Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh: Cách chăm sóc và điều trị hiệu quả
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh thông thường sẽ kèm theo các triệu chứng đặc trưng như nổi mẩn đỏ, tập trung ở vùng mặt và đầu. Những dấu hiệu của bệnh sẽ cải thiện dần đến khi trẻ trưởng thành. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để rõ hơn về cách chăm sóc cũng như điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân dẫn đến viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Y học hiện nay vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, quá các nghiên cứu cho thấy các yếu tố di truyền và các dị nguyên bên ngoài môi trường góp phần làm bùng phát bệnh ở trẻ em.
Nếu trong gia đình có ông bà hoặc ba mẹ mắc phải các bệnh ngoài da và bệnh viêm da cơ địa thì nguy cơ trẻ mắc phải bệnh lý này sẽ cao hơn. Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ mắc viêm da cơ địa cao nếu các thành viên trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến cơ địa như hen suyễn, chàm, dị ứng,…
Rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch cũng được xem là một trong các tác nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh. Khi tình trạng này xảy ra, sẽ ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ làn da, lúc này sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây bệnh dẫn đến các bệnh viêm da.
Dấu hiệu viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu đầu tiên khi ba mẹ quan sát sẽ thấy da của trẻ bắt đầu khô ráp, xuất hiện các mảng da đỏ và khô. Khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, hay quấy khóc. Triệu chứng này có thể cư trú bất kỳ nơi nào trên cơ thể bé. Tuy nhiên, thông thường chúng sẽ tập trung ở phần da đầu, khớp tay, khớp chân và hai bên má.
Bên cạnh đó, viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh còn đi kèm với một số dấu hiệu nhận biết sau:
- Da đỏ và sưng
- Dày sừng
- Da sẫm màu, nhất là ở xung quanh mắt và mí mắt
- Những vùng da ở quanh mắt, miệng, tai có hiện tượng bong tróc
- Phần da ở đỉnh đầu có thể đóng lớp vảy tiết màu vàng, khi sờ vào có cảm giác nhờn
Bệnh viêm da cơ địa đa phần không gây ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ nhưng nó có thể gây ngứa ngáy và khó chịu. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc đúng cách để tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Chăm sóc và điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Hiện nay vẫn chưa thể điều trị triệt để bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh. Các biện pháp chăm sóc và điều trị chỉ có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa bệnh bùng phát. Tuy nhiên, các trường hợp bị viêm da cơ địa đều sẽ tự khỏi trong quá trình trẻ trưởng thành.
Chăm sóc tại nhà
Đối với trường hợp bé bị viêm da cơ địa với các triệu chứng nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp chăm sóc tại nhà. Do nếu sử dụng thuốc cho bé ở giai đoạn sơ sinh có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
Một số biện pháp chăm sóc tại nhà bao gồm:
- Tắm nước ấm cho bé thay vì nước nóng. Nước nóng sẽ làm mất cân bằng độ ẩm trên da, khiến da trở nên khô ráp và ngứa ngáy. Bạn cũng có thể cho thêm một ít bột yến mạch vào nước tắm cho bé để làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm chuyên dùng cho trẻ sơ sinh để tăng cường độ ẩm cho da, cải thiện tình trạng khô da, bong tróc. Ba mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn các loại kem dưỡng phù hợp với làn da của bé.
- Khi bé bị viêm da cơ địa, bạn nên chú ý không nên quấn kín bé vì có thể làm cho bé bị nóng, ra mồ hôi khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Nên mặc quần áo thoáng mát, thấm hút tốt cho bé.
- Sử dụng xà phòng không chứa hương liệu, dịu nhẹ khi tắm, giặt quần áo cho bé. Các loại xà phòng có mùi thường có nguy cơ gây kích ứng cao.
- Mang bao tay, cắt móng tay cho bé để tránh tình trạng bé cào gãi vùng da bị bệnh làm chảy máu, tổn thương gây nhiễm trùng.
Dùng thuốc không kê đơn
Trường hợp bé bị viêm da cơ địa kèm theo các triệu chứng khiến bé thường xuyên quấy khóc ảnh hưởng đến giấc ngủ, chán ăn, khó chịu. Lúc này bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ một số loại thuốc không kê đơn.
Thông thường các loại thuốc được áp dụng phổ biến gồm thuốc mỡ Hydrocortison và kem dưỡng giúp cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu của bệnh, ngăn ngừa viêm nhiễm.
Tuy nhiên, phụ huynh cũng nên chú ý không lạm dụng thuốc bôi vì có thể gây ra tác dụng phụ như mỏng da, teo da ở khu vực tiếp xúc. Nếu các biện pháp trên không mang lại hiệu quả, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các loại thuốc kê đơn cho trẻ.
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Sau một tuần nếu áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà và dùng thuốc không kê đơn không có cải thiện. Lúc này nên đưa bé đến bệnh viện gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp.
Hoặc khi thấy lớp vải tiết trên da đầu bé chuyển sang màu nâu nhạt, vàng đậm, tiết dịch hay chảy máu, ba mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện vì đây là dấu hiệu nhiễm trùng và bé cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Với trường hợp bé có dấu hiệu lở loét, viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Vì viêm da cơ địa có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lý và bộ phận sinh dục của trẻ.
Phòng ngừa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có thể tái phát theo từng đợt đến lúc bé trưởng thành. Vì vậy, ba mẹ cần lưu ý phòng ngừa bệnh cho bé để tránh bệnh tái phát.
Phòng ngừa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinhĐể phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ giúp bé hoàn thiện hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây dị ứng và viêm da.
- Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, bạn cũng nên lưu ý dụng nạp các thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin cần thiết cho mẹ và bé. Tránh các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như hải sản, thịt gà, thịt bò,…
- Ba mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nếu muốn thêm sữa vào phần ăn của bé. Vì một số bé có thể bị dị ứng với sữa bò. Đối với trẻ dùng sữa công thức, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để lựa chọn các loại sữa phù hợp với trẻ.
- Chọn mặc cho bé loại quần áo có chất liệu từ sợi tự nhiên hay sợi cotton, thoáng mát, thấm hút tốt. Hạn chế cho bé mặc quần áo vải sợi, đồ len, dạ, vải cứng,…Vì khi cọ xát trực tiếp với da có thể làm tổn thương da bé gây ngứa ngáy khó chịu và kích ứng da.
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chung của trẻ. Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh lý này, bạn hãy đưa bé đến bệnh viện để được theo dõi và chăm sóc kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!