm sự căng thẳng trong đại tràng. Cần đảm bảo nhiệt độ phù hợp, không quá cao để tránh gây bỏng da.
Chườm ấm giúp giảm đau bụng do viêm đại tràng tại nhà
2. Sử dụng trà thảo dược
Một số loại trà thảo dược có hiệu quả tốt trong việc làm dịu triệu chứng đầy hơi, co thắt, hỗ trợ giảm viêm, giảm đau đại tràng:
- Trà gừng: Gừng có tác dụng giảm đau và chống viêm, giúp làm dịu triệu chứng đầy hơi và co thắt.
- Trà cam thảo: Cam thảo có tính kháng viêm, giúp làm dịu dạ dày và giảm đau bụng.
- Trà bạc hà: Bạc hà giúp thư giãn cơ trơn trong đại tràng, giảm cơn co thắt và đau bụng.
3. Sử dụng thuốc giảm đau
Có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol (acetaminophen) để giảm đau bụng nhẹ. Tránh dùng thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs) như ibuprofen vì chúng có thể làm tình trạng viêm đại tràng trở nên tồi tệ hơn.
Cách phòng ngừa bệnh viêm đại tràng
Bệnh viêm đại tràng có thể phòng ngừa bằng cách:
- Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, đảm bảo tốt vệ sinh an toàn thực phẩm
- Ăn chín uống sôi, hạn chế sử dụng các thực phẩm chưa được nấu chín
- Tiệt trùng dụng cụ ăn uống khi gia đình có người bị lỵ amip, lỵ trực khuẩn, thương hàn
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tẩy giun sán định kỳ 6 tháng/lần
- Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, thận trọng với kháng sinh và NSAIDs
- Giữ tâm lý thoải mái, kiểm soát tốt căng thẳng, tránh stress, lo âu
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, cân đối, đa dạng chế độ dinh dưỡng
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, không ăn quá no, nhất là trước khi đi ngủ
- Hạn chế uống rượu bia, ăn các thực phẩm kích thích (chua, cay), bỏ thuốc lá.
Câu hỏi thường gặp về bệnh viêm đại tràng
1. Viêm đại tràng có tự khỏi được không?
Có, viêm đại tràng cấp tính do không dung nạp thức ăn hoặc nhiễm trùng tạm thời có thể tự khỏi.
Viêm đại tràng do nhiễm trùng (đặc biệt là nhiễm ký sinh trùng), viêm đại tràng mãn tính, viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ cần điều trị và không thể tự khỏi, cần điều trị, có thể khỏi sau khi điều trị.
Viêm đại tràng mãn tính do bệnh viêm ruột, bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích không thể chữa khỏi.
2. Bị viêm đại tràng có quan hệ được không?
Tùy thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Viêm đại tràng nhẹ, triệu chứng được kiểm soát tốt có thể quan hệ bình thường. Viêm đại tràng nặng, gây mệt mỏi, căng thẳng thì cần hạn chế quan hệ.
Viêm đại tràng xảy ra rất phổ biến, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách. Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ mắc viêm đại tràng, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách phân biệt Đau dạ dày và Đau đại tràng chi tiết
- Chữa đau đại tràng bằng mật ong: Hướng dẫn chi tiết
- Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không? Điều cần biết
- Các thuốc trị trào ngược dạ dày phổ biến và hiệu quả
- 10 loại thuốc trị viêm loét dạ dày phổ biến và hiệu quả tốt
- 12 cây thuốc nam chữa trào ngược dạ dày hiệu quả, dễ dùng
- TOP 7 địa chỉ khám trào ngược dạ dày tốt nhất Hà Nội