Bệnh viêm da tiếp xúc: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Vết côn trùng cắn bị bóng nước và các biện pháp điều trị

Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Làm sao nhanh khỏi?

Viêm da tiếp xúc do côn trùng: Cách xử lý và phòng ngừa

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa

Viêm da tiếp xúc có lây không? Có nguy hiểm không?

Da bị phồng rộp mụn nước đau rát là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? [Giải đáp]

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm: Cần điều trị sớm tránh hoại tử

Kiến ba khoang đốt gây viêm da bôi thuốc gì, xử lý thế nào?

Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì để bệnh không nặng thêm?

Chế độ kiêng cữ có liên quan trực tiếp đến quá trình điều trị bệnh da liễu nói chung và viêm da tiếp xúc nói riêng. Nó giúp kiểm soát tốt hơn triệu chứng, ngăn tổn thương lan rộng và hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát. Vậy bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì để bệnh không nặng thêm? Nội dung bài viết bên dưới sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

viêm da tiếp xúc cần kiêng gì
Bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì để kiểm soát tốt triệu chứng, không làm bệnh nặng thêm?

Bị viêm da tiếp xúc cần kiêng cữ những gì?

Viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu thường gặp có thể bùng phát khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng/ kích ứng. Những tổn thương do bệnh gây ra thường không quá nghiêm trọng và có thể đáp ứng tốt với các biện pháp điều trị.

Để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình khắc phục bệnh, ngoài dùng thuốc, chăm sóc da thì người bệnh cần chú ý đến việc kiêng cữ nghiêm ngặt. Bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì? Dưới đây là câu trả lời:

1. Tuyệt đối không cào gãi, chà xát lên tổn thương da

Ngoài những tổn thương kích hoạt trên bề mặt da thì bệnh viêm da tiếp xúc còn khiến bạn phải đối mặt với tình trạng ngứa ngáy rất khó chịu. Để giải tỏa cơn ngứa, nhiều người không ngần ngại cào gãi hay chà xát lên da.

Đây là một trong những thói quen xấu mà bạn cần từ bỏ ngay lập tức nếu không muốn bệnh trở nặng. Cào gãi và chà xát sẽ khiến cho tổn thương da bị trợt loét, chảy máu.

Lúc này tổn thương da thường sâu, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus, nấm men xâm nhập và gây bội nhiễm. Ngay cả khi được điều trị và chăm sóc đúng cách thì việc hình thành thâm sẹo sau điều trị là rất khó tránh khỏi.

2. Kiêng cữ một số thực phẩm dễ kích ứng

Chế độ ăn uống được đánh giá là đóng vai trò đặc biệt quan trọng với quá trình phục hồi tổn thương da do viêm da tiếp xúc. Tuy nhiên, việc dung nạp một số loại thực phẩm không phù hợp có thể kích hoạt các phản ứng viêm.

Người bệnh thường bị sưng đau, tổn thương sâu khi ăn uống không lành mạnh. Các triệu chứng còn kéo dài dai dẳng, khó khắc phục nếu không sớm điều chỉnh lại chế độ ăn cho phù hợp.

viêm da tiếp xúc kiêng gì
Ăn thịt đỏ khi bị viêm da tiếp xúc có thể gây viêm nhiễm và hình thành thâm sẹo

Khi bị viêm da tiếp xúc, tốt nhất nên kiêng cữ các thực phẩm dễ gây kích ứng sau đây:

  • Các loại thịt đỏ: Nhóm thực phẩm này chứa hàm lượng protein rất dồi dào, những người có cơ địa nhạy cảm nếu ăn quá nhiều có thể bị ngứa ngáy dữ dội ở vùng da ảnh hưởng. Hơn nữa, đa phần các loại thịt đỏ như bò, cừu, dê… đều chứa các thành phần sắc tố gây tối màu da và rất dễ để lại thâm sẹo.
  • Rau muống: Khi trên da có tổn thương hở dù là do viêm da tiếp xúc hay bất cứ nguyên nhân nào thì bạn cũng không nên ăn rau muống. Bởi đây chính là tác nhân gây ra sẹo lồi xấu xí sau điều trị.
  • Hải sản: Ăn hải sản chính là sở thích của rất nhiều người. Nhưng nếu đang bị viêm da tiếp xúc thì bạn nên kiêng cho đến khi tổn thương hoàn toàn lành lại. Hải sản và các loại đồ tanh có nguy cơ gây dị ứng cao. Có thể làm bùng phát các triệu chứng nổi mề đay, ngứa cổ họng, nôn mửa và khiến tổn thương do viêm da tiếp xúc nặng nề thêm.
  • Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ: Thường xuyên dung nạp đồ ăn nhiều dầu mỡ có thể làm gián đoạn quá trình chữa trị bệnh viêm da tiếp xúc. Nhóm thực phẩm này có hàm lượng chất béo bão hòa cao, dễ kích hoạt phản ứng viêm. Từ đó làm tăng mức độ sưng viêm và đau rát ở vùng da bị tổn thương.
  • Thức ăn có chứa nhiều gia vị: Một số loại gia vị thường dùng trong nấu ăn thường ngày như bột ngọt, muối, ớt, tiêu, đường… cũng có thể khiến cho các triệu chứng trên da nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, chúng còn làm tăng mức độ nhạy cảm của hệ thống miễn dịch. Vì vậy mà có thể kích thích các triệu chứng viêm da tiếp xúc bùng phát mạnh.

3. Kiêng tiếp xúc với các loại hóa chất

Việc tiếp xúc với các loại hóa chất hay chất tẩy rửa mạnh trong sinh hoạt thường ngày là một trong những nguyên nhân kích hoạt triệu chứng viêm da tiếp xúc. Đặc biệt là ở đối tượng có làn da nhạy cảm, nếu thường xuyên tiếp xúc với hóa chất thì tổn thương trên da sẽ tiến triển rất nặng nề.

Chính vì vậy, để hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và cải thiện bệnh tốt hơn, bạn nên chủ động cách ly với các loại hóa chất. Có thể là:

  • Các chất tẩy rửa/ dung dịch làm sạch: Nước rửa bát, bột giặt, nước lau sàn…
  • Sản phẩm vệ sinh da: Sữa tắm, dầu gội đầu, nước rửa tay, sữa rửa mặt…
  • Các chất trong xây dựng: Xi măng, vôi, sơn…
  • Dung môi công nghiệp: Acetone, cyclohexane, toluen, ethanol…

Ngoài ra, có rất nhiều người vẫn duy trì thói quen đi bơi ở các hồ bơi công cộng khi bị viêm da tiếp xúc. Hãy từ bỏ ngay bởi ở đây, để khử trùng, làm sạch nước và tiêu diệt rêu tảo thì cần phải sử dụng hóa chất Clo. Đây là chất tẩy cực mạnh có thể khiến tổn thương da nặng nề hơn khi tiếp xúc.

4. Không sử dụng mỹ phẩm khi đang bị viêm da tiếp xúc

Nếu có thắc mắc bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì thì mỹ phẩm chính là câu trả lời mà bạn cần lưu ý. Đặc biệt là ở chị em phụ nữ. Thường xuyên sử dụng các loại mỹ phẩm không phù hợp, kém chất lượng, chứa thành phần độc hại cũng có thể làm bùng phát triệu chứng viêm da tiếp xúc.

kiêng gì khi bị viêm da
Nên tạm ngưng dùng các loại mỹ phẩm khi đang bị viêm da tiếp xúc

Tốt nhất, nếu da đang bị tổn thương, kích ứng thì bạn nên tạm thời ngưng dùng mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da. Tuyệt đối không thoa mỹ phẩm lên vùng da đang tổn thương. Việc dưỡng ẩm cho da là cần thiết nhưng hãy chủ động liên hệ với bác sĩ để được tư vấn về sản phẩm phù hợp và an toàn nhất.

5. Kiêng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Khi da bị tổn thương, nhất là do viêm da tiếp xúc thì thường sẽ nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Đặc biệt, việc sử dụng một số loại thuốc bôi trong điều trị sẽ làm cho mức độ nhạy cảm tăng cao.

Chính vì thế nếu thường xuyên di chuyển ngoài trời, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng thì da bị thâm sạm, nám là điều dễ hiểu. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn cần chú ý kiêng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Trường hợp bắt buộc phải ra ngoài, chú ý thoa kem chống nắng và che chắn, bảo vệ da cẩn thận.

6. Kiêng rượu bia và các chất kích thích

Rượu bia, thức uống có cồn, trà đặc, cà phê… là những thức uống mà người bệnh viêm da tiếp xúc cần kiêng cữ. Bởi các loại thức uống này thường khiến cho cơ thể bị mất nước và khiến lượng macrophage suy giảm.

Macrophage là các tế bào quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Chúng có khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, loại bỏ các tế bào bị tổn thương. Nếu thiếu hụt sẽ khiến cho hệ miễn dịch nhạy cảm hơn, hoạt động kém hiệu quả.

Từ đó không chỉ kích hoạt triệu chứng viêm da tiếp xúc ở mức độ nặng nề mà còn làm tăng nguy cơ bội nhiễm. Hơn nữa, các thành phần trong rượu bia và chất kích thích có thể tương tác và khiến cho hiệu quả của thuốc điều trị suy giảm, gây bất lợi cho quá trình kiểm soát bệnh.

7. Tránh để thần kinh bị căng thẳng, stress

Căng thẳng thần kinh kéo dài cũng được lý giải là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ miễn dịch. Từ đó khiến các triệu chứng trên da bùng phát ở mức độ nặng nề hơn.

viêm da tiếp xúc kiêng gì
Thần kinh căng thẳng là yếu tố tạo điều kiện cho triệu chứng của bệnh nghiêm trọng thêm

Căng thẳng, stress khiến tổn thương do viêm da tiếp xúc lan rộng và ngứa ngáy dữ dội. Đồng thời làm cản trở quá trình điều trị và thúc đẩy bệnh phát triển. Chính vì thế, khi bị viêm da tiếp xúc, bạn nên chú ý kiểm soát tốt tâm trạng, tránh để thần kinh bị căng thẳng, stress.

Thường xuyên giữ cho tinh thần thoải mái, tránh suy nghĩ tiêu cực. Tắm nước ấm với tinh dầu, ngồi thiền, nghe nhạc, yoga hay đọc sách… là những gợi ý có thể giúp bạn kiểm soát căng thẳng tốt hơn.

8. Kiêng hoạt động trong môi trường không khí khô lạnh

Thường xuyên hoạt động trong môi trường không khí lạnh khô sẽ khiến cho làn da bị mất nước, mất độ ẩm tự nhiên. Đồng thời còn gây tổn hại đến màng lipid bảo vệ da.

Tất cả điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại xâm nhập, tấn công da và gây viêm nhiễm. Hơn nữa, không khí khô lạnh khiến da bị khô ráp và làm cho những cơn ngứa do viêm da tiếp xúc cũng trở nên dữ dội hơn.

Do đó, tránh hoạt động trong môi trường không khí lạnh khô chính là vấn đề mà người bị viêm da tiếp xúc nên chú ý thực hiện. Đừng nên thường xuyên ở trong phòng có máy điều hòa hay không gian có quá nhiều gió.

Một số vấn đề người bị viêm da tiếp xúc nên làm

Bệnh viêm da tiếp xúc đa phần kích hoạt ở mức độ nhẹ, tổn thương thường không quá nghiêm trọng và có thể đáp ứng tốt nếu sớm can thiệp chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên nếu chủ quan, không nghiêm túc điều trị thì tổn thương da có thể lan rộng, nặng nề và tăng nguy cơ bội nhiễm.

chữa viêm da tiếp xúc
Cần uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể, giữ ẩm cho da và thúc đẩy tốc độ phục hồi da

Để nhanh chóng kiểm soát bệnh, ngoài các vấn đề cần kiêng cữ thì người bệnh nên chú ý thực hiện một số khuyến nghị dưới đây:

  • Vệ sinh da sạch sẽ: Người bệnh nên chú ý tắm rửa và thay quần áo mỗi ngày. Với vùng da ảnh hưởng chỉ nên vệ sinh bằng nước sạch hay nước muối sinh lý. Tuyệt đối không dùng các sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh. Đồng thời, mặc quần áo rộng thoáng, thấm hút tốt để làn da luôn được khô ráo và sạch thoáng.
  • Uống nhiều nước: Bổ sung đủ từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày cho cơ thể để giúp duy trì độ ẩm tự nhiên trên da. Đồng thời làm dịu da, giảm kích ứng và thúc đẩy quá trình thanh thải độc tố trong cơ thể.
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi: Đây là nguồn cung cấp lượng vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Để thúc đẩy tốc độ phục hồi da, hãy ưu tiên những loại rau quả có chứa nhiều vitamin C, E và kẽm như dâu tây, cam, ổi, súp lơ xanh, rau bina, cà chua, dưa leo, cà rốt…
  • Dưỡng ẩm cho da: Khi bị viêm da tiếp xúc, làn da thường bị khô ráp, trong nhiều trường hợp còn bong tróc vảy. Chính vì thế hãy chú ý dưỡng ẩm cho da thường xuyên 2 lần/ngày. Nên lựa chọn các sản phẩm kem dưỡng dịu nhẹ, lành tính. Có thể liên hệ với bác sĩ Da liễu để được tư vấn.
  • Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao: Duy trì các hoạt động thể chất phù hợp cũng sẽ giúp tăng cường miễn dịch, thúc đẩy tuần hoàn máu dưới da. Từ đó hỗ trợ cho quá trình điều trị viêm da tiếp xúc, giúp tổn thương chóng lành và ngăn ngừa được nguy cơ tái phát.
  • Xử lý khi bệnh tiến triển nặng: Trong trường hợp tổn thương da lan tỏa trên phạm vi rộng và triệu chứng của bệnh tiến triển nặng thì hãy tìm ngay đến bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn điều trị chuyên sâu.

Như vậy, bài viết đã giải đáp rõ thắc mắc “bị viêm da tiếp xúc nên kiêng gì?”. Đồng thời đưa ra một số vấn đề khuyến nghị cần thực hiện để thúc đẩy tốc độ điều trị. Bạn hãy luôn chú ý đến sức khỏe làn da của mình, khi có những biểu hiện bất thường, hãy xử lý kịp thời và tìm đến bác sĩ khi cần thiết.

Cùng chuyên mục

7 loại thuốc bôi điều trị viêm da tiếp xúc phổ biến nhất

7 loại thuốc bôi điều trị viêm da tiếp xúc phổ biến nhất

Các loại thuốc bôi ngoài da như thuốc tím, hồ nước, thuốc bôi chứa corticoid, kháng histamin thường được bác sĩ da liễu chỉ định trong điều trị viêm da...

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt: Cách xử lý và phòng ngừa

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt: Cách xử lý và phòng ngừa

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt thường khởi phát sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, dị ứng. Các triệu chứng điển hình của...

Kiến ba khoang đốt gây viêm da bôi thuốc gì, xử lý thế nào?

Kiến ba khoang đốt gây viêm da bôi thuốc gì, xử lý thế nào?

Kiến ba khoang là loại côn trùng độc hại, nếu không may bị kiến ba khoang đốt hoặc dính phải dịch tiết của chúng sẽ làm da bị tổn thương...

viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không

Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? [Giải đáp]

Viêm da tiếp xúc đa phần chỉ gây ra những tổn thương không quá nghiêm trọng và có thể đáp ứng tốt với các giải pháp điều trị. Tuy nhiên...

Da bị phồng rộp mụn nước đau rát là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Da bị phồng rộp mụn nước đau rát là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Da bị phồng rộp mụn nước đau rát khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, có một số nguyên nhân có mức độ nguy hiểm mà bạn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn