Bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang chữa viêm loét dạ dày HP có thực sự hiệu quả? [Review từ chuyên gia và người bệnh]

Ăn gì để diệt vi khuẩn HP? Đừng bỏ qua những thực phẩm này

6 loại thuốc trị vi khuẩn HP của Nhật Bản được đánh giá tốt

Xét nghiệm vi khuẩn HP: Những điều bệnh nhân cần biết

CLO Test là gì? Tất tần tật về Clo-Test trong xét nghiệm Hp

Vi khuẩn HP kháng thuốc: Nguyên nhân và hướng điều trị

Nhiễm vi khuẩn HP: Nguyên nhân, Triệu Chứng, Cách Điều trị

Vi khuẩn Hp (H. pylori) là gì? Có lây không? Nguy hiểm không?

Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam có diệt được vi khuẩn?

Nhiễm vi khuẩn HP khi mang thai và các biện pháp kiểm soát an toàn

Vi khuẩn Hp (H. pylori) là gì? Có lây không? Nguy hiểm không?

Vi khuẩn Hp (H.pylori) là một chủng vi khuẩn có thể tồn tại trong môi acid dạ dày dày của con người. Theo thống kê có khoảng 200 loại vi khuẩn Hp khác nhau và vi khuẩn Hp mang gen CagA có khả năng gây ra tình trạng viêm loét dạ dày-tá tràng, nhóm vi khuẩn này thường có xu hướng lây lan và tồn tại rất lâu trong hệ tiêu hóa của con người.

Vi khuẩn Hp (H. pylori) là gì? Có lây không? Nguy hiểm không?
Vi khuẩn Hp (H.pylori) là một chủng vi khuẩn có thể tồn tại trong môi acid dạ dày dày của con người

Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là một loại vi khuẩn có thể phát triển ở lớp dịch nhầy trên bề mặt lớp niêm mạc dạ dày. Đây chính là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính và mãn tính. Ngoài ra, vi khuẩn HP còn có thể làm khởi phát viêm polyp đường ruột, ung thư dạ dày hay các tuyến chế tiết ở dạ dày.

Helicobacter pylori được hai chuyên gia người Úc Barry Marshall và Robin Warren phát hiện và công bố vào năm 1982. Tỷ lệ nhiễm nhóm vi khuẩn này trên thế giới có xu hướng tăng lên theo từng năm, cụ thể có hơn ½ dân số của thế giới nhiễm vi khuẩn HP, trong đó có hơn ⅓ là người cao tuổi. Số trường hợp nhiễm vi khuẩn HP ở những nước phát triển thường rất cao, ở Việt Nam tỷ lệ này chiếm 7/10.

Vi khuẩn có đến hơn 200 loại và chỉ một số loại mới gây ra chứng viêm loét dạ dày cho người bị nhiễm. Theo nghiên cứu, chỉ có các loại vi khuẩn có mã gen CagA mới gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Khi nhóm vi khuẩn mang mã gen này tấn công vào dạ dày của người bệnh sẽ gây rối loạn tiêu hóa và tác động đến niêm mạc dạ dày.

Tuy nhiên, Helicobacter pylori sẽ không làm bùng phát những cơn đau ngay lúc chúng tấn công. Quá trình phá hủy niêm mạc dạ dày tá tràng sẽ diễn ra trong nhiều năm.

Về các loại vi khuẩn HP khác sẽ không có khả năng gây các bệnh lý dạ dày mà chỉ đóng vai trò như nhóm vi khuẩn cộng sinh trong cơ thể, hỗ trợ đường ruột hoạt động tốt hơn, chống lại các vi khuẩn có hại cho đường ruột, giúp bảo vệ đường ruột không bị nhiễm trùng.

Trẻ em cũng là một trong những đối tượng rất dễ bị nhiễm vi khuẩn HP, nguyên nhân chủ yếu do lây nhiễm từ ba mẹ hoặc sử dụng các vật dụng sinh hoạt với nhiều người. Chủng vi khuẩn này sẽ tấn công vào dạ dày là có thể tồn tại vĩnh viễn trong hệ tiêu hóa.

Hầu hết các trường hợp bị nhiễm vi khuẩn HP đều không nhận diện được cho đến khi khởi phát các triệu chứng ở dạ dày. Thời gian ủ bệnh viêm loét dạ dày tá tràng do Helicobacter pylori có thể lên đến 30 năm.

Vi khuẩn HP là gì?
Các loại vi khuẩn HP có mã gen CagA có khả năng gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Trong các nghiên cứu gần đây, tỷ lệ ca nhiễm vi khuẩn HP ở Việt Nam đã lên đến 70%. Trong đó ở TPHCM có hơn 700 ca và Hà Nội 1.000 ca. Tại những bệnh viện có chuyên khoa tiêu hóa ghi nhận được hơn 90% trường hợp bị viêm dạ dày do vi khuẩn HP tấn công.

Vi khuẩn HP có lây không?

Chủng vi khuẩn HP có khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người bình thường. Chúng sẽ tấn công vào hệ tiêu hóa của người bệnh qua 3 con đường chính bao gồm:

Đường miệng: Vi khuẩn HP có thể tồn tại và phát triển nhiều ở trong nước bọt, dịch nhầy của dạ dày của người bệnh. Trong sinh hoạt thường ngày, nếu người bình thường tiếp xúc ăn uống với người nhiễm vi khuẩn thì sẽ có nguy cơ nhiễm Helicobacter pylori rất cao.

Đường dạ dày: Trong quá trình thực hiện các xét nghiệm lấy mẫu dịch vị để làm mẫu thử hay nội soi dạ dày, nếu các thiết bị y khoa không được vệ sinh, vô trùng, vô khuẩn thì rất có khả năng vi khuẩn HP sẽ tồn tại trên những công cụ này và lây sang cho người khỏe mạnh.

Đường phân: Hầu hết các trường hợp bị nhiễm vi khuẩn HP trong phân sẽ chứa chủng vi khuẩn này. Nếu không vệ sinh tay bằng xà phòng sát khuẩn hay không xử lý phân thải sẽ dẫn đến nguồn bệnh phát ra ngoài cộng đồng.

Ngoài ra, vi khuẩn HP còn tồn tại trong môi trường ô nhiễm, chuột, gián, ruồi, vệ sinh kém,…Vì vậy nên nguy cơ lây nhiễm chủng vi khuẩn này trong môi trường thường rất cao. Nhất là với những trường hợp có gia đình có người thân nhiễm vi khuẩn HP thì nguy cơ những thành viên nhiễm lên đến 90%.

Vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

Nhóm vi khuẩn HP sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu chỉ tồn tại trong hệ tiêu hóa và không làm bùng phát các triệu chứng đau dạ dày nghiêm trọng.

Khi vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể con người có thể gây ra một số biểu hiện từ cơ bản đến nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, teo viêm niêm mạc ở dạ dày. Một số trường hợp nguy hiểm hơn có thể tiến triển thành ung thư dạ dày từ các tế bào thoái hóa hư hỏng.

Vi khuẩn HP có nguy hiểm không?
Khi vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể con người có thể gây ra một số biểu hiện từ cơ bản đến nghiêm trọng

Tuy nhiên, khi chủng vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể người và có môi trường phát triển thuận lợi từ (các thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, bia rượu, thuốc lá, chất kích thích,…). Khi đó chúng sẽ khởi phát các triệu chứng gây ra tình trạng viêm loét dạ dày và phát sinh các biến chứng nguy hiểm như:

Hiện tượng tắc nghẽn: Hiện tượng này xảy ra khi nhóm vi khuẩn HP gây ra viêm loét và hình thành những khối u dẫn đến thức ăn bị tắc nghẽn trong hoạt động vận chuyển từ dạ dày xuống ruột non.

Tình trạng này nếu không được khắc phục kịp thời có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ tiêu hóa và dẫn đến biến chứng tắc đường ruột rất nguy hiểm.

Xuất huyết dạ dày: Đây là biến chứng nghiêm trọng của tình trạng viêm loét dạ dày, khi niêm mạc bị ăn mòn, vết loét nghiêm trọng chạm đến các mao mạch máu sẽ dẫn đến hiện tượng xuất huyết dạ dày.

Biểu hiện nhận biết điển hình của biến chứng này là đi đại tiện hoặc nôn ra máu, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên có thể gây ra thiếu máu, thiếu sắt trong máu dẫn đến có thể bị suy nhược, mệt mỏi.

Nguy cơ bị thủng dạ dày: Thủng dạ dày là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh viêm loét dạ dày. Khi loét bị bào mòn quá sâu sẽ khiến dạ dày của người bệnh bị thủng. Lúc này, bệnh nhân cần tiến hành phẫu thuật để cắt nhỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày để phòng tránh vết loét ngày càng lan rộng hơn.

Viêm phúc mạc: Đây là biểu hiện nhiễm trùng ở lớp phúc mạc hoặc niêm mạc ở bụng. Triệu chứng lâm sàng của viêm phúc mạc là xuất hiện những cơn đau âm ỉ, khó tiêu, đầy bụng,…

Ung thư dạ dày: Theo các nghiên cứu cho thấy việc nhiễm vi khuẩn HP và bệnh ung thư dạ dày có mối liên hệ mật thiết với nhau. Ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến thứ 2 trên thế giới.

Tuy nhiên, không phải các loại vi khuẩn HP đều gây ung thư dạ dày, nhóm vi khuẩn HP mang gen CagA sẽ có nguy cơ gây ra biến chứng ung thư cao. Bên cạnh đó, bệnh viêm loét dạ dày mãn tính cũng có nguy cơ tiến triển thành ung thư nếu không được kiểm soát kịp thời.

Vi khuẩn HP có chữa khỏi không?

Chủng vi khuẩn HP có thể tồn tại và phát triển hơn chục năm trong cơ thể mà người bệnh không nhận thấy các dấu hiệu của chúng. Chính điều này gây khó khăn trong quá trình điều trị, đa số các trường hợp khi phát hiện bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, lúc này các biện pháp điều trị cần tiến hành lâu dài và theo hướng bảo tồn.

Để kiểm soát mức độ phát triển của vi khuẩn HP, thông thường người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh dùng ít nhất 2 tuần và tiếp tục điều trị từ 4 – 8 tuần sau đó.

Vi khuẩn HP có chữa khỏi không?
Vi khuẩn HP có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu nghiêm túc điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa và kết hợp xây dựng chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh

Biện pháp điều trị bằng thuốc giảm acid dịch vị dạ dày thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định để ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Đồng thời kết hợp với chế độ dinh dưỡng và thiết lập chế độ sinh hoạt hợp lý để chữa khỏi hẳn các triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Tuy nhiên, chuẩn vi khuẩn HP có khả năng kháng thuốc, do đó việc sử dụng thuốc kháng vi khuẩn điều trị thường được cân nhắc.

Quá trình điều trị có tiến triển tốt hay không và thời gian điều trị là bao lâu sẽ tùy thuộc vào mức độ bệnh lý và sự chủ động của người bệnh. Sau khi tiến hành điều trị theo phác đồ, người bệnh cần nghiêm túc thực hiện chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt lành mạnh.

Một số thói quen như thức khuya, căng thẳng thần kinh, uống nhiều bia rượu,…sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn HP bùng phát và tiếp diễn. Người bệnh có thể yên tâm vì chủng vi khuẩn HP có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu nghiêm túc điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa và kết hợp xây dựng chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh.

Các biện pháp phòng tránh vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP có mã gen CagA có thể gây ra các bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày. Chúng có thể tồn tại bên dịch vị dạ dày, nước bọt, máu, phân,…của người bệnh và có nguy cơ lây lan cho cộng động nhanh chóng. Do đó, mỗi người nên có các biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả, tránh để bệnh phát tán.

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa Helicobacter pylori hiệu quả:

  • Hạn chế dùng các loại thức ăn bày bán ở vỉa hè, không đảm bảo vệ sinh, tránh tiếp xúc  ăn uống với người khác.
  • Kiêng bia rượu, thuốc lá, nước có gas, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,…
  • Bổ sung các thực phẩm tốt cho dạ dày và sức khỏe như các loại rau xanh, trái cây, thịt nạc,..Uống nhiều nước và chăm tập luyện thể dục thể thao.
  • Không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh như bát đĩa, bàn chải đánh răng, ly cốc,…
  • Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và chế biến thức ăn.

Trên đây là các thông tin cơ bản về chủng vi khuẩn HP (Helicobacter pylori), nhóm vi khuẩn HP mang gen CagA có thể gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và các biến chứng nghiêm trọng, khi tấn công vào cơ thể con người chúng sẽ không gây ra các triệu chứng ngay. Do đó, bạn nên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ để giúp nhận biết sự tồn tại của vi khuẩn này và có các biện pháp điều trị phù hợp.

Cùng chuyên mục

Một số lưu ý khi chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam

Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam có diệt được vi khuẩn?

Chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Nam được nhiều bệnh nhân ưu tiên áp dụng. Do sử dụng thuốc tân dược có nguy cơ gây ra tác dụng phụ, cũng...

Nhiễm vi khuẩn HP khi mang thai và các biện pháp kiểm soát an toàn

Nhiễm vi khuẩn HP khi mang thai và các biện pháp kiểm soát an toàn

Nhiễm vi khuẩn HP khi mang thai là bệnh lý phổ biến. Các triệu chứng của bệnh nếu không được khắc phục kịp thời không chỉ ảnh hưởng trực tiếp...

Các thuốc đặc trị vi khuẩn Hp trong dạ dày phổ biến nhất

Các thuốc đặc trị vi khuẩn Hp trong dạ dày phổ biến nhất

Các thuốc đặc trị vi khuẩn HP được chỉ định trong điều trị những bệnh lý dạ dày dương tính với chủng vi khuẩn Helicobacter pylori. Thông thường, phác đồ...

Nhiễm vi khuẩn HP: Nguyên nhân, Triệu Chứng, Cách Điều trị

Vi khuẩn HP là chủng vi khuẩn mãn tính tồn tại và phát triển trong dạ dày của con người. Khi dạ dày bị nhiễm vi khuẩn sẽ có mức...

Vi khuẩn HP kháng thuốc: Nguyên nhân và hướng điều trị

Vi khuẩn HP kháng thuốc: Nguyên nhân và hướng điều trị

Vi khuẩn HP kháng thuốc là hiện tượng vi khuẩn có sự biến đổi cấu trúc và tạo ra kháng thể, từ đó làm giảm tác dụng của thuốc kháng...

CLO Test là gì? Tất tần tật về Clo-Test trong xét nghiệm Hp

CLO Test là phương pháp chẩn đoán sự hiện diện của vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) bằng cách sinh thiết bệnh phẩm qua kỹ thuật nội soi, sau đó tiến...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn