Viêm amidan hốc mủ bã đậu: Bệnh nguy hiểm gây nhiều biến chứng
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Viêm amidan hốc mủ bã đậu không chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn trong ăn uống mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như viêm tai giữa, viêm cầu thận cấp hay viêm cơ tim. Tình trạng này nếu điều trị quá muộn sẽ phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ amidan và có thể làm hệ miễn dịch của người bệnh suy giảm. Vì vậy cần sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm này.
Viêm amidan hốc mủ bã đậu là gì?
Amidan là tổ chức hạch bạch huyết lympho nằm ngay ngã ba vòm họng có vai trò sản sinh các kháng thể để ngằn ngừa không cho các dị nguyên xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Tuy nhiên do cấu tạo nhiều hốc, ngăn của amidan đã tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập và trú ngụ lại. Khi số lượng các vi khuẩn sản sinh quá mức sẽ làm viêm nhiễm một số hốc amidan khiến cơ quan này bị sưng nề gây bệnh viêm amidan.
Vi khuẩn trú ngụ trong các hốc, ngăn tại amidan và tạo ra những khối mủ, lâu ngày vón cục thành kén và bám sát vào các vùng amidan bị viêm.Trong quá trình ăn uống, sự ma sát của thức ăn vào các khu vực này khiến các kén mủ bung ra ngoài thành họng thành những hạt có dạng tròn, màu trắng, xanh và khiến miệng có mùi hôi khó chịu. Đây chính là tình trạng viêm amidan hốc mủ bã đậu và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.
Các triệu chứng kèm theo của viêm amidan hôc mủ bã đậu bao gồm
- Khàn tiếng do amidan sưng phù làm chèn thanh quản
- Đau họng có đờm, đờm có màu trắng đục hoặc xanh
- Lưỡi bẩn, có đốm trắng
- Ho nhiều, ngứa rát họng, có cảm giác nghẹn vướng ở cổ do amidan sưng tấy.
- Có thể sốt hoặc không, sốt cao lên tới 39, 40 độ nhưng rất khó khạc nhổ.
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu.
- Đôi khi trong lúc ho hay hắt hơi có thể khạc ra những hạt nhỏ màu trắng xanh như hạt tấm, có mùi rất hôi…
- Cơn đau hai bên hàm có thể kéo lên đau nhức đầu khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi.
Các triệu chứng này diễn ra thường xuyên khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi. Chưa kể hơi thở có mùi còn khiến người bị viêm amidan hốc mủ mất tự tin khi giao tiếp làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của mỗi người bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan hốc mủ bã đậu
Nguyên nhân chính gây viêm amidan hốc mủ bã đậu chính là do việc điều trị viêm amidan chưa dứt điểm khiến bệnh tái phát nhiều lần dẫn tới mãn tính và viêm nhiễm nhiều hơn. Đặc biệt sự xâm nhập của các virus Epstein-barr, Herpes simplex virus, Parainfluenza viruses, Enteroviruses, Influenza virus Adenovirus, Rhinovirus… hay các vi khuẩn thuộc nhóm khuẩn cầu thận, tụ cầu khuẩn tan huyết nhóm A, yếm khí…khiến cho tình trạng viêm nhiễm trầm trọng hơn gây mủ ở các hốc amidan.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân sau cũng gây nên bệnh viêm amidan chuyển biến sang mãn tính thành viêm amidan hốc mủ. Bao gồm
- Cấu tạo của amidan: Đặc trưng của amidan là có nhiều hốc, ngăn. Khi ăn, các thức ăn có thể bám víu tại đây không được làm sạch lâu dần thành các vi khuẩn có hại dần mình thành mủ viêm. Sự cọ xát của các thức ăn tại các khu vực amidan tổn thương càng làm tình trạng viêm nhiễm nặng hơn và gây ra amidan hốc mủ bã đậu. Chính những hốc, ngăn trong amidan đã tạo điều kiện để các vi khuẩn, virus trú ngụ lại và gây bệnh.
- Sự thay thổi thời tiết: Sự thay đổi đột ngột của thời tiết khiến cơ thể không kịp thích ứng, đặc biệt với những người có hệ miễn dịch yếu và tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh phát triển. Viêm amidan hốc mủ bã đậu đặc biệt phát triển mạnh khi thời điểm giao mùa, nhất là những hơm trời lạnh.
- Môi trường ô nhiễm: khói bụi, ô nhiễm, hay hóa chất từ các khu công nghiệp đều là nguyên nhân gây viêm nhiễm hệ hô hấp rồi xâm nhập và trú ngụ tại amidan gây bệnh. Đặc biệt đây là các tác nhân khiến các vi khuẩn, virus có hại sinh sản nhân chóng khiến tế bào miễn dịch lympho không đủ sức chống lại và gây viêm nhiễm nặng.
- Vệ sinh răng miệng kém: Không đánh răng hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến các vi khuẩn, virus không được tiêu diệt sạch sẽ kết hợp với các thức ăn, đồ uống mắc còn vướng tại amidan tạo thành mủ trong các hốc amidan.
- Thói quen ăn uống, sinh hoạt kém: Những người thường xuyên dùng đồ lạnh, nước đá, nước ngọt có ga, chất kích thích, đồ uống có cồn, hay hút thuốc lá vi khuẩn phát triển mạnh hơn và gây mủ tại viêm amidan.
Các biến chứng của viêm amidan hốc mủ
Sự viêm nhiễm của amidan khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong ăn uống, cổ họng đau nhức kéo lên đầu vô cùng mệt mỏi. Đồng thời hơi thở có mùi gây mất tự tin khi giao tiếp, làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sống và tinh thần của người bệnh trầm trọng. Tình trạng bệnh kéo dài nếu không điều trị kịp thời còn có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác ảnh hưởng trực tiếp đến tình mạng người bệnh.
Các biến chứng của viêm amidan hốc mủ bao gồm
- Biến chứng tại chỗ: Viêm amidan hốc mủ bã đậu có thể dẫn đến áp xe vùng amidan, cơ quan amidan bị nhiễm khuẩn nặng, sưng viêm gây đau nhức khó chịu cho người bệnh.
- Biến chứng kề cận: Các vi khuẩn có hại tại amidan có thể lây lan và gây bệnh cho các cơ quan lân cận như các bệnh về răng miệng, viêm tai giữa, viêm họng hay viêm xoang.
- Biến chứng toàn thân: Amidan hốc mủ bã đậu biến chứng nặng nếu không được điều trị nhanh chóng có thể gây nhiễm khuẩn vào máu. Người bệnh có nguy cơ cao mắc các biến chứng nặng nề như viêm cầu thận cấp, viêm cơ tim có thể dẫn đến tử vong.
Các biến chứng mà viêm amidan hốc mủ gây ra vô cùng nguy hiểm, vì thế người bệnh cần sớm đi điều trị dứt điểm tránh không bệnh tái phát sẽ gây ra các triệu chứng trầm trọng hơn.
Điều trị viêm amidan hốc mủ
Điều trị viêm amidan hốc mủ cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ bệnh để bác sĩ có thể đưa ra một phác đồ điều trị phù hợp. Bệnh nhân sẽ phải dùng thuốc Tây để loại bỏ các vi khuẩn, làm lành các vùng viêm nhiễm tại amidan. Trong một số trường hợp nặng nề hơn bệnh nhân có thể bị yêu cầu cắt bỏ amidan để ngừa ngừa bệnh lây nhiễm rộng.
Dùng thuốc Tây Y
Dùng thuốc Tây là một trong những phương pháp điều trị viêm amidan hốc mủ bã đậu chủ yếu nếu tình trạng bệnh chưa chuyển biến quá nặng. Hiệu quả trong điều trị bằng thuốc Tây cũng rất nhanh chóng giúp người bệnh ức chế được sự phát triển của các vi khuẩn, virus và hạn chế tình trạng bệnh lây nhiễm nặng nề hơn hiệu quả.
Các loại thuốc Tây thường được chỉ định trong điều trị viêm amidan hốc mủ bã đậu bao gồm
- Thuốc kháng sinh: Hầu hết các bệnh viêm nhiễm đều được chỉ định kháng sinh nhằm ức chế sự hoạt động của các vi khuẩn gây bệnh cũng như không cho chúng lây lan sang các cơ quan khác. Các loại kháng sinh thường được chỉ định như Augmentin, Amoxicillin… Một số trường hợp bị viêm amidan hốc mủ bã đậu do liên cầu khuẩn sẽ được chỉ định dùng kháng sinh Penicillin G trong vòng 2 tuần.
- Thuốc giảm đau, chống viêm: Người bị viêm amidan hốc mủ bã đậu luôn đi kèm với những cơn đau rát họng cùng với việc amidan sưng viêm phù nề khó chịu. Việc dùng một số loại thuốc giảm đau chống viêm như Oropivalone, Alphachymotrypcin 4,2mg sẽ giúp làm giảm tình trạng ngày đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả.
- Thuốc hạ sốt: Sự viêm nhiễm nặng nề ở vùng họng không chỉ kéo theo các cơn đau nhức từ họng lên tới đầu mà còn khiến người bệnh sốt khá cao. Việc dùng các loại thuốc như Ibuprofen, Paracetamol, Efferalgan, Hapacol sẽ giúp hạ sốt giảm đau và an toàn cho mọi người bệnh.
- Thuốc giảm xung huyết, giảm phù nề: Sự sưng to quá mức của amidan có thể gây ra khó thở, khàn tiếng, sốt cao vì vậy người bệnh có thể được chỉ định các loại thuốc giảm xung huyết, phù nề đề phòng ngừa các biến chứng khác. Một số loại thuốc thường được chỉ định như men chống viêm Achoay, Amitase. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có được khuyên dùng thêm nước muối sinh lý hay bicacbonate để giảm nhẹ các triệu chứng này hơn.
- Một số loại thuốc khác: thuốc ho, thuốc giảm ngứa rát họng, kẹo ngậm, C sủi..
Việc dùng thuốc tuy cho hiệu quả nhanh nhưng thường được chỉ định trong thời gian ngắn vì các loại thuốc này dùng nhiều đều không tốt cho cơ thể. Người bệnh cần thực hiện theo đúng chỉ định được bác sĩ đưa ra để có thể hỗ trợ điều trị dứt điểm tình trạng này tránh để bệnh có nguy cơ tái phát và gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn.
Bên cạnh đó, cần uống thuốc đúng liều, đúng lượng được bác sĩ kê đơn. Không kết thúc thuốc sớm ngay khi vừa thấy các dấu hiệu bệnh thuyên giảm vì sẽ khiến các vi khuẩn chưa được tiêu diệt hết và tái phát. Dùng thuốc lại nhiều lần sẽ gây ra tình trạng lờn thuốc, phải tăng liều trong lần dùng sau, điều này không hề tốt cho sức khỏe chút nào. Dùng thuốc không đều, bữa uống bữa không cũng sẽ gây ra tình trạng tương tự.
Trong khi đó tự ý tăng liều thuốc lên có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm cho người bệnh. Tốt nhất hãy làm theo những chỉ định của bác sĩ chuyên môn để có được kết quả điều trị hiệu quả nhất.
Phẫu thuật cắt bỏ amidan
Một số trường hợp viêm nhiễm đã quá nặng, kích thước quá lớn làm chèn đường thở cũng như gây ra các biến chứng xa nguy hiểm thì cần phải cắt bỏ amidan, giải quyết các bệnh nền thì mới có thể điều trị các bệnh khác được. Việc có cắt bỏ amidan hay không phu thuốc vào sự thăm khám và chẩn đoán từ bác sĩ.
Các trường hợp thường được chỉ định cắt bỏ amidan bao gồm
- Viêm amidan mãn tính kéo dài, tái phát nhiều lần trong năm, các viêm nhiễm từ amidan có thể lây lan gây nhiễm trùng máu và gây ra các biến chứng như tiểu ra máu, suy tim, hở van tim,…
- Amidan sưng to, phù nề chèn ép thanh quản, khí quản làm người bệnh mất tiếng, khó thở, ăn uống khó khăn khiến người bệnh suy giảm sức khỏe nghiêm trọng.
- Viêm amidan hốc mủ bã đậu gây các biến chứng cho các cơ quan lân cận như áp xe quanh amidan, viêm tai giữa, nổi hạch ở cổ.
Việc cắt bỏ amidan hầu hết chỉ được chỉ định khi tình trạng viêm nhiễm đã quá nặng. Amidan đóng vai trò khá quan trọng cho hệ hô hấp, vì thế cắt bỏ cơ quan này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh như hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể dễ mắc các bệnh về hô hấp hơn. Ngoài ra trong quá trình phẫu thuật người bệnh cũng mất một lượng máu lớn do đây là dạng u xơ dinh, đặc biệt với các bệnh nhân bị mắc các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch thì càng nên cẩn trọng hơn.
Điều trị viêm amidan hốc mủ bã đậu tại nhà
Việc dùng thuốc Tây có thể gây ra tình trạng nóng trong, đau dạ dày cho người bệnh nếu người bệnh không kết hợp với việc ăn uống và bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Cần phải kết hợp với các bài thuốc tại nhà để đẩy nhanh quá trình điều trị cũng như hỗ trợ các chức năng của cơ thể vẫn đảm bảo ổn định trong khi dùng các loại thuốc Tây. Người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc sau đây để giúp việc điều trị viêm amidan hốc mủ bã đậu hiệu quả hơn.
Dùng nước súc miệng hằng ngày
Khi vẫn còn vi khuẩn trong khoang miệng thì có nghĩa là vẫn có các vi khuẩn trú ngụ và gây bệnh tại amidan. Vì vậy người bệnh nên tăng cường làm sạch khoang miệng bằng cách đánh răng và dùng các loại nước súc miệng. Người bệnh có thể dùng các loại nước súc miệng đóng chai có bán sẵn tại các hiệu thuốc để dùng hằng ngày rất tiện lợi.
Hoặc đơn giản hơn, người bệnh có thể dùng nước muối sinh lý để súc miệng cũng cho hiệu quả tốt không kém. Muối có tính sát khuẩn khá cao sẽ giúp tiêu diệt các ổ vi khuân đang trú ngụ trong khoang miệng và amidan. Ngoài ra, nếu pha nước muối cho thêm một chút chanh cũng đem đến một dung dịch súc miệng có tính kháng khuẩn chống viêm cực kỳ tốt.
Nếu là nước súc miệng tự làm người bệnh nên dùng nước ấm, ngậm trong họng khoảng 3-5 phút trước khi nhổ ra ngoài để đêm đến hiệu quả sát khuẩn tốt nhất cũng như loại bỏ mùi hôi miệng khó chịu. Súc miệng đều đặn ngày 2-3 lần sẽ đem đến quả tuyệt vời trong điều trị viêm amidan hốc mủ bã đậu. Duy trì thói quen dùng nước súc miệng hằng ngày cũng giúp ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp hiệu quả.
Sử dụng nghệ vàng
Trong nghệ vàng có hàm lượng curcumin rất lớn, đây là một chất được chứng minh với khả năng kháng khuẩn cực kỳ cao. Uống mỗi ngày một cốc nước nghệ pha mật ong sẽ giúp làm dịu cổ họng, kháng khuẩn, chống viêm nhiễm cho amidan cực kỳ tốt. Lưu ý là nên pha tinh bột nghệ cùng nước ấm và mật ong để có hiệu quả tốt nhất. Nếu không có tinh bột nghệ thì người bệnh có thể dùng trực tiếp nghệ tươi bằng cách giá nát nghệ rồi hấp cách thủy cùng mật ong ăn mỗi ngày.
Người bệnh viêm amidan hốc mủ bã đậu gặp khó khăn trong ăn uống nên sức khỏe có phần suy yếu hơn hẳn. Thay vì dùng mật ong và nước ấm thì người bệnh còn có thể pha nghệ với sữa ấm uống cũng cho kết quả điều trị rất tốt đồng thời lại có thể bổ sung dinh dưỡng bị thiếu hụt cho bệnh nhân giúp tăng sức đề kháng.
Dùng trà thảo mộc
Các loại trà thảo mộc làm từ gừng, cúc hay bạc hà đa phần đều có khả năng kháng khuẩn chống viêm cực tốt sẽ giúp ức chế sự sinh sản và lây lan các vi khuẩn trong cổ họng. Ngoài ra, các loại trà này còn có tác dụng làm dịu cổ họng, an thần và giảm các cơn đau nhức đầu nhanh chóng.
Các làm các loại trà này cũng khá đơn giản và hầu như ai cũng có thể làm tại nhà. Nếu không có trà túi lọc thì bạn chỉ cần hãm vài hát gừng hay vài lá bạc hà trong nước sôi 3-5 ngày là đã có ngay một ly trà nóng thơm phức giúp làm giảm các cơn đau nhức cổ họng hiệu quả.
Chăm sóc và phòng tránh viêm amidan hốc mủ bã đậu
Để không gặp phải các biến chứng nguy hiểm của viêm amidan hốc mủ bã đậu thì cách tốt nhất bạn nên ngăn chặn và phóng tránh mắc bệnh này ngay từ đầu. Đây là một bệnh lý liên quan đến đường hô hấp nên chỉ cần chú ý thay đổi một chút trong đời sống hằng ngày bạn hoàn toàn có thể bảo vệ bản thân không mắc phải viêm amidan cùng các biến chứng của nó.
Ngoài ra với những người đã mắc bệnh và đang điều trị viêm amidan hốc mủ bã đậu cũng cần chú ý các vấn đề sau đây để ngăn chặn bệnh có thể tái phát trở lại và trầm trọng hơn. Các biện pháp trong chăm sóc và phòng tránh viêm amidan hốc mủ bã đậu bao gồm:
- Đánh răng sạch sẽ mỗi ngày kết hợp với việc súc miệng để đảm bảo loại bỏ hết các vi khuẩn, ngăn ngừa các bệnh về răng miệng và hô hấp hiệu quả.
- Giữ ấm cơ thể khi ra ngoài, nhất là các giai đoạn chuyển mùa.
- Đeo khẩu trang trước khi ra ngoài để tránh bị các dị nguyên xâm nhập hay mắc các bệnh về đường hô hấp thông qua lây nhiễm chéo.
- Hạn chế ăn các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, nóng, đồ đá lạnh. Đây đều là các món ăn có thể gây ảnh hưởng đến amidan và tạo nguy cơ gây viêm nhiễm tại cơ quan này.
- Tăng cường bổ sung đạm, vitamin cùng các khoáng chất và vitamin cho cơ thể thông qua các thực phẩm như rau xanh, trái cây, sữa, thịt nạc cùng một số thực phẩm chứa nhiều chất kẽm..
- Tập thể dục thể thao hằng ngày để nâng cao sức đề kháng sẽ giúp ngăn ngừa các loại bệnh hiệu quả.
- Uống từ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày, có thể thay thế bằng các loại nước trái cây hay nước ép rau củ chứa nhiều vitamin và chất xơ.
- Thay đổi một lối sống khoa học lành mạnh tích cực, ngủ đủ 7 tiếng mỗi ngày, không dùng các loại chất kích thích có hại.
- Đi khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh.
Điều trị viêm amidan hốc mủ bã đậu cần phải có thời gian dài để có thể hoàn toàn trị dứt điểm bệnh. Càng sớm phát hiện bệnh thì việc điều trị bệnh sẽ càng nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!