Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không? [Giải đáp]

5 Cách chữa viêm amidan bằng rau diếp cá an toàn cho mọi người

Viêm amidan hốc mủ kiêng ăn gì để tránh bệnh trở nặng?

10+ cách trị viêm amidan dân gian tại nhà từ thảo dược chọn lọc

Trẻ bị viêm amidan có mủ: Cách chăm sóc và điều trị tại nhà

Cách chữa viêm amidan cho bà bầu an toàn không dùng thuốc

Viêm Amidan có nên ngậm nước muối? [Bác sĩ giải đáp]

Viêm amidan sốt mấy ngày khỏi? Làm sao hạ sốt nhanh?

Chữa viêm amidan bằng mật ong và cách thực hiện đúng nhất

Viêm amidan hốc mủ bã đậu: Bệnh nguy hiểm gây nhiều biến chứng

Viêm amidan ở trẻ em: Cách chữa trị và phòng ngừa hiệu quả

Viêm amidan ở trẻ em là một bệnh lý về đường hô hấp khá phổ biến, xảy ra nhiều nhất ở trẻ em từ 5 – 15 tuổi. Thông thường, bệnh có thể khỏi sau vài ngày chăm sóc và điều trị đúng cách. Nhưng trong vài trường hợp, viêm amidan có thể sẽ kéo dài và gây ra các biến chứng nguy hiểm, nếu không phát hiện sớm và xử lý kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Viêm amidan ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm amidan ở trẻ em là tình trạng các amidan (một tổ chức lympho) bị tấn công bởi các nhân gây hại từ bên ngoài, khiến cho cổ họng bị sưng viêm và đau rát. Khi mắc phải, trẻ sẽ thường cảm thấy cơ thể mệt mỏi, khó chịu, chán ăn và đôi khi sốt nhẹ.

Viêm amidan ở trẻ
Viêm amidan ở trẻ em là tình trạng các amidan (một tổ chức lympho) bị tấn công bởi các nhân gây hại từ bên ngoài, khiến cho cổ họng bị sưng viêm và đau rát

Dựa vào biểu hiện và thời gian mắc bệnh mà các chuyên gia chia viêm amidan ở trẻ em thành 2 dạng chính:

  • Viêm amidan cấp tính: Thời gian mắc bệnh ngắn, các biểu hiện nhẹ và chỉ dừng lại ở mức độ như sưng đỏ cổ họng, khan tiếng, thở khò khè, gặp khó khăn khi nuốt nước bọt hoặc thức ăn.
  • Viêm amidan mãn tính: Thời gian mắc bệnh dài và có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu gặp điều kiện thuận lợi. Khi bị viêm amidan mãn tính trẻ sẽ thường có biểu hiện sốt cao, ho nhiều kèm đờm đặc, hơi thở có mùi hôi, cổ họng sưng tấy và đau rát.

Về cơ bản, viêm amidan ở trẻ em chỉ cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu để bệnh kéo dài, phát triển thành mãn tính và gây ra các biến chứng như: sốt thấp khớp, áp xe, ngưng thở khi ngủ hoặc viêm cầu thận cấp sẽ có thể dẫn đến tử vong khi không can thiệp y tế kịp lúc.

Nguyên nhân gây viêm amidan ở trẻ em

Nguyên nhân gây viêm amidan ở trẻ em rất đa dạng nhưng theo các bác sĩ  chuyên khoa thì bệnh sẽ xảy ra chủ yếu bởi các yếu tố sau đây:

  • Mắc thức ăn trong amidan: Cấu trúc amidan vốn có hình khe hốc nên trong quá trình dung nạp thức ăn vào cơ thể nó có thể bị mắc kẹt tại đây. Từ đó tạo môi trường thuận lợi để các vi khuẩn, virus tấn công và phát triển gây bệnh.
  • Yếu tố thời tiết: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm amidan ở trẻ em. Khi thời tiết (nhiệt độ, khí hậu) thay đổi đột ngột và thất thường sẽ khiến cho cơ thể trẻ không thích ứng kịp. Dẫn đến hệ hô hấp bị tổn thương, làm tăng nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập gây đau rát cổ họng và viêm amidan.
  • Do trẻ không được vệ sinh sạch sẽ: Trẻ em là những người rất hiếu động nên thường đùa nghịch và vui chơi trong khu vực nhiều bụi bẩn. Sau khi tiếp xúc nếu không được vệ sinh sạch sẽ, nhất là ở hai bàn tay thì sẽ có thể mang theo các vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể, khiến trẻ bị viêm amidan.
  • Không vệ sinh răng miệng đúng cách: Không đánh răng trước khi đi ngủ và sau khi ăn là một trong những yếu tố tác động lớn đến việc hình thành viêm amidan ở trẻ. Khi đó các vi khuẩn, virus trong vòm họng sẽ có điều kiện tốt để sinh sôi và phát triển gây bệnh.
  • Mắc các bệnh lý về viêm đường hô hấp: Viêm xoang, viêm mũi, viêm họng,… là những bệnh lý về viêm đường hô hấp có thể khiến trẻ bị viêm amidan nếu không được điều trị dứt điểm. Lúc này, vi khuẩn và virus gây ra các bệnh trên sẽ lan rộng đến amidan, khiến cho chúng bị sưng đỏ, nhiễm trùng.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài các yếu tố trên thì viêm amidan ở trẻ em còn có thể khởi phát bởi sự xâm nhập của virus sởi, cúm, ho gà,… Hoặc do sự xuất hiện của các vi khuẩn liên cầu, tụ cầu khiến cho hệ thống phòng vệ amidan của trẻ bị yếu dần đi và tác động xấu đến sức khỏe của trẻ.
Viêm amidan ở trẻ em
Không vệ sinh răng miệng đúng cách là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm amidan ở trẻ em

Các triệu chứng viêm amidan ở trẻ em

Các triệu chứng viêm amidan ở trẻ em rất dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm họng hoặc cảm cúm thông thường. Nhưng nếu chú ý quan sát các bậc phụ huynh sẽ rất dễ phân biệt bởi nó sẽ có những điểm riêng biệt. Cụ thể:

  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu
  • Amidan có đốm trắng, sưng tấy
  • Cổ họng đau rát và sưng đỏ
  • Khó nuốt nước bọt và thức ăn
  • Lạc giọng hoặc giọng khàn đi
  • Thường xuyên chảy nước dãi
  • Sưng đau ở hạch bạch huyết
  • Phát ban ở cổ, lưng hoặc mặt
  • Đau đớn dữ dội ở vùng lỗ tai
  • Ho liên tục, đôi khi có đờm
  • Sốt cao một cách đột ngột
Viêm amidan ở trẻ em
Trẻ em bị viêm amidan thường có triệu chứng sưng đỏ cổ họng, ho nhiều, sốt cao,…

Cách chữa viêm amidan ở trẻ em

Tùy theo tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh mà viêm amidan ở trẻ em có thể được chữa trị bằng nhiều cách khác nhau như:

1. Điều trị tại nhà

Các phương pháp điều trị tại nhà thường được áp dụng trong trường hợp viêm amidan ở trẻ em mới khởi phát và các triệu chứng còn nhẹ. Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện bệnh chứ không chữa trị được dứt điểm. Các bậc phụ huynh chỉ nên tham khảo để kết hợp với chung các phương pháp khác chứ không nên thay thế hoàn toàn.

  • Súc miệng bằng nước muối ấm

Chuẩn bị: Một ly nước ấm và một ít muối tinh

Cách thực hiện: Cho muối tinh vào ly nước ấm rồi dùng muỗng khuấy đều. Sau đó lấy cho trẻ súc miệng sau khi đánh răng. Thực hiện mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng khi mới ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ để đạt được hiệu quả chữa viêm amidan cho trẻ em tốt nhất.

Viêm amidan ở trẻ em
Phụ huynh có thể cho trẻ súc miệng với nước muối ấm vào buổi sáng lúc mời dậy và buổi tối trước khi đi ngủ để cải thiện tình trạng viêm amidan
  • Uống nước chanh tươi với mật ong

Chuẩn bị: 1 muỗng nước cốt chanh và 2 muỗng mật ong

Cách thực hiện: Cho nước cốt chanh và mật ong vào ly. Dùng muỗng khuấy đều hỗn hợp để chúng hòa tan với nhau rồi cho trẻ uống. Thực hiện 2 lần/ngày thì sau vài ngày các triệu chứng viêm amidan sẽ thuyên giảm đáng kể.

  • Uống trà bạc hà với mật ong

Chuẩn bị: Một vài lá bạc hà tươi, 1/2 muỗng mật ong nguyên chất và 150ml nước lọc

Cách thực hiện: Lá bạc hà đem đi rửa sạch với nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất và diệt khuẩn. Sau đó vớt ra, để ráo rồi cho vào đun sôi cùng với 150ml nước đã chuẩn bị. Khi hoạt chất trong lá bạc hà đã tan ra hết thì tắt bếp, cho mật ong vào khuấy đều rồi cho trẻ uống lúc còn ấm. Áp dụng đều đặn mỗi ngày để viêm amidan nhanh chóng được đẩy lùi.

  • Ăn quất hấp với đường phèn

Chuẩn bị: Một vài quả quất và một ít đường phèn

Cách thực hiện: Quất sau khi rửa sạch thì đem cắt đôi ra và loại bỏ hạt. Sau đó cho vào chén cùng với một lượng đường phèn vừa đủ rồi đem đi hấp cách thủy. Chờ đến khi hoạt chất của quất và đường phèn ra hết thì lấy ra và cho trẻ ăn. Dùng mỗi ngày 2 lần đến khi trẻ hết amidan thì ngưng.

  • Uống trà gừng cùng với mật ong

Chuẩn bị: Vài lát gừng tươi, vài lá trà xanh, một chút mật ong nguyên chất và 150ml nước lọc

Cách thực hiện: Đun sôi phần nước lọc đã chuẩn bị rồi cho vào đó vài lá trà xanh. Tiếp đến cho gừng vào và nấu sôi thêm vài phút. Sau đó, tắt bếp và cho một chút mật ong vào để tăng thêm hương vị. Dùng muỗng khuấy đều lên và cho trẻ uống như vậy 2 lần/ngày để cải thiện viêm amidan.

2. Sử dụng thuốc tây

Sử dụng thuốc tây là một trong những cách điều trị viêm amidan cho hiệu quả nhanh chóng và khá an toàn. Tuy nhiên, phụ huynh chỉ nên sử dụng cho trẻ khi được kê đơn hoặc có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý dùng tại nhà vì nếu dùng sai liều lượng sẽ gây các tác dụng phụ không mong muốn, khiến bệnh tình chuyển biến ngày càng nặng thêm.

Viêm amidan ở trẻ em
Chữa viêm amidan ở trẻ em bằng thuốc tây chỉ được áp dụng khi được kê đơn hoặc có sự cho phép của bác sĩ

Một số loại thuốc tây thường được bác sĩ chỉ định dùng chữa viêm amidan ở trẻ em là:

  • Thuốc Acetaminophen: Được sử dụng khi trẻ bị viêm amidan có kèm theo các triệu chứng sốt. Khi dung nạp vào cơ thể nó có tác dụng giảm đau, hạ sốt hiệu quả.
  • Thuốc kháng sinh (Penicillin): Thường được dùng trong trường hợp trẻ bị viêm amidan do liên cầu khuẩn hoặc vi khuẩn gây ra. Thuốc kháng sinh gồm hai dạng là uống và tiêm.
  • Thuốc kháng viêm không Steroid: Có tác dụng giảm sưng đau, ức chế phản ứng viêm amidan và giảm sốt nhanh.

3. Phẫu thuật cắt bỏ amidan

Phẫu thuật cắt bỏ amidan thường được bác sĩ chỉ định thực hiện khi trẻ bị tái phát bệnh quá nhiều lần trong năm (từ 5 lần trở lên) kèm theo dịch mủ và sốt cao . Hoặc khi các dấu hiệu viêm amidan ngày càng chuyển biến nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm như khó thở, suy tim, tiểu ra máu,…

Viêm amidan ở trẻ em
Phẫu thuật cắt bỏ amidan thường được bác sĩ chỉ định thực hiện khi trẻ bị tái phát bệnh quá nhiều lần trong năm (kèm theo dịch mủ và sốt) hoặc khi cơ thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm

Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp được các chuyên gia khuyến khích vì amidan là cơ quan bảo vệ tốt nhất cho hệ miễn dịch. Việc cắt bỏ nó có thể khiến cho hệ thống phòng vệ của cơ thể bị suy yếu và dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây hại hơn. Chính vì vậy, phẫu thuật cắt bỏ viêm amidan của trẻ chỉ nên áp dụng khi thật sự cần thiết.

Cách phòng ngừa viêm amidan ở trẻ em hiệu quả

Viêm amidan ở trẻ em rất dễ xuất hiện hoặc tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Để phòng ngừa ngừa bệnh hiệu quả, các bậc cha mẹ có thể thực hiện những cách sau đây:

  • Chăm sóc răng miệng trẻ đúng cách bằng việc đánh răng trước khi đi ngủ và sau khi ăn. Có thể kết hợp thêm súc miệng bằng nước muối pha loãng để nâng cao hiệu quả phòng ngừa.
  • Luôn vệ sinh sạch sẽ cơ thể trẻ, nhất là sau khi vui chơi và tiếp xúc với bụi bẩn. Điều này sẽ hạn chế tối đa việc trẻ mang các mầm bệnh vào người.
  • Khi thời tiết thay đổi bất thường từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại thì phải có biện pháp cân bằng lại nhiệt độ cơ thể trẻ. Đó có thể là cho trẻ mặc thêm áo ấm khi trời lạnh, điều chỉnh lại máy điều hòa trong phòng cho phù hợp nhiệt độ với trẻ,…
  • Giữ cho trẻ tránh xa các khu vực nhiều khói bụi, trường hợp bắt buộc thì phải đeo khẩu trang, diệt khuẩn bằng cách rửa tay với xà phòng trước khi ra đường và sau khi về.
  • Bổ sung cho cơ thể trẻ nhiều nước và các vitamin cần thiết để làm dịu cổ họng, cải thiện hệ miễn dịch để chống lại bệnh tật hiệu quả hơn. Tránh ăn những thực phẩm cay, cứng, khô hoặc đông lạnh vì chúng dễ gây tổn thương amidan.
  • Rèn luyện cho trẻ thói quen luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và giúp cơ thể đủ mạnh để chống lại sự xâm nhập của tác nhân gây hại vào trong người.

Trên đây là tất cả những thông tin về viêm amidan ở trẻ em cũng như là cách chữa trị, phòng ngừa hiệu quả nhất. Hi vọng sẽ giúp ích được cho các bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc con em mình tại nhà. Chúc cho các bé luôn khỏe mạnh và vui vẻ!

Cùng chuyên mục

Chữa viêm amidan bằng 9 loại lá cây dễ kiếm rẻ tiền

Chữa viêm amidan bằng lá cây ngày càng được nhiều người tin tưởng và lựa chọn sử dụng bởi sự an toàn và hiệu quả mà nó mang lại. Chỉ...

Cách bấm huyệt chữa viêm amidan tại nhà [Hướng dẫn A-Z]

Cách bấm huyệt chữa viêm amidan tại nhà [Hướng dẫn A-Z]

Bấm huyệt chữa viêm amidan tại nhà là phương pháp trị liệu từ Y học cổ truyền. Ưu điểm của liệu pháp này là an toàn, hạn chế tình trạng...

Thuốc kháng sinh chữa viêm amidan – Không nên lạm dụng

Trong điều trị viêm amidan người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để loại bỏ và ngăn chặn các vi khuẩn có hại sinh sản và lây...

Viêm amidan hốc mủ bã đậu: Bệnh nguy hiểm gây nhiều biến chứng

Viêm amidan hốc mủ bã đậu không chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn trong ăn uống mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như...

Chữa viêm amidan bằng mật ong và cách thực hiện đúng nhất

Chữa viêm amidan bằng mật ong và cách thực hiện đúng nhất

Chữa viêm amidan bằng mật ong là một trong những cách chăm sóc tại nhà được áp dụng rộng rãi. Các hoạt chất có trong mật ong giúp kháng khuẩn,...

Viêm Amidan có nên ngậm nước muối? [Bác sĩ giải đáp]

Viêm Amidan có nên ngậm nước muối không là câu hỏi của rất nhiều người. Trong muối có tính sát khuẩn cao nên có thể làm giảm các triệu chứng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn