Bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang chữa viêm loét dạ dày HP có thực sự hiệu quả? [Review từ chuyên gia và người bệnh]

Viêm dạ dày cấp tính: Dấu hiệu và cách điều trị

Viêm loét bờ cong lớn dạ dày và các biện pháp điều trị

Viêm dạ dày ruột cấp nên ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi?

Viêm dạ dày ruột ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Viêm hang vị dạ dày nên uống thuốc gì? Các loại thuốc phổ biến

Viêm dạ dày mạn tính và phương pháp điều trị mới nhất

Viêm trợt hang vị dạ dày: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm niêm mạc dạ dày nên ăn gì kiêng gì để kiểm soát bệnh tốt hơn?

Viêm teo niêm mạc dạ dày: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Viêm dạ dày ruột ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Viêm dạ dày ruột ở trẻ em là tình trạng lớp niêm mạc (lớp lót) đường tiêu hóa bị viêm do các tác nhân như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nhiễm độc… Các triệu chứng thường gặp của bệnh là tiêu chảy, đau quặn bụng, nôn mửa… nếu không sớm phát hiện và điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ.

Viêm dạ dày ruột ở trẻ em là gì?

Viêm dạ dày ruột ở trẻ em được xếp vào dạng viêm nhiễm cấp tính. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng viêm dạ dày ruột ở trẻ em như nhiễm khuẩn, nhiễm độc, do virus, ký sinh trùng hoặc cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc gây ra.

Viêm dạ dày ruột ở trẻ em là tình trạng viêm ở lớp niêm mạc đường tiêu hóa
Viêm dạ dày ruột ở trẻ em là tình trạng viêm ở lớp niêm mạc đường tiêu hóa

Người bị viêm dạ dày ruột thường có những triệu chứng như đau quặn bụng, tiêu chảy, nôn mửa…khiến cơ thể mất nước và gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe. Viêm dạ dày ruột và những triệu chứng của bệnh thường kéo dài trong khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, đối với những trường hợp trẻ có sức đề kháng tốt, sức khỏe ổn định, bệnh sẽ không gây nhiều nguy hiểm mà sẽ sớm thuyên giảm sau đó tự khỏi trong khoảng 4 – 5 ngày mà không cần dùng thuốc. Mặc khác, ở một số trường hợp khác, những triệu chứng của bệnh lại xuất hiện và kéo dài một cách dai dẳng, làm xuất hiện những biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong ở trẻ nếu không được xử lý và chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột ở trẻ em có thể kể đến như:

1. Nhiễm khuẩn

Những loại vi khuẩn gây viêm dạ dày ruột phổ biến gồm Shigella, Escherichia coli, Campylobacter, Salmonella và Yersinia enteratioitica. Những vi khuẩn này thông qua đường ăn uống mà xâm nhập vào cơ thể và gây nên viêm dạ dày. Các nguồn thực phẩm bẩn, không đảm bảo vệ sinh hoặc thức ăn không được nấu chín, đồ tái… Nguyên nhân này chiếm khoảng 10 – 20% số ca nhiễm viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em. 

2. Do viruss

Tại các nước đang phát triển, có đến 900.000 trường hợp trẻ tử vong do Rotavirus mỗi năm. Trong tất cả các loại Rotavirus, Rotavirus A là loại virus phổ biến, có đến 90% các ca mắc viêm dạ dày ruột cấp có sự hiện diện của chủng virus này. Khi hệ miễn dịch của trẻ dần hoàn thiện, bé sẽ ít bị ảnh hưởng bởi loại virus này. Một số loại virus khác cũng có thể gây ra căn bệnh này là:

  • Norovirus
  • Calicillin
  • Adenovirus
  • Enterovirus

3. Do ký sinh trùng

Một nguyên nhân khác gây viêm dạ dày ruột ở trẻ em là do đường ruột của bé bị nhiễm giun, sán, các sinh vật đơn bào như Giardia lamblia, Cryptosporidium. Nguyên nhân chủ yếu là do bé ăn phải thức ăn, nước uống không được nấu chín kỹ, không đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó, khi đồ chơi của bé chưa được vệ sinh sạch sẽ hoặc do tay bé bẩn cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

4. Viêm dạ dày ruột ở trẻ em do độc tố

Các loại độc tố gây viêm dạ dày ruột ở trẻ thường là hải sản, nấm, các loại thực phẩm, dư lượng thuốc, hóa chất bảo vệ thực phẩm trong rau xanh, hoa quả; nguồn nước bị nhiễm asen, chì. 

5. Tác dụng phụ của thuốc

Việc trẻ thường xuyên sử dụng các loại thuốc cũng có thể gây tác dụng phụ, có thể kể đến như:

  • Thuốc điều trị ký sinh trùng
  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc chữa viêm dạ dày có chứa magie
  • Thuốc Digoxin để điều trị suy tim
  • Thuốc chống táo bón
  • Thuốc hóa xạ trị

Triệu chứng viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột do virus là bệnh thường gặp, chỉ xếp thứ 2 sau các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Các triệu chứng của bệnh thường rõ ràng hơn trong khoảng thời gian từ 12 – 72 giờ. Cụ thể:

Chán ăn, nhức đầu, đau thắt bụng là những triệu chứng phổ biến, thường gặp ở trẻ bị viêm dạ dày ruột
Chán ăn, nhức đầu, đau thắt bụng là những triệu chứng phổ biến, thường gặp ở trẻ bị viêm dạ dày ruột
  • Nhức đầu, chán ăn, nôn mửa: Là các triệu chứng thường gặp, xảy ra phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi và thường kéo dài khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, bị sụt ký
  • Tiêu chảy: Khi mắc viêm dạ dày ruột, bé thường bị đi ngoài trên 3 lần trong 24 giờ, trong phân có kèm máu và nhầy
  • Sốt cao: Trẻ dễ bị sốt khi mắc căn bệnh này, đôi khi bé có khả năng bị co giật sẽ rất nguy hiểm nếu cha mẹ không phát hiện kịp thời. Do đó, nếu trẻ sốt trên 38 độ, mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám, chăm sóc, theo dõi
  • Đau thắt bụng: Đau bụng thất thường,đau ở vùng quanh rốn hoặc trên rốn, xuất hiện về đêm, thường âm ỉ kéo dài hoặc dữ dội, tái đi tái lại nhiều lần khiến trẻ rất khó chịu
  • Mất nước nặng: Nếu không được chăm sóc cẩn thận, bù nước đúng cách, kịp thời, trẻ sẽ có các triệu chứng như tay chân lạnh, ít đi tiểu, khô miệng và môi, ít nước mắt khi khóc… 

Viêm dạ dày ruột ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm dạ dày ruột ở trẻ em có nguy hiểm không là thắc mắc chung của nhiều người, đây không phải là tình trạng nghiêm trọng với người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, thế nhưng với trẻ nhỏ viêm dạ dày ruột là bệnh nguy hiểm. Mỗi năm, có hàng triệu trẻ em trên thế giới tử vong do viêm dạ dày ruột, đa số là ở quốc gia đang phát triển, có điều kiện y tế và vệ sinh kém phát triển. Các trường hợp tử vong chủ yếu liên quan đến tình trạng mất nước nặng do nôn mửa, tiêu chảy khi trẻ không được chăm sóc, bù nước đúng cách. 

ở người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, viêm dạ dày cấp là bệnh lý thông thường, chỉ cần chăm sóc cẩn thận là có thể hồi phục tốt. Thế nhưng với người có hệ miễn dịch suy yếu như trẻ em, người bị ung thư, người lớn tuổi… thì đây là bệnh nghiêm trọng, có thể gây ra:

  • Rối loạn tiêu hóa protein
  • Không có khả năng dung nạp đường trong sữa
  • Rối loạn chuyển hóa
  • Nhiễm toan chuyển hóa
  • Biến chứng Iatrogenic
  • Hội chứng tan máu do nhiễm khuẩn
  • Rối loạn điện giải
  • Tử vong nếu nghiêm trọng.

Đây là bệnh rất dễ lây lan, các đường lây viêm dạ dày ruột thường là:

  • Do ăn phải thực phẩm chứa mầm bệnh, do dùng chung thìa, cốc với người nhiễm virus (có thể là người mang virus nhưng không có biểu hiện bệnh).
  • Đôi khi bé mắc bệnh do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng khi dùng thực phẩm, uống nước mang mầm bệnh
  • Bé cũng có thể bị viêm dạ dày ruột do tiếp xúc với phân nhiễm khuẩn rồi vô tình đưa tay lên miệng. Trường hợp này thường xảy ra khi bé đi nhà trẻ hoặc mẫu giáo, kể cả khi tay bé không bẩn thì vi khuẩn vẫn có thể bám đầy tay con, vì chúng có kích thước rất nhỏ mắt thường không thể nhìn thấy được. 

Khi nào trẻ cần thăm khám bác sĩ 

Mẹ nên nhanh chóng đưa con thăm khám bác sĩ khi bé có các biểu hiện sau:

  • Trẻ bỏ ăn nhưng vẫn bị tiêu chảy, buồn nôn
  • Nôn ra dịch màu xanh hoặc nôn ra máu
  • Bàn tay, bàn chân lạnh
  • Trẻ ngủ nhiều, sốt li bì
  • Sốt trên 38 độ
  • Đau bụng dữ dội
  • Đi ngoài ra máu
  • Có dấu hiệu mất nước như tiểu ít, môi khô, da khô, mắt trũng, mắt thóp lõm, khát nước…

    Mẹ nên sớm đưa con thăm khám bác sĩ nếu như có các dấu hiệu mất nước
    Mẹ nên sớm đưa con thăm khám bác sĩ nếu như có các dấu hiệu mất nước

Phương pháp điều trị viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột ở trẻ em chủ yếu do rotavirus gây ra và vẫn chưa có thuốc điều trị. Tuy nhiên, có thể làm giảm triệu chứng, hỗ trợ quá trình phục hồi của cơ thể cho bé bằng các phương pháp dưới đây:

1. Bổ sung nước và điện giải, ngăn ngừa mất nước

Mất nước là tình trạng thường gặp ở trẻ mắc viêm dạ dày ruột. Do đó, hầu hết các trường hợp đều được chỉ định điều trị bằng cách ngăn ngừa mất nước, bổ sung nước và điện giải giúp các triệu chứng bệnh thuyên giảm đồng thời giúp cơ thể trẻ được hồi phục tốt nhất. Bé cần được bổ sung nước và các chất điện giải quan trọng như muối, đường, khoáng chất cần thiết để ngăn ngừa mất nước. 

Có thể bổ sung bằng cách:

  • Dùng các loại đồ uống thay thay muối và khoáng chất như dung dịch bù nước đường uống, dung dịch điện giải. Bạn có thể mua chúng ở các nhà thuốc, tuy nhiên, cần trao đổi với dược sĩ về tình trạng, độ tuổi của bé để được tư vấn sản phẩm phù hợp.
  • Truyền dịch chữa bệnh, dịch truyền là dung môi hòa tan có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, giúp bổ sung nhanh chóng điện giải, các chất dinh dưỡng và lượng nước cần thiết giúp ổn định tuần hoàn của bé.

Bé bị viêm dạ dày ruột cần được truyền dịch càng sớm càng tốt để giúp ổn định tim mạch, đẩy nhanh quá trình chữa bệnh. Với trường hợp bổ sung chất điện giải, dung dịch oresol, mẹ cần chú ý liều lượng, nếu quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe, khiến các triệu chứng của bé trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Điều trị bằng thuốc

Đa phần các trường hợp bé mắc viêm dạ dày ruột sẽ được điều trị tại nhà. Tuy nhiên với trường hợp bé có dấu hiệu mất nước, sốt trên 38 độ, nôn ra máu… mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Tùy vào tình trạng mất nước, mức độ nghiêm trọng của bệnh, nếu các triệu chứng ở bé có xu hướng gia tăng và không có dấu hiệu thuyên giảm, các bác sĩ sẽ xem xét cho bé dùng thuốc. Các thuốc điều trị thường được sử dụng là:

  • Ondansetron: Có tác dụng chống nôn, giảm nôn, được dùng bằng cách uống hoặc tiêm tĩnh mạch, cách sử dụng phụ thuộc chủ yếu vào khả năng đáp ứng của cơ thể
  • Loperamid: Thuốc trị tiêu chảy, được chỉ định với trường hợp tiêu chảy nặng gây mất nước nghiêm trọng, không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi
  • Thuốc kháng sinh: Được chỉ định với trường hợp bé bị viêm dạ dày ruột do nhiễm khuẩn
  • Thuốc điều trị ký sinh trùng: Phù hợp với những bé bị viêm dạ dày ruột do nhiễm ký sinh trùng, các thuốc này có chứa metronidazole, nitazoxanide…  

3. Sử dụng men tiêu hóa

Men tiêu hóa chỉ được sử dụng nhằm hỗ trợ điều trị viêm dạ dày ruột ở trẻ em. Loại men này có tác dụng loại bỏ vi khuẩn gây hại, tăng cường lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Sử dụng men tiêu hóa giúp ổn định hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm viêm, cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ. 

Bên cạnh men tiêu hóa, men vi sinh lactobacillus trong sữa chua cũng giúp làm dịu những triệu chứng khó chịu ở dạ dày và đường ruột, có thể cải thiện tình trạng tiêu chảy, nôn mửa ở bé. Tuy nhiên, mẹ cần nhớ rằng, men tiêu hóa và men vi sinh chỉ có thể làm giảm triệu chứng, hỗ trợ điều trị, không có tác dụng chữa viêm dạ dày ruột nhất là với trường hợp bệnh đã tiến triển nặng. 

4. Nguyên tắc điều trị

Dù điều trị bằng phương pháp nào thì bạn cần nắm được nguyên tắc sau đây:

  • Không được dùng thuốc cầm tiêu chảy, chỉ dùng kháng sinh cho trường hợp bé nhiễm trùng do vi khuẩn theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy không giúp ích khi bệnh do virus gây ra mà còn làm tình trạng bệnh kéo dài, gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm cho bé.
  • Trường hợp bé bị sốt và cảm thấy khó chịu, mẹ không được cho con uống aspirin, bé sẽ được bác sĩ chỉ định dùng acetaminophen hoặc ibuprofen. Việc dùng aspirin cho trẻ nhỏ có thể gây ra hội chứng Reye, một căn bệnh tiềm ẩn nguy cơ chết người.
  • Khi bé bị viêm dạ dày ruột, mẹ cần đặc biệt lưu ý vì trẻ dễ bị mất nước, mất dịch do sốt, nôn, tiêu chảy. Tùy theo lượng nước mà bé có thể giữ lại sau mỗi lần uống, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng dung dịch điện giải oresol.

    Dung dịch điện giải oresol có thể được chỉ định bổ sung cho trẻ tùy vào tình trạng của bé
    Dung dịch điện giải oresol có thể được chỉ định bổ sung cho trẻ tùy vào tình trạng của bé
  • Nếu bé bị nôn liên tục khi bú bình hoặc bú mẹ, mẹ có thể cho bé nhấp từ từ dung dịch oresol cả ngày cho đến khi bé có thể ăn bình thường
  • Khi bù nước cho trẻ, mẹ tuyệt đối không nên cho con sử dụng nước ngọt có gas, nước quả nhiều đường vì có thể gây tổn thương niêm mạc ruột, khiến các triệu chứng của bệnh thêm trầm trọng
  • Trường hợp bé đã ăn dặm, mẹ có thể cho bé ăn thức ăn bình thường nhưng chỉ nên với một lượng nhỏ, cho bé bú sữa mẹ và sữa công thức mà không cần dùng oresol nữa.

Chế độ chăm sóc cho trẻ bị viêm dạ dày ruột

Khi chăm sóc cho trẻ bị viêm dạ dày ruột, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trường hợp bé chữa mất nước, mẹ nên tăng cường cho con ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu dưỡng chất để bù lại lượng dinh dưỡng đã mất. Các thực phẩm này là axit béo omega-3, rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu protein…
  • Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, theo dõi biểu hiện của bé để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, hạn chế đồ ăn đặc trong một vài ngày đầu
  • Trẻ bị viêm dạ dày ruột nên ăn uống bình thường sau khi đã ổn định, chế độ ăn cần có thịt nạc, tinh bột, sữa chua, rau quả… Tránh ăn thực phẩm giàu chất béo để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
  • Không nên cho trẻ sử dụng các thực phẩm giàu chất béo, nhiều dầu mỡ, nước trái cây ngọt, thức ăn nhiều gia vị, các thức uống chứa chất kích thích… để tránh làm các triệu chứng tiêu chảy, nôn mửa, kích thích ruột của bé thêm nghiêm trọng hơn.
  • Thường xuyên theo dõi sức khỏe, sự tiến triển của bệnh và các triệu chứng ở bé để kịp thời thông báo với bác sĩ, nhất là khi có các triệu chứng bất thường.
  • Nên thường xuyên trò chuyện, vỗ về để trẻ có cảm giác yên tâm.

Biện pháp phòng ngừa

Viêm dạ dày ruột là bệnh có thể lây lan, để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, bạn có thể phòng tránh bằng một số biện pháp sau đây:

  • Rửa sạch tay bằng nước và xà phòng, nhất là sau khi thay tã, trước và sau khi ăn, sau mỗi lần đi vệ sinh, không chỉ cha mẹ và những người trông trẻ cũng cần tuân thủ theo quy tắc này
  • Đảm bảo vệ sinh cho trẻ, đặc biệt là trong khâu chuẩn bị và chế biến đồ ăn
  • Không cho con tiếp xúc với những trẻ đang mắc viêm dạ dày ruột cấp để tránh lây nhiễm
  • Với trẻ lớn hơn, nên tập cho trẻ thói quen vệ sinh tay mỗi ngày, nhất là trước và sau khi ăn, nên sử dụng nguồn nước sạch, tránh cho trẻ tiếp xúc với nguồn nước bẩn và những nguồn nhiễm khuẩn khác
  • Để phòng ngừa viêm dạ dày cấp, giúp làm giảm triệu chứng của bệnh nếu chẳng may mắc phải, mẹ nên cho trẻ uống vắc xin phòng tiêu chảy do rotavirus khi được 6 tuần tuổi trở lên theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể thấy, viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em là bệnh lý nguy hiểm, nhất là khi bạn không thận trọng trong khâu chăm sóc, hỗ trợ điều trị. Khi bé mắc căn bệnh này, bạn nên thường xuyên theo dõi, quan sát tình trạng của bé, nếu bé có dấu hiệu mất nước hoặc có các triệu chứng bất thường, bạn nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.

Cùng chuyên mục

Viêm hang vị dạ dày nên uống thuốc gì?

Viêm hang vị dạ dày nên uống thuốc gì? Các loại thuốc phổ biến

Viêm hang dị dạ dày đang là một trong những căn bệnh về đường tiêu hóa phổ biến hiện nay. Mắc phải bệnh này người bệnh cần nắm rõ về...

cây lá bỏng chữa loét dạ dày

Bài thuốc từ cây lá bỏng chữa loét dạ dày theo dân gian

Cây lá bỏng chữa loét dạ dày là bài thuốc đã được dân gian sử dụng từ rất lâu đời do thực sự đem lại hiệu quả tốt, cách làm...

Viêm hang vị dạ dày phù nề xung huyết là bệnh gì?

Viêm hang vị dạ dày phù nề xung huyết nguy hiểm không? Cách điều trị

Bệnh viêm hang vị dạ dày phù nề xung huyết có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ...

Viêm dạ dày ruột cấp nên ăn gì kiêng gì là thắc mắc chung của nhiều người

Viêm dạ dày ruột cấp nên ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi?

Viêm dạ dày ruột cấp là một dạng nhiễm trùng đường tiêu hóa, do nhiều nguyên nhân gây ra với các triệu chứng điển hình là tiêu chảy, buồn nôn,...

Viêm loét bờ cong lớn dạ dày

Viêm loét bờ cong lớn dạ dày và các biện pháp điều trị

Viêm loét bờ cong lớn dạ dày là căn bệnh khá ít gặp, bởi đây là một vị trí khá đặc thù. Tuy nhiên, khi gặp phải thì chắc chắn...

Viêm dạ dày cấp tính

Viêm dạ dày cấp tính: Dấu hiệu và cách điều trị

Viêm dạ dày cấp là một trong những bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa thường gặp nhất có thể gây ra rất nhiều biến chứng khiến sức khỏe...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn