Vảy nến thể mủ là gì? Biểu hiện và phương pháp điều trị
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Vảy nến thể mủ là một trong những thể cực kỳ nguy hiểm có thể ảnh hưởng trầm trọng đến cả sức khỏe và tin thần người bệnh. Các triệu chứng lúc này không chỉ xuất hiện ngoài da mà còn trên toàn cơ thể khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi. Trong trường hợp không kiểm soát bệnh kịp thời người bệnh còn có nguy cơ tử vong cao.
Vảy nến thể mủ là gì?
Vảy nến thể mủ (Pustular Psoriasis) là dạng nặng của bệnh vảy nến với những triệu chứng trầm trọng hơn rất nhiều. Vảy nến là một bệnh da liễu ngoài da có yếu tố mãn tính thường gặp ở nhiều đối tượng. Dù chưa thể tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh tuy nhiên tạm thời có thể xác minh có liên quan đến những yếu tố như di truyền, mắc các bệnh làm suy giảm miễn dịch, có những tổn thương ngoài da…
Hầu hết vảy nến thể mủ thường ít gặp hơn các dạng còn lại, tuy nhiên khi xuất hiện sẽ gây ra rất nhiều triệu chứng không chỉ ngoài da mà còn trên toàn bộ cơ thể. Bệnh được chia làm hai dạng chính là
- Vảy nến mụn mủ lòng bàn tay, chân
- Bệnh vẩy nến Von Zumbusch ( vảy nến toàn thân cấp tính)
- Vảy nến Acropustulosis
May mắn là đây không phải là bệnh có yếu tố lây nhiễm do không có liên quan đến các loại virus, vi khuẩn. Vì vậy nếu có vô tình dính với dịch mủ từ vùng da bị vảy nến của người bệnh thì cũng không bị lây nhiễm. Tuy nhiên đây lại là bệnh có yếu tố di truyền đồng thời các biến chứng nó gây ra cũng vô cùng trầm trọng nên cần điều trị càng sớm càng tốt.
Triệu chứng vảy nến thể mủ
Triệu chứng của vảy nến thể mủ cực kỳ dễ nhận biết, tuy nhiên tùy dạng bệnh mà các triệu chứng khác nhau. Người bệnh cần nhanh chóng phát hiện và kiểm soát càng sớm càng tốt các dấu hiệu bệnh ngay từ những giai đoạn đầu tiên
Vảy nến mụn mủ lòng bàn tay, chân
Đây là một dạng nhẹ nhất của thể này với những mụn mủ xuất hiện trên lòng bàn tay, bàn chân. Bệnh có xu hướng xuất hiện trên nữ giới ( tỷ lệ cao gấp 3 lần nam giới), đặc biệt trong những người ở độ tuổi 30- 60. Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh bao gồm
- Ban đầu xuất hiện với kích thước nhỏ chỉ khoảng 2- 3mm có màu đỏ trên da kèm theo các mụn mủ có màu trắng vàng, có thể nhìn rõ trên lòng bàn tay, bàn chân hoặc viền đầu ngón tay, gót chân
- Mụn chìm sâu dưới da, có cậy, khó vỡ
- Mụn mủ có xu hướng mọc theo chu kỳ, cứ vài giờ lên một đợt
- Mụn có xu hướng mọc thành đám, làm vùng da này hơi gồ lên, thô cứng, xung quanh vùng da bị tổn thường có quầng đỏ bao quanh
- Khi mới xuất hiện, mụn mủ có màu trắng vàng nhưng càng về sau càng chuyển thành các lốm đốm nâu, da cũng khô và bong tróc ra, thường là trong khoảng 8 – 10 ngày
- Khi vảy nến khô khiến da bị dày sừng, bong tróc nhưng rất ít trường hợp bị đau hay ngứa
- Các mụn đỏ cũng có thể bị vỡ ra có màu đỏ tươi như máu, đây có thể là dấu hiệu cho thấy mức độ tổn thương nhiễm trùng nặng hơn
Sau mỗi đợt vảy nến, làm da bị tổn thương nặng nề hơn, da khô và bong tróc nhiều.Tuy không quá đau hay ngứa ngáy nhưng nó vẫn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của từng người. Đặc biệt bệnh có xu hướng xuất hiện nhiều trên những người hút thuốc lá hay người phải thường xuyên hít khói thuốc lá.
Bệnh vẩy nến Von Zumbusch ( vảy nến toàn thân cấp tính)
Vẩy nến Von Zumbusch là trường hợp vảy nến thể mủ nặng với các triệu chứng trên toàn cơ thể. Bệnh có tiến triển khá nhanh chóng, nếu không nhanh chóng kiểm soát kịp thời có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Von Zumbusch có xu hướng khởi phát đột ngột, có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữ trong độ tuổi từ 20- 70 tuổi là chủ yếu.
Cụ thể các giai đoạn triệu chứng đặc trưng của bệnh bao gồm
- Giai đoạn 1 (khoảng 24 giờ đầu): Người bệnh có thể khởi phát bệnh với cơn sốt cao kên tới 40 độ, toàn thân ớn lạnh mệt mỏi. Da bắt đầu xuất hiện những vùng nổi ban đỏ, căng rát, có thể xuất hiện thành từng đám hoặc lan nhanh trên toàn thân, đặc biệt tập trung tại những những vùng da có nhiều nếp gấp như cổ, bẹn, đùi hay bộ phận sinh dục, ít xuất hiện hơn bàn tay, bàn chân và mặt. Các tổn thương này khiến người bệnh cảm thấy đau rát ngứa ngáy trầm trọng.
- Giai đoạn 2 (khoảng vài giờ tiếp theo): Lúc này bắt đầu xuất hiện thêm các mụn mủ vô khuẩn, có màu trắng sữa với kích thước khá nhỏ, nằm nông ngay trên bề mặt da và có thể sờ vào được. Xung quanh mụn được bao quanh bởi quầng màu đỏ sẫm, càng để lâu thì các mụn này càng liên kết dần với nhau tạo thành các “hồ mủ” lớn với đường kính tới 1- 2 cm
- Giai đoạn 3 (24 – 48 giờ tiếp theo): Trong thời điểm này mụn mủ đã bắt đầu khô lại, bong tróc và tạo thành các mảng trắng bao xung quanh vùng da bị nổi mụn. Các tổn thường này có thể kéo dài vài tuần, sau đó dần thuyên giảm và hồi phục.
Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp các triệu chứng như tổn thương móng, rụng tóc, tổn thương gan, viêm lưỡi trợt gai, cảm giác đau nhức khớp, nhức đầu, mệt mỏi.. Các triệu chứng này vẫn có thể đồng hành cho tới khi da phục hồi hoàn toàn khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi khó chịu.
Vảy nến Acropustulosis
Acropustulosis là một dạng khá hiếm của vảy nến thể mủ tuy nhiên mức độ nguy hiểm cũng rất cao nên không thể bỏ qua. Các dấu hiệu chủ yếu xuất hiện tại đầu ngón tay, ngón chân khiến người bệnh không thể sử dụng được các cơ quan này. Bệnh bắt đầu bùng phát khi trên ngón tay, ngón chân có những dấu hiệu tổn thương hay trầy xước.
Vảy nến Acropustulosis nếu không nhanh chóng kiểm soát đúng cách có thể gây biến dạng ngón tay, ngón chân làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và thẩm mỹ trầm trọng.
Vảy nến thể mủ có nguy hiểm không?
Bình thường hầu hết bệnh vảy nến chỉ gây ra những vấn đề da liễu bên ngoài, nhưng riêng với dạng này các tổn thương là trên toàn cơ thể. Bệnh có xu hướng xuất hiện dai dẳng theo chu kỳ và tái phát sớm nếu không có biện pháp phòng tránh phù hợp. Những biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện như
- Dễ nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu: tại các vị trí da tổn thương nếu không có hướng vệ sinh bảo vệ đúng cách khiến các mủ vị vỡ ra, gây bội nhiễm bên ngoài và có nguy cư để lại sẹo. Đặc biệt các tác nhân gây bệnh hay các vi khuẩn, virus từ bên ngoài có thể xâm nhập trên những vùng da tổn thương vào trong máu và gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm.
- Bệnh viêm khớp: Acropustulosis có thẻ gây ra viêm khớp vảy nến với rất nhiều biến chứng trầm trọng. Nguyên nhân là do viêm nhiễm tại các đầu móng tay, móng chân làm lây lan đến khớp và gây bong móng. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong vận động đi lại do các khớp bị sưng tấy, nặng nề hơn là có thể biến chứng gây co rút chân tay hay làm biến dạng khớp.
- Rối loạn chuyển hóa: Đây cũng là biến chứng rất nhiều người gặp do sự yếu đi của hệ mieejxmn dịch, sức khỏe suy giảm gây hạ đường huyết, rối loạn chuyển hóa glucose hay hạ canxi huyết…
- Bệnh phụ khoa, nam khoa: Mụn mủ do xảy nến có xu hướng xuất hiện trên những vùng da có nhiều nếp nhăn như bẹn hay gần cơ quan sinh dục. Điều này làm tăng nguy cơ các vi khuẩn, virus tấn công và gây bệnh cho các cơ quan sinh dục, đặc biệt là nữ giới.
- Tử vong do vảy nến thể mủ: Các triệu chứng không được kiểm soát kịp thời, người bệnh sốt cao, viêm nhiễm toàn thân bao gồm cả máu đặc biệt trong thời điểm sức đề kháng suy giảm chính là tác nhân hàng đầu gây tử vong ở người bị vảy nến thể mủ.
Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra rất nhiều vấn đề về tâm lý, ngoại hình, khiến người bệnh gặp khó khăn trong giao tiếp, công việc và cả tiền bạc. Phát hiện và điều trị sớm tại những bệnh viện uy tín sẽ giúp bạn hạn chế tối đa các nguy cơ biến chứng này.
Hướng điều trị vảy nến thể mủ
Khi tới thăm khám tại bệnh viện, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, dịch mủ, mô bệnh học để chẩn đoán chính xác dạng bệnh và tình trạng bệnh, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất. Tùy vào kết quả chấn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định việc dùng thuốc hay áp dụng các liệu pháp sinh học vào điều trị để đem lại kết quả tốt nhất.
Dùng thuốc Tây
Với các triệu chứng nhẹ mới khởi phát ở lòng bàn tay bàn chân với kích thước nhỏ, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi ngoài da để ngăn ngừa viêm nhiễm lây lan. Tuy nhiên nếu các triệu chứng xuất hiện trên toàn thân hay lan với mức độ mạnh, người bệnh cần phải sử dụng các thuốc đường uống để kiểm soát bệnh nhanh chóng.
‘Tuy nhiên người bệnh cần đảm bảo tuyệt đối tuân theo chỉ định từ bác sĩ, không tự ý dùng thuốc khi chưa có đơn thuốc, không tự tăng/ giảm liều thuốc vì đều có thể làm giảm kết quả điều trị mong muốn.
Sử dụng thuốc bôi ngoài da
Hầu hết các trường hợp đều cho phản ứng tốt với các loại thuốc bôi. Một số loại thuốc phổ biến được chỉ định như
- Dung dịch sát khuẩn: dùng dung dịch sát khuẩn bình thường hoặc thuốc mỡ nhằm ngăn ngừa viêm nhiễm tại vùng da bị tổn thương
- Thuốc bong vảy, bạt sừng: có thể dùng Mỡ salicylic 2%, 3%, 5% để làm bong nhanh vùng da bị khô, từ đó hạn chế tình trạng ngứa rát khó chịu trên da
- Thuốc bôi chứa corticoid: hầu hết chỉ dùng trong trường hợp nặng do có nhiều tác dụng phụ, tuy nhiên nó có thể giảm nhẹ các tổn thương trên da và hạn chế tình trạng bong vảy dày sưng. Chủ yếu chỉ được dùng tối đa vài tuần để tránh bào mòn, tổn thương da
- Retinoid: có tác dụng làm chậm lại quá trình sản sinh các tế bào biểu bì, hạn chế tổn thương và để lại thâm sẹo sau quá trình phục hồi. Retinoid là dẫn xuất tổng hợp của vitamin A nên có độ an toàn khá cao, không độc nên bạn có thể yên tâm sử dụng. Thuốc có ở cả dạng kem bôi hay dung dịch dưỡng da.
- Kem bôi có steroid: giúp ngăn ngừa các vết loét xuất hiện trong quá trình làm lành
- Kem bôi có chứa Coal tar hoặc axit salicylic: làm lành những vùng da bị bong vảy
- Một số thuốc khác: Flucinar, Eumovate, Diprosone, Sicorten, Anthralin..
Sử dụng các loại thuốc uống
Thuốc uống thường được chỉ định khi các triệu chứng bệnh có dấu hiệu lan rộng ra toàn thân hoặc với các trường hợp vảy nến nặng. Tuy nhiên các thuốc uống thường kèm theo nhiều tác dụng phụ nên người bệnh tuyệt đối không nên lạm dụng vì có thể gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các thuốc phổ biến thường được chỉ định như
- Methotrexate: Thuốc ức chế miễn dịch thường được dùng trong một số bệnh tự miễn như vảy nến với các dụng đối kháng axit folic, đồng thời tăng sinh tế bào thượng bì để sớm lành lành các tổn thương. Tuy nhiên,Methotrexate có thể gây độc nhiều cho gan và máu nên chỉ dùng trong các trường hợp nguy hiểm hay những khỏe mạnh > 50 tuổi.
- Cyclosporin A: cũn là một loiaj thuốc ức chế miễn dịch và giúp làm giảm hoạt tính của các tế bào viêm, làm chậm tốc độ sản sinh thượng bì
- Steroid toàn thân: cho các dụng kiểm soát các phản ứng viêm trên toàn nhân nhanh chóng nhưng chỉ dùng trong các trường hợp nặng và trong thời gian ngắn. Lạm dụng thuốc quá mức có thể khiến bệnh xuất hiện trở lại khi ngừng thuốc, thậm chí còn trầm trọng hơn.
- Thuốc ức chế calcineurin: thường được dùng song song với corticoid để giảm mức độ các biến chứng nếu có. Thuốc giúp điều hòa miễn dịch tại chỗ, làm giảm quá trình bong tróc dày sừng và các triệu chứng bệnh.
- Thuốc Cyclosporin A: Đây cũng là một loại thuốc ức chế miễn dịch, có tác dụng làm giảm hoạt tính của lymphoT, kháng viêm và hạn chế các tác dụng làm tổn thương da. Tuy nhiên nhóm thuốc này cũng có chứa độc tính mạnh nên hầu hết chỉ dùng trong thời gian ngắn cho các trường hợp bệnh nặng.
- Các thuốc khác: Bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng Thuốc an thần Bromua để giúp người bệnh dễ ngủ hơn và mau phục hồi sức khỏe; sử dụng Vitamin A, C, B12, H3 để tăng cường đề kháng hay kháng histamin tổng hợp để giảm một số phản ứng viêm ngứa
Liệu pháp quang trị liệu
Điều trị vảy nến thể mủ bằng các liệu pháp ánh sáng cũng là phương pháp được rất nhiều người lựa chọn hiện nay. Theo đó, phương pháp này sẽ ứng dụng tia cực tím với bước sóng phù hợp dựa theo tình trạng bệnh để chiếu lên vùng da đang bị tổn thương. Ánh sáng này giúp ức chế tổng hợp ADN của lympho, và làm chậm lại quá trình sản xuất các kháng nguyên gây vảy nến trên da.
Với thời đại y học phát triển như hiện nay, đây là phương pháp được đánh giá cao về độ an toàn, cho hiệu quả cao, kéo dài thời gian tái phát, không có quá nhiều tác dụng phụ tuy nhiên đồng nghĩa chi phí cũng khá cao. Các liệu pháp ánh sáng đang được sử dụng hiện nay như
- UVB băng thông rộng
- UVB băng hẹp
- Laser UVB
- Với các trường hợp bệnh nhẹ hơn và muốn tiết kiệm chi phí cũng có thể sử dụng Thiết bị chiếu tia UVB tại nhà
Nếu có nhu cầu sử dụng các liệu pháp này người bệnh nên lựa chọn các bệnh viện uy tín, có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho việc thăm khám điều trị để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Hướng chăm sóc tại nhà
Qúa trình chăm sóc tại nhà cũng đóng vai trò quan trọng trong điều trị và hạn chế nguy cơ bệnh tái phát. Người bệnh cần phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt, dinh dưỡng, chăm sóc cơ thể để hạn chế những tổn thương viêm nhiễm nặng hơn có thể xuất hiện.
Cụ thể người bệnh nên chú ý vấn đề sau
- Tắm nắng mỗi ngày cũng giúp ích rất nhiều cho người bệnh vảy nến. Chú ý nên tắm nắng trong khoảng thời gian từ 6- 9h sáng hoặc sau 17h chiều, tránh tắm từ 10- 16h vì tia UV lúc này có thể gây độc cho da
- Tránh dùng tay gãi, chà xát vào vùng da tổn thương vì có thể gây viêm nhiễm nặng hơn
- Lựa chọn các trang phục rộng rãi thoáng mát, thấm hút tốt, tránh những trang phục thô cứng bó sát có thể ma sát vào da gây tổn thương
- Thay quần áo, chăn ga, chiếu nệm hằng ngày
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ hằng ngày, sử dụng các loại sữa tắm trị vảy nến đặc trị, tránh dùng các loại sữa tắm thông thường có độ PH cao
- Nếu chưa có sữa tắm có thể thay thế bằng một vài hat muối, vào giọt tinh dầu tràm trà, dầu dừa
- Dùng một số loại kem dưỡng dịu nhẹ để làm mềm, làm ẩm da, tham khảo thêm với bác sĩ
- Uống đủ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày, kết hợp thêm với các loại nước ép trái cây để bổ sung các vitamin cần thiết
- Mặc quần áo dài, đeo bao tay khi cần ra ngoài
- Ngâm chân tay với nước muối ấm để giảm nguy cơ nhiễm trùng và làm dịu các dị ứng
- Tuyệt đối không hút thuốc và tránh xa khói thuốc
- Tránh xa các yếu tố gây dị ứng như khói bụi, hóa chất, lông chó mèo, phấn hóa
- Tránh xa bia rượu, các chất kích thích hay các đồ ăn gây dị ứng
- Tập thể dục thể thao phù hợp để tăng cường sức đề kháng
- Giữ tinh thần vui vẻ lạc quan, tránh căng thẳng stress kéo dài
Người bệnh sau khi điều trị cũng vẫn nên duy trì các thói quen sinh hoạt này để bảo vệ bản thân, phòng tránh tối đa nguy cơ kích hoạt các triệu chứng trầm trọng hơn tái phát.
Vảy nến thể mủ tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe và tinh thần của người bệnh nên cần nhanh chóng điều trị. Dù bệnh vẫn có nguy cơ tái phát nhưng chỉ cần có chế độ sinh hoạt dinh dưỡng khoa học hơn sẽ giảm được tần suất bệnh quay trở lại đáng kể. Người bệnh cần theo dõi bản thân sát sao để giải quyết bệnh nhanh chóng khi thấy các dấu hiệu bất thường.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!