Bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang chữa viêm loét dạ dày HP có thực sự hiệu quả? [Review từ chuyên gia và người bệnh]

Ăn gì để diệt vi khuẩn HP? Đừng bỏ qua những thực phẩm này

6 loại thuốc trị vi khuẩn HP của Nhật Bản được đánh giá tốt

Xét nghiệm vi khuẩn HP: Những điều bệnh nhân cần biết

CLO Test là gì? Tất tần tật về Clo-Test trong xét nghiệm Hp

Vi khuẩn HP kháng thuốc: Nguyên nhân và hướng điều trị

Nhiễm vi khuẩn HP: Nguyên nhân, Triệu Chứng, Cách Điều trị

Vi khuẩn Hp (H. pylori) là gì? Có lây không? Nguy hiểm không?

Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam có diệt được vi khuẩn?

Nhiễm vi khuẩn HP khi mang thai và các biện pháp kiểm soát an toàn

Vi khuẩn HP kháng thuốc: Nguyên nhân và hướng điều trị

Vi khuẩn HP kháng thuốc là hiện tượng vi khuẩn có sự biến đổi cấu trúc và tạo ra kháng thể, từ đó làm giảm tác dụng của thuốc kháng sinh. Ở giai đoạn này, vi khuẩn HP sẽ gây khó khăn và trở ngại trong quá trình điều trị. Trường hợp xấu nhất vi khuẩn HP sẽ sống và phát triển ở dạ dày của người bệnh suốt đời.

Vi khuẩn HP kháng thuốc: Nguyên nhân và hướng điều trị
Vi khuẩn HP kháng thuốc là hiện tượng vi khuẩn có sự biến đổi cấu trúc và tạo ra kháng thể từ đó làm giảm tác dụng của thuốc kháng sinh

Vi khuẩn HP kháng thuốc là gì?

Vi khuẩn HP kháng thuốc là một biến chứng trong quá trình điều trị các bệnh lý dạ dày dương tính với chủng vi khuẩn Helicobacter pylori mang gen CagA gây ra. Tình trạng này xuất hiện khi vi khuẩn tạo ra kháng nguyên, thay đổi cấu trúc để đối kháng và vô hiệu hóa tác dụng của thuốc kháng sinh.

Trường hợp bệnh lý dạ dày khởi phát do vi khuẩn HP thường sẽ tiến triển phức tạp, dễ gây ra biến chứng hơn những vấn đề về dạ dày thông thường. Do đó, các trường hợp dương tính với chủng vi khuẩn này, bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng phác đồ điều trị riêng biệt.

Hầu các các loại thuốc điều trị bệnh sẽ không phát huy được hết đặc tính trong môi trường acid. Vì vậy, để điều trị bệnh dạ dày do nhiễm khuẩn HP, các bác sĩ chuyên khoa sẽ kết hợp các loại thuốc kháng sinh nhạy cảm với nhóm thuốc làm giảm bài tiết axit dịch vị dạ dày (thuốc kháng histamin H2 hoặc thuốc bơm proton).

Đa số các trường hợp nhiễm vi khuẩn HP trước đây có mức độ đáp ứng phác đồ điều trị 3 loại thuốc sẽ đạt hiệu quả lên đến 95% và một vài trường hợp xảy ra tình trạng kháng thuốc. Tuy nhiên, theo các thống kê thì số trường hợp kháng thuốc đang có xu hướng tăng lên và nguyên nhân là do một số sai lầm trong quá trình áp dụng phác đồ điều trị.

Dùng thuốc kháng sinh là biện pháp tối ưu với các trường hợp nhiễm khuẩn, trong đó có nhiễm vi khuẩn HP. Do đó, biến chứng vi khuẩn kháng thuốc có thể gây khó khăn và trở ngại trong quá trình điều trị cũng như tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng khác.

Nguyên nhân dẫn đến vi khuẩn HP kháng thuốc

Theo các chuyên gia, tình trạng vi khuẩn HP kháng thuốc là hệ quả từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra biến chứng này:

Nguyên nhân dẫn đến vi khuẩn HP kháng thuốc
So với các loại vi khuẩn khởi phát bệnh ở hệ tiêu hóa thì vi khuẩn HP có sức đề kháng và khả năng kháng thuốc cao hơn

Không tuân thủ phác đồ điều trị

So với các loại vi khuẩn khởi phát bệnh ở hệ tiêu hóa thì vi khuẩn HP có sức đề kháng và khả năng kháng thuốc cao hơn. Do đó, khi thực hiện phác đồ điều trị bác sĩ chuyên khoa phải kết hợp ít nhất 2 loại thuốc kháng sinh và giảm bài tiết axit dịch vị dạ dày.

Bên cạnh đó, đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ và nghiêm túc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng liều lượng, thời gian cũng như tần suất để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Việc tự ý ngưng sử dụng thuốc, dùng thuốc sau thời gian quy định, bỏ cữ, tự ý thêm/ bớt liều dùng,…có thể dẫn đến hiện tượng vi khuẩn biến đổi cấu trúc, tạo ra kháng thể nhằm đối kháng với hoạt tính của thuốc.

Tự ý dùng thuốc khi chưa thăm khám

Sử dụng thuốc khi chưa tiến hành thăm khám là một trong các nguyên nhân khiến vi khuẩn HP kháng thuốc và dẫn đến việc điều trị thất bại. Vi khuẩn Helicobacter pylori cơ bản có sức đề kháng và khả năng kháng thuốc rất cao, chúng có thể thích nghi và biến đổi cấu trúc nhanh chóng với các loại thuốc kháng sinh không đặc hiệu.

Việc tự ý sử dụng thuốc khi chưa được thăm khám và tạo điều kiện để vi khuẩn HP thay đổi cấu trúc, hoạt tính để thích nghi với điều kiện khắc nghiệt hơn. Khi vi khuẩn đã được biến đổi, phác đồ điều trị 3 loại thuốc (phác đồ điều trị ban đầu) thường sẽ không đáp ứng điều trị tốt.

Sử dụng phác đồ điều trị không phù hợp

Việc điều trị thất bại không chỉ do người bệnh mà đôi khi có thể do sai lầm từ bác sĩ điều trị. Khi người bệnh tiến hành thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế, phòng khám không chất lượng, thiết bị y tế, đội ngũ y bác sĩ không có chuyên môn sẽ dẫn đến tình trạng áp dụng phác đồ điều trị không hợp lý, từ đó làm tăng nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn HP.

Ngoài ra, việc thăm khám tại những cơ sở y tế không đảm bảo vệ sinh còn làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn từ các thiết bị y tế, nội soi đường tiêu hóa, phẫu thuật,…

Nguyên nhân dẫn đến vi khuẩn HP kháng thuốc
Việc tùy tiện sử dụng thuốc sẽ khiến vi khuẩn HP trong cơ thể có thể biến đổi cấu trúc và kháng thể

Lạm dụng thuốc điều trị

Nhóm thuốc kháng sinh được chỉ định đối với các trường hợp bị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Các loại thuốc này thường không có tác dụng đối với người bệnh bị nhiễm ký sinh trùng, nhiễm vi nấm hoặc virus. Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh còn tùy thuộc và chủng vi khuẩn và mức độ nhiễm trùng.

Có nhiều người bệnh không hiểu rõ về tác dụng của thuốc kháng sinh, tùy tiện sử dụng thuốc khi bị viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm, viêm amidan,…Điều này sẽ khiến vi khuẩn HP trong cơ thể có thể biến đổi cấu trúc và kháng thể từ đó vô hiệu hóa đặc tính của thuốc.

Không kết hợp với chế độ chăm sóc

Bên cạnh sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên môn, thì chế độ chăm sóc đóng vai trò rất quan trọng trong chữa các bệnh về tiêu hóa. Trường hợp không kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, thói quen sinh hoạt hợp lý sẽ khiến bệnh tiếp diễn và nguy cơ kháng thuốc cũng sẽ tăng lên.

Dấu hiệu nhận biết vi khuẩn HP kháng thuốc

Hầu hết các trường hợp vi khuẩn Helicobacter pylori kháng thuốc đều không gây ra các triệu chứng điển hình mà chỉ phát sinh các biểu hiệu thường gặp của những bệnh lý dạ dày như: Đau ở vùng thượng vị, buồn nôn và nôn mửa, ợ hơi, đầy bụng, sụt cân, chán ăn, sụt cân,…

Vi khuẩn HP kháng thuốc nguy hiểm không?

Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các vấn đề ở dạ dày như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, hẹp môn vị, ung thư dạ dày,…Với các trường hợp tiến hành thăm khám và điều trị sớm, vi khuẩn HP có thể triệt tiêu hoàn toàn sau khi áp dụng phác đồ điều trị riêng biệt.

Tuy nhiên, trường hợp vi khuẩn HP kháng thuốc, các biện pháp điều trị tại thời điểm này hầu như không mang lại kết quả cao. Trong trường hợp xấu nhất, chủng vi khuẩn này sẽ tồn tại và phát triển vĩnh viễn trong dạ dày của người bệnh.

Các phương pháp chẩn đoán vi khuẩn HP kháng thuốc

Sau khi kết thúc phác đồ điều trị 3 loại thuốc, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tiến hành thực hiện một số chẩn đoán như xét nghiệm phân, hơi thở, sinh tiết mô, nội soi dạ dày,…để xác định sự tồn tại của vi khuẩn HP.

Các phương pháp chẩn đoán vi khuẩn HP kháng thuốc
Kết quả điều trị thành công được xác định khi các xét nghiệm cho ra kết quả âm tính với chủng vi khuẩn này

Kết quả điều trị thành công được xác định khi các xét nghiệm cho ra kết quả âm tính với chủng vi khuẩn này. Và ngược lại, khi điều trị thất bại vi khuẩn Helicobacter pylori vẫn tồn tại trong dịch tiết tiêu hóa và mô dạ dày.

Với các trường hợp điều trị thất bại, lúc này bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành nuôi cấy vi khuẩn, đồng thời kiểm tra độ nhạy cảm của vi khuẩn với các loại kháng sinh. Phương pháp này sẽ giúp xác định được chủng vi khuẩn HP có kháng thuốc không, từ đó hỗ trợ bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị mới phù hợp với tình trạng bệnh.

Phác đồ chữa trị vi khuẩn HP kháng thuốc

So với giai đoạn đầu thì ở giai đoạn vi khuẩn HP kháng thuốc sẽ khó đáp ứng phác đồ điều trị và dễ gây ra các biến chứng. Do đó, trong thời gian điều trị vi khuẩn HP kháng thuốc, người bệnh cần tuân thử và nghiêm túc điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Dưới đây là phác đồ cứu vãn khi vi khuẩn HP kháng thuốc:

  • Amoxicillin + Levofloxacin +  PPI hoặc thuốc chẹn h2
  • Bismuth + Tetracycline + Amoxicillin + PPI hoặc thuốc chẹn H2
  • Amoxicillin + Rifabutin + PPI hoặc thuốc chẹn H2
  • Bismuth + Furazolidone + Tetracycline + PPI hoặc thuốc chẹn H2
  • PPI hoặc thuốc chẹn H2 + Amoxicillin liều cao

Các biện pháp chăm sóc khi vi khuẩn HP kháng thuốc

Biến chứng vi khuẩn HP kháng thuốc sẽ dễ dàng thay đổi cấu trúc để thích nghi với cơ thể khi dung nạp các loại kháng sinh mới. Vì vậy, bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh nên kết hợp với các biện pháp chăm sóc như:

  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học. Ăn uống hợp lý và lành mạnh để cải thiện sức khỏe tổng thể, đồng thời tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, hỗ trợ ức chế hoạt động của vi khuẩn HP.
  • Kiêng bia rượu, thuốc lá, cà phê, trà đặc, nước có gas. Chính những thói quen tiêu cực này sẽ khiến dịch tiết axit ở dạ dày tăng lên bất thường, từ đó làm giảm đặc tính của thuốc điều trị, tạo điều kiện thuật lợi cho chủng vi khuẩn HP kháng thuốc cao hơn.
  • Bạn có thể kết hợp sử dụng một số loại thảo dược tự nhiên có đặc tính, giảm viêm, kháng khuẩn như đinh hương, nghệ, mật ong, gừng,…để hỗ trợ điều trị, làm giảm hoạt động của vi khuẩn và cải thiện chức năng tiêu hóa.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao kết hợp nghỉ ngơi hợp lý giúp nâng cao thể trạng, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa cũng như kiểm soát căng thẳng tốt hơn.
Các biện pháp chăm sóc khi vi khuẩn HP kháng thuốc
Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao kết hợp nghỉ ngơi hợp lý giúp nâng cao thể trạng, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa
  • Bên cạnh dùng thuốc, người bệnh có thể thực hiện liệu pháp hỗ trợ, tăng cường probiotic (vi khuẩn có lợi) để làm giảm số lượng và hoạt động của vi khuẩn HP. Các lợi khuẩn này có trong sữa chua và đã được chứng minh về khả năng ức chế hại khuẩn, đồng thời tăng số lượng lợi khuẩn ở đường ruột.
  • Tránh tự ý ngưng sử dụng thuốc hoặc quên dùng thuốc, uống thuốc không đúng giờ. Để hạn chế tình trạng này, người bệnh có thể ghi chú thời gian uống thuốc lên lịch để bàn hoặc trong điện thoại.

Các biện pháp phòng ngừa vi khuẩn HP kháng thuốc

Để phòng ngừa tình trạng vi khuẩn HP kháng thuốc hiệu quả, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Chủ động đến bệnh viện thăm khám và chữa trị khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường như đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi, ợ nóng, ợ chua,…
  • Tuân thủ và nghiêm túc điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Tránh tự ý sử dụng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh khi chưa được tiến hành thăm khám và chẩn đoán.
  • Tìm chọn các bệnh viện, cơ sở y tế để thực hiện thăm khám và điều trị. Tránh thực hiện điều trị tại các phòng khám, bệnh viện kém uy tín, cơ sở vật chất, thiết bị y tế không đảm bảo vô trùng, vô khuẩn và đội ngũ bác sĩ không đủ trình độ chuyên môn.
  • Kết hợp tốt giữa việc điều trị và chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý để ngăn ngừa vi khuẩn HP kháng thuốc hiệu quả.

Vi khuẩn HP kháng thuốc gây khó khăn và trở ngại khi thực hiện điều trị, trường hợp xấu nhất, người bệnh sẽ sống chung với chủng vi khuẩn này suốt đời. Do đó, trong thời gian điều gian điều trị bạn cần tuân theo phác đồ cũng như xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học để hạn chế vi khuẩn biến đổi và phát sinh các biến chứng nặng nề.

Cùng chuyên mục

Nhiễm vi khuẩn HP: Nguyên nhân, Triệu Chứng, Cách Điều trị

Vi khuẩn HP là chủng vi khuẩn mãn tính tồn tại và phát triển trong dạ dày của con người. Khi dạ dày bị nhiễm vi khuẩn sẽ có mức...

Vi khuẩn Hp (H. pylori) là gì? Có lây không? Nguy hiểm không?

Vi khuẩn Hp (H. pylori) là gì? Có lây không? Nguy hiểm không?

Vi khuẩn Hp (H.pylori) là một chủng vi khuẩn có thể tồn tại trong môi acid dạ dày dày của con người. Theo thống kê có khoảng 200 loại vi...

Một số lưu ý khi chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam

Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam có diệt được vi khuẩn?

Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam được nhiều bệnh nhân ưu tiên áp dụng. Do sử dụng thuốc tân dược có nguy cơ gây ra tác dụng phụ, cũng...

CLO Test là gì? Tất tần tật về Clo-Test trong xét nghiệm Hp

CLO Test là phương pháp chẩn đoán sự hiện diện của vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) bằng cách sinh thiết bệnh phẩm qua kỹ thuật nội soi, sau đó tiến...

Xét nghiệm vi khuẩn HP: Những điều bệnh nhân cần biết

Xét nghiệm vi khuẩn HP: Những điều bệnh nhân cần biết

Xét nghiệm vi khuẩn HP được tiến hành nhằm xác định chính xác sự xuất hiện của chủng vi khuẩn Helicobacter pylori trong cơ thể. Y học hiện nay thực...

6 loại thuốc trị vi khuẩn HP của Nhật Bản được đánh giá tốt

6 loại thuốc trị vi khuẩn HP của Nhật Bản được đánh giá tốt

Các loại thuốc điều trị vi khuẩn HP của Nhật Bản luôn được đánh giá cao và sử dụng rộng rãi. Bởi chất lượng cũng như hiệu quả của sản...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn