Chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt với 5 cách hiệu quả

Cây lược vàng chữa viêm da cơ địa và 3 cách áp dụng đúng

3 Cách trị viêm da cơ địa bằng lá ổi theo kinh nghiệm dân gian

Dùng lá đơn đỏ chữa viêm da cơ địa có thực sự hiệu quả?

TOP 10 cây thuốc Nam chữa viêm da cơ địa dễ kiếm hiệu quả

Viêm da cơ địa tái đi tái lại: Giải mã nguyên nhân và chữa dứt điểm

Các loại thuốc bôi đặc trị viêm da cơ địa tốt nhất hiện nay

Các loại xà phòng tắm dành cho người viêm da cơ địa

Nước Anolyte chữa viêm da cơ địa và lưu ý khi dùng

Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không hiệu quả [Hướng dẫn A-Z]

Viêm da cơ địa bội nhiễm là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa bội nhiễm là tình trạng tổn thương da do viêm da cơ địa gây ra bị viêm nhiễm do nấm, virus hoặc vi khuẩn. Tình trạng này có thể được kiểm soát bằng cách sử dụng thuốc bôi và thuốc uống. Tuy nhiên trong trường hợp chủ quan, bệnh có thể tiến triển và gây ra các biến chứng nặng nề.

Viêm da cơ địa bội nhiễm là gì
Viêm da cơ địa bội nhiễm là gì?

Viêm da cơ địa bội nhiễm là gì?

Viêm da cơ địa bội nhiễm là thuật ngữ đề cập đến tình trạng tổn thương da do viêm da cơ địa gây ra bị viêm nhiễm do nấm, virus hoặc vi khuẩn (thường do tụ cầu vàng Staphylococcus aureus). Như đã biết, viêm da cơ địa (chàm thể tạng) là một dạng viêm da mãn tính có liên quan đến yếu tố cơ địa và phản ứng miễn dịch quá mức của cơ thể.

Bệnh lý này gây tổn thương da với biểu hiện đặc trưng là sự xuất hiện của các mảng, đốm đỏ ở mặt, thân mình, bẹn và các chi đi kèm với hiện tượng ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội. Thương tổn lâm sàng do viêm da cơ địa gây ra là hệ quả do sự tăng lên quá mức của kháng nguyên (IgE) trong huyết tương và hoàn toàn không có sự xuất hiện của virus, nấm hay vi khuẩn.

Tuy nhiên tổn thương da kéo dài có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn – đặc biệt là trong trường hợp điều trị và chăm sóc không đúng cách. Khác với viêm da cơ địa đơn thuần, viêm da cơ địa bội nhiễm gây ra các triệu chứng có mức độ nặng, tiến triển nhanh và dễ phát sinh biến chứng nếu không can thiệp kịp thời.

Nhận biết viêm da cơ địa bội nhiễm

Sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn và nấm men (chủ yếu là các loại vi khuẩn thường trú trên da như tụ cầu khuẩn) khiến bề mặt da bị tổn thương nặng và làm bùng phát các triệu chứng cơ năng có mức độ nghiêm trọng hơn so với viêm da cơ địa đơn thuần.

bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm
Viêm da cơ địa bội nhiễm đặc trưng bởi tình trạng da nóng rát, đau nhức và xuất hiện nhiều mụn mủ

Các dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa bội nhiễm:

  • Tình trạng bội nhiễm thường khởi phát ở giai đoạn cấp tính sau khi mụn nước ở vùng da tổn thương bị vỡ, rỉ dịch và trợt loét
  • Viêm da cơ địa bội nhiễm điển hình bởi tình trạng da nóng đỏ, xuất hiện vảy tiết màu vàng và các nốt mụn mủ có kích thước nhỏ
  • Vùng da tổn thương đau nhức và nóng rát hơn các vùng da lành
  • Da ngứa ngáy, khó chịu đi kèm với tình trạng đau âm ỉ
  • Nếu không xử lý đúng cách và tiếp tục gãi cào lên vùng da tổn thương, vi khuẩn có thể xâm nhập sâu vào cấu trúc da và gây ra các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, ớn lạnh,…

Đối với trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch kém, viêm da cơ địa bội nhiễm có thể làm bùng phát các bệnh lý có liên quan đến yếu tố cơ địa khác như viêm kết mạc và viêm mũi dị ứng.

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa bội nhiễm

Viêm da cơ địa bội nhiễm xảy ra chủ yếu do thói quen chăm sóc và điều trị không đúng cách. Tình trạng này khiến da vùng da tổn thương rỉ dịch, trợt loét lâu ngày, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm men và virus xâm nhập vào da gây ra hiện tượng viêm nhiễm (bội nhiễm).

Nguyên nhân trực tiếp gây viêm da cơ địa bội nhiễm là do virus, nấm và vi khuẩn. Trong đó phổ biến nhất là các loại vi khuẩn thường trú trên da như Enterobacter asburiae và tụ cầu khuẩn (Staphylococcus aureus). Các loại vi khuẩn này sinh sống trên da nhưng không gây viêm nhiễm. Tuy nhiên khi da xuất hiện vết thương hở, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây ra hiện tượng nhiễm trùng.

bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm
Tình trạng chà xát và gãi cào thường xuyên làm tăng nguy cơ bội nhiễm vùng da tổn thương

Trên thực tế nếu chăm sóc và điều trị đúng cách, tổn thương da do viêm da cơ địa có thể thuyên giảm và chuyển sang giai đoạn bán cấp, mãn tính. Vì vậy, viêm da cơ địa bội nhiễm chỉ khởi phát khi có các yếu tố thuận lợi như:

  • Thói quen gãi và chà xát lên vùng da tổn thương là yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Tác động cơ học có thể kích thích phản ứng miễn dịch dẫn đến tổn thương lan rộng, kéo dài, da bị lở loét, chảy máu và có nguy cơ nhiễm trùng cao.
  • Vệ sinh vùng da tổn thương không đúng cách
  • Để vùng da tổn thương tiếp xúc với các bề mặt nhiễm khuẩn
  • Lạm dụng thuốc bôi chứa corticoid quá mức là nguyên nhân phổ biến gây viêm da cơ địa bội nhiễm. Sử dụng thuốc này dài ngày khiến da mất khả năng đề kháng và có nguy cơ bị viêm nhiễm cao.
  • Tự ý điều trị bằng các loại thuốc bôi không rõ nguồn gốc hoặc sử dụng thảo dược tự nhiên chưa được làm sạch hoàn toàn khiến da viêm nhiễm, kích ứng
  • Thường xuyên tiếp xúc với chất dị ứng (len dạ, phấn hoa, hóa chất, mạt bụi,…) khiến tổn thương da chậm lành, phục hồi kém và có nguy cơ nhiễm trùng cao

Viêm da cơ địa bội nhiễm có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa là một dạng viêm da mãn tính, dễ tái phát và chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Mặc dù vậy, bệnh lý này chỉ gây tổn thương da nông và hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên khi xuất hiện bội nhiễm, cần tiến hành điều trị sớm để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan rộng và tiến triển nặng.

Ban đầu, vi khuẩn chỉ gây viêm nhiễm ở bề mặt da và có thể điều trị bằng cách sử dụng thuốc bôi sát trùng, kháng khuẩn. Tuy nhiên nếu không chăm sóc và điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể đi sâu vào cấu trúc và gây ra các biến chứng nặng nề như:

  • Viêm mô tế bào: Viêm mô tế bào là một dạng nhiễm trùng da khá phổ biến. Tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập và gây tổn thương lớp sâu nhất của cấu trúc da. Nếu không xử lý sớm, vi khuẩn có thể đi vào tuần hoàn máu gây ra hàng loạt các triệu chứng toàn thân và thậm chí đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
  • Tổn thương da nặng: Thông thường, viêm da cơ địa chỉ gây thương tổn ở bề mặt nông của da. Tuy nhiên khi xuất hiện bội nhiễm, cấu trúc da có thể bị hư hại nặng nề và để lại thâm sẹo nếu không xử lý đúng cách.

Ngoài những biến chứng nêu trên, viêm da cơ địa bội nhiễm còn ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất lao động, học tập, chất lượng giấc ngủ và cuộc sống sinh hoạt. Hiện tượng bội nhiễm còn khiến da xuất hiện vết thâm, sẹo, tác động tiêu cực đến yếu tố thẩm mỹ và ngoại hình.

Điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm

Viêm da cơ địa bội nhiễm là tình trạng tương đối phổ biến. Bệnh lý này có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc bôi và thuốc uống. Chỉ sau khoảng 1 – 2 tuần, hiện tượng bội nhiễm sẽ được kiểm soát hoàn toàn.

Tuy nhiên, tổn thương da do viêm da cơ địa rất khó để điều trị hoàn toàn. Các loại thuốc được sử dụng hiện nay chỉ giúp kiểm soát triệu chứng, không tác động đến căn nguyên của bệnh và hoàn toàn không mang lại hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh tái phát. Do đó bên cạnh sử dụng thuốc, nên kết hợp với chế độ chăm sóc đúng cách để bảo vệ da và giảm thiểu nguy cơ bệnh bùng phát trở lại.

Các phương pháp điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm:

1. Sử dụng thuốc bôi + thuốc uống

Các loại thuốc sát trùng, kháng khuẩn được ưu tiên sử dụng để kiểm soát hiện tượng viêm nhiễm trong thời gian sớm nhất. Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định dùng một số loại thuốc khác để làm giảm thương tổn da và cải thiện hiện tượng ngứa ngáy.

bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm
Kháng sinh đường uống và bôi ngoài da là lựa chọn ưu tiên trong điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm

Các loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm:

  • Thuốc kháng sinh: Kháng sinh là thuốc đặc hiệu trong điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm do vi khuẩn. Tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm, bác sĩ có thể chỉ định thuốc bôi hoặc thuốc uống. Để kiểm soát hiện tượng viêm nhiễm hoàn toàn, cần sử dụng kháng sinh đều đặn trong 7 – 14 ngày theo chỉ định của bác sĩ.
  • Corticoid bôi ngoài da: Corticoid dạng bôi được sử dụng đồng thời với kháng sinh trong điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm. Loại thuốc này có tác dụng giảm viêm, cải thiện tình trạng ngứa ngáy và sưng nóng. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định chế phẩm dạng bôi chứa corticoid và kháng sinh để tăng hiệu quả điều trị.
  • Thuốc kháng histamine H1: Thuốc kháng histamine H1 có tác dụng ức chế phóng thích histamine vào niêm mạc, từ đó giúp giảm làm tổn thương da và cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm Loratadin, Diphenhydramin, Chlorpheniramin,…
  • Một số loại thuốc khác: Tùy vào triệu chứng lâm sàng của từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc kháng như thuốc kháng virus (trong trường hợp bội nhiễm do virus), thuốc kháng nấm (trong trường hợp bội nhiễm do nấm men), Paracetamol (giảm đau, hạ sốt), viên uống bổ sung (chủ yếu là Kẽm, vitamin C).

Sau khi kiểm soát tình trạng bội nhiễm, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc giúp làm giảm thương tổn da và cải thiện các triệu chứng cơ năng do viêm da cơ địa gây ra như thuốc bôi chứa salicylic acid, thuốc bôi ức chế calcineurin,…

2. Các biện pháp hỗ trợ

Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định, bạn nên kết hợp với một số biện pháp hỗ trợ để làm giảm triệu chứng và tăng tốc độ phục hồi vùng da tổn thương. Các biện pháp hỗ trợ giúp cải thiện viêm da cơ địa bội nhiễm:

  • Vệ sinh vùng da tổn thương bằng dung dịch NaCl 0.9% (nước muối sinh lý) để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm tiến triển nặng.
  • Mặc quần áo thông thoáng, có chất liệu rộng và thấm hút tốt để giảm ma sát lên da. Ma sát quá mức có thể kích thích tổn thương da lan rộng, gây trầy xước, đau nhức và ngứa ngáy dữ dội.
  • Để giảm hiện tượng sưng đỏ và nóng rát, có thể chườm lạnh ở vùng da xung quanh. Nhiệt độ lạnh từ túi chườm giúp làm co mạch máu, từ đó giảm lưu lượng máu tuần hoàn và cải thiện tình trạng sưng đỏ rõ rệt.
  • Tuyệt đối không chà xát và gãi cào lên da. Nếu cần thiết, có thể sử dụng thuốc giảm ngứa theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, ăn uống điều độ và bổ sung đủ 2 lít nước/ ngày để nâng đỡ thể trạng, hỗ trợ kiểm soát nhiễm trùng và tăng tốc độ phục hồi vùng da tổn thương.

Lưu ý: Không sử dụng các bài thuốc chườm đắp và bài thuốc tắm có nguồn gốc từ dân gian trong thời gian điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm. Các bài thuốc này có thể khiến hiện tượng viêm nhiễm chuyển biến nặng, gây thâm sẹo, ứ mủ và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng khác.

Cách phòng ngừa viêm da cơ địa bội nhiễm

Viêm da cơ địa là bệnh da liễu có đặc tính dai dẳng và dễ tái phát. Bệnh phát triển qua 2 giai đoạn chính là cấp tính và mãn tính. Ở giai đoạn cấp, tổn thương da có nguy cơ bội nhiễm nếu chăm sóc và điều trị không đúng cách.

bệnh viêm da cơ địa bội nhiễm
Giữ vệ sinh cơ thể – đặc biệt là vùng da tổn thương giúp phòng ngừa viêm da cơ địa bội nhiễm tái phát

Chính vì vậy, bạn nên chủ động phòng ngừa viêm da cơ địa bội nhiễm bằng một số biện pháp sau:

  • Tìm gặp bác sĩ ngay khi da xuất hiện các biểu hiện của viêm da cơ địa để được đánh giá mức độ tổn thương và can thiệp các biện pháp điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc và áp dụng các bài thuốc từ dân gian.
  • Không chà xát, gãi cào lên vùng da tổn thương.
  • Vệ sinh cơ thể đúng cách – đặc biệt là vùng da tổn thương.
  • Sử dụng corticoid theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không lạm dụng quá mức hoặc tự ý tăng liều lượng khi chưa tham vấn y khoa.
  • Trong quá trình điều trị, nên tránh tiếp xúc với các tác nhân kích thích như phấn hoa, len dạ, mạt bụi, hóa chất, khói thuốc,… Các tác nhân này có thể khiến tổn thương da lan rộng, chậm lành và có nguy cơ viêm nhiễm cao.

Viêm da cơ địa bội nhiễm có thể được kiểm soát hoàn toàn nếu chăm sóc và xử lý kịp thời. Ở những trường hợp chủ quan, tổn thương da có xu hướng tiến triển nặng và gây ra các biến chứng nặng nề. Do đó ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường, nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị y tế.

Cùng chuyên mục

Chữa viêm da cơ địa bằng lá đu đủ có thực sự hiệu quả

Chữa viêm da cơ địa bằng lá đu đủ có thực sự hiệu quả

Chữa viêm da cơ địa bằng lá đu đủ được xem là một trong các biện pháp điều trị tại nhà có tính an toàn, hạn chế phát sinh tác...

Chữa viêm da cơ địa bằng lá khế với 5 cách hiệu quả

Chữa viêm da cơ địa bằng lá khế giúp người bệnh nhanh chóng khắc phục được cách triệu chứng do bệnh gây ra hiệu quả. Đây là một phương pháp...

Bé sơ sinh bị viêm da tắm lá gì mau khỏi?

Bé sơ sinh bị viêm da tắm lá gì mau khỏi?

"Bé sơ sinh bị viêm da tắm lá gì mau khỏi?" là câu hỏi được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Việc tận dụng một số loại lá như lá...

3 cách chữa viêm da cơ địa bằng lá bàng cho hiệu quả cao

Chữa viêm da cơ địa bằng lá bàng là mẹo dân gian đơn giản nhưng cho hiệu quả cao, có thể áp dụng tại nhà mà không tốn nhiều chi...

Chữa viêm da cơ địa bằng Đông Y với 7 bài thuốc công hiệu

Chữa viêm da cơ địa bằng Đông y là bài thuốc được rất nhiều người quan tâm và lựa chọn sử dụng. Theo đó, chữa bệnh bằng phương pháp này...

Cách chữa viêm da cơ địa bằng hành hoa giảm ngứa hiệu quả

Chữa viêm da cơ địa bằng hành hoa là mẹo dân gian đơn giản, lành tính và cho hiệu quả cao. Người bệnh có thể dùng để ăn trực tiếp...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn