Viêm khớp cổ tay: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị

Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Viêm khớp háng: Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh viêm khớp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm khớp cùng chậu là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm khớp thái dương hàm: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm đa khớp là gì? Biểu hiện nhận biết và hướng điều trị

Các thuốc kháng viêm giảm đau xương khớp và lưu ý khi dùng

Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì? Nguy hiểm không? Hướng điều trị

Viêm quanh khớp vai: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Viêm đa khớp dạng thấp nên ăn gì để hỗ trợ điều trị tốt

Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất là vấn để được rất nhiều người bệnh quan tâm. Theo các chuyên gia, một chế độ dinh dưỡng khoa học không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn hỗ trợ quá trình tái tạo các mô sụn bị tổn thương, cải thiện các triệu chứng bệnh lý. Việc áp dụng các biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và kết hợp với chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý sẽ giúp người bệnh khắc phục bệnh viêm khớp tốt nhất.

Viêm đa khớp dạng thấp nên ăn gì để hỗ trợ điều trị tốt
Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất là vấn để được rất nhiều người bệnh quan tâm

Viêm khớp dạng thấp hay viêm đa khớp dạng thấp là một trường hợp của bệnh viêm khớp ở giai đoạn mãn tính. Các triệu chứng của bệnh lý khởi phát có liên quan đến các hoạt động rối loạn tự miễn. Lúc này, hệ miễn dịch của người bệnh sẽ có xu hướng tạo ra kháng thể làm hư hại mô sụn khớp và những cơ quan khác như xương dưới sụn, màng bao hoạt dịch, thận, da,… Khi mô sụn bị tổn thương sẽ khiến ở khớp rối loạn, làm tăng ma sát khi di chuyển, vận động gây đau nhức, sưng viêm, tề bì, cứng khớp.

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp triệt để. Những loại thuốc được bác sĩ chỉ định nhằm khắc phục các triệu chứng bệnh lý, giảm đau nhức, bảo tồn chức năng của sụn khớp và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng nề. Do đó, song song với các phương pháp can thiệp y tế, các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến khích người bệnh kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà như thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, tập luyện đều đặn nhằm hỗ trợ điều trị đạt được kết quả tốt nhất.

Viêm đa khớp dạng thấp nên ăn gì?

Theo các chuyên gia đầu ngành, việc thiết lập chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh không chỉ tăng cường sức khỏe tổng mà còn hỗ trợ phục hồi tổn thương mô sụn, giảm đau nhức, sưng viêm và ngăn ngừa bệnh lý tiến triển hiệu quả. Bên cạnh đó, ăn uống khoa học, điều độ còn giúp người bệnh tăng khả năng chống chịu cơn đau nhức, đồng thời làm chậm quá trình bào mòn mô sụn.

Dưới đây là các loại thực phẩm được khuyên dùng cho người bị viêm đa khớp dạng thấp mà bạn có thể tham khảo:

1. Các loại rau xanh 

Rau xanh là một trong nhóm thực phẩm thiết yếu đối với cơ thể. Các loại rau xanh có khả năng điều hòa nhu động ruột hoạt động tốt, từ đó thúc đẩy tiêu hóa diễn ra hiệu quả. Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm còn có tác dụng cải thiện tình trạng sưng nóng ở ổ khớp và sưng viêm hiệu quả.

Các loại rau xanh 
Các loại rau xanh có tác dụng cải thiện tình trạng sưng nóng ở ổ khớp và sưng viêm hiệu quả

Hơn nữa, trong rau xanh còn chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao có khả năng ức chế hoạt động của các gốc tự do, ngăn chặn quá trình sản sinh cytokine, đây là một những chất trung gian trong các phản ứng viêm đối với bệnh viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, thành phần này còn làm giảm hoạt động giải phóng enzyme dẫn đến hư hại các mô sụn như elastase, collagenase và stromelysin.

Việc bổ sung các loại rau xanh vào khẩu phần hàng ngày còn giúp người bệnh kiểm soát chỉ số cân nặng hợp lý, tránh tình trạng thừa cân, béo phì, đồng thời tăng cường chức năng hệ miễn dịch. Do đó, người bị viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý liên quan đến xương khớp nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh như rau mồng tơi, cải xoăn, bắp cải, rau cải,…

2. Các loại trái cây chứa hàm lượng chất chống oxy hóa

Ngoài các loại rau xanh, trái cây là một trong những loại thực phẩm được các chuyên gia khuyên dùng, nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày của người bị viêm khớp dạng thấp. Trong nhóm thực phẩm này chứa hàm lượng chất xơ, vitamin dồi dào có tác dụng thúc đẩy hoạt động trao đổi chất, tăng khả năng miễn dịch, làm giảm mệt mỏi do bệnh lý gây ra.

Bên cạnh đó, một số loại trái cây chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao như flavonoid, anthocyanin, pylophenol, quercetin, EGCG,… Có khả năng tiêu diệt các gốc tự do, bảo vệ tế bào trước các tác nhân gây bệnh và ngăn ngừa phản ứng viêm hiệu quả. Việc bổ sung các loại trái cây vào chế độ ăn uống này sẽ khắc phục được tình trạng đau nhức, sưng viêm, nóng rát ở ổ khớp đáng kể.

Những loại trái cây chứa hàm lượng chất oxy hóa cao được khuyến khích bổ sung như quả anh đào, bưởi, quýt, mâm xôi, việt quất, táo, lê, dâu tây, thanh long,…

3. Nhóm thực phẩm giàu Omega 3

Nhóm thực phẩm chứa hàm lượng Omega 3 dồi dào không chỉ có lợi cho não bộ, tim mạch mà còn tăng cường sức khỏe cho hệ thống xương khớp hiệu quả. Do đó, đây là thực phẩm thường được các chuyên gia dinh dưỡng khuyết khích sử dụng vào khẩu phần của người bị thoái hóa khớp, viêm khớp và loãng xương.

Omega 3 là acid béo lành mạnh và có nhiều trong một số loại thực phẩm như quả bơ, cá thu, cá hồi, tinh dầu oliu, hạt óc chó, hạnh nhân,… Thành phần hoạt chất này có khả năng tái tạo và phục hồi tổn thương ở các mô sụn, đồng thời kích thích màng bao hoạt dịch tiết dịch nhầy, giảm tình trạng cứng khớp, đau nhức khó chịu khi vận động.

Nhóm thực phẩm giàu Omega 3
Nhóm thực phẩm chứa hàm lượng Omega 3 dồi dào không chỉ có lợi cho não bộ, tim mạch mà còn tăng cường sức khỏe cho hệ thống xương khớp hiệu quả

Bên cạnh đó, việc bổ sung các loại thực phẩm chứa Omega 3 thường xuyên sẽ làm giảm những phản ứng viêm ở ổ khớp. Trong một số nghiên cứu khoa học, các chuyên gia nhận thấy acid béo có thể ức chế quá trình tổng hợp TNF-alpha và IL-1, đây là một chất trung gian gây viêm nhiễm. Ngoài ra, người bệnh bổ sung các loại cá chứa hàm lượng Omega 3 dồi dào 3 bữa/ tuần còn giúp giảm đau nhức, điều chỉnh phản ứng miễn dịch cũng như làm chậm quá trình tiến triển của bệnh lý.

4. Các loại thực phẩm bổ sung chất nhờn tại ổ khớp

Các biểu hiện của viêm khớp dạng thấp có xu hướng xâm nhập vào sụn khớp và màng bao hoạt dịch. Điều này có thể khiến hoạt động sản sinh chất nhờn ở ổ khớp bị suy giảm, gián đoạn và gây ra hiện tượng sưng viêm khớp, tê cứng, đau nhức khi vận động. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tăng khả năng kích thích sản sinh chất nhờn như:

  • Quả bơ: Các axit béo và vitamin E có trong quả bơ có tác dụng phục hồi và tái tạo dịch nhờn ở ổ khớp hiệu quả. Bên cạnh đó, loại quả này còn chứa các thành phần dưỡng chất cũng như nguồn năng lượng dồi dào. Việc bổ sung quả bơ từ 2 – 3 lần/ tuần sẽ cải thiện tình trạng cứng khớp, đau nhức hiệu quả.
  • Rau mồng tơi: Ngoài các vitamin và chất xơ thiết yếu cho cơ thể, rau mồng tơi còn chứa lượng lớn dịch nhờn tự nhiên. Người bệnh bổ sung loại rau này vào chế độ ăn thường xuyên sẽ giúp cải thiện triệu chứng đau nhức, tăng khả năng sản sinh dịch nhờn ở ổ khớp, giảm tê cứng khi vận động. Ngoài ra, một số thành phần hoạt chất có trong mồng tơi còn có tác dụng ngăn ngừa táo bón, thúc đẩy tiêu hóa và một số vấn đề liên quan đến đường ruột khác.
  • Yến mạch: Trong một số nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, những chất chống oxy hóa có trong yến mạch như axit ferulic, avenanthramides,… có khả năng tiêu trừ các gốc tự do, phục hồi và tái tọa các mô sụn, đồng thời ổn định quá trình sản sinh chất nhờn. Ngoài ra, một số hoạt chất có trong yến mạch còn hỗ trợ các phản ứng miễn dịch diễn ra bình thường. Đồng thời làm chậm quá trình tiến triển của các bệnh lý tự nhiên như viêm khớp dạng thấp, vảy nến,…
Các loại thực phẩm bổ sung chất nhờn tại ổ khớp
Người bệnh bổ sung rau mồng tơi vào chế độ ăn thường xuyên sẽ giúp cải thiện triệu chứng đau nhức, tăng khả năng sản sinh dịch nhờn ở ổ khớp, giảm tê cứng khi vận động
  • Đậu bắp: Cũng giống với rau mồng tơi, đậu bắp là một trong những thực phẩm rất tốt cho người bị viêm khớp dạng thấp. Trong loại thực phẩm này có chứa hàm lượng chất xơ, khoáng chất, vitamin và chất nhờn tự nhiên. Từ đó, cải thiện tình trạng đau nhức, tê cứng, nóng rát khi vận động, di chuyển.

5. Bổ sung lượng nước cần thiết mỗi ngày

Bổ sung lượng nước cần thiết không chỉ giúp giải độc, thanh nhiệt, cân bằng điện giải, thúc đẩy nhu động ruột còn góp phần cải thiện các triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra. Trong một số nghiên cứu cho thấy, ở những người uống 1 lít nước lọc mỗi ngày sẽ có nguy cơ xuất hiện những triệu chứng sưng nóng, tê cứng, viêm đỏ khớp ở mức độ nghiêm trọng hơn so với người bổ sung đủ 2 lít nước/ ngày.

Do đó, trong quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp, người bệnh cần đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, mỗi ngày 2 lít. Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung thêm nước ép trái cây, rau xanh hoặc sữa các loại hạt nhằm bổ sung các khoáng chất, vitamin và năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Viêm đa khớp dạng thấp nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh top thực phẩm lành mạnh nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày, người bị viêm khớp dạng thấp cần tránh xa một số thực phẩm, món ăn và thức uống gây bất lợi trong quá trình điều trị cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Trên thực tế, việc tiêu thụ những thực phẩm không lành mạnh có thể tăng nguy cơ phát sinh phản ứng viêm, tê cứng ổ khớp và làm tăng mức độ nóng rát, khó chịu khiến các mô sụn bị hư hại nặng nề.

Do đó, người bệnh viêm khớp dạng thấp cần kiêng ăn những loại thực phẩm sau:

1. Nhóm thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao

Protein (đạm) là một trong những thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe tổng thể nói chung cũng như hệ thống xương nói riêng. Việc bổ sung lượng đạm cần thiết sẽ giúp tăng khả năng tái tạo cấu trúc mô sụn, tính đàn hồi, độ dẻo dai của cơ quan này. Tuy nhiên, một số kiểm chứng lâm sàng cho thấy, dung nạp những thực phẩm chứa hàm lượng cao có thể khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nghiêm trọng.

Nhóm thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao
Một số kiểm chứng lâm sàng cho thấy, dung nạp những thực phẩm chứa hàm lượng cao có thể khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nghiêm trọng

Một số loại thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao như các loại thịt đỏ, thịt cừu, thịt bò,… cũng chứa lượng chất béo bão hòa ở mức cao. Việc tiêu thụ nhóm thực phẩm này mỗi tuần hơn 3 lần có thể dẫn đến hiện tượng tăng nồng độ acid uric trong máu, tăng kích thích phản ứng viêm, dẫn đến đau nhức ở ổ khớp.

Bên cạnh đó, việc dung nạp các thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao có thể gây thừa cân, béo phì – một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Vì vậy, trường hợp bị viêm khớp và viêm khớp dạng thấp cần hạn chế tiêu thụ nhóm thực phẩm này. Thay vào đó, có thể dùng một số thực phẩm chứa hàm lượng đạm phù hợp như mức, cá, đậu, một số loại hạt,…

2. Thức ăn được chế biến sẵn

Đa số những thức ăn chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, đồ đóng hộp,… chứa hàm lượng chất bảo quản cao, những thành phần tổng hợp, chất béo gây hại cho cơ thể. Hơn nữa, những thành phần có trong nhóm thực phẩm này còn có khả năng tăng kích thích phản ứng viêm, khiến tình trạng đau nhức, sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, thói quen sử dụng các thức ăn chế biến sẵn có có thể dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì, từ đó khiến các mô sụn bị tổn thương nhanh chóng. Do đó, người bệnh viêm khớp dạng thấp nên tránh xa các thực phẩm chế biến sẵn. Thay vào đó, bạn tăng cường bổ sung những thực phẩm tươi sống chế biến nhằm đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất, năng lượng cho cơ thể cũng như tăng hiệu quả điều trị bệnh lý.

3. Cà phê và nước ngọt có gas

Cà phê, nước ngọt có gas và một số thực phẩm có thể gây cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Canxi là một trong những khoáng chất thiết yếu đối với sức khỏe và hệ thống xương khớp. Tình trạng thiếu hụt canxi có thể đến tình trạng loãng xương, quá trình thoái hóa xương khớp diễn sớm hơn.

Cà phê và nước ngọt có gas
Cà phê, nước ngọt có gas và một số thực phẩm có thể gây cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể

Trong những thức uống này có chứa một lượng caffeine nhất định. Tuy thành phần này có tác dụng giúp não bộ tỉnh táo, tinh thần thoải mái làm việc hiệu quả hơn nhưng lại ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp. Trong những nghiên cứu cho thấy, việc dung nạp loại thức uống chứa caffeine thường xuyên sẽ khiến cơ giảm suy giảm khả năng hấp thụ, tăng khả năng đào thải canxi.

Do đó, những đối tượng bị suy yếu xương khớp hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến xương khớp như người bị thoái hóa khớp, người cao tuổi, loãng xương, viêm khớp dạng thấp,… cần tránh xa những thức uống chứa caffeine. Ngoài ra, dung nạp quá nhiều nước ngọt có gas còn gây ra tình trạng thừa cân, béo phì, đồng thời đẩy nhanh quá trình phá hủy các mô sụn ổ khớp.

4. Các loại thức uống chứa cồn

Bia rượu là một trong những thức uống chứa cồn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe tổng thể, nhất là hệ thống xương khớp và tiêu hóa. Lạm dụng nhóm thức uống này có thể làm tăng nồng độ acid uric có trong máu, dẫn đến tăng kích thích phản ứng sưng viêm, đau nhức và nóng rát.

Bên cạnh đó, sử dụng bia rượu thường xuyên còn làm giảm khả năng hấp thụ các khoáng chất và vitamin từ những loại thực phẩm. Khi tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có sẽ dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất, sức khỏe dần suy giảm. Do đó, để bảo vệ sức khỏe tổng thể cũng như ngăn ngừa các triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp tiến triển nặng nề, người bệnh cần tránh xa những thức uống chứa cồn.

5. Những món ăn chứa nhiều gia vị (đường, muối, bột ngọt,…)

Tiêu thụ những món ăn chứa nhiều gia vị như muối, đường, bột ngọt,… trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và hệ thống xương khớp. Theo các kiểm chứng lâm sàng cho thấy, những món ăn chứa nhiều gia vị có thể làm tăng kích thích phản ứng viêm, từ đó khiến tình trạng đau nhức, sưng viêm, tê cứng ở ổ khớp trở nên nặng nề. Ngoài ra, những loại gia vị này còn tác động tiêu cực đến đường ruột, hoạt động của dạ dày và thận.

Những món ăn chứa nhiều gia vị (đường, muối, bột ngọt,...)
Tiêu thụ những món ăn chứa nhiều gia vị như muối, đường, bột ngọt,… trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và hệ thống xương khớp

Trong một số nghiên cứu cho thấy, sử dụng đường quá nhiều có thể khiến nồng độ đường huyết tăng cao, gây rối loạn chất đạm, béo và tổn thương mạch máu, dây thần kinh xung quanh ổ khớp. Đây cũng là yếu tố thuận lợi khiến quá trình phá hủy sụn khớp và mang bao hoạt dịch diễn ra nhanh chóng.

Một số lưu ý trong ăn uống dành cho người bị viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý liên quan đến xương khớp ở dạng tự miễn có tính hệ thống và kéo dài dai dẳng. Tuy chế độ ăn uống không tác động trực tiếp đến quá trình điều trị bệnh nhưng việc thiết lập chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình chữa trị đạt được kết quả tốt nhất.

Tuy nhiên, trong quá trình ăn uống, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm lành mạnh, tốt cho bệnh lý và cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày. Đồng thời, nên hạn chế các nhóm thực phẩm, thức uống ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như hệ thống xương khớp.
  • Chế độ ăn uống hợp lý, giới hạn lượng thức ăn trong các bữa ăn, ăn đúng giờ, đẩy đủ bữa và tránh ăn uống quá mức. Những thói quen xấu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ tiêu hóa và tác động gián tiếp đến xương khớp, khiến tình trạng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Người bệnh nên đa dạng thực đơn trong mỗi bữa ăn nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, năng lượng cho cơ thể. Việc áp dụng chế độ ăn uống kiên khem có thể khiến sụt cân không kiểm soát, hệ miễn dịch và sức khỏe gần suy yếu.
  • Bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, người bị viêm khớp dạng thấp cần loại bỏ những thói quen xấu, không khoa học. Tăng cường tập luyện nhằm nâng cao thể trạng, giúp xương khớp tăng độ đàn hồi, dẻo dai hơn, làm chậm quá trình thoái hóa.
  • Tích cực điều trị viêm khớp dạng thấp theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn nhằm kiểm soát các triệu chứng bệnh lý hiệu quả, ngăn ngừa các biến chứng phát sinh.

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Viêm đa khớp dạng thấp nên ăn gì để hỗ trợ điều trị tốt” và một số thực phẩm cần tránh xa cũng như những lưu ý trong quá trình ăn uống để đạt được hiệu quả cải thiện tốt nhất. Để đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý với thể trạng của mình, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn xây dựng chế độ ăn uống hợp lý nhất.

Cùng chuyên mục

Phương pháp chẩn đoán viêm khớp háng ở trẻ em

Viêm khớp háng ở trẻ em: Nguyên nhân và thông tin cần biết

Viêm khớp háng ở trẻ em là bệnh lý xương khớp lành tính và tương đối phổ biến. Dạng viêm khớp gối này thường gặp ở các bé trai trong...

thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Top 8 thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp phổ biến nhất

Việc dùng các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả...

Bệnh viêm khớp dạng thấp trong quan niệm Đông y

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y, y học cổ truyền

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y là phương pháp kế thừa tinh hoa y học phương Đông từ ngàn xưa. Trên thực tế, cách chữa bệnh này...

Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Viêm khớp cổ chân là một trong những bệnh lý liên quan đến xương khớp thường gặp ở người cao tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa. Các triệu...

Viêm khớp cổ tay

Viêm khớp cổ tay: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị

Viêm khớp cổ tay thường gặp ở những người thường xuyên làm các công việc bàn giấy cần gõ máy tính hay viết lách nhiều, hoặc cũng liên quan đến...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn