Bệnh viêm da tiếp xúc: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Vết côn trùng cắn bị bóng nước và các biện pháp điều trị

Viêm da tiếp xúc do côn trùng: Cách xử lý và phòng ngừa

Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Làm sao nhanh khỏi?

Viêm da tiếp xúc có lây không? Có nguy hiểm không?

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa

Da bị phồng rộp mụn nước đau rát là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? [Giải đáp]

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm: Cần điều trị sớm tránh hoại tử

Kiến ba khoang đốt gây viêm da bôi thuốc gì, xử lý thế nào?

Viêm da tiếp xúc do côn trùng: Cách xử lý và phòng ngừa

Viêm da tiếp xúc do côn trùng thường bùng phát mạnh vào giai đoạn chuyển mùa, mưa nhiều hoặc thời điểm thu hoạch lúa, hoa màu. Tình trạng này thường có mức độ nhẹ và thuyên giảm nhanh sau khi được chăm sóc và sử dụng thuốc đúng cách.

Viêm da tiếp xúc do côn trùng
Côn trùng là một trong những tác nhân chính gây viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc do côn trùng – Dấu hiệu nhận biết

Viêm da tiếp xúc do côn trùng là tình trạng da viêm đỏ, phù nề, nổi mụn nước hoặc mụn mủ do kích ứng với nọc độc và một số dị nguyên trên cơ thể côn trùng như phấn hoa, mủ thực vật,… Tình trạng này thường bùng phát mạnh vào thời tiết mưa nhiều, ẩm nóng, giai đoạn chuyển mùa hoặc thời điểm thu hoạch lúa, hoa màu.

Sau khi tiếp xúc với dịch tiết côn trùng, da xuất hiện tổn thương chỉ sau một thời gian ngắn. Phạm vi tổn thương tương ứng với vị trí tiếp xúc hoặc có thể lan tỏa sang các vùng da lân cận.

Hầu hết các trường hợp bị viêm da tiếp xúc côn trùng đều có mức độ nhẹ và thuyên giảm sau khi sử dụng thuốc, chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên ở một số trường hợp, tổn thương có thể lan tỏa rộng, bội nhiễm hoặc kích thích phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ).

Viêm da tiếp xúc do côn trùng
Sau khi tiếp xúc với côn trùng, da nổi các đám/ ban đỏ, bề mặt có mụn nước hoặc mụn mủ và ngứa ngáy

Các dấu hiệu nhận biết viêm da tiếp xúc do côn trùng, bao gồm:

  • Sau khi tiếp xúc, da có cảm giác ngứa rát và nổi vết ban màu hồng
  • Sau 6 – 12 giờ, xuất hiện các dải hoặc đốm đỏ tại vùng da tiếp xúc với côn trùng. Hình dạng và kích thước vùng da tổn thương khá đa dạng và không đồng nhất
  • Ban da có xu hướng nổi cộm và có ranh giới tương đối rõ so với vùng da lân cận
  • Sau khoảng vài giờ, bề mặt ban da nổi các mụn nước nhỏ hoặc các bọng nước lớn. Một số mụn nước có thể chuyển thành mụn mủ sau khoảng 2 – 3 ngày
  • Mụn nước có xu hướng vỡ, rỉ dịch và khô lại sau 3 – 5 ngày
  • Ban đầu, tổn thương da gây ra cảm giác nóng rát và châm chích. Sau đó xuất hiện triệu chứng sưng nóng, đau và ngứa ngáy.
  • Trong trường hợp nổi gần bẹn hoặc mặt, hạch bạch huyết có xu hướng sưng to, da đỏ nề và mí mắt sưng
  • Nếu có bội nhiễm, da có thể bị phù nề, sưng nóng, đau nhức và xuất hiện các mụn mủ lớn. Đôi khi đi kèm với các triệu chứng toàn thân như sốt, ớn lạnh, sưng hạch và mệt mỏi.
  • Khi lành, sang thương da thương sẽ bong vảy hoàn toàn để lại nền da hơi thâm sạm. Vết thâm có thể lành hẳn sau khoảng vài tuần hoặc vài tháng

Tổn thương do viêm da tiếp xúc thường xuất hiện ở vùng da hở như da mặt, cổ, tay, lưng và chân. Tuy nhiên tổn thương cũng có thể xuất hiện ở những vùng da kín do côn trùng bài tiết dịch ở quần áo và vật dụng cá nhân.

Các loại côn trùng có thể gây viêm da tiếp xúc

Thông thường, các loại côn trùng gây viêm da tiếp xúc thường chứa pedirin, cantharidin hoặc axit phosphor trong nọc độc/ dịch tiết. Ngoài ra, da cũng có thể bị tổn thương và kích ứng do một số dị nguyên có trên cơ thể côn trùng như nấm mốc, phấn hoa và mủ thực vật.

điều trị viêm da tiếp xúc côn trùng
Kiến ba khoang, sâu ban miêu, rết, giời leo, bò cạp,… là các loại côn trùng có khả năng gây kích ứng da

Một số loại côn trùng có khả năng gây viêm da tiếp xúc:

  • Sâu ban miêu
  • Kiến ba khoang
  • Bù mắt
  • Rết
  • Bò cạp
  • Giời leo
  • Bướm đuôi vàng

Thực tế, mức độ thương tổn da phụ thuộc vào loại côn trùng. Đối với các côn trùng thông thường như sâu và bướm, thương tổn da có thể khô lại sau khoảng vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu do kiến ba khoang, bò cạp và giời leo, da có xu hướng phù nề, viêm đỏ nặng và cần tiến hành điều trị để hạn chế nguy cơ bội nhiễm do vi khuẩn.

Viêm da tiếp xúc do côn trùng có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp bị viêm da tiếp xúc do côn trùng đều có mức độ nhẹ, có thể tự biến mất hoặc thuyên giảm nhanh sau khi điều trị. Tuy nhiên ở một số trường hợp, tổn thương da có thể tiến triển nặng, lan tỏa rộng và làm bùng phát các biến chứng như:

  • Sốc phản vệ: Thực tế, một số loại côn trùng chứa dịch tiết có độc tố mạnh không chỉ khiến da bị tổn thương mà còn kích thích phản ứng dị ứng nặng. Sốc phản vệ do côn trùng biểu hiện qua triệu chứng nổi mề đay, da phù nề, nổi bọng nước lớn, khó thở, choáng váng,… Trong trường hợp này, nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời.
  • Viêm da tiếp xúc bội nhiễm: Viêm da tiếp xúc bội nhiễm là tình trạng viêm da tiếp xúc không được điều trị đúng cách khiến sang thương da kéo dài và nhiễm trùng do vi khuẩn. Khi xuất hiện bội nhiễm, da có xu hướng viêm đỏ nặng, nóng rát và phù nề nghiêm trọng.
  • Sẹo thâm: Các vết thâm do viêm da tiếp xúc côn trùng có xu hướng mờ dần sau khoảng vài tháng. Tuy nhiên nếu thường xuyên chà xát và gãi cào mạnh, da có thể bị trầy xước, lở loét và hình thành sẹo thâm đen, sẹo lồi,.. Hầu hết các loại sẹo này cần ít nhất 6 tháng đến vài năm để thuyên giảm hoàn toàn.

Mặc dù không có mức độ nghiêm trọng nhưng viêm da tiếp xúc côn trùng gây ra cảm giác khó chịu, ngứa ngáy và bứt rứt. Hơn nữa nếu không chủ động phòng ngừa, bệnh có thể tái phát nhiều lần hoặc bùng phát thành dịch vào một số thời điểm trong năm.

Cách xử lý viêm da tiếp xúc do côn trùng

Viêm da tiếp xúc do côn trùng có thể tự thuyên giảm mà không cần điều trị. Tuy nhiên ở một số trường hợp, sang thương da có thể kéo dài trong nhiều tuần làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và hình thành sẹo.

Vì vậy để giảm mức độ ảnh hưởng của bệnh và ngăn ngừa biến chứng, bạn nên xử lý tổn thương da với các biện pháp sau:

1. Làm sạch nọc độc côn trùng

Nọc độc côn trùng là tác nhân chính kích thích da viêm đỏ, phù nề, nổi mụn nước, ngứa ngáy và nóng rát. Vì vậy ngay sau khi tiếp xúc, nên rửa sạch nọc độc và dịch tiết trên da với xà phòng và nước sạch.

điều trị viêm da tiếp xúc côn trùng
Rửa sạch da với nước và xà phòng giúp loại bỏ dịch tiết/ nọc độc của côn trùng

Loại bỏ yếu tố kích ứng kịp thời giúp giảm mức độ, phạm vi thương tổn da và hạn chế phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Nếu da nóng rát nhiều, nên rửa với nước mát trong liên tục vài phút để làm sạch dịch tiết côn trùng hoàn toàn, làm dịu và giảm viêm đỏ da.

2. Sử dụng thuốc bôi + thuốc uống

Sau khi vệ sinh da, bạn nên tìm gặp dược sĩ hoặc bác sĩ để được tư vấn và chỉ định loại thuốc phù hợp. Dựa vào mức độ tổn thương, bạn có thể được yêu cầu sử dụng các loại thuốc sau:

điều trị viêm da tiếp xúc côn trùng
Nên sử dụng thuốc để giảm viêm, sát trùng và cải thiện triệu chứng ngứa ngáy do côn trùng gây ra
  • Epinephrine: Trong trường hợp bị sốc phản vệ do tiếp xúc với côn trùng, bác sĩ có thể tiêm Epinephrine hoặc sử dụng thuốc ở dạng khí dung nhằm chống co thắt phế quản, bảo toàn chức năng hô hấp và hạn chế hạ huyết áp.
  • Thuốc bôi sát khuẩn: Có thể sử dụng thuốc đỏ (Eosine) hoặc thuốc tím (Milian) để sát trùng và khử khuẩn da. Các loại thuốc này giúp làm dịu vùng da kích ứng và hạn chế bội nhiễm do tụ cầu vàng Staphylococcus aureus.
  • Thuốc kháng histamine H1: Trong trường hợp ngứa nhiều, có thể sử dụng thuốc kháng histamine H1 (Chlorpheniramin, Cetirizin, Loratadin,…) để cải thiện ngứa. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn có tác dụng kháng dị ứng và làm giảm thương tổn do viêm da tiếp xúc gây ra.
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được sử dụng trong trường hợp viêm da tiếp xúc bội nhiễm. Dựa vào mức độ nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh dạng bôi hoặc dạng uống.
  • Thuốc bôi chứa corticoid: Khi sang thương da lành hẳn, bong vảy tiết, có thể sử dụng thuốc bôi chứa corticoid để giảm viêm, ngứa ngáy và phù nề. Tuy nhiên cần tránh sử dụng loại thuốc này khi bị bội nhiễm, nếu sử dụng phải dùng đồng thời với thuốc kháng sinh.
  • Thuốc giảm đau: Trong trường hợp tổn thương da phù nề, gây sưng hạch và đau nhức, có thể dùng thuốc giảm đau và hạ sốt Paracetamol trong 2 – 3 ngày. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau nhức và hạ thân nhiệt.

Thực tế, viêm da tiếp xúc do côn trùng thường thuyên giảm ngay sau khi dùng thuốc khử khuẩn và kháng histamine. Các loại thuốc khác chỉ được cân nhắc trong trường hợp thương tổn da bùng phát mạnh, lan tỏa rộng hoặc xuất hiện bội nhiễm.

3. Các biện pháp hỗ trợ khác

Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn có thể làm giảm tổn thương da với một số biện pháp hỗ trợ. Đối với những trường hợp nhẹ, các biện pháp này có thể giảm hoàn toàn thương tổn da mà không cần phải can thiệp y tế.

điều trị viêm da tiếp xúc côn trùng
Chườm túi mát lên vùng da tổn thương giúp làm dịu da, giảm viêm và cải thiện mức độ ngứa ngáy

Các biện pháp hỗ trợ điều trị viêm da tiếp xúc côn trùng:

  • Chườm túi mát lên vùng da tổn thương trong khoảng 5 – 10 phút có thể giảm viêm đỏ, sưng nóng và ngứa ngáy. Thực hiện liên tục 2 lần/ ngày trong vài ngày giúp giảm nhanh tổn thương do côn trùng gây ra.
  • Nên mặc quần áo có chất liệu mềm, vải thấm hút và kích cỡ rộng rãi để tránh ma sát lên da. Mặc quần áo dày cứng có thể khiến da bị kích thích, viêm đỏ, xây xước và ngứa ngáy dữ dội.
  • Tuyệt đối không chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương. Nếu ngứa ngáy nhiều, có thể chườm mát hoặc sử dụng thuốc kháng histamine H1.
  • Trong giai đoạn sang thương da bong vảy và phục hồi, nên dùng kem dưỡng với tần suất 2 – 3 lần/ ngày. Ngoài tác dụng giữ ẩm, kem dưỡng còn giúp giảm ngứa, làm mềm da và hạn chế hình thành sẹo thâm.
  • Bổ sung nước, rau xanh, trái cây, cá, đậu, các loại hạt và yến mạch vào chế độ ăn. Các nhóm thực phẩm này giúp thúc đẩy tốc độ hồi phục của da, hỗ trợ giảm viêm và ngứa ngáy.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống dễ gây sẹo thâm đen và sẹo lồi như rượu bia, thịt bò, rau muống, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng,…

Phòng ngừa viêm da tiếp xúc côn trùng bằng cách nào?

Viêm da tiếp xúc côn trùng có thể bùng phát thành dịch hoặc tái phát 2 – 3 lần trong thời điểm côn trùng phát triển mạnh. Vì vậy sau khi điều trị, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:

điều trị viêm da tiếp xúc côn trùng
Vệ sinh nhà cửa và phun xịt côn trùng thường xuyên giúp làm giảm nguy cơ tái phát viêm da tiếp xúc
  • Nên sử dụng màn (mùng) khi ngủ – kể cả ban ngày để hạn chế côn trùng chui vào buồng ngủ, chăn, mền,… và gây tổn thương da.
  • Vào buổi tối, nên đóng kín cửa và kéo rèm để tránh thu hút côn trùng – đặc biệt là mùa mưa, thời tiết nóng ẩm, thời điểm thu hoạch mùa vụ,…
  • Kiểm tra khăn mặt, quần áo, giày dép và chăn mền trước khi sử dụng.
  • Tuyệt đối không phơi đồ vào buổi tối. Nên phơi quần áo vào buổi sáng và buổi trưa để hạn chế côn trùng bám và bài tiết nọc độc lên bề mặt vải.
  • Sử dụng bao tay, mang ủng và mặc quần áo dài khi làm vườn và thu hoạch lúa, hoa màu.
  • Cần vệ sinh nhà cửa thường xuyên, dọn dẹp vườn tược và phun xịt côn trùng định kỳ.

Viêm da tiếp xúc côn trùng là tình trạng da liễu phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng sang thương da có thể để lại sẹo thâm, gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy ngay sau khi tiếp xúc với côn trùng, cần xử lý và chăm sóc trong thời gian sớm nhất.

Cùng chuyên mục

Viêm da tiếp xúc có lây không? Có nguy hiểm không?

Viêm da tiếp xúc có lây không? Có nguy hiểm không?

Viêm da tiếp xúc là bệnh lý phổ biến mà nhiều người gặp phải, nhất là những người bị dị ứng cơ địa. Nhiều người bị viêm da tiếp xúc...

Da bị phồng rộp mụn nước đau rát là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Da bị phồng rộp mụn nước đau rát là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Da bị phồng rộp mụn nước đau rát khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, có một số nguyên nhân có mức độ nguy hiểm mà bạn...

viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không

Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? [Giải đáp]

Viêm da tiếp xúc đa phần chỉ gây ra những tổn thương không quá nghiêm trọng và có thể đáp ứng tốt với các giải pháp điều trị. Tuy nhiên...

Vết côn trùng cắn bị bóng nước và các biện pháp điều trị

Vết côn trùng cắn bị bóng nước và các biện pháp điều trị

Vết côn trùng cắn có thể gây nổi bóng nước, mụn nước hay nốt dịch hạch lympho. Thông thường, tình trạng này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe...

Bệnh viêm da tiếp xúc: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Bệnh viêm da tiếp xúc: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Viêm da tiếp xúc được biết đến như một dạng viêm da phổ biến cơ thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Thời gian tiếp xúc càng nhiều và diện...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn