Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không? [Giải đáp]

10+ cách trị viêm amidan dân gian tại nhà từ thảo dược chọn lọc

Trẻ bị viêm amidan có mủ: Cách chăm sóc và điều trị tại nhà

Cách chữa viêm amidan cho bà bầu an toàn không dùng thuốc

5 Cách chữa viêm amidan bằng rau diếp cá an toàn cho mọi người

Viêm amidan hốc mủ kiêng ăn gì để tránh bệnh trở nặng?

Viêm Amidan có nên ngậm nước muối? [Bác sĩ giải đáp]

Viêm amidan sốt mấy ngày khỏi? Làm sao hạ sốt nhanh?

Chữa viêm amidan bằng mật ong và cách thực hiện đúng nhất

Viêm amidan hốc mủ bã đậu: Bệnh nguy hiểm gây nhiều biến chứng

Viêm Amidan: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Hình ảnh, Cách điều trị

Viêm Amidan là một dạng bệnh hô hấp phổ biến hiện nay thường kèm theo các triệu chứng như hơi thở có mùi, nóng rát họng, tức ngực khi nuốt. Viêm Amidan nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm khớp, viêm tai giữa hay viêm cầu thận. Vì vậy người bệnh cần dựa trên các biểu hiện bên ngoài để sớm phát hiện và điều trị nhanh chóng nhất.

Viêm Amidan là bệnh gì?

Amidan là tổ chức các tế bào lympho lớn nhất của cơ thể (còn gọi là hạch bạch huyết) có hình o voan màu hồng nằm phía dưới niêm mạc hầu và hai bên thành họng. Tổ chức này có vai trò tiết ra các kháng thể và các lympho bào để chống lại các các tác nhân gây bệnh, duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh cho cơ thể.

viêm amidan
Viêm amidan là tình trạng các tế bào lympho bị viêm nhiễm gây sưng tấy, đau rát

Tình trạng biểu mô phủ của các tế bào Lympho bị nhiễm trùng, sưng tấy lên gây đau rát, khó nuốt có thể là do người bệnh đã bị viêm amidan. Bệnh này thường xuất hiện nhiều ở trẻ từ 4- 7 tuổi. Viêm amidan  có thể xảy ra ở 1 bên hoặc cả 2 bên thành họng. các diễn biến tiếp theo của bệnh sẽ theo theo các cấp độ cấp tính và mãn tính. Viêm Amidan mãn tính nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân viêm Amidan

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm amidan ở người bệnh. Việc chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh rất quan trọng vì phải biết chính xác nguyên nhân thì mới có thể đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp.

viêm amidan
Amidan là cơ quan nằm ngay cửa ngõ ra vào của phổi nên dễ bị tà khí xâm nhập và mắc bệnh hơn

Theo y học cổ truyền, họng là cánh cổng ra vào của phổi (phế), mà amidan lại nằm ngay tại đây nên rất dễ bị tà khí xâm nhập và gây bệnh. “Viêm amidan sinh ra do tạng phế mất điều hòa Phế hư làm uất kết nhiệt ở cổ họng, tân dịch bị đốt cháy, phế khí suy giảm sinh đờm” –  PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa – nguyên giảng viên Đại học Y dược TP.HCM  chia sẻ

Mặt khác, theo Tây y, viêm amidan do các nguyên nhân sau

  • Nhiễm khuẩn:  Các liên cầu tan huyết nhóm A, tụ cầu, khuẩn cầu thận, xoắn khuẩn, S.pneu hemophilus, các chủng ái khí và yếm khí có thể xâm nhập và gây viêm amidan
  • Nhiễm virus: Người bệnh bị nhiễm các loại virus cúm, virus sởi, ho gà hay Adenovirus, Rhinovirus (virus gây bệnh viêm phổi), Eppstein – barr ( virut gây bệnh herpes, bệnh bạch cầu)…
  • Tăng bạch huyết bất thường: Hạch bạch huyết có nhiệm vụ việc bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các mầm bệnh từ bên ngoài. Tuy nhiên sự phát triển bất thường của cơ quan này sẽ gây ra tăng bạch huyết biểu hiện qua việc amidan bị phù nề, viêm, cổ họng sưng lên.
  • Cấu trúc amidan bất thường: Tổ chức Lympho được cấu tạo bởi cấu trúc nhiều khe hốc, sự phát triển cấu trúc amidan bất thường có thể liên quan đến sự gia tăng hạch bạch huyết đã tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus trú ngụ và sinh sản gây ra sự viêm nhiễm trong cơ quan này.
  • Vệ sinh răng miệng kém sạch sẽ: Vệ sinh răng miệng là yếu tố cần thiết để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và cũng để hơi thở không có mùi. Tuy nhiên việc không đánh răng hoặc đánh răng không đúng cách có thể làm tổn thương răng miệng và tạo cơ hội để vi khuẩn sinh sôi và tấn công khoang miệng và amidan.
  • Yếu tố môi trường: Thường xuyên hít phải khói bụi, khói thuốc hay các chất độc hại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp, đặc biệt là là amidan và họng.
  • Một số nguyên nhân khác: Người bệnh ăn các thực phẩm thiếu vệ sinh, thường ăn uống đồ lạnh như  kem, nước đá, nước ngọt có ga. Sự thay đổi thường tiết bất thường đôi khi cũng có thể dẫn đến viêm amidan.

Dấu hiệu của viêm amidan

Viêm amidan có tiến triển theo hai bậc trước khi chuyển sang các biến chứng nguy hiểm là viêm amidan cấp tính và mãn tính. Các triệu chứng ban đầu của viêm amidan khá giống với viêm họng nên không ít người chủ quan nên thường dẫn đến mãn tính và phải điều trị bằng cách phẫu thuật.

viêm amidan
Người bị viêm amidan thường bị sốt cao trong khoảng 38- 40 độ

Dấu hiệu Viêm amidan cấp tính

Viêm amidan cấp tính thường xuất hiện phố biến nhất ở trẻ em trong độ tuổi từ 3- 15 tuổi trở lên với các triệu chứng điển hình như

  • Bắt đầu bằng cơn sốt khoảng 38 – 38 độ, người rét run
  • Có cảm giác khô rát trong cổ họng, nhất là vị trí hai bên thành họng ( vị trí của amidan)
  • Khi nuốt nước bọt có cảm giác đau và vướng
  • Có cảm giác cơn đau kéo lên tai, đặc biệt khi nuốt hay ho
  • Khó thở, thở khò khè, có thể sổ mũi nặng nên phải nói bằng giọng mũi, khi thở có tiếng ngáy to
  • Ho từng cơn kèm theo đau tức ngực, khàn tiếng, có thể khạc ra đờm nhầy.
  • Lưỡi trắng, sốt từng cơn
  • Người mệt mỏi, chán ăn, không muốn ăn

Các biểu hiện này thường đột ngột xuất hiện và biến mất sau đó vài ngày. Chính vì thế người thường không quá để ý và cho rằng đây chỉ là hiện tượng cảm sốt thông thường nên mới dẫn tới tình trạng viêm amidan mãn tính.

Dấu hiệu viêm amidan mãn tính

Các triệu chứng viêm amidan mãn tính khá rõ ràng và dễ nhận thấy sự nguy hiểm, tuy nhiên sẽ có một số khác biệt ở người lớn và trẻ em. Với người lớn, viêm amidan mãn tính là loại xơ chìm, khiến amidan bị teo nhỏ và tạo ra các ổ vi khuẩn có chứa mủ viêm khó phát hiện nên dễ bùng phát biến chứng. Trong khi đó, ở trẻ em khi bị viêm amidan mãn tính lại thuộc loại quá phát làm amidan bị sưng to nên rất dễ phát hiện.

viêm amidan
Người bị viêm amidan mãn tính có thể thấy rõ vùng amidan bị viêm đỏ, sưng tấy

Bên cạnh đó, các triệu chứng viêm amidan mãn tính xuất hiện chung ở cả người lớn và trẻ em là

  • Amidan viêm, đỏ, sưng tấy có thể nhìn thấy bằng mắt thường
  • Luôn có cảm giác ngứa rát, bị nghẹn trong họng khiến người người bệnh muốn khạc nhổ, có thể có đờm nhầy đặc khi khạc.
  • Hơi thở có mùi dù đánh răng thường xuyên do viêm amidan sinh mủ. Nếu không điều trị kịp thời đúng cách có thể gây viêm amidan hốc mủ.
  • Ho khan từng cơn đặc biệt vào buổi sáng khi mới ngủ dậy.
  • Giọng nói khàn do tình trạng viêm lan xuống khí quản.
  • Sốt cao trên 38 độ, cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống.

Hình ảnh về viêm amidan

Bạn có thể tham khảo một số hình ảnh viêm amidan  dưới đây. Viêm Amidan mãn tính có các biểu hiện và triệu chứng bất thường rất dễ nhân biết.

viêm amidan
Các vi khuẩn trú ngụ nhiều trong khoang họng cùng việc vệ sinh răng miệng không sạch khiến hơi thở của người viêm amidan có mùi.
viêm amidan
Amidan sưng đỏ có thể nhìn thấy rõ
viêm amidan
Phì đại amidan gây khó thở, khó nuốt, giọng nói bị khàn
viêm amidan
Sự khác biệt giữa cổ họng người bình thường và người bị viêm amidan

Viêm Amidan có nguy hiểm không?

Viêm amidan không gây nguy hiểm ngay tới tính mạng mà gây ra những tổn thương từ từ cho sức khỏe. Sự sưng tấy, phù nề của amidan khiến người bệnh luôn có cảm giác vướng nghẹn ở cổ họng, đau khi nuốt lan lên tai vô cùng mệt mỏi. Việc nuốt thức ăn gây đau khiến người bệnh không còn hứng thú trong ăn uống. Dinh dưỡng nạp vào không đủ làm bệnh nhân gầy đi nhanh chóng, cơ thể thiếu sức sống.

Viêm amidan
Những biến chứng của viêm amidan

Người bị viêm amidan còn kèm theo hơi thở có mùi hôi, giọng nói khàn, khó nghe làm mất tự tin khi giao tiếp. Không chỉ vậy nếu điều trị không kịp thời viêm amidan còn gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Biến chứng tại chỗ

Áp xe amidan là tình trạng viêm tấy, hóa mủ khu vực xung quanh amiđan , giữa amiđan và cả thành bên họng. Tình trạng này khiến cho người bệnh sốt cao liên tục, có thể lên tới 40 độ, kèm theo đau họng lan lên tai khi nuốt và đau nhức cả vùng góc hàm. Người bệnh mệt mỏi, giọng khàn, cổ họng khô ran,  nguy hiểm hơn có thể gây ra hiện tượng khít hàm.

Viêm tấy quanh amidan, viêm hoại tử cũng là các biến chứng do viêm amidan gây ra. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến ung thư amidan vô cùng nguy hiểm.

Biến chứng gần

Biến chứng của Viêm amidan còn có thể lan sang các cơ quan lân cận gây nên các bệnh như Viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm xoang, áp xe thành họng hay viêm tai giữa. Điều trị viêm amidan sẽ thêm phần khó khăn khi biến chứng theo các bệnh này. Người bệnh sẽ luôn bị cảm giác nghẹn ở họng, ho nhiều, khó thở, các thể khạc ra đờm máu, đau nhức tai hành hạ làm sức khỏe suy giảm nghiêm trọng.

Biến chứng xa

Viêm cầu thận gây sưng phù mặt, chân, hay Viêm khớp làm sưng đau khớp cổ tay, khớp gối lan sang cả ngón chân, ngón tay cũng có thể làm do viêm amidan gây ra. Thậm chí các triệu chứng này có thể lan lên cả viêm màng tim ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Tình trạng viêm amidan mãn tính kéo dài không điều trị chính là nguyên nhân gây ung thư amidan. Đây là bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao, hoặc nếu có điều trị được cũng rút ngắn tuổi thọ rất nhiều.

Như vậy có thể thấy rằng viêm amidan là bệnh vô cùng nguy hiểm, người bệnh cần sớm phát hiện và điều trị kịp thời để tránh gặp phải các biến chứng này.

Điều trị viêm amidan

Viêm amidan hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm và không để lại biến chứng nếu sớm phát hiện. Việc điều trị amidan cần phụ thuộc vào nguyên nhân, tình trạng bệnh và cơ địa của người bệnh. Vì vậy tốt nhất khi phát hiện các triệu chứng của viêm amidan bạn nên đến ngay các bệnh viện uy tín để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

viêm amidan
Việc dùng thuốc giúp hỗ trợ điều trị viêm amidan hiệu quả nhanh chóng hơn

Điều trị viêm amidan bằng thuốc

Với những trường hợp viêm amidan cấp tính mới khởi phát thì có thể sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc. Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh, người bệnh sẽ được chỉ định các loại thuốc khác nhau như

  • Thuốc kháng sinh: Dùng cho các bệnh nhân bị viêm amidan cho nhiễm khuẩn hoặc để loại bỏ các ổ vi khuẩn đang tồn tại trong các hốc tại amidan. Các loại thuốc thường được chỉ định như Nhóm kháng sinh Beta – lactam; kháng sinh nhóm penicillin (Pennicilin G,  amoxicillin) hay nhóm  macrolid.. Các loại thuốc này sẽ được sử trong vòng 10- 14 ngày
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Bệnh nhân bị viêm amidan thường bị sốt cao, kèm theo các cơn đau họng, đau tai cần dùng một số loại thuốc hạ sốt giảm đau để hỗ trợ giảm các triệu chứng này. Paracetamol là loại thuốc được dùng chính trong điều trị vì có độ an toàn cao hơn. Một số loại thuốc khác cũng được chỉ định bao gồm aspirin, ibuprofen. Tuy nhiên nhớ chú ý không dùng aspirin cho phụ nữ có thai hoặc trẻ em để tránh các biến chứng nguy hiểm.
  • Thuốc giảm xung huyết, phù nề: Dùng để giảm các triệu chứng sưng tấy của amidan, nhờ đó thông thoáng đường thở, giảm các giác bị vướng nơi cổ họng, dễ nuốt hơn. Các loại thuốc thường được chỉ định như me chống viêm A choay, Amitase
  • Thuốc kháng viêm: Ngăn chặn sự viêm nhiễm lây lan của các viên khuẩn khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Các loại thuốc thường được chỉ định như Oropivalone, Betadine, lysopaine
  • Thuốc dùng tại chỗ: Người bị viêm amidan sẽ được chỉ định dùng các loai nước súc họng để tăng khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt khác vi khuẩn có hại trong cổ họng. Các loại thuốc thường được chỉ địnhu như dung dịch NaCl 0.9%, nước muối sinh lý, một số loại thuốc  kháng viêm sát khuẩn như lysopaine, oropivalone, betadine…

Điều trị viêm amidan bằng thuốc Đông Y

Y học cổ truyền hướng tới việc điều trị viêm amidan bằng cách giải quyết các vấn đề căn nguyên bên trọng. Vì vậy để điều trị viêm amidan, Đông y sẽ giúp cơ thể cân bằng âm dương, phục hồi chính khí, nhờ đó tà khí bị triệt tiêu thì tình trạng viêm nhiễm cũng biến mất, amidan nhanh chóng trở về trạng thái bình thường.

viêm amidan
Dùng thuốc Đông Y giúp điều trị viêm amidan từ các vấn đề bên trong

So với thuốc Tây y thì thuốc Đông y có hiệu quả chậm hơn nhưng nó lại giúp  bồi bổ cơ thể từ bên trong, giúp cơ thể khỏe mạnh, hồi phục sức khỏe tận gốc cũng như tăng chức năng phòng chống bệnh tật hơn. Sử dụng các bài thuốc này cũng rất an toàn cho sức khỏe người bệnh.

Bài thuốc 1

  • Nguyên liệu: Ngưu hoàng tử, hoàng cầm mỗi thứ 12g; cát cánh mỗi thứ 10g; kim ngân hoa 16g, liên kiều 14g, bạc hà, , hoàng liên 8g.
  • Cách làm: Đem các nguyên liệu sắc với 6 bát nước, đun với nhỏ cho tới khi cạn còn một nửa thì tắt bếp. Chia thuốc ra uống ngày 3 lần sẽ thấy các triệu chứng sưng tấy do viêm amidan thuyên giảm nhanh chóng.

Bài thuốc 2

  • Nguyên liệu: Ngân hoa, huyền sâm mỗi thứ 15g; tang bì, bạc hà, kinh giới, thiên hoa phấn, sơn đậu căn , xích thược, ngưu bàng tử, bạch cương tàn mỗi thứ 10g, cam thảo 6g.
  • Cách làm: Đem các nguyên liệu sắc với 600ml nước, đợi cạn bớt rồi chắt lấy nước chia làm 4 lần uống trong ngày. Kiên trì dùng liên tục trong vòng 2 tháng sẽ đem đến công dụng tuyệt vời trong điều trị viêm amidan.

Điều trị viêm amidan tại nhà

Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cũng có thể tham khảo thêm một số phương pháp điều trị tại nhà nhằm hỗ trợ điều trị viêm amidan nhanh chóng và hiệu quả hơn. Các bài thuốc này đa phần đều tận dụng các loại thảo mộc thiên nhiên làm dịu cổ họng, đồng thời tăng tính kháng khuẩn, giảm sưng viêm vừa an toàn vừa hiệu nghiệm.

Các bài thuốc đơn giản bạn có thể thực hiện tại nhà như

  • Dùng mật ong: Pha 2 – 3 thìa mật ong với nước chanh tươi ngậm trực tiếp hoặc cho thêm một ít nước ấm uống mỗi ngày có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành các tổn thương vùng niêm mạc họng nhanh chóng.
  • Dùng rau diếp cá: Xay nhuyễn rau diếp cá lọc lấy nước uống, pha thêm chút mật ong hoặc nấu cùng nước vo gạo uống mỗi ngày sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng kháng lại khuẩn liên cầu nhóm A, đồng thời ức chế sự sinh sản và lây nhiễm các vi khuẩn có hại tồn tại trong khoang họng hay amidan.
  • Dùng lá húng chanh: Lá húng chanh đem cắt nhỏ rồi hấp cách thủy cùng mật ong hay đường phèn đều mang đến tác dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa viêm nhiễm tại niêm mạc họng.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý việc chăm sóc sức khỏe, nâng cao sức đề kháng để điều trị hiệu quả các triệu chứng do viêm amidan gây ra. Chăm sóc người này cần lưu ý những vấn đề sau

  • Súc miệng mỗi ngày bằng nước muối ấm hay nước muối sinh lý để sát khuẩn cổ họng, ngăn vừa các vi khuẩn lây nhiễm sang các cơ quan lân cận.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách
  • Giữ ấm vùng họng khi ra ngoài, tốt nhất nên đeo khẩu trang thường xuyên để tránh tiếp xác với các tác nhân có thể gây viêm nhiễm hoặc phòng tránh lây lan các bệnh về đường hô hấp khác.
  • Uống đủ nước mỗi ngày tránh làm cổ họng quá khô rát, có thể uống nước trái cây hoặc ước ép từ rau củ. Ưu tiên uống nước ấm, hạn chế uống nước đá lạnh, bia rượu.
  • Ăn các thứ ăn loãng, lỏng, vừa dễ tiêu hóa lại tốt cho cổ họng hơn. Không nên ăn các thực phẩm quá cứng hay đồ cay nóng trong quá trình điều trị.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn.

Phẫu thuật amidan

Với các tình trạng viêm amidan thể mãn tính tái phát nhiều lần sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt amidan để ngăn ngừa tình trạng lây lan và hình thành các ổ bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao tại đây.

viêm amidan
Phẫu thuật viêm amidan được chỉ định với các trường hợp viêm amidan mãn tính tái phát nhiều lần

Các trường hợp được chỉ định phẫu thuật amidan bao gồm

  • Viêm Amiđan mãn tính tái phát nhiều lần, thường là trên 5 lần trong một năm.
  • Viêm Amiđan mãn tính biến chứng nguy hiểm như sưng tấy, áp xe quanh amiđan, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, hay lây lan sang các cơ quan khác gây bệnh ở phổi như viêm phế quản, viêm phổi..
  • Viêm Amiđan mãn tính gây biến chứng xa có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe như viêm màng tim, ưng thư amidan.
  • Viêm Amiđan mãn tính sưng tấy phù nề gây tình trạng khó thở, khó nuốt, nói giọng mũi.

Tùy từng nguyên nhân và tiến triển của bệnh mà các bác sĩ sẽ chẩn đoán xem có nên phẫu thuật hay không.

Phòng chống viêm amidan

Viêm amidan chủ yếu là do các nguyên nhân liên quan đến vi khuẩn virus xâm nhập cùng các tác nhân bên ngoài, vì vậy việc bảo vệ tốt hệ hô hấp sẽ giúp bạn phòng tránh mắc viêm xoang tốt nhất.

viêm amidan
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp phòng chống viêm amidan hiệu quả

Các phương pháp phòng ngừa bệnh viêm amidan hiệu quả cho mọi lứa tuổi mà bạn cần chú ý

  • Vệ sinh răng miệng mỗi ngày đúng cách, có thể dùng các loại nước súc miệng hoặc nước NaCl 9% để sát khuẩn vùng miệng sạch sẽ hơn.
  • Giữ ấm vùng cổ họng và tay chân, đặc biệt khi trời lạnh.
  • Đeo khẩu trang trước khi ra đường để hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng hoặc các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp.
  • Hạn chế dùng các thực phẩm lạnh, nước đá, hay ở trong môi trường khô hanh quá nhiều.
  • Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh hơn.
  • Khi thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường về sức khỏe cần đi khám bác sĩ ngay lập tức để phát hiện và điều trị bệnh sớm hơn.
  • Khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm/ 1 lần để phát hiện các bệnh tiềm ẩn.

Viêm Amidam sẽ không quá nguy hiểm nếu người bệnh có thể phát hiện và điều trị bệnh sớm. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích về căn bệnh này

Cùng chuyên mục

Chữa viêm amidan bằng 9 loại lá cây dễ kiếm rẻ tiền

Chữa viêm amidan bằng lá cây ngày càng được nhiều người tin tưởng và lựa chọn sử dụng bởi sự an toàn và hiệu quả mà nó mang lại. Chỉ...

Cách bấm huyệt chữa viêm amidan tại nhà [Hướng dẫn A-Z]

Cách bấm huyệt chữa viêm amidan tại nhà [Hướng dẫn A-Z]

Bấm huyệt chữa viêm amidan tại nhà là phương pháp trị liệu từ Y học cổ truyền. Ưu điểm của liệu pháp này là an toàn, hạn chế tình trạng...

Thuốc kháng sinh chữa viêm amidan – Không nên lạm dụng

Trong điều trị viêm amidan người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để loại bỏ và ngăn chặn các vi khuẩn có hại sinh sản và lây...

Viêm amidan hốc mủ bã đậu: Bệnh nguy hiểm gây nhiều biến chứng

Viêm amidan hốc mủ bã đậu không chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn trong ăn uống mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như...

Chữa viêm amidan bằng mật ong và cách thực hiện đúng nhất

Chữa viêm amidan bằng mật ong và cách thực hiện đúng nhất

Chữa viêm amidan bằng mật ong là một trong những cách chăm sóc tại nhà được áp dụng rộng rãi. Các hoạt chất có trong mật ong giúp kháng khuẩn,...

Viêm Amidan có nên ngậm nước muối? [Bác sĩ giải đáp]

Viêm Amidan có nên ngậm nước muối không là câu hỏi của rất nhiều người. Trong muối có tính sát khuẩn cao nên có thể làm giảm các triệu chứng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn