Cây lược vàng chữa viêm da cơ địa và 3 cách áp dụng đúng

Chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt với 5 cách hiệu quả

3 Cách trị viêm da cơ địa bằng lá ổi theo kinh nghiệm dân gian

Dùng lá đơn đỏ chữa viêm da cơ địa có thực sự hiệu quả?

TOP 10 cây thuốc Nam chữa viêm da cơ địa dễ kiếm hiệu quả

Viêm da cơ địa tái đi tái lại: Giải mã nguyên nhân và chữa dứt điểm

Các loại thuốc bôi đặc trị viêm da cơ địa tốt nhất hiện nay

Các loại xà phòng tắm dành cho người viêm da cơ địa

Nước Anolyte chữa viêm da cơ địa và lưu ý khi dùng

Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không hiệu quả [Hướng dẫn A-Z]

Viêm da cơ địa có lây không? Hình thức lây và cách phòng bệnh

Một trong những căn bệnh về da liễu gây khó chịu cho người mắc phải chính là viêm da cơ địa. Theo đó, những triệu chứng ngứa ngáy khó chịu là không thể tránh khỏi và nó có thể tái phát bất cứ lúc nào. Một số người thắc mắc viêm da cơ địa có lây không? Hình thức lây và cách phòng bệnh thế nào? Những vấn đề này sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Viêm da cơ địa có lây không? Hình thức lây thế nào?

Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu cho rằng, viêm da cơ địa không phải là một bệnh lây nhiễm. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể tiếp xúc với những người này một cách bình thường mà không sợ nhiễm bệnh.

Viêm da cơ địa có lây không? Hình thức lây thế nào?
Viêm da cơ địa không phải là một bệnh lây nhiễm

Theo đó, chứng viêm da cơ địa khởi phát từ cơ thể người bệnh, sự xuất hiện của bệnh trên lâm sàng là kết quả của quá trình tương tác của nhiều yếu tố, bao gồm yếu tố cơ địa, di truyền và sự suy giảm hàng rào miễn dịch bảo vệ cơ thể và môi trường xung quanh của người bệnh. Vì vậy nên viêm da cơ địa không giống như nhiều bệnh lý về da khác, nó không có tính lây lan từ người bệnh sang người bình thường. Điều này có nghĩa là khi bạn tiếp xúc trực tiếp với các chất dịch từ các mụn nước hoặc dịch tiết, máu từ nơi tổn thương do gãi hoặc trầy xướt trên da không làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Viêm da cơ địa là một căn bệnh không lây nhiễm thế nhưng nó có khả năng di truyền. Nhiều trường hợp được ghi nhận rằng nó truyền từ thế hệ bố mẹ sang thế hệ con cái. Có nghĩa là, khi đồng thời cả bố và mẹ bạn mắc chứng viêm da cơ địa thì 80% bạn sẽ bị di truyền căn bệnh này. Tỷ lệ này giảm xuống còn 50% khi chỉ có bố hoặc mẹ bị bệnh.

Phòng bệnh viêm da cơ địa như thế nào?

Viêm da cơ địa không có tính lây lan, tuy nhiên nó thường xuyên tái phát gây khó chịu rất nhiều cho người bệnh. Bạn có thể phòng tránh căn bệnh này bằng cách thực hiện một số lưu ý sau đây.

Phòng bệnh viêm da cơ địa như thế nào?
Viêm da cơ địa là một căn bệnh không lây nhiễm thế nhưng nó có khả năng di truyền.
  • Hạn chế dùng các loại thức ăn dễ gây dị ứng cho cơ thể như tôm, cua, thịt bò,…
  • Luôn giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ thoáng mát, đảm bảo chăn, nệm, gối và màn cửa không bám bụi, nên giặt giũ thường thường xuyên.
  • Tránh xa những nơi công cộng có nhiều khói thuốc lá, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những nơi môi trường ô nhiễm, công trường thi công có nhiều khói bụi.
  • Không nên tắm quá lâu, mỗi lần tắm không nên quá 20 phút. Nên đảm bảo nhiệt độ nước tắm ở mức vừa phải, không nên tắm nước quá nóng vì sẽ gây kích ứng da làm cho tình trạng viêm da cơ địa của bạn ngày càng trầm trọng hơn.
  • Dùng nước hoa cũng có khả năng dẫn đến viêm da cơ địa nếu bạn dị ứng với thành phần của nó, chính vì thế, bạn chỉ nên sử dụng một loại nhất định hoặc xem kỹ thành phần trong sản phẩm để hạn chế thấp nhất nguy cơ mắc bệnh.
  • Nên sử dụng xà phòng tắm có tính tẩy rửa nhẹ nhàng, nếu muốn thay đổi, bạn nên thử trước ở một vùng da cố định để xem có gây kích ứng hay không.
  • Cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể giúp da khỏe mạnh và giữ được độ ẩm nhất định, vì vậy bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi trời nắng nóng với nhiệt độ cao, bạn nên mặc quần áo thoáng mát. Tránh mặc quần áo chật, không thấm hút mồ hôi sẽ làm cho vi khuẩn trên da có nguy cơ phát triển mạnh mẽ khiếm da viêm nhiễm.
  • Hạn chế tác động mạnh lên làn da, tránh gãy ngứa quá mạnh hoặc dùng các móng tay làm trầy xướt da.

Viêm da cơ địa khi nào cần đến bác sĩ?

Viêm da cơ địa thường biểu hiện thành từng đợt sau đó sẽ tự thuyên giảm. Ở thể nhẹ, đa số không gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa kéo dài dẫn đến việc gãy ngứa với tần suất cao. Móng tay dài và nhọn chứa nhiều vi khuẩn có khả năng gây nhiễm trùng da khiến cho cấu trúc da bị phá vỡ. Từ đó, các vết thương do lở loét và các vết nứt trên da bị lây nhiễm bởi các chủng vi sinh vật thường trú trên da.

Viêm da cơ địa khi nào cần đến bác sĩ?
Viêm da cơ địa thường biểu hiện thành từng đợt sau đó sẽ tự thuyên giảm nếu ở mức độ nhẹ.

Vì thế, nếu bạn thấy cơ thể có những biểu hiện như sốt, mệt mỏi, xuất hiện mụn nước trên da,… thì nên đến ngay bác sĩ. Viêm da cơ địa ở vùng mắt cũng khá nguy hiểm do đây là vùng da mỏng và rất nhạy cảm. Người mắc bệnh hay khó chịu, ngứa, da quanh mắt bị thâm trông rất mất thẩm mĩ, việc gãy nhiều còn có thể làm cho các vết xước có thể bị nhiễm trùng nặng. Vì vậy, bạn nên đến ngay bác sĩ để được thăm khám và chữa trị kịp thời trước khi bệnh chuyển thành những biến chứng nghiêm trọng hơn.

Hi vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về bệnh viêm da cơ địa có lây không? Đây là một căn bệnh không quá nguy hiểm, tuy nhiên bạn cũng không nên quá chủ quan với nó. Tốt nhất, khi xuất hiện các triệu chứng viêm da cơ địa bạn nên đến bác sĩ để được điều trị phù hợp nhằm tăng khả năng phục hồi và hạn chế tái phát bệnh.

Cùng chuyên mục

Top 5 kem dưỡng ẩm cho bé bị viêm da cơ địa tốt nhất

Khi bé bị viêm da cơ địa, cách tốt nhất là cấp ẩm để cải thiện tình trạng khô ráp, ngứa ngáy. Áp dụng biện pháp này không chỉ làm...

Cách dùng dầu dừa chữa viêm da cơ địa tại nhà hiệu quả

Dùng dầu dừa chữa viêm da cơ địa là phương pháp điều trị bệnh có độ an toàn khá cao, dễ thực hiện và phù hợp với nhiều dạng đối...

Viêm da cơ địa ở tay, chân: Cách điều trị và phòng ngừa tái phát

Viêm da cơ địa ở tay, chân: Cách điều trị và phòng ngừa tái phát

Viêm da cơ địa ở tay, chân là bệnh lý về da liễu phổ biến, nhất là các đối tượng thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, người làm công...

Bài thuốc từ cây vòi voi chữa viêm da cơ địa và lưu ý khi áp dụng

Chữa viêm da cơ địa bằng vòi voi là một trong những mẹo vặt trong dân gian được khá nhiều người bệnh biết đến và áp dụng để cải thiện...

7 loại kem trị viêm da cơ địa cho bé an toàn không kích ứng

Kem bôi Dexeryl, Bioderma Cicabio, Cetaphil Moisturizing Cream, Atopalm,... là một số loại kem trị viêm da cơ địa cho bé có công thức dịu nhẹ, an toàn và lành...

Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa trị

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh về da liễu, bệnh kéo dài thời gian điều trị cũng như rất dễ tái phát thành từng đợt trong năm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn