Bệnh viêm da tiếp xúc: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Vết côn trùng cắn bị bóng nước và các biện pháp điều trị

Viêm da tiếp xúc do côn trùng: Cách xử lý và phòng ngừa

Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Làm sao nhanh khỏi?

Viêm da tiếp xúc có lây không? Có nguy hiểm không?

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa

Da bị phồng rộp mụn nước đau rát là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? [Giải đáp]

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm: Cần điều trị sớm tránh hoại tử

Kiến ba khoang đốt gây viêm da bôi thuốc gì, xử lý thế nào?

Bệnh viêm da tiếp xúc: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Viêm da tiếp xúc được biết đến như một dạng viêm da phổ biến cơ thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Thời gian tiếp xúc càng nhiều và diện tích tiếp xúc với chất kích thích càng cao thì mức độ phản ứng càng nặng. Các biện pháp tự chăm sóc, như dưỡng ẩm và giảm nhẹ kích ứng để làm dịu da và giảm viêm. Khi được chăm sóc tốt, triệu chứng sẽ được giải quyết trong 2 – 4 tuần mà không cần dùng thuốc điều trị can thiệp.

Viêm da tiếp xúc là bệnh gì?

Viêm da tiếp xúc là một dạng viêm da kích ứng xảy ra phổ biến. Bệnh thường bắt nguồn từ những tiếp xúc với chất gây kích ứng, các hóa mỹ phẩm, dị nguyên từ môi trường. Nguyên nhân gây kích ứng khác nhau ở từng người, và biểu hiện bệnh ở mỗi người sẽ không hoàn toàn tương đồng như nhau.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc
Bệnh viêm da tiếp xúc gây ra những tổn thương viêm, ngứa, khô da ở giai đoạn cấp tính

Đặc trưng ở viêm da tiếp xúc là các tổn thương dạng dát đỏ, tình trạng mụn nước gây ngứa ngáy xuất hiện kèm theo. Ở tiến triển nghiêm trọng hơn, bề mặt da có tổn thương lở loét, bong trợt… Triệu chứng viêm da có thể tự biến mất sau thời gian người bệnh cách ly với dị nguyên và chăm sóc da đúng cách. Ở một số người có cơ địa nhạy cảm, vùng da bị kích ứng có triệu chứng kéo dài dai dẳng, tái phát liên tục.

Vì thế việc điều trị cần kết hợp phòng tránh các tiếp xúc với dị nguyên. Viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu có mối quan hệ gần gũi với viêm da cơ địa và viêm da dị ứng. Tất cả đều là những triệu chứng nghiêm trọng ngoài da, nhưng bệnh không lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên, do đặc tính của bệnh có nguồn gốc từ dị ứng nên bệnh có thể di truyền từ bố mẹ sang con cái.

Về cơ bản, viêm da tiếp xúc có hai loại gồm:

  • Viêm da tiếp xúc kích ứng: Bệnh thường xuyên xảy ra khi người bệnh có những tiếp xúc với hóa chất hoặc làn da bị ma sát với dị nguyên từ bên ngoài lâu dài.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: Là những phản ứng của hệ thống miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Viêm da tiếp xúc dị ứng ít khi phổ biến và thường chỉ bùng phát trong thời gian ngắn.

Triệu chứng viêm da tiếp xúc dễ nhận biết

Thông thường các triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc phát triển trong vòng 48 giờ. Với hầu hết các trường hợp, viêm da tiếp xúc là những tổn thương vượt qua giới hạn vùng da tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên và có những biểu hiện nằm rải rác.

triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc
Bệnh viêm da tiếp xúc gây ngứa ngáy khó chịu khi người bệnh tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng

Bệnh viêm da tiếp xúc cấp tính và mạn tính có những biểu hiện khác nhau. Trong giai đoạn cấp tính, vùng da có biểu hiện dát đỏ, có ranh giới kích ứng rõ rệt so với những vùng da còn lại. Bề mặt da thường bị phù nề, nổi mụn nước và sẩn đỏ. Đồng thời những phản ứng nặng còn phát triển thành từng mảng đỏ trên da, đôi khi các mảng có bọng nước lớn. Trong trường hợp bọng nước vỡ sẽ giải phóng dịch tiết bên trong, vùng da bị đóng vảy, bong tróc và khiến bệnh nhân ngứa ngáy khó chịu dữ dội.

Đối với giai đoạn viêm da bán cấp, vùng da bị viêm nhiễm sẽ hình thành các dát đỏ với kích thước nhỏ. Trên bề mặt da bị đóng vảy khô kèm theo các đốm nhỏ màu đỏ hoặc các sẩn hình tròn như muỗi đốt.  Viêm da tiếp xúc mạn tính được đánh giá là nguy hiểm nhất, khi cấu trúc da đến giai đoạn lichen hóa trở nên dày hơn. Người bệnh có thể hình thành các nếp da hằn sâu, bong vảy và nhiều sẩn nhỏ trong cùng khu vực.

Để phân loại bệnh, có 2 cách để phân chia bệnh viêm da tiếp xúc thành những biểu hiện cơ bản ở trẻ em và người trưởng thành. Cụ thể nhận diện các triệu chứng ở từng đối tượng như sau: 

  • Viêm da tiếp xúc ở trẻ em: Xảy ra ở giai đoạn trẻ sơ sinh, phần lớn trẻ bị bệnh do di truyền từ bố mẹ. Đến khi trưởng thành, triệu chứng viêm da có thể tái phát lại nhiều lần. Trẻ có những dấu hiệu kém đặc trưng như mẩn đỏ, ngứa ngáy, trợt loét trên da. Vì làn da trẻ em tương đốn non yếu và nhạy cảm nên việc điều trị chậm trễ sẽ dẫn đến nhiều biến chứng viêm nhiễm, lở loét nghiêm trọng hơn.
  • Viêm da tiếp xúc ở người lớn: Tình trạng viêm da xảy ra ở người lớn thường xảy ra ở khu vực mặt, tay, môi và mí mắt. Trong đó các biểu hiện viêm da tiếp xúc tương tự như triệu chứng viêm da thông thường. Người bệnh có cảm giác ngứa và nóng rát bề mặt da. Tùy thuộc từng nguyên nhân nhân mà triệu chứng của bệnh ở mỗi người không tương tự nhau. 

Những vị trí viêm da tiếp xúc thường gặp

Một số khu vực có khuynh hướng dễ bị kích ứng khi tiếp xúc dị nguyên hơn những khu vực còn lại. Phân loại theo vị trí tổn thương có thể chia thành:

  • Trên mặt: Các vùng da trên gương mặt có biểu hiện sưng đỏ nề, bề mặt bổi mụn nước, tiết dịch.
  • Xung quanh da đầu: Bề mặt da đầu đỏ, khô và bong tróc thành mảng trắng, triệu chứng tương tự như gàu nhưng rất ngứa.
  • Triệu chứng ở mí mắt: Mắt bị ngứa, mí mắt sưng phù nề, kết hợp với viêm kết mạc.
  • Da môi: Xung quanh da môi khô và đỏ, bề mặt da bong tróc, có hiện tượng phù nề. Môi nứt nẻ và chảy máu gây ngứa ngáy khó chịu và đau rát.
  • Viêm da dái tai: Thường xảy ra khi tiếp xúc với các kim loại nặng như niken, bạc ở khuyên tai. Triệu chứng tương tự như chàm khô, có mụn nước, dịch tiết vàng, dái tai dễ bội nhiễm.
  • Vùng bàn tay và lòng bàn tay: Phổ biến nhất ở mu bàn tay, mụn nước kèm theo tiết dịch, lớp sừng bong tróc, da khô, tổn thương móng.
  • Viêm da bàn chân: Triệu chứng có khuynh hướng tái phát ở mu bàn chân nhiều hơn so với lòng bàn chân. Viêm da lan rộng đến móng tương tự như khi viêm da bàn tay.
Bệnh viêm da tiếp xúc ở mặt
Triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc ở mặt có thể bị nhầm lẫn với mụn trứng cá

Dựa theo phân loại thể bệnh, viêm da tiếp xúc ở tiến triển nghiêm trọng còn được gọi là viêmda tiếp xúc bội nhiễm. Trong đó tình trạng bội nhiễm là biến chứng nặng hơn của viêm da tiếp xúc thông thường, khi vùng tổn thương có dấu hiệu nhiễm trùng.

Nguyên nhân viêm da tiếp xúc 

Những nguyên nhân chính được cho là xúc tác viêm da là do cơ địa, và do bệnh nhân tiếp xúc với dị nguyên từ môi trường. Tình trạng viêm ban đầu là những kích ứng cơ bản khi vùng da của bệnh nhân tiếp xúc với yếu tố kích ứng từ môi trường sống, hoặc do tính chất công việc. Cụ thể những nguyên nhân chính được xác định là bời:

Đối với viêm da tình trạng kích ứng

Tình trạng viêm da kích ứng là dạng phổ biến nhất của viêm da tiếp xúc. Những nguyên nhân chính gây ra triệu chứng này bao gồm: 

  • Do người bệnh tiếp xúc với hóa chất hoặc dung môi
  • Bệnh nhân dị ứng với rượu
  • Kích ứng với chất tẩy trắng hoặc thuốc tẩy
  • Dầu gội, nước rửa chén, nước giặt,…
  • Bụi hoặc phất hoa trong không khí, mùn cưa
  • Dị ứng với côn trùng hoặc thuốc trừ sâu.

Đối với viêm da do tiếp xúc dị ứng

Viêm da dị ứng thường xảy ra ở những cơ địa nhạy cảm, ở những người có phản ứng miễn dịch thái quá với dị nguyên. Thông thường những chất gây dị ứng có thể đi vào cơ thể thông qua các loại thức ăn, thói quen dùng thuốc, hương liệu,… dẫn đếm những phản ứng dị ứng toàn thân. Những nguyên nhân chính gây dị ứng tiếp xúc gồm có: 

  • Phản ứng với kim loại có trong đồ trang sức, móc khóa,…
  • Dị ứng với thành phần kháng sinh hoặc nhóm thuốc histamin đường uống.
  • Dị ứng với thành phần có trong nước hoa, mỹ phẩm, các loại nước súc miệng,…
  • Thành phần Formaldehyde đến từ các chất bảo quản, khử trùng thực phẩm.
  • Tiếp xúc với các loại mỹ phẩm có độ tẩy mạnh như sữa tắm, mỹ phẩm,…
  • Dị ứng với thành phần kem chống nắng hoặc thuốc chống nắng.
nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc
Bệnh viêm da tiếp xúc do dị ứng với các dị nguyên như chất tẩy rửa, chất độc hóa học, kim loại…

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Có hơn 50% người trưởng thành mắc bệnh ít nhất một lần trong đời. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất như axit (kiềm), bazơ (xút), thuốc kháng sinh, thuốc tẩy,… Mặc dù thời gian đầu tiếp xúc không gây ra những phản ứng viêm da nhưng khi sử dụng thường xuyên sẽ khiến làn da tích trữ độc tố đáng kể.

Ngoài ra triệu chứng viêm da còn dễ gặp phải ở đối tượng nữ giới. Thường xuyên dùng nước tẩy sơn móng tay, dung dịch bảo quản kính áp tròng, hoặc dùng đồ trang sức bằng kim loại cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Người làm việc trong môi trường kém chất lượng, ô nhiễm, không khí có nhiều độc tố, bụi mịn lâu ngày có khả năng mắc các bệnh ngoài da. 

Không có các yếu tố nguy cơ trên không có nghĩa là bạn không mắc bệnh. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Bệnh có nguy hiểm?

Nhận định của Y học cho rằng viêm da tiếp xúc là triệu chứng da liễu diễn ra tạm thời. Ở giai đoạn cấp tính, triệu chứng có khuynh hướng tái phát khi bệnh nhân tiếp xúc với dị nguyên. Tuy nhiên mỗi lần phát bệnh chỉ tiến triển trong thời gian ngắn. Thời gian tối đa là khoảng 2 tuần cho mỗi đợt bùng phát bệnh, thời gian này có thể khác nhau ở mỗi người. Nếu hệ miễn dịch khỏe mạnh, thời gian chữa lành bệnh có thể nhanh hơn.

Bệnh viêm da tiếp xúc có nguy hiểm không
Bệnh viêm da có thể cải thiện sau vài ngày đến vài tuần và có khuynh hướng tái phát lại

Khi mắc bệnh viêm da tiếp xúc, không tránh khỏi việc người bệnh sẽ chịu những tổn thương sâu ở lớp biểu bì da. Nếu việc điều trị và khắc phục không đúng lúc,  bệnh sẽ để lại những vết thâm sẹo vĩnh viễn trên da. Vì thế nếu người bệnh có dấu hiệu mắc bệnh, bệnh nhân cần tiến hành thăm khám và điều trị sớm để phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Các bác sĩ cũng nhận định, viêm da tiếp xúc không phải là căn bệnh nguy hiểm. Gãi ngứa và tổn thương bề mặt là những ảnh hưởng của bệnh. Tuy nhiên, khi tiến triển lâu dài có thể dẫn đến viêm da thần kinh (neurodermatitis) – tình trạng hình thành lớp sừng dày sẫm màu kém thẩm mỹ trên da. Đồng thời triệu chứng cũng khiến bệnh nhân ngứa và gãi liên tục, từ đó tạo điều kiện để vi khuẩn và sẹo hình thành vĩnh viễn trên da.

Hiện nay việc điều trị viêm da tiếp xúc cơ bản có thể khắc phục được triệu chứng tạm thời. Nếu bệnh phát triển do di truyền, điều trị cần phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề loại bỏ dị nguyên gây bệnh và lựa chọn phương pháp hạn chế tổn thương lâu dài. 

Trong hầu hết các trường hợp viêm da tiếp xúc, bệnh nhân sẽ không gặp tổn thất nghiêm trọng đến sức khỏe. Bệnh sẽ hết sau một thời gian. Tuy nhiên ở những diễn biến xấu, bệnh nhân nên đến bác sĩ kiểm tra ngay nếu có triệu chứng sau:

  • Người bệnh bị phát ban khó chịu, ngứa và đau nhức cơ đến mất ngủ, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày
  • Triệu chứng phát ban, viêm da và sưng đỏ trở nên nghiêm trọng hoặc lan rộng đến các vùng da lân cận.
  • Vùng da tổn thương không có cải thiện trong vòng một vài tuần, ngay cả khi điều trị bằng thuốc.
  • Tổn thương có nguy cơ viêm nhiễm, đặc biệt là những ảnh hưởng đến khuôn mặt hoặc bộ phận sinh dục của bạn
  • Không có hiệu quả điều trị với steroid, nếu như việc bỏ thuốc khiến chứng viêm da bị nặng hơn thì bạn nên tìm đến bác sĩ.
  • Tình trạng kích ứng xảy ra sau khi sử dụng lotion kháng histamin theo chỉ định bác sĩ. Lúc này bạn cần tìm đến phương pháp điều trị khác an toàn hơn.

Điều trị bệnh viêm da tiếp xúc – Chữa bệnh từ căn nguyên

Do tính chất kém đặc trưng của bệnh và nhiều nguyên nhân phức tạp nên việc điều trị bệnh viêm da tiếp xúc thường không diễn ra hiệu quả. Hậu quả là, người bệnh dễ bị tái bệnh, mầm bệnh không được khắc phục khỏi cơ thể hoàn toàn.  Để đẩy lùi bệnh tận gốc, các chuyên gia cho rằng người bệnh cần kiểm soát được những phản ứng quá mẫn và đồng thời loại bỏ chúng. Điều trị kết hợp làm thuyên giảm triệu chứng và chữa lành những tổn thương trên da.

điều trị viêm da tiếp xúc:
Các loại thuốc chữa bệnh viêm da tiếp xúc có thành phần kháng viêm cao

Nếu như không thể tìm ra được dị nguyên, bệnh nhân sẽ được hỗ trợ bằng nhiều biện pháp nâng cao sức đề kháng. Khi thể trạng khỏe mạnh thì cơ thể có thể chống lại các dị nguyên, miễn dịch có thể tự chống lại những phản ứng thái quá. Những phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc được áp dụng phổ biến hiện nay là:

Chữa viêm da tiếp xúc bằng phương pháp dân gian

Những phương pháp dân gian chữa bệnh viêm da tiếp xúc tuy đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả khả quan. Tuy nhiên chỉ những triệu chứng cấp tính, tổn thương cơ bản trên bề mặt mới đáp ứng yêu cầu điều trị bằng cách này. Người bệnh sử dụng các loại thảo dược tự nhiên có tính kháng viêm cao như chè xanh, lá lốt hay trầu không để cải thiện viêm ngứa. Cụ thể các bài thuốc phổ biến nhất gồm có:

Cách 1: Dùng lá chè xanh

Người bệnh có thể sử dụng lá chè xanh đun nước uống hàng ngày. Kết hợp sử dụng lá chè để ngâm rửa vùng da bị viêm. Hoạt chất Flavonoid có trong lá chè xanh được đánh giá cao nhờ công dụng sát khuẩn, chống viêm và giảm ngứa. Nếu kiên trì thực hiện trong khoảng 2 – 3 tuần sẽ đem đến những cải thiện đáng kể.

Cách 2: Dùng lá trầu không

Bạn có thể sử dụng lá trầu không chữa viêm và ngứa da trong giai đoạn mới phát triển bệnh. Bằng cách rửa sạch, sau đó đem lá trầu đun sôi cùng với nước sạch và sau đó đem ngâm rửa vùng da bị bệnh. Lá trầu không có những hoạt chất chống viêm đáng kể nên có thể giúp bệnh nhân giảm ngứa nhanh sau lần đầu sử dụng.

Cách 3: Dùng lá lốt

Lá lốt được biết đến như một loại thảo dược được dùng nhiều trong điều trị viêm da tại nhà. Đầu tiên đem lá lốt rửa sạch, giữ nguyên cả cành và lá rồi đun thành nước tắm. Bạn cũng có thể đắp hỗn hợp lá lốt nghiền với muối lên vùng da dị ứng tiếp xúc để sát trùng nhanh chóng.

Những phương pháp chữa viêm da tiếp xúc theo dân gian có hiệu quả giảm bớt phần nào các triệu chứng khó chịu nhưng không thể khắc phục bệnh hoàn toàn. Sau thử nghiệm 2 – 3 tuần mà bệnh vẫn không có tiến triển tốt, bệnh nhân cần đến các chuyên khoa Da liễu để điều trị bằng các biện pháp chính thống.

Cách chữa viêm da tiếp xúc bằng Tây y

Quan tâm các biện pháp tự chăm sóc tại nhà được khuyến khích ban đầu trước khi điều trị bằng tân dược. Trong trường hợp nhẹ đến trung bình, người bệnh có thể sử dụng kem có chứa hydrocortisone hoặc áp dụng gạc ướt để điều trị tại nhà, điều này đồng thời giúp làm giảm tình trạng tấy đỏ và ngứa.

Ở những bệnh nhân viêm da toàn thân, giải pháp dùng thuốc được áp dụng điều trị. Trong đó corticosteroid và thuốc kháng histamine được chỉ định để giảm viêm và giảm ngứa dữ dội. Trong đó phác đồ điều trị viêm da tiếp xúc ở giai đoạn cấp tính diễn ra theo quy trình:

  • Người bệnh cần rửa sạch vùng da tổn thương bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát trùng da.
  • Sử dụng kem bôi calamine hoặc kem có chứa hydrocortisone cho những trường hợp bệnh nhẹ giúp làm giảm triệu chứng.
  • Sử dụng kem bôi chứa thành phần corticoid đối với những tổn thương lan rộng. Sau đó kháng sinh được dùng trong trường hợp tổn thương có chiều hướng nhiễm trùng.

Trong những phương pháp điều trị Tây y kể trên, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Người bệnh không tự tiện sử dụng thuốc, bao gồm cả thuốc bôi và uống uống, nhất là nhóm corticoid. Một số tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến gan, thận, và làm triệu chứng viêm da tiến triển nghiêm trọng hơn.

Cách phòng bệnh viêm da tiếp xúc 

phòng ngừa bệnh viêm da tiếp xúc
Bạn nên vệ sinh cơ thể thật sạch sau khi sử dụng chất tẩy rửa để tránh tình trạng viêm da tiếp xúc

Một số thói quen sinh hoạt được duy trì đúng sẽ giúp phòng ngừa viêm da tiếp xúc hiệu quả. Bạn có thể kiểm soát và ngăn ngừa dị ứng bằng những nguyên tắc sau:

  • Sử dụng nhóm steroid theo chỉ dẫn, trong đó nhóm thuốc kháng histamin được sử dụng khi ngứa và dừng dùng ngay khi bớt ngứa.
  • Các loại kem dưỡng hoặc lotion cung cấp độ ẩm hoặc trị ngứa nên dùng sau 1 tiếng nếu bạn đã bôi steroid, kem hoặc thuốc mỡ để tăng tỷ lệ thẩm thấu.
  • Bạn nên thiết lập chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, kết hợp tập thể dục, thể thao để tăng cường đề kháng.
  • Lưu ý khi tập luyện nên lau mồ hôi thường xuyên, tránh để vùng da nóng và đổ mồ hôi sẽ gây ngứa nhiều hơn.
  • Sử dụng các loại xà phòng hoặc chất tẩy rửa nhẹ để làm sạch da, không nên sử dụng sản phẩm có chứa hương liệu hay chất khử mùi.
  • Vệ sinh vùng da ngay sau khi tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng, bằng cách chườm đá lạnh cũng giúp phòng ngừa kích ứng xảy ra.
  • Bạn nên đến bệnh viện ngay nếu nhận thấy viêm da kèm theo tình trạng sốt, ho, thở khò khè, nôn mửa hoặc tiêu chảy, hoặc các vùng mẩn ngứa tiếp tục hình thành sau điều trị.

Viêm da tiếp xúc là căn bệnh da liễu xảy ra phổ biến với nguyên nhân đa dạng và dễ tái phát nếu không điều trị sớm. Việc lơ là chủ quan trước những triệu chứng da liễu nói chung đều có thể biến chứng thành các nguy cơ viêm nhiễm nghiêm trọng hơn như chàm hóa, bội nhiễm… Do đó bạn nên thăm khám và tìm hiểu nguyên căn của bệnh ngay khi có dấu hiệu ngứa ngáy để tìm cách đối phó hiệu quả.

Cùng chuyên mục

Vết côn trùng cắn bị bóng nước và các biện pháp điều trị

Vết côn trùng cắn bị bóng nước và các biện pháp điều trị

Vết côn trùng cắn có thể gây nổi bóng nước, mụn nước hay nốt dịch hạch lympho. Thông thường, tình trạng này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe...

Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Làm sao nhanh khỏi?

Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Làm sao nhanh khỏi?

Viêm da tiếp xúc tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh nhưng gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ khó chịu. Nhiều người...

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em: Cách điều trị và phòng ngừa

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em là bệnh khá phổ biến hiện nay. Trẻ em có một làn da mỏng và khá nhạy cảm, khi bị các tác nhân...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn