Viêm âm đạo ở trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Viêm âm đạo dùng thuốc gì? 8 thuốc trị viêm âm đạo phổ biến

Đặt thuốc âm đạo có quan hệ được không? Bác sĩ giải đáp

Hướng dẫn cách đặt thuốc vào âm đạo tại nhà cho chị em

Cách dùng lá chè xanh chữa viêm âm đạo đơn giản tại nhà

Viêm âm đạo: Dấu hiệu, Nguyên nhân và cách chữa trị

11 cách chữa viêm âm đạo tại nhà an toàn hiệu quả

Top 11 thuốc đặt âm đạo trị nấm, viêm nhiễm tốt nhất

Chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không: Bí quyết của nhiều chị em

Viêm âm đạo do nấm: Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Viêm âm đạo: Dấu hiệu, Nguyên nhân và cách chữa trị

Viêm âm đạo là bệnh lý rất phổ biến ở nữ giới. Có thể là do nấm men, vi khuẩn, tạp trùng hay các vấn đề khác gây ra. Cần nắm rõ nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh để kịp thời phát hiện, thăm khám và điều trị. Đây là cách tốt nhất để bảo vệ tốt cho sức khỏe cũng như chức năng sinh sản.

viêm âm đạo
Viêm âm đạo là một trong những bệnh lý phụ khoa rất phổ biến ở nữ giới

Viêm âm đạo là gì?

Âm đạo là thuật ngữ mô tả một phần mô cơ và ống của bộ phận sinh dục nữ. Nó là một đường kênh hẹp được cấu tạo từ các cơ, nối dài từ âm hộ đến cổ tử cung. Bên ngoài cửa âm đạo có một lớp màng mỏng bao phủ, được gọi là màng trinh.

Âm đạo chính là cơ quan rất quan trọng, giúp nữ giới có thể quan hệ tình dục và thực hiện chức năng sinh sản. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi máu kinh sẽ chảy ra định kỳ hàng tháng theo chu kỳ kinh nguyệt.

Viêm âm đạo là thuật ngữ y tế đề cập đến các rối loạn khác nhau khiến âm đạo bị nhiễm trùng hay sưng viêm, có thể tiết dịch, ngứa ngáy và đau. Nguyên nhân thường do sự mất cân bằng môi trường âm đạo, nhiễm trùng, nồng độ estrogen giảm hay một số rối loạn về da…

Việc quan sát dịch tiết âm đạo sẽ giúp dễ dàng nhận biết tình trạng viêm. Bình thường dịch tiết này được mô tả là trong hoặc hơi đục, rất ít mùi và không gây khó chịu. Trường hợp dịch tiết có mùi, có màu vàng đục hay xanh, gây ngứa ngáy, nóng rát thì có thể là do viêm.

Viêm âm đạo là bệnh lý xảy ra phổ biến ở nữ giới. Nếu sớm phát hiện và nghiêm túc điều trị thì bệnh có thể được kiểm soát trong thời gian ngắn. Tuy nhiên vấn đề chủ quan có thể khiến bệnh tiến triển nặng và tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây viêm âm đạo

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm âm đạo. Có thể là do nhiễm trùng, dị ứng, kích ứng hay rối loạn hormone. Các tác nhân gây bệnh có thể là vi khuẩn, nấm men, tạp trùng hay virus.

Dưới đây là một số nguyên nhân chính của bệnh viêm âm đạo:

1. Nhiễm trùng nấm men

Nhiễm trùng nấm men là nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm âm đạo. Đa phần các trường hợp đều liên quan tới vi nấm Candida. Loại nấm men này thường sống trong môi trường âm đạo, trong miệng hay đường tiêu hóa. Nhiễm trùng xảy ra khi số lượng bào tử nấm Candida tăng lên quá mức và gây ra các triệu chứng khó chịu.

Nhiễm trùng nấm men khiến cho dịch âm đạo đặc, có màu trắng và độ sệt. Đôi khi dịch tiết ra có thể hơi loãng nhưng thường không có mùi. Nữ giới còn bị ngứa đỏ và sưng tấy ở âm hộ và âm đạo. Vùng da ở cửa mình có thể bị tổn thương và gây nóng rát khi đi tiểu.

Thông thường, tình trang nhiễm trùng chỉ xảy ra khi môi trường âm đạo bị mất sự cân bằng. Có thể do nữ giới sử dụng kháng sinh, mắc bệnh tiểu đường hay thay đổi nồng độ hormone khi mang thai.

2. Nhiễm vi khuẩn

Mặc dù nấm men là tác nhân là nhiều chị em thường nghĩ đến khi bị viêm âm đạo nhưng thực tế, vi khuẩn mới là nguyên nhân phổ biến. Tình trạng viêm thường kích hoạt khi các hại khuẩn trong âm đạo hoạt động quá mức. Tình trạng này đa phần có liên quan tới sự mất cân bằng độ pH trong âm đạo.

Ở trường hợp này, nữ giới thường bị tiết dịch âm đạo bất thường. Khí hư loãng, có màu trắng đục kèm theo mùi tanh. Mùi này thường nặng hơn sau khi quan hệ tình dục.

nguyên nhân gây viêm âm đạo
Nhiễm vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến khiến âm đạo bị nhiễm trùng

Viêm âm đạo do vi khuẩn không phải là một căn bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục. Tuy nhiên, nó được phát hiện thường xuyên hơn ở những người có hoạt động tình dục. Thụt rửa sâu vào trong âm đạo, có nhiều bạn tình hay hút thuốc lá được xác định là các yếu tố nguy cơ.

3. Nhiễm Trichomonas

Trichomonas là một sinh vật đơn bào có kích thước nhỏ. Khi chúng xâm nhập vào âm đạo có thể gây ra dịch tiết màu vàng xanh và có bọt. Kèm theo đó là mùi hôi rất khó chịu.

Nữ giới bị viêm âm đạo do Trichomonas còn hay phàn nàn về cảm giác ngứa và đau âm đạo, âm hộ. Đi kèm với đó là tình trạng nóng rát khi đi tiểu. Nhiều chị em còn bị khó chịu ở bụng dưới và đau rát khi quan hệ. Các triệu chứng này có xu hướng nặng hơn sau kỳ kinh nguyệt.

3. Nhiễm Chlamydia

Chlamydia là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến. Thông thường, bệnh không gây ra triệu chứng lâm sàng khiến cho việc phát hiện gặp cản trở. Viêm âm đạo do Chlamydia phổ biến ở những phụ nữ trẻ khoảng 18 – 35 tuổi.

Một số trường hợp, nhiễm Chlamydia có thể khiến dịch âm đạo tiết nhiều hơn. Ngoài ra, một số người có thể bị chảy máu nhẹ sau khi quan hệ. Đôi khi còn bị đau ở vùng bụng dưới và vùng chậu.

4. Viêm âm đạo do virus

Virus là một tác nhân khá phổ biến gây nhiễm trùng trong âm đạo. Loại thường gặp nhất là virus herpes simplex (HSV). Các bệnh nhiễm trùng do HSV có khả năng lây lan qua đường tình dục.

Triệu chứng có thể là đau kèm theo tổn thương niêm mạc hay vết loét. Vết loét có thể nhìn thấy trên âm đạo hoặc âm hộ khi thăm khám phụ khoa. Sự bùng phát HSV thường liên quan tới căng thẳng hay rối loạn cảm xúc. Viêm âm đạo do HSV có thể ảnh hưởng tới miệng, họng khi quan hệ tình dục bằng miệng.

Ngoài HSV thì HPV cũng là một nguồn lây nhiễm virus khác ở âm đạo. HPV cũng có thể lây truyền khi quan hệ tình dục. Loại virus này thường làm xuất hiện các nốt mụn cóc gây đau đớn ở âm đạo, âm hộ hoặc vùng bẹn.

Mụn cóc do HPV thường có màu từ trắng đến xám hoặc có thể sẫm màu hơn. Tuy nhiên không phải lúc nào mụn cóc cũng có thể nhìn thấy được. Và virus HPV chỉ có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm Pap.

5. Dị ứng, kích ứng

Trong một số trường hợp, chị em phụ nữ có thể bị viêm âm đạo do nguyên nhân dị ứng, kích ứng. Tình trạng này thường có liên quan đến các loại thuốc xịt, thụt rửa âm đạo, bao cao su hay các sản phẩm diệt tinh trùng.

viêm âm đạo do đâu?
Dị ứng bao cao su có thể là nguyên nhân khiến âm đạo bị sưng viêm

Ngoài ra, vùng da xung quanh âm đạo cũng có thể bị nhạy cảm với xà phòng thơm, kem dưỡng da, chất tẩy rửa, chất làm mềm vải hay chất bôi trơn tình dục. Bên cạnh đó, các sản phẩm bôi ngoài da giúp ngăn mùi, chống ngứa cũng có thể gây viêm âm đạo.

6. Rối loạn hormone

Rối loạn hormone là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai, sau khi sinh hay sảy thai. Tình trạng này thường khiến cho hệ vi sinh trong môi trường âm đạo bị mất cân bằng. Từ đó dẫn tới số lượng hại khuẩn tăng sinh quá mức gây tổn thương và viêm nhiễm niêm mạc âm đạo.

7. Viêm teo âm đạo

Đây là một dạng viêm âm đạo không lây nhiễm do giảm nội tiết tố. Lúc này môi trường âm đạo trở nên khô hoặc teo. Điều này xảy ra chủ yếu ở thời kỳ tiền mãn kinh và sau mãn kinh. Có thể đến tự nhiên hoặc đến sau phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng.

Ngoài ra, phụ nữ cho con bú cũng có nguy cơ bị teo âm đạo cao hơn. Một số loại thuốc ức chế Aromatase hay Lupron Depot cũng có thể làm giảm đáng kể nồng độ estrogen và gây teo.

Viêm teo âm đạo thường gây đau (nhất là sau khi quan hệ tình dục), ngứa ngáy và nóng rát âm đạo. Kèm theo đó có thể là các triệu chứng tiểu gấp và thường xuyên.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm âm đạo

Trên thực tế, các triệu chứng của viêm âm đạo có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm hoặc nhiễm trùng. Đôi khi, một số phụ nữ còn không gặp phải bất cứ triệu chứng lâm sàng nào.

Một số triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Tiết dịch âm đạo bất thường, có mùi hôi tanh khó chịu
  • Cảm giác bỏng rát ngoài âm đạo khi đi tiểu
  • Ngứa ngáy ở cửa mình và vùng bẹn
  • Khó chịu, đau rát khi quan hệ tình dục
  • Chảy máu âm đạo nhẹ hoặc lấm tấm
  • Sốt, ớn lạnh hoặc bị đau ở vùng chậu
dấu hiệu viêm âm đạo
Tình trạng viêm khiến nữ giới bị ngứa ngáy và khó chịu ở vùng kín

Khi gặp phải các triệu chứng này, chị em nên chủ động thăm khám bác sĩ. Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời giúp nhận được kết quả tốt, tránh các vấn đề rủi ro phát sinh.

Viêm âm đạo có nguy hiểm không?

Nữ giới tuyệt đối không được chủ quan với bệnh viêm âm đạo. Trên thực tế, đây không phải là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không nghiêm túc điều trị thì các biến chứng hoàn toàn có thể xảy ra.

Các biến chứng thường gặp bao gồm:

– Giảm khả năng sinh sản:

Khi giao hợp, tinh trùng sẽ thâm nhập vào âm đạo. Sau đó mới đi qua cổ tử cung để vào bên trong buồng tử cung. Tuy nhiên, ở những nữ giới bị viêm âm đạo, độ pH trong môi trường âm đạo bị mất cân bằng. Điều này có thể tiêu diệt hay làm giảm số lượng, chất lượng tinh binh. Từ đó làm giảm khả năng thụ thai, thậm chí dẫn tới hiếm muộn – vô sinh.

– Tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa:

Tình trạng nhiễm trùng ở âm đạo không được kiểm soát tốt có thể ảnh hưởng trên diện rộng. Ngoài gây viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung thì còn có thể khiến các tác nhân gây bệnh thâm nhập vào sâu bên trong. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa khác.

– Ảnh hưởng đến thai nhi:

Phụ nữ mang thai bị viêm âm đạo nếu không điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Điển hình như sảy thai, sinh non… Ngoài ra, nếu sinh qua đường âm đạo thì trẻ còn dễ bị viêm da, viêm kết mạc mắt hay nguy hiểm hơn là mù lòa.

Chẩn đoán bệnh viêm âm đạo

Để đưa ra chẩn đoán xác định về bệnh viêm âm đạo, trước hết bác sĩ cần tiến hành thăm khám lâm sàng. Đầu tiên người bệnh sẽ được hỏi về biểu hiện của triệu chứng và bệnh sử.

 

chẩn đoán viêm âm đạo
Khi gặp phải các triệu chứng bất thường, nữ giới nên chủ động thăm khám bác sĩ

Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám phụ khoa. Trong quá trình khám vùng chậu, bác sĩ có thể dùng mỏ vịt để xem xét bên trong âm đạo. Điều này giúp phát hiện viêm và tiết dịch bất thường (nếu có).

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ có thể thu thập một mẫu dịch tiết trong âm đạo hay cổ tử cung để đem đi xét nghiệm. Mục đích là giúp xác nhận tác nhân gây viêm âm đạo.

Việc thực hiện kiểm tra độ pH cũng được cho là rất cần thiết trong chẩn đoán viêm âm đạo. Bác sĩ sẽ sử dụng một que thử độ pH hay giấy đo độ pH đặt lên thành âm đạo. Độ pH tăng cao có thể cho thấy nhiễm trùng âm đao do vi khuẩn hoặc trùng roi Trichomonas.

Các phương pháp điều trị bệnh viêm âm đạo

Điều trị viêm âm đạo cần dựa theo vấn đề nguyên nhân và mức độ bệnh. Để nâng cao hiệu quả có thể dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ kết hợp với các giải pháp tự nhiên và chăm sóc tại nhà. Cụ thể như sau:

1. Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc được cho là phương pháp điều trị chính với bệnh viêm âm đạo. Bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh và biểu hiện triệu chứng để kê toa các thuốc phù hợp.

Các thuộc được dùng có thể bao gồm steroid tại chỗ hiệu lực thấp, bôi ngoài da, thuốc kháng sinh tại chỗ hoặc đường uống, thuốc chống nấm, kem kháng khuẩn.

Trường hợp bị viêm âm đạo do vi khuẩn thì thường được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh. Chẳng hạn như clindamycin hoặc metronidazole (Flagyl). Còn butoconazole và clotrimazole là các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị nhiễm nấm.

thuốc chữa viêm âm đạo
Bác sĩ có thể chỉ định dùng một số thuốc điều trị tại chỗ để khắc phục triệu chứng viêm âm đạo

Các tùy chọn khác bao gồm:

  • Kem Cortisone: Có tác dụng điều trị kích ứng nghiêm trọng.
  • Thuốc kháng histamine: Dùng trong trường hợp tình trạng viêm xuất hiện do dị ứng.
  • Kem bôi estrogen: Dùng nếu bị viêm âm đạo do nồng độ estrogen thấp.

Nếu đang mang thai thì chị em cần báo cho bác sĩ được biết. Bởi viêm âm đạo có thể ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Đồng thời một số phương pháp điều trị có thể không phù hợp trong thai kỳ.

2. Mẹo chữa tại nhà

Một số mẹo chữa tại nhà có thể giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm âm đạo. Hơn nữa còn giúp ngăn ngừa nguy cơ tiến triển phức tạp hay tái phát của bệnh.

Một số lựa chọn điều trị tại nhà bao gồm:

– Bổ sung Probiotics:

Probiotics là sinh vật sống rất hữu ích với sức khỏe. Nghiên cứu gần đây cho thấy, bổ sung Probiotics hằng ngày có thể giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh viêm âm đạo.

Có thể tăng cường các loại thực phẩm giàu Probiotic vào chế độ ăn. Điển hình như sữa chua, nấm sữa kefir, kim chi, dưa cải bắp… Trường hợp muốn dùng chế phẩm Probiotic thì cần tham khảo bác sĩ để được tư vấn liều lượng phù hợp.

– Ngâm vùng kín trong nước muối ấm:

Muối có khả năng sát trùng, giảm ngứa và tiêu viêm rất tốt. Việc ngâm vùng kín trong dung dịch nước muối ấm pha loãng có thể hỗ trợ làm giảm sưng viêm và tiêu diệt tác nhân gây bệnh.

Chuẩn bị 1 chậu nước ấm, thêm vào 2 thìa cà phê muối khuấy tan. Sau đó ngồi vào chậu trong tư thế dang rộng 2 chân. Ngâm vùng kín khoảng 10 – 15 phút. Sau đó rửa lại bằng nước sạch, lau khô rồi mới mặc quần áo.

– Chườm lạnh:

Đây là giải pháp tại nhà đơn giản có thể giúp kiểm soát triệu chứng khó chịu của bệnh viêm âm đạo. Do khu vực vùng kín rất nhạy cảm nên cần lưu ý thực hiện đúng cách.

Bọc 1 vài viên đá lạnh vào 1 miếng vải sạch. Sau đó chườm lên vùng kín khoảng vài phút. Nghỉ 1 phút rồi chườm lại. Lặp lại quá trình này vài ba lần cho tới khi các triệu chứng giảm bớt. Tuyệt đối không chườm lạnh quá 20 phút.

– Bổ sung vitamin C:

Vitamin C có tác dụng làm giảm độ pH và ngăn ngừa tình trạng kích ứng âm đạo. Việc bổ sung đầy đủ loại vitamin này sẽ giúp duy trì hệ vi sinh âm đạo ổn định và cân bằng độ pH. Hơn nữa còn hỗ trợ ngăn ngừa viêm nhiễm tái phát.

chữa viêm âm đạo
Bổ sung vitamin C có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm âm đạo ở nữ giới

Chị em nên tăng cường các thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C dồi dào vào chế độ ăn hằng ngày. Ngoài ra có thể tham khảo bác sĩ về việc bổ sung viên uống vitamin C trong các trường hợp cần thiết.

3. Chế độ chăm sóc khoa học

Trong thời gian điều trị viêm âm đạo, chị em phụ nữ cần phối hợp với chế độ chăm sóc khoa học. Ngoài giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu tại vùng kín thì còn hỗ trợ hiệu quả cho các phương pháp điều trị chính.

Cách chăm sóc khi bị viêm âm đạo:

  • Không quan hệ tình dục khi đang trong thời gian điều trị nhiễm trùng. Bởi hoạt động tình dục có thể gây kích thích niêm mạc. Đồng thời làm nghiêm trọng thêm triệu chứng.
  • Tránh dùng băng vệ sinh dạng tampon khi bị nhiễm trùng âm đạo. Thay vào đó nên dùng các loại băng vệ sinh dạng miếng lót.
  • Vệ sinh vùng kín bằng nước ấm 2 lần/ ngày. Không thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo, lau khô vùng kín trước khi mặc quần áo.
  • Nên sử dụng các loại sữa tắm và dung dịch vệ sinh có chứa thành phần an toàn, dịu nhẹ. Cần tránh các sản phẩm có chứa xà phòng hay hương liệu.
  • Nên mặc quần lót được làm từ chất liệu cotton. Thường xuyên thay quần lót để làm giảm số lượng vi khuẩn, nấm men và trùng roi trong âm đạo. Không nên mặc trang phục bó sát, hầm bí hay chưa khô hoàn toàn.
  • Cần uống nhiều nước, bổ sung thêm rau củ quả tươi và các thực phẩm lành mạnh vào chế độ ăn uống. Dành thời gian tập kegel hoặc động tác cánh bướm trong yoga. Đồng thời chú ý tránh xa căng thẳng, stress.

Phòng ngừa bệnh viêm âm đạo ở nữ giới

Viêm âm đạo là bệnh lý dễ mắc phải và có nguy cơ tái phát cao sau điều trị. Do đó, chị em phụ nữ nên chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa. Bao gồm:

phòng ngừa viêm âm đạo
Nữ giới cần vệ sinh vùng kín đúng cách để làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm âm đạo
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ 1 – 2 lần/ năm để được kiểm tra vùng kín và kịp thời điều trị khi có các vấn đề bất thường.
  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục. Nên sử dụng khăn giấy lau khô vùng kín sau khi đi tiểu hay đại tiện.
  • Không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo. Tình trạng này có thể vô tình đẩy vi khuẩn và nấm men từ ngoài vào vào và gây viêm nhiễm.
  • Cần dùng bao cao su và các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục. Điều này giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục.
  • Trường hợp bị viêm âm đạo do nhiễm trùng thì nên thay hết quần lót sau khi điều trị. Hoặc có thể ngâm rửa thật kỹ với xà phòng và phơi dưới ánh nắng để tiêu diệt hoàn toàn tác nhân gây viêm.
  • Không mặc quần lót ẩm ướt hay trang phục hầm bí, quá bó sát và chưa được phơi khô hoàn toàn.
  • Thận trọng khi lựa chọn dung dịch vệ sinh, sữa tắm, bao cao su, màng ngăn âm đạo hay thuốc diệt tinh trùng.
  • Nữ giới nên cân nhắc việc tiêm ngừa một số chủng HPV nhằm hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
  • Trong trường hợp bị viêm âm đạo tái phát, nên đề nghị bạn tình cùng thăm khám và điều trị triệt để. Điều này sẽ giúp hạn chế được tối đa nguy cơ tái nhiễm.
  • Rối loạn nội tiết tố là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hại khuẩn trong âm đạo phát triển mạnh. Vì vậy cần chú ý ăn uống điều độ, tránh xa căng thẳng, hoạt động thể chất và nghỉ ngơi phù hợp để cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể.
  • Tăng cường bổ sung nước và các nhóm thực phẩm lành mạnh cho cơ thể. Ví dụ như rau xanh, trái cây tươi, sữa chua, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám.

Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới. Nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách thì bệnh có thể nhanh chóng thuyên giảm hoàn toàn. Tốt nhất nên thăm khám và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Cùng chuyên mục

Thuốc đặt viêm âm đạo trị nấm

Top 11 thuốc đặt âm đạo trị nấm, viêm nhiễm tốt nhất

Bệnh viêm âm đạo là một trong những triệu chứng của viêm phụ khoa xảy ra khá phổ biến. Mặc dù việc điều trị có thể đơn giản nhưng nếu...

chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không

Chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không: Bí quyết của nhiều chị em

Chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không là giải pháp đơn giản được nhiều chị em tin tưởng áp dụng. Trên thực tế, các thành phần hoạt chất trong...

chữa viêm âm đạo bằng lá chè

Cách dùng lá chè xanh chữa viêm âm đạo đơn giản tại nhà

Dùng lá chè xanh chữa viêm âm đạo là mẹo dân gian đến nay vẫn còn được nhiều chị em áp dụng. Các thành phần hoạt chất trong lá chè...

Hướng dẫn cách đặt thuốc vào âm đạo tại nhà cho chị em

Thuốc đặt viêm phụ khoa không còn quá xa lạ với chị em phụ nữ. Đây là sản phẩm giúp loại bỏ cơn ngứa ngáy khó chịu do tình trạng...

Đặt thuốc âm đạo có quan hệ được không? Bác sĩ giải đáp

Dùng thuốc dạng đặt  vào âm đạo được xem là một trong những phương pháp điều trị viêm nhiễm phụ khoa được bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Song, trong...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn