Viêm amidan có lây không? Nhận định từ chuyên gia
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Viêm amidan là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nặng nề như suy hô hấp, viêm cầu thận, viêm khớp. “Viêm amidan có lây không?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Theo nhận định từ chuyên gia, cơ chế lây lan của bệnh viêm amidan còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau.
Viêm amidan có lây không? Nhận định từ chuyên gia
Amidan bao gồm các tế bào lympho ở dưới niêm mạc và ở hai bên thành họng. Những tế bào này được tổ chức thành từng khối nhỏ với nhiệm vụ chính là bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác nhân xâm nhập đường hô hấp gây bệnh.
Khi cơ thể bị virus, vi khuẩn tấn công, lúc này tế bào lympho sẽ sản sinh các kháng thể với mục đích tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Trường hợp số lượng virus, vi khuẩn tấn công quá nhiều, dẫn đến amidan làm việc quá sức. Từ đó làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, đau nhức, sưng đỏ.
Amidan được xem là cơ quan quan trọng, là lá chắn bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp. Đây cũng là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với thức ăn và nước uống trước khi xuống dạ dày, do đó vi khuẩn có sẵn trong thức ăn có thể tấn công vào tế bào lympho.
Ngoài ra, hoạt động hít thở sẽ đưa không khí chứa vi khuẩn, virus tiếp xúc với amidan. Những người có sức đề kháng tốt, lúc này amidan cũng sẽ hoạt động tốt hơn, sản sinh ra các kháng thể giúp tiêu trừ các vi khuẩn, virus gây bệnh.
Tuy nhiên, một số trường hợp sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy giảm sẽ tạo điều kiện để các tác nhân gây bệnh tấn công, khi đó amidan phải hoạt động mạnh dẫn đến sưng viêm, đau rát.
Viêm amidan là một trong những bệnh lý về đường hô hấp thường gặp. Tuy nhiên, đây là căn bệnh nội sinh, không gây ra bởi loại virus hay vi khuẩn chuyên biệt. Chính vì thế, theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành, viêm amidan không có khả năng lây từ người bệnh sang người bình thường.
Về bản chất bệnh viêm amidan không lây lan, nhưng các chủng virus, vi khuẩn gây viêm phế quản, bệnh ho, viêm họng,…từ người bệnh có thể lây sang cho người khỏe mạnh. Khi đó, amidan của người khỏe mạnh có thể bị sưng viêm do làm việc quá sức.
Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu đau họng, vướng khi nuốt, ho hoặc nghi ngờ mắc bệnh viêm amidan, lúc này bạn nên chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Thông thường, để kiểm các triệu chứng bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các loại thuốc kháng sinh, nhóm thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau và thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà đúng cách.
Đối với các trường hợp có các triệu chứng viêm amidan tiến triển nghiêm trọng, tái đi tái lại nhiều lần, amidan có khả năng hình thành các biến chứng nguy hiểm. Lúc này bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ amidan. Bệnh nhân sẽ được tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát, tình trạng bệnh lý trước khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ amidan.
Cách phòng ngừa amidan hiệu quả
Viêm amidan là bệnh lý có thể khởi phát ở bất kỳ mọi đối tượng, độ tuổi nào. Các triệu chứng viêm amidan thường kéo dài dai dẳng và có xu hướng tái phát nhiều lần khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, sau điều trị, người bệnh cần duy trì thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tái phát lâu dài.
Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa viêm amidan được áp dụng phổ biến:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung các nhóm thực phẩm giàu chất xơ và vitamin C, E, A,…Sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ làm lành các tế bào amidan bị tổn thương. Nhóm thịt, cá, hải sản,…bổ sung chất sắt, đạm, photpho tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Bổ sung lượng nước cần thiết mỗi ngày, thói quen này không chỉ giúp bù nước mà còn thúc đẩy thận loại bỏ các độc tố trong cơ thể, giúp các cơ quan hoạt động tốt hơn, bao gồm amidan.
- Bên cạnh các nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe và amidan thì bạn cũng cần kiêng các thực phẩm như các món chứa nhiều dầu mỡ, chiên xào, món nướng, thức ăn cay nóng, nước ngọt có gas, thức ăn lề đường, nước đá lạnh,…
- Thiết lập chế độ sinh hoạt, lối sống lành mạnh, duy trì luyện tập thể dục, thể thao mỗi ngày giúp nâng cao thể trạng, tăng cường hệ miễn dịch. Khi đó, amidan cũng sẽ trở nên khỏe hơn, chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả.
- Tránh để căng thẳng thần kinh, áp lực, tránh xa các tác nhân có nguy cơ gây bệnh như khói thuốc lá, khói bụi ô nhiễm, môi trường đang diễn ra dịch bệnh,…
Thông tin bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “ Viêm amidan có lây không?”. Bệnh lý không có khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người bình thường. Tuy nhiên, các vi khuẩn, virus gây các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, ho, viêm phế quản,…có thể lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh, lúc này amidan có nguy cơ bị sưng viêm do hoạt động quá sức. Do đó, bạn cần có các biện pháp phòng ngừa, chăm sóc và chủ động trong việc điều trị để bảo vệ bản thân cũng như mọi người xung quanh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!