Viêm da dầu ở đầu gây rụng tóc và cách xử lý hiệu quả

Viêm da dầu ở cánh mũi và mẹo loại bỏ cực đơn giản

Ngứa đỏ 2 bên cánh mũi là bị gì? Làm sao khỏi?

Bệnh viêm da dầu: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Viêm da dầu ở mặt: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa nhanh

Chữa viêm da dầu bằng Đông Y – Những thông tin cần biết

9+ loại thuốc + kem bôi trị viêm da tiết bã phổ biến tốt nhất

Viêm da tiết bã nhờn da đầu: Biểu hiện và cách chữa dứt điểm

Viêm da tiết bã có tự hết không? Nhận định của bác sĩ

Viêm da tiết bã ở mặt: Cách điều trị và chăm sóc da ngăn tái phát

Viêm da dầu ở cánh mũi và mẹo loại bỏ cực đơn giản

Viêm da dầu ở cánh mũi điển hình bởi tình trạng da đỏ, nhờn dính và bề mặt có nhiều vảy bong. Bệnh lý này tương đối lành tính và có thể kiểm soát bằng cách chăm sóc khoa học, tận dụng thảo dược và sử dụng thuốc khi cần thiết. Tuy nhiên thương tổn da có tính chất dai dẳng và dễ tái phát nên cần chủ động trong việc phòng ngừa.

Viêm da dầu ở cánh mũi
Viêm da dầu thường xuất hiện tại các vị trí bài tiết mồ hôi mạnh như cánh mũi, cung mày, da đầu,…

Viêm da dầu ở cánh mũi & Triệu chứng nhận biết

Viêm da dầu (viêm da tiết bã) là một thể lâm sàng của bệnh chàm (eczema). Căn nguyên của bệnh có liên quan đến sự tăng sinh quá mức của vi nấm Malassezia, chức năng bảo vệ da suy giảm và hoạt động bài tiết mồ hôi quá mức. Triệu chứng của bệnh lý này thường xảy ra ở những vùng da tiết nhiều dầu như cánh mũi, rìa tóc, da đầu, cung mày, cổ, ngực và vùng liên bả vai.

Viêm da tiết bã có thể xuất hiện khu trú ở mũi hoặc khởi phát đồng thời ở các vị trí khác. So với viêm da dầu ở da đầu và vùng liên bả vai, thương tổn xuất hiện ở cánh mũi có diện tích nhỏ và hầu hết đều đáp ứng tốt với điều trị.

viêm da dầu ở mũi
Bệnh thường khiến vùng da xung quanh mũi viêm đỏ, bề mặt nhờn dính và có nhiều vảy bong

Một số triệu chứng nhận biết viêm da dầu ở cánh mũi, bao gồm:

  • Hai bên cánh mũi bị tróc da, nhờn ngứa
  • Khóe mũi và cánh mũi viêm đỏ, tiết nhiều dầu và bã nhờn
  • Xuất hiện các mảng/ dát ban có màu hồng hoặc đỏ, thường bằng phẳng và không có ranh giới rõ ràng với những vùng da xung quanh
  • Bề mặt da ẩm dính, có nhiều mảng hoặc vảy bong màu trắng
  • Tổn thương da thường gây ngứa ngáy nhẹ, đôi khi có thể gây nóng rát
  • Ban da có xu hướng lan rộng ra vùng má, cung mày và cằm

Viêm da tiết bã ở mũi chủ yếu xảy ra ở người lớn và hiếm khi xuất hiện ở trẻ nhỏ. Phạm vi và mức độ thương tổn do có thể nặng nề hơn nếu chức năng miễn dịch suy yếu, vệ sinh da kém và mắc đồng thời với các bệnh da liễu mãn tính khác.

Nguyên nhân gây viêm da dầu ở 2 bên mũi

Nguyên nhân chính xác gây ra viêm da dầu vẫn chưa được xác định. Qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia Da liễu nhận thấy căn nguyên của bệnh có liên hệ mật thiết với những yếu tố sau:

Viêm da dầu cánh mũi
Mồ hôi bài tiết quá mức là điều kiện thuận lợi để nấm men phát triển và gây ra viêm da tiết bã nhờn
  • Rối loạn bài tiết mồ hôi: Khác với các dạng chàm thông thường, viêm da tiết bã không gây thương tổn dạng khô ráp, bong tróc mà thường khiến da ẩm nhờn kết hợp với vảy khô. Hơn nữa, tổn thương có xu hướng khởi phát ở những vùng da có hoạt động bài tiết mồ hôi mạnh. Do đó, rối loạn bài tiết bã nhờn được xem là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy viêm da dầu 2 bên cánh mũi bùng phát. 
  • Nấm Malassezia: Malassezia là loại vi nấm phụ thuộc vào lipid – chất béo sinh sống trên da người. Khi da tiết mồ hôi, nấm hấp thu chất béo trong dầu thừa, bã nhờn và bài tiết ra các chất chuyển hóa. Chất chuyển hóa do nấm Malassezia kích thích phản ứng viêm và gây ra viêm da tiết bã. 
  • Hàng rào da suy yếu: Bề mặt da được bao phủ bởi lớp chất béo mỏng (màng lipid) có chức năng bảo vệ da, giữ nước và ngăn chặn sự xâm nhập của các dị nguyên. Tuy nhiên khi hàng rào bảo vệ da suy yếu, nấm men, vi khuẩn và dị nguyên có thể xâm nhập vào cấu trúc da khiến da hư tổn, viêm đỏ,…

Ngoài những nguyên nhân trên, viêm da dầu ở cánh mũi còn có thể khởi phát hoặc tiến triển nặng nề hơn khi có các yếu tố thuận lợi như:

  • Tiền sử gia đình mắc bệnh vảy nến hoặc viêm da tiết bã
  • Rối loạn nội tiết tố
  • Các vấn đề về thần kinh như căng thẳng, trầm cảm, bệnh Parkinson
  • Dung nạp quá nhiều thực phẩm chứa đường, chất béo, gia vị cay nóng, rượu bia, cà phê và nước ngọt có gas
  • Sinh sống trong môi trường ô nhiễm và nóng ẩm
  • Sử dụng mỹ phẩm chứa nhiều xà phòng, chì và có độ pH cao

Căn nguyên của viêm da dầu ở mũi còn nhiều điểm chưa rõ ràng. Vì vậy ở một số trường hợp, bệnh có thể khởi phát do những yếu tố không được đề cập trong bài viết. 

Viêm da dầu ở mũi có chữa khỏi không?

Viêm da dầu ở mũi là bệnh viêm da mãn tính, tiến triển dai dẳng và dễ tái phát. Mặc dù chỉ phát sinh triệu chứng ngoài da nhưng bệnh lý này không thể điều trị hoàn toàn. Hiện nay, mục đích chính trong điều trị các bệnh da liễu mãn tính nói chung và viêm da tiết bã nói riêng là giảm triệu chứng, cải thiện yếu tố thẩm mỹ và nâng cao chất lượng cuộc sống.

viêm da dầu ở mũi
Viêm da dầu ở cánh mũi không thể điều trị hoàn toàn, bệnh có tiến triển mãn tính và dễ tái phát

Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng bệnh lý này khá lành tính, dễ kiểm soát và hầu như không phát sinh biến chứng nặng nề. Nếu tích cực điều trị, chăm sóc và chủ động phòng ngừa, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tổn thương da và hạn chế tần suất tái phát.

Cách loại bỏ viêm da dầu ở 2 bên mũi an toàn

Điều trị viêm da dầu ở 2 bên cánh mũi phụ thuộc vào phạm vi và mức độ tổn thương. Nếu bệnh có mức độ nhẹ, bạn có thể cải thiện bằng các mẹo thiên nhiên kết hợp với chăm sóc da đúng cách. Trong trường hợp da viêm đỏ nhiều, ngứa ngáy và nóng rát, nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định loại thuốc phù hợp. 

1. Chăm sóc da đúng cách

Chăm sóc đúng cách có thể phục hồi màng lipid, cải thiện chức năng đề kháng của da, giảm bài tiết dầu thừa và hạn chế sự tăng sinh quá mức của nấm men. Nếu kiên trì thực hiện, tình trạng da đỏ, nhờn dính, ngứa ngáy và bong vảy sẽ được cải thiện đáng kể.

viêm da tiết bã ở cánh mũi
Vệ sinh da mặt 2 lần/ ngày giúp làm sạch dầu thừa, bã nhờn và hỗ trợ kiểm soát hoạt động của nấm men

Các biện pháp chăm sóc viêm da dầu ở cánh mũi, bao gồm:

  • Sử dụng sữa rửa mặt không chứa xà phòng, thành phần an toàn và độ pH cân bằng để làm sạch da 2 lần/ ngày. Có thể sử dụng sản phẩm chứa Kẽm, BHA hoặc AHA để hỗ trợ giảm vảy bong và kiểm soát dầu thừa.
  • Dùng kem dưỡng ẩm 2 lần/ ngày. Nên lựa chọn sản phẩm có kết cấu mỏng nhẹ, thành phần từ thiên nhiên để hạn chế nguy cơ kích ứng, da bí bách và bài tiết dầu quá mức. 
  • Hạn chế để da tiếp xúc với tia UV có cường độ mạnh trong thời gian dài. Nhiệt độ từ ánh nắng có thể kích thích da bài tiết nhiều mồ hôi, làm tăng hiện tượng viêm đỏ và gây ngứa ngáy.
  • Tránh chà xát hoặc dùng tay cạo lớp vảy bong. Tình trạng này có thể khiến da chảy máu, xây xước và viêm nhiễm.
  • Bổ sung nước, vitamin và khoáng chất để nuôi dưỡng làn da và tái tạo màng lipid. Ngoài ra chế độ dinh dưỡng khoa học còn giúp duy trì thể trạng và hệ miễn dịch khỏe mạnh.

2. Mẹo chữa từ thiên nhiên

Đối với các trường hợp viêm da dầu ở cánh mũi có mức độ nhẹ, phạm vi ảnh hưởng nhỏ, bạn có thể tận dụng một số nguyên liệu thiên nhiên để giảm viêm đỏ, kiểm soát dầu thừa và tăng tốc độ phục hồi mô da.

viêm da tiết bã ở mũi
Dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm, phục hồi da, cân bằng độ ẩm trên bề mặt và ức chế nấm Malassezia

Dưới đây là một số mẹo chữa từ thiên nhiên giúp làm giảm viêm da tiết bã ở cánh mũi, bao gồm:

  • Sử dụng nha đam: Nha đam chứa hàm lượng nước, axit amin, vitamin và khoáng chất dồi dào. Thoa gel nha đam lên vùng da ở cánh mũi giúp giảm viêm đỏ, hỗ trợ làm mềm vảy bong và cải thiện ngứa ngáy. Ngoài ra, polyphenol trong thảo dược này còn có tác dụng chống oxy hóa, phục hồi da, dưỡng ẩm và tái tạo các tế bào hư tổn. 
  • Dùng yến mạch: Công thức chữa viêm da dầu ở mũi bằng yến mạch thích hợp với trường hợp da viêm đỏ và ngứa nhiều. Kẽm, acid ferulic và avenanthramides trong nguyên liệu này đã được chứng minh về hiệu quả giảm viêm, bảo vệ da và chống ngứa. Bạn có thể sử dụng yến mạch với nước ấm hoặc kết hợp với một số nguyên liệu khác như sữa chua, sữa tươi,… để gia tăng tác dụng.
  • Dầu dừa chữa viêm da dầu ở mũi: Dầu dừa không chỉ có tác dụng dưỡng ẩm và phục hồi da đơn thuần mà còn đem lại nhiều lợi ích đối với bệnh viêm da tiết bã. Axit lauric trong thảo dược này được chứng minh có hiệu quả kháng nấm Malassezia và tụ cầu vàng Staphylococcus aureus. Do đó, bạn có thể tận dụng dầu dừa để dưỡng ẩm hoặc làm mặt nạ chăm sóc da. 

Mẹo chữa từ nguyên liệu thiên nhiên có độ an toàn cao, dễ thực hiện và phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên các mẹo chữa này chỉ đem lại cải thiện rõ rệt đối với những trường hợp bệnh có mức độ nhẹ. Trong trường hợp da viêm đỏ nhiều, cần chủ động thăm khám và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. 

3. Sử dụng thuốc khi cần thiết

Thuốc được sử dụng trong điều trị viêm da dầu ở cánh mũi chủ yếu là thuốc dạng bôi. Loại thuốc được chỉ định phụ thuộc vào mức độ tổn thương và khả năng đáp ứng của từng trường hợp. Thống kê cho thấy, có rất ít trường hợp bị viêm da tiết bã ở mũi phải sử dụng thuốc uống – trừ khi thương tổn xuất hiện đồng thời ở nhiều vị trí khác.

viêm da tiết bã ở mũi
Có thể sử dụng thuốc bôi bạt sừng, thuốc ức chế calcineurin và thuốc bôi kháng nấm khi cần thiết

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm da dầu ở mũi, bao gồm:

  • Thuốc bôi bạt sừng: Thuốc bôi bạt sừng (Acid salicylic, Acid lactic,…) có tác dụng loại bỏ vảy bong ở khóe mũi, hỗ trợ giảm viêm đỏ và kiểm soát hoạt động bài tiết dầu thừa. Nhóm thuốc này có thể khiến da khô căng và nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, vì vậy nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian sử dụng. 
  • Thuốc bôi kháng nấm: Nấm Malassezia là nguyên nhân chính gây viêm da tiết bã. Để ức chế vi nấm và giảm tổn thương da, bác sĩ thường chỉ định các thuốc bôi kháng nấm chứa azol như Ketoconazole, Cicloporox,… Tuy nhiên ở một số trường hợp kháng thuốc, có thể thay thế bằng Selenium sulphide và Zinc pyrithion. 
  • Thuốc ức chế calcineurin: Thuốc ức chế calcineurin có tác dụng tương tự thuốc bôi chứa corticoid. Tuy nhiên corticoid có thể gây mỏng da, teo da, giãn mao mạch, dày sừng nang lông và nổi mụn trứng cá. Do đó đối với viêm da dầu ở mặt, mũi, cung mày,… bác sĩ thường ưu tiên chỉ định thuốc ức chế calcineurin. Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm, giảm ngứa và kháng dị ứng. 
  • Các loại thuốc khác: Trong trường hợp tổn thương da lan rộng hoặc kháng thuốc dạng bôi, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng thuốc kháng histamine H1, kháng nấm và kháng sinh đường uống.

Hầu hết các loại thuốc điều trị viêm da dầu ở cánh mũi đều có thể gây ra tác dụng phụ. Vì vậy, bác sĩ chỉ yêu cầu dùng thuốc khi cần thiết và chỉ sử dụng trong một thời gian nhất định. 

Phòng ngừa bệnh viêm da dầu ở cánh mũi tái phát

Như đã đề cập, viêm da tiết bã ở cánh mũi không thể điều trị hoàn toàn. Mặc dù chỉ gây triệu chứng ngoài da nhưng tình trạng tái phát nhiều lần có thể khiến chất lượng cuộc sống suy giảm, ảnh hưởng đến ngoại hình và yếu tố tâm lý.

viêm da tiết bã ở cánh mũi
Nghỉ ngơi hợp lý giúp kiểm soát căng thẳng, duy trì sức khỏe và hạn chế nguy cơ tái phát viêm da dầu

Vì vậy song song với việc điều trị, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Vệ sinh da với tần suất 2 lần/ ngày, dưỡng ẩm đều đặn và thường xuyên sử dụng kem chống nắng.
  • Hạn chế trang điểm da mặt trong thời gian điều trị. Lớp trang điểm có thể khiến da bí bách, kích thích lỗ chân lông bài tiết nhiều mồ hôi, gây viêm đỏ và ngứa ngáy dữ dội.
  • Cân nhắc khi lựa chọn các sản phẩm làm sạch và chăm sóc da. Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể trao đổi với bác sĩ Da liễu để được tư vấn về sản phẩm có thành phần an toàn, dịu nhẹ và phù hợp với loại da.
  • Nên tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch với lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ, sinh hoạt khoa học và đặc biệt chú trọng chất lượng giấc ngủ.
  • Kiểm soát các vấn đề thần kinh như trầm cảm, căng thẳng hoặc rối loạn lo âu. Có thể giải phóng suy nghĩ tiêu cực bằng cách nghỉ ngơi, đọc sách, tập yoga, ngồi thiền,…
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ uống và thực phẩm có khả năng kích thích hoạt động bài tiết mồ hôi như gia vị cay nóng, dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, trà, cà phê và rượu bia.

Viêm da dầu ở cánh mũi là tình trạng da liễu phổ biến ở người trưởng thành. Mặc dù khá lành tính và dễ kiểm soát nhưng bệnh lý này có tiến triển dai dẳng và dễ tái phát. Do đó bên cạnh việc điều trị, bạn cần chủ động chăm sóc và phòng ngừa.

Bình luận (38)

  1. Thanh thanh says: Trả lời

    Liệu có chữa được triệt để không vậy ạ

  2. Đinh Trọng Kiên says: Trả lời

    Giờ là dùng thuốc gì vậy bs

  3. hoa hồng đen says: Trả lời

    Đây tui đang bị viêm da dầu cánh mũi đây, không những mũi thôi mà còn bị trên đầu nữa, da đầu lúc nào cũng bết rít ngứa ngáy, mùa nóng mồ hôi ra làm dầu nhiều không nói rồi mà giờ thời tiết chuyển mùa mưa lạnh nó cũng chả hết, chả hiểu kiểu gì. tui dùng cả dầu gội Otuna, cả Keylog của Pháp mà chẳng cái nào khỏi.

    1. Lưu Thi Thi says: Trả lời

      cách đây 1 năm mình bị viêm da dầu vùng đầu và dùng otuna khỏi rất nhanh.lần đó mình bị rất nặng đi da liễu nhiều lần nhưng mãi tới khi dùng dầu gội otuna mới khỏi.mình khỏi bệnh được 1 năm tự nhiên khoảng 4 tháng nay bị lại mình đã mua otuna về dùng mà không còn hiệu quả như trước nữa, hình như bị nhờn rồi hay sao ấy.mình đang rất rối

  4. Elly Châu -101 says: Trả lời

    Không hiểu tại sao mà mặt mình nhất là nơi vùng mũi mấy tháng nay cứ tiết dầu nhiều lắm mọi người ạ. Mình có lên mạng tìm hiểu các cách làm sạch da mặt giúp giảm dầu như tẩy da chết, dùng chanh, retinol, dầu dừa nhưng vẫn không ăn thua, vùng da 2 bên cánh mũi còn bị khô nứt đi rất rát nhưng vẫn tiết dầu. Ai có tips gì không giúp mình với…

    1. Hậu Lion-888 says: Trả lời

      dầu dừa chữa viêm da dầu hiệu quả mà bạn,nhiều lúc tại dầu dừa bạn dùng không nguyên chất không đảm bảo chất lượng hoặc cách làm chưa đúng đó, với đôi lúc cơ địa bạn không hợp cũng nên, thử chuyển qua đông y đi mình thấy thuốc đông y an toàn lành tính lại còn chữa tận gốc bệnh luôn í.

  5. Nấm Temo says: Trả lời

    Em bị bệnh viêm da dầu này cũng không rõ là bị bao lâu rồi , đã từng đi khám da liễu và bôi rất nhiều loại thuốc mà chưa thấy khỏi hẳn bệnh, cứ được 1 thời gian sau đến mùa hanh khô là những vùng như quanh mũi, rìa da dầu lại bong troc vảy rất ngứa ngáy khó chịu, và dầu rất nhiều em dùng giấy thấm dầu mà không hết, chưa kể gây bí da nên mụn ẩn mụn cám quanh mũi và vùng má cũng nhiều nữa, cực tự ti luôn đó ạ. Em có tìm hiểu các bài thuốc chữa viêm da dầu trên mạng thì thấy rất nhiều bài báo viết về cách điều trị viêm da dầu bằng thanh bì dưỡng can thang của trung tâm thuốc dân tộc rồi có cả phản hồi của bệnh nhân dùng rất hiệu quả nữa nên em háo hức lắm, nhưng em vẫn phải hỏi trực tiếp lại cho chắc, có ai dùng mà khỏi bệnh rồi chưa ạ hihi, tiếp thêm cho em phần động lực để em dùng thuốc nào.

    1. Nguyễn Thái Bảo Trân says: Trả lời

      Có chị đây em, chị chữa năm ngoái, bị viêm da dầu như em cũng mụn mặt mũi tè le ngứa ngáy nhưng bạn chị giới thiệu ngay từ đầu là đến thuốc dân tộc khám vì đây có tiếng chữa da liễu mát tay, nên là chị cũng đã đến tận nơi để khám và điều trị bệnh, được các bác sỹ khám và tư vấn rất kỹ càng nên em đã điều trị bệnh ở đây sau hơn 3 tháng thôi mà chị đã khỏi hăn cảm giác ửng đỏ ngứa ngáy và đến tận bây giờ không biết bao nhiêu mùa hanh khô qua rồi mà không thấy bị lại nữa, giờ da chị thông thoáng với chăm sóc kỹ càng nên mụn cũng hết luôn. Em tự tin lên, có niềm tin sẽ thành công thôi qua chữa đi để được đẹp như chị. Mà sau khi chữa xong nhớ cũng duy trì thói quen ăn uống vệ sinh sinh hoạt chăm sóc da đúng cách như khi đang điều trị để da khỏe đẹp không bị tái phát lại nữa em hen

    2. thimaichinh-113 says: Trả lời

      Em gái cho anh xin thông tin về phí khám và phí thuốc với được không?

    3. Nguyễn Thái Bảo Trân says: Trả lời

      Phí khám có 200 ngàn thôi anh à, đợt sau em tái khám còn được free cơ. Thuốc uống 240 1 thang cao viêm da dầu thì 500 1 lọ. Mà này chắc tùy bệnh nặng hay nhẹ với thể trạng mỗi người khác nhau bác sĩ dựa đó kê đơn thuốc nên giá thuốc không giống nhau đâu anh. Anh nên liên hệ trung tâm để bác sĩ tư vấn cho kỹ, bài viết này có công khai giá thuốc này anh tham khảo thêm ở đấy nhá
      https://www.vpeg.vn/thanh-bi-duong-can-thang/

    4. Nấm Temo says: Trả lời

      Chị cho em xin lịch khám em qua khám với ạ chị Trân

      1. Nguyễn TháI Bảo Trân says: Trả lời

        ok em nè, Thuốc dân tộc làm việc cả tuần em đến khám giờ hành chính nghe, 8-12 13h30-17h30, book lịch trước rồi qua để khỏi chờ lâu

  6. hồ thị ly 1997 says: Trả lời

    cho tui hỏi viêm da dầu cánh mũi này mà không trị có tự lành được không và bệnh này có nguy hiểm lắm không vậy quý vị?

    1. KimLong says: Trả lời

      Làm gì có bệnh nào không chữa mà tự lành được bạn ơi. Nhất là bệnh trên da, vi khuẩn , nấm xâm nhập rồi chỉ làm cho chỗ da đó nặng hơn chứ không có tự bị tự mất được đâu. Tôi khuyên bạn nếu như đang mắc bệnh thì nên đi khám da liễu để bác sĩ kê thuốc uống nha bạn.

    2. Tâm xì-tai says: Trả lời

      nàng ơi, bệnh viêm da dầu này mặc dù không nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều phiền toái cho sinh hoạt và cuộc sống. Mà nàng không chữa thì nó không thể tự khỏi được, còn dễ tái đi tái lại nhiều lần nữa, không biết nàng có đang bị này không chứ tôi bị tôi biết cảm giác da mặt khó chịu, luôn cảm thấy mặt bị dơ, không đủ tự tin mà đối diện với người khác luôn ấy, tôi chữa mãi mà không hết đây nàng, nếu nàng cũng bị thì tôi khuyên nên đi khám da liễu sớm đi nhé.

  7. Cao Ánh Hồng says: Trả lời

    Thuốc dân tộc nhiều bác sĩ chữa da liễu giỏi lắm, năm ngoái mình bị viêm da dầu cánh mũi nhờ bác sĩ Tuyết Lan chữa mà khỏi đó. Bác là giám đốc chuyên môn ở đây, vừa giỏi vừa tận tâm nữa, ai gặp tình trạng như mình có thể liên hệ bác khám chữa cho, mình tin ở tay nghề của bác.

    1. Kiều An Hạ_1234 says: Trả lời

      Bạn có số bác Lan không cho mình xin với. Mà đặt lịch bác tư vấn có khó lắm không vậy bạn.

    2. Cao Ánh Hồng says: Trả lời

      Mình còn lưu số bác đây nè 0979509155. Bạn cứ gọi cho bác hoặc Trung tâm để đặt lịch là gặp bác khám thôi. Mặc dù nhiều người khám bác nhưng chỉ cần bạn book tới lịch hẹn đến khám là không phải chờ đợi lâu đâu, bác giỏi mà tâm lý nữa, tư vấn kỹ càng theo dõi xuyên suốt quá trình dùng thuốc luôn ấy.

  8. Ng Thị Thúy Hồng says: Trả lời

    Bạn trai tôi đang bị viêm da tiết bã nhờn, đã bị được hơn 2 năm rồi
    xuất hiện nhiều mẩn đỏ, bong da ngay hai bên mũi với giữa 2 lông mày
    có điều trị Tây y 1 ít là bôi thuốc mỡ nhưng vẫn tái, giờ tôi đang mua các mỹ phẩm tẩy da chết hóa học để bôi cho anh ý bong da, tôi nghĩ tái tạo lại da mới sẽ hết dầu, không biết có được không nữa, hay có ai biết thuốc gì đặc trị không?

    1. anna says: Trả lời

      Bệnh này khá khó chữa, chứ không đơn giản đâu bạn, tớ cũng điều trị nhiều nơi rùi mà không khỏi, chỉ đỡ bớt đi rùi lại bị lại.Nhưng tốt nhất là không nên dùng mỹ phẩm, hay mấy sữa rửa mặt đâu. Da dễ bị kích ứng nặng thêm đó. giờ thì tớ đang dùng thanh bì dưỡng can thang bên thuốc dân tộc đó, thấy bảo thuốc này đặc trị viêm da tiết bã hiệu quả nên cũng dùng xem sao, mới dùng có tuần thôi chưa thấy tiến triển gì nhiều, nhưng cảm giác thấy phần mũi bớt nhờn đi chút thôi, chắc tại tớ để ý quá nên thấy thế. Để tớ dùng hết liệu trình 2 tháng tớ lên rì-viu lại cho cậu tham khảo nhé, hy vọng là hết bệnh nà.

    2. Ng Thị Thúy Hồng says: Trả lời

      Ok tôi đợi tin bạn, chúc bạn sớm khỏi bệnh để tôi còn mua cho người yêu tôi dùng nữa

  9. @Tiểu bạch says: Trả lời

    Thuốc Thanh bì dưỡng can thang trong bài viết này tôi dùng rồi đó mọi người hiệu quả lắm, ai đang gặp tình trạng viêm da dầu cánh mũi mặt đầu gì thì bơi vào đây hết, thuốc này bao chữa mọi thể loại viêm da dầu luôn, hỏi gì hỏi đi ạ, tôi biết tôi gỉai đáp cho

    1. thùy dương trần says: Trả lời

      Mình đang mang thai tháng thứ 4 . trước thai có dùng thuốc tây nhưng lúc có thai mình dừng thuốc rồi nhưng thấy mặt ngứa và khó chịu quá. Mình bị viêm da tiết bã cũng lâu rồi nhưng toàn dùng thuốc tây uống với dùng mỹ phẩm bôi da, giờ không dùng gì được cả không biết có thai thì dùng thuốc thanh bì dưỡng can thang này có được không vậy bạn? Mình sợ ảnh hưởng đến con và chất lượng sữa nữa

    2. @Tiểu bạch says: Trả lời

      Thanh bì dưỡng can thang này là thuốc đông y làm từ thảo dược tự nhiên nên an toàn lành tính cho sức khỏe người dùng, không chất bảo quản không thuốc hóa học với cả còn dùng được cho bà bầu và trẻ nhỏ nữa ý, nhưng để cho yên tâm trường hợp của bạn mình nghĩ nên đến Trung tâm khám trực tiếp các bác sĩ tư vấn cho rõ, còn điều chỉnh lượng thuốc phù hợp và thời gian mang bầu bao lâu thì dùng được và nên dùng các loại nào nữa. Cái này mình không thể chỉ rõ cho bạn bằng bác sĩ được, mình gửi bạn bài viết nói về ưu điểm của thuốc cho bạn đọc tham khảo đã nhá, để bạn nắm rõ thông tin rồi có gì khi bác sĩ tư vấn sẽ dễ hiểu hơn
      https://www.thuocdantoc.org/thanh-bi-duong-can-thang-chua-viem-da-tiet-ba.html

    3. minhchau.gmail says: Trả lời

      Chị Tiểu Bạch ơi chị dùng trong bao lâu thì khỏi vậy chị có thể chia sẽ rõ quá trình điều trị cho em với được không ạ???

    4. @Tiểu bạch says: Trả lời

      Đợt đó chị dùng 3 tháng em nhá, tuần đầu chị gặp tình trạng công thuốc nữa nên triệu chứng nặng hơn. Lúc đó hoảng lắm hỏi bác sĩ bác nói dấu hiệu tốt đó tiếp tục dùng đi, mà đúng tốt thật, xong cái tuần công thuốc thấy triệu chúng giảm khá rõ ràng. Dùng hết 1 tháng giảm 50% rồi ý, tháng thứ 2 da 2 bên cánh mũi bong hết ra nè, lượng dầu cũng dễ kiểm soát hơn, mũi còn hơi ửng đó chứ qua tháng thứ 3 là hết sạch, không còn ngứa không còn dầu rít, giai đoạn này da hồii phục rất tốt nhìn ưng lắm. Để xem hình như chữa xong cũng 10 tháng 12 tháng gì rồi á mà chưa thấy bị lại bao giờ, cảm thấy da mặt nhẹ nhõm thật thích

      1. Thiết kế đồ công sở says: Trả lời

        Bác ơi ngoài dùng thanh bì dưỡng can thang thì có kết hợp thêm cái lọ cao viêm da dầu nữa đúng không bác, loại này dùng thế nào vậy

      2. @Tiểu bạch says: Trả lời

        Đúng rồi nè, dùng thì pha 1 viên với 150ml nước ấm uống sau ăn 30 phút, gói 12 viên tháng dùng 3 gói

  10. Trần says: Trả lời

    Em cần được tư vấn. Em bị viêm da tiết bã ở mặt và nhiều nhất ở 2 bên cánh mũi chắc cũng 6,7 năm gì rồi á, nhưng ko nặng lắm. nhờ bác sĩ tư vấn giúp em, số em 0933924***

  11. Cẩm Tú U28 says: Trả lời

    Hiện mình có dùng 2 tuýp kem bôi da Thuần mộc nhưng thấy chậm hiệu quả quá, bên này người ta cũng dùng thảo mộc tự nhiên nên mình yên tâm nhưng mà thấy dầu trên mũi vẫn không có dấu hiệu bớt lại, da vẫn cứ đỏ ngứa. Có ai dùng kem này bôi mà hết chưa nhỉ? Hay là giờ mình phải đổi qua thuốc khác

    1. Thùy Quyên says: Trả lời

      Thuốc này tớ cũng có dùng nhưng nhẹ đô quá không có tác dụng gì mấy, đang tính chuyển thuốc với dùng thêm thuốc đông y để uống loại trừ bệnh từ bên trong đây nhưng chưa tìm được thuốc ưng ý.

  12. tuyết THPT Trần Phú says: Trả lời

    Viêm da dầu cánh mũi này phải do ở dơ không vệ sinh mặt sạch sẽ đúng không các cô các chị, em ngày nào mà lười rửa là thấy cũng có dầu bẩn trên mặt không biết có phải bị viêm da dầu này không.

  13. Triệu Thanh Lâm 1980 says: Trả lời

    Tôi bị viêm da tiết bã đã lâu và chữa nhiều nơi không khỏi. Tôi bị ở vùng mặt,hai bên sống mũi,trong và sau tai và cả da đầu, Đi khám dùng thuốc tây nhưng chỉ khỏi tạm thời, Cũng bị nhiều năm rồi, hiện tại chỉ có thỉnh thoảng dùng kem bôi cho đỡ có vảy, rất mong được sự giúp đỡ góp ý từ mọi người để có thể chữa khỏi bệnh này

    1. huyền says: Trả lời

      dùng thốc đông y đi chú, mua thêm loại dầu gội thảo dược dành riêng cho da đầu nữa.

  14. Kiều Thơ- Cần Thơ says: Trả lời

    Viêm da dầu thì bên cạnh uống thuốc nên ăn gì với kiêng gì ha cả nhà ? Chứ như em hay ăn linh tinh như này thì khó mà nhanh khỏi được

    1. KimThành1994 says: Trả lời

      Bác nên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, chất xơ, Vitamin như rau củ quả, thực phẩm giàu Omega3 và uống nhiều nước để cấp ẩm cho làn da thêm xinh nhé.

    2. Kha Kha says: Trả lời

      Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước cậu à mà tốt nhất là cậu ăn theo chế độ Eat Clean ấy, vừa đủ chất lại vừa healthy tốt cho sức khỏe và làn da thì đỡ bong tróc hơn. Ngoài ra thì cũng hạn chế bia rượu, cà phê, đồ cay nóng, ăn đồ ăn nhanh, đồ chiên rán dầu mỡ và thực phẩm đóng hộp có sẵn nhé. Nghe thì có vẻ khó nhưng vì nhan sắc nên gắng lên nhé^^ chúc cậu thành công.

  15. Quốc Thông 95 says: Trả lời

    Hồi còn học lớp 12 mình cũng hay bị đỏ rồi khô nứt ở 2 bên cánh mũi, có khi còn lan xuống má. Nhiều khi nó còn nứt da rồi chảy cả lớp dịch mỏng gây mất mỹ quan dữ dằn. Hôm đó mẹ thấy nên kêu bôi thử tuýp 7 màu lên thử. Ai ngờ sáng hôm sau chỗ bị đỏ và nứt da lành khá nhiều. Mình dùng thêm vài ngày thì giảm gần hết. Thi thoảng thấy men men bị lại thì bôi một lớp mỏng là xong. Ai bị thì ra nhà thuốc nói bán tuýp 7 màu bôi ngoài da, giá gần 20k mà dùng tốt ghê. Bôi lớp mỏng thôi, chỉ bôi khi nào bị như trên, hết thì ko dùng nữa vì trong tuýp đó có chất corticoid không tốt khi dùng thường xuyên

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng chuyên mục

Ngứa đỏ 2 bên cánh mũi là bị gì? Làm sao khỏi?

Ngứa đỏ 2 bên cánh mũi là bị gì? Làm sao khỏi?

Ngứa đỏ 2 bên cánh mũi thường gặp ở nhiều người, tình trạng này khởi phát khi bạn mắc phải các bệnh ngoài da hoặc bởi các yếu tố tác...

Bệnh viêm da dầu: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Viêm da dầu (chàm da mỡ/ viêm da tiết bã) là một dạng viêm da mãn tính, dễ tái phát điển hình bởi tình trạng da đỏ, nhờn dính và...

viêm da dầu ở mặt

Viêm da dầu ở mặt: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa nhanh

Bệnh viêm da dầu thường xảy ra ở những vùng da có hoạt động tiết bã nhờn quá mức và da mặt là một trong những vị trí ưa thích....

Viêm da dầu ở đầu gây rụng tóc và cách xử lý hiệu quả

Viêm da dầu ở đầu gây rụng tóc là hệ quả do tổn thương da kéo dài khiến nang tóc bị hư tổn và suy yếu. Nếu tiếp tục để...

Ẩn