Bệnh viêm da tiếp xúc: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Vết côn trùng cắn bị bóng nước và các biện pháp điều trị

Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Làm sao nhanh khỏi?

Viêm da tiếp xúc do côn trùng: Cách xử lý và phòng ngừa

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa

Viêm da tiếp xúc có lây không? Có nguy hiểm không?

Da bị phồng rộp mụn nước đau rát là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? [Giải đáp]

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm: Cần điều trị sớm tránh hoại tử

Kiến ba khoang đốt gây viêm da bôi thuốc gì, xử lý thế nào?

Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Làm sao nhanh khỏi?

Viêm da tiếp xúc tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh nhưng gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ khó chịu. Nhiều người bệnh đặt ra câu hỏi viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi và làm thế nào để bệnh nhanh khỏi? Thông tin bài viết dưới đây sẽ cung cấp các kiến thức cần thiết về bệnh.

Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Làm sao nhanh khỏi?
Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Làm sao nhanh khỏi?

Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị ngứa ngáy, sưng đỏ, tổn thương gây viêm nhiễm do tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh như các hóa chất độc hại, phấn hóa, ánh sáng mặt trời, côn trùng mang nọc độc, kim loại, mủ nhựa ở thực vật, mỹ phẩm,…

Khi da vô tình tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh sẽ bắt đầu có các dấu hiệu nổi mẩn đỏ hồng, kế đến các vết đỏ này sẽ xuất hiện mụn nước mọc rải rác, khi chà xát hay gãi mạnh sẽ làm tổn thương da và nguy cơ lan sang các vùng da khác. Lúc này vùng da bị tổn thương sẽ có các triệu chứng như nóng rát, ngứa ngáy, sưng tấy và gây đau nhức.

Theo các chuyên gia chuyên điều trị viêm da tiếp xúc, thông thường các trường hợp viêm da tiếp xúc sẽ cải thiện sau 1 đến 4 tuần, với điều kiện người bệnh thực hiện các biện pháp điều trị và chăm sóc da đúng cách.

Tuy nhiên, thời gian phục hồi bệnh còn phải tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát, tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân và một số yếu tố như sau:

Cơ địa: Thời gian phục hồi viêm da tiếp xúc phần lớn phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh. Đa số, người có cơ địa nhạy cảm thì mức độ tổn thương da do các nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc sẽ nặng hơn.

Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?
Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?

Vì vậy, người có cơ địa nhạy cảm khi bị viêm da tiếp xúc sẽ lâu phục hồi và tình trạng da bị viêm nhiễm cũng nặng hơn. Còn những người thuộc cơ địa bình thường, thể trạng tốt thì thời gian hồi phục sẽ nhanh hơn và mức độ tổn thương cũng sẽ ít hơn.

Mức độ da bị tổn thương: Thời gian phục hồi bệnh còn phải tùy thuộc vào mức độ tổn thương của da. Đối với những trường hợp bị tổn thương nhẹ, có thể thuyên giảm mà không cần điều trị y khoa.

Còn với các trường hợp da bị tổn thương nặng hơn do hóa chất độc hại hay côn trùng mang nọc độc thì thời gian phục hồi bệnh sẽ lâu hơn và cần có sự can thiệp của y khoa.

Điều trị và chăm sóc: Điều trị và chăm sóc cũng ảnh hưởng đến thời gian phục hồi của người bệnh. Nếu trong quá trình điều trị, bệnh nhân tuân thủ các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa kết hợp với chăm sóc da khoa học thì thời gian phục hồi chỉ sau vài tuần.

Và ngược lại, nếu người bệnh không điều trị nghiêm túc hoặc không điều trị, tình trạng viêm nhiễm sẽ nặng hơn gây lở loét, ngứa ngáy và dẫn đến viêm da tiếp xúc bội nhiễm.

Chế độ dinh dưỡng: Trong quá trình điều trị bệnh viêm da tiếp xúc, người bệnh nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ đẩy nhanh mang lại kết quả điều trị tốt hơn. Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ lành lành các vết thương, cải thiện tình trạng da khô bong tróc.

Lưu ý, nếu dùng các thực phẩm hay đồ uống không phù hợp, có thể làm tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn.

Vì vậy, khi bị viêm da tiếp xúc, bạn nên cần có sự can thiệp điều trị kết hợp với chế độ dinh dưỡng để rút ngắn thời gian phục hồi bệnh, tránh tình trạng viêm nhiễm ngày càng nặng hơn ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.

Làm gì để viêm da tiếp xúc nhanh khỏi?

Bên cạnh các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian phục hồi bệnh, người bị viêm da tiếp xúc nên lưu ý đến một số vấn đề sau để rút ngắn thời gian điều trị.

Vệ sinh da ngay sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh

Khi vô tình tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh như hóa chất, côn trùng có nọc độc, mỹ phẩm,…Lúc này bạn hãy rửa vùng da tiếp xúc với nước nước muối sinh lý hoặc nước sạch sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh, làm dịu da, và giảm mức độ tổn thương trên da.

Vệ sinh da ngay sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh
Vệ sinh da ngay sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh

Vì khi các dị nguyên này ở lại trên da càng lâu thì sẽ gây viêm nhiễm càng nặng, gây nên các triệu chứng khiến người bệnh khó chịu.

Xác định nguyên nhân gây bệnh

Sau khi vệ sinh sạch vùng da tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh, người bệnh nên xác định chính xác nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc như ánh sáng mặt trời, mỹ phẩm, bụi phấn, kim loại,…Vì khi tìm rõ được nguyên nhân gây bệnh bạn mới có thể cách ly để tránh bệnh tái phát và cải thiện tình trạng bệnh. 

Ngoài ra, người bệnh cũng nên lưu ý loại bỏ một số yếu tố sau để tránh tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn như:

  • Hay gãi mạnh hay chà xát lên vùng da bị tổn thương
  • Dung nạp các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cà phê, trà
  • Thức khuya, ngủ không ngon giấc, không đủ giấc
  • Căng thẳng, áp lực trong thời gian dài
  • Vận động quá sức khiến thân nhiệt tăng lên và đổ nhiều mồ hôi

Sử dụng thuốc điều trị

Khi tìm được nguyên nhân gây bệnh, lúc này bạn cần đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị hợp lý. Đa số, viêm da tiếp xúc sẽ được kê thuốc uống kết hợp với thuốc bôi để làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, sưng viêm, đồng thời ngăn ngừa tình trạng vết thương lan rộng gây bội nhiễm.

Người bệnh lưu ý dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc về tự điều trị vì có thể gây ra các tác dụng phụ và ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Cung cấp các thực phẩm có lợi

Như đã đề cập ở phần trên, bên cạnh việc điều trị, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học để cải thiện tình trạng bệnh. Cung cấp các thực phẩm giàu khoáng chất và các vitamin cần thiết để tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch và phục hồi vùng da bị tổn thương nhanh hơn.

Người bệnh cần bổ sung một số thực phẩm như:

  • Thực phẩm chứa Omega: Thực phẩm giàu Omega có trong cá hồi, hạnh nhân, bơ, trứng gà,…Omega mang lại lợi ích cho sức khỏe đặc biệt là tim mạch và làn da vì đây là axit béo không bão hòa. Omega còn giúp tăng sản sinh collagen, phục hồi da bị tổn thương và ngăn ngừa thâm sẹo.
Cung cấp các thực phẩm có lợi
Cung cấp các thực phẩm có lợi
  • Thực phẩm chứa các khoáng chất và vitamin: Người bị viêm da tiếp xúc nên cung cấp các thực phẩm như cam, bơ, quýt, bưởi, dâu tây,…Vì các thực phẩm này có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất cao tăng cường kháng thể và hệ miễn dịch để hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt hơn.
  • Thực phẩm chứa kẽm: Kẽm có khả năng sát trùng và kiểm soát hoạt động của tuyến bã nhờn. Nên người bệnh cung cấp các thực phẩm giàu kẽm sẽ làm giảm tình trạng viêm nhiễm, giúp vùng da bị tổn thương phục hồi nhanh hơn.

Bảo vệ làn da

Khi mắc phải các vấn đề về da liễu nói chung và viêm da tiếp xúc nói riêng. Làm da của bạn sẽ trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn với các dị nguyên. Bên cạnh, điều trị bằng thuốc và chăm sóc da, người bệnh cần có các biện pháp để bảo vệ da, tránh các tác nhân như tia UV hay một số yếu tố môi trường.

Một số biện pháp bảo vệ gia trong quá trình điều trị viêm da tiếp xúc như:

  • Che chắn cẩn thận khi ra đường, mặc áo khoác, váy chống nắng, mang khẩu trang để tránh khói bụi ô nhiễm và các tác nhân gây bệnh khác.
  • Dùng kem chống nắng để bảo vệ da chống lại các tia UV, nên chọn các loại kem chống nắng có chỉ số SPF trên 30.
  • Không gãi hay chà xát mạnh lên da, luôn giữ cho da khô thoáng, mát mẻ, hạn chế vận động mạnh đổ nhiều mồ hôi.
  • Người bệnh cũng có thể kết hợp với viên uống chống nắng để bảo vệ da tốt hơn.

Bài viết trên đã cung cấp các thông tin về thời gian phục hồi khi bị viêm da tiếp xúc cũng như các biện pháp hỗ trợ quá trình điều trị giúp bệnh cải thiện hơn. Người bệnh nên khám và điều trị bệnh nghiêm túc, bên cạnh đó kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý, bệnh sẽ khỏi trong thời gian ngắn.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Viêm da tiếp xúc có lây không? Có nguy hiểm không?

Viêm da tiếp xúc có lây không? Có nguy hiểm không?

Viêm da tiếp xúc là bệnh lý phổ biến mà nhiều người gặp phải, nhất là những người bị dị ứng cơ địa. Nhiều người bị viêm da tiếp xúc...

Da bị phồng rộp mụn nước đau rát là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Da bị phồng rộp mụn nước đau rát là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Da bị phồng rộp mụn nước đau rát khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, có một số nguyên nhân có mức độ nguy hiểm mà bạn...

viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không

Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? [Giải đáp]

Viêm da tiếp xúc đa phần chỉ gây ra những tổn thương không quá nghiêm trọng và có thể đáp ứng tốt với các giải pháp điều trị. Tuy nhiên...

Vết côn trùng cắn bị bóng nước và các biện pháp điều trị

Vết côn trùng cắn bị bóng nước và các biện pháp điều trị

Vết côn trùng cắn có thể gây nổi bóng nước, mụn nước hay nốt dịch hạch lympho. Thông thường, tình trạng này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe...

Bệnh viêm da tiếp xúc: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Bệnh viêm da tiếp xúc: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Viêm da tiếp xúc được biết đến như một dạng viêm da phổ biến cơ thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Thời gian tiếp xúc càng nhiều và diện...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn