Bệnh vảy nến da đầu có lây không? Giải đáp

Thuốc chữa bệnh vẩy nến mới nhất của thế giới [Cập nhật]

Bệnh vảy nến da đầu: Thuốc và cách trị hiệu quả

Móng tay bị rỗ là bệnh gì? Có chữa khỏi được không?

Chữa bệnh vảy nến bằng đông y – Phương pháp an toàn hiệu quả

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, Triệu chứng, Chẩn đoán, Điều trị

Vảy nến móng tay: Dấu hiệu nhận biết và điều trị sớm

Các dạng bệnh vảy nến và hình ảnh minh họa chi tiết nhất

7 cách chữa bệnh vảy nến da đầu tại nhà giúp giảm triệu chứng

Bệnh vảy nến có ngứa không? Chuyên gia giải đáp

Vảy nến móng tay: Dấu hiệu nhận biết và điều trị sớm

Vảy nến móng tay là một trường hợp của bệnh vảy nến. Các triệu chứng của bệnh có thể làm thay đổi độ dày và màu sắc của móng tay. Gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như tác động đến đời sống, sinh hoạt của người bệnh.

Vảy nến móng tay là gì?

Vảy nến móng tay là bệnh viêm da mãn tính phổ biến hiện nay. Các dấu hiệu của bệnh kéo dài và có hướng tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng đến móng tay, làn da, chân và khớp.

Vảy nến móng tay: Dấu hiệu nhận biết và điều trị sớm
Vảy nến móng tay là bệnh viêm da mãn tính phổ biến hiện nay

Tương tự như bệnh vảy nến, bệnh vảy nến móng tay khởi phát do hoạt động bất thường của hệ miễn dịch. Các biểu hiện của bệnh có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng. Móng tay là một phần của da, được phát triển từ rễ của móng nằm dưới lớp biểu bì, do đó bệnh sẽ hình thành từ rễ móng.

Theo các thông kê cho thấy, phần lớn các ca bệnh vảy nến móng tay đều bị bệnh vảy nến da. Có khoảng 5% người mắc bệnh vảy nến móng tay không bị ảnh hưởng đến vùng da.

Bên cạnh đó, có khoảng 10- 55% bệnh nhân bị vảy nến móng tay trong tất cả những người mắc bệnh vảy nến. Người bệnh vảy nến móng tay có triệu chứng thường gặp nhất là rỗ.

Dấu hiệu nhận biết vảy nến móng tay

Bệnh vảy nến móng tay có các dấu hiệu nhận biết sau:

Móng bị rỗ: Móng tay được cấu tạo từ các tế bào keratin khá cứng. Trường hợp bị vảy nến móng tay sẽ khiến các tế bào này mất đi. Dẫn đến các lỗ nhỏ sẽ xuất hiện trên bề mặt móng, các hố này có thể nông hoặc sâu tùy thuộc vào mức độ tổn thương.

Móng bị tách khỏi nền móng: Một trong các dấu hiệu điển hình của bệnh vảy nến móng tay là móng bị tách ra khỏi phần da ở đầu móng và phần da phía dưới. Khi triệu chứng khởi phát sẽ xuất hiện các mảng màu trắng hoặc vàng ở vùng đầu móng và đầu móng tay.

Các vi khuẩn sẽ tấn công sâu vào lớp da phần dưới móng gây nhiễm trùng, lâu dần phần móng sẽ bị chuyển màu và tách móng.

Dấu hiệu nhận biết vảy nến móng tay
Dấu hiệu nhận biết vảy nến móng tay

Móng tay dày lên và thay đổi hình dạng: Bên cạnh xuất hiện các rỗ móng, người bệnh vảy nến móng tay cũng bị thay đổi cấu trúc bên trong của móng tay. Vẩy nến móng tay có thể hình thành đường vân trên bề mặt móng tay, đồng thời làm cấu trúc của móng tay dễ bị vỡ vụn, lỏng lẻo hơn. Một số trường hợp, móng tay trở nên dày và cứng hơn do nhiễm vi nấm.

Móng tay thay đổi màu: Bệnh vảy nến móng tay có thể gây đổi màu móng tay. Khi quan sát bạn có thể thấy một mảng màu đỏ vàng ở giường móng tay. Ngoài ra, móng cũng có thể chuyển sang màu trắng khi bị vụn vỡ hay màu vàng nâu.

Tăng sừng dưới da: Đây là tình trạng các biểu bì tăng sinh dưới móng tay. Khi các tế bào này tăng sinh sẽ đẩy phần móng lên, khiến người bệnh cảm giác khó chịu và đau đớn nếu tác động lên.

Nguyên nhân gây vảy nến móng tay

Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra căn nguyên chính xác gây ra bệnh vảy nến móng tay. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bệnh khởi phát có liên quan mật thiết đến sự rối loạn của các tế bào ở tầng thượng bì. Các triệu chứng của bệnh cũng có thể xuất hiện khi người bệnh gặp các tác dụng phụ của thuốc điều trị.

Ngoài ra, bệnh vảy nến móng tay cũng có thể xuất hiện khi vùng da ở móng bị thương do các tác nhân bên ngoài. Khi bị áp lực, căng thẳng lâu ngày cũng có thể xuất hiện các biểu hiện của bệnh vảy nến và vảy nến móng tay.

Chẩn đoán bệnh vảy nến móng tay

Các biểu hiện của bệnh vảy nến móng tay thông thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh nấm móng tay. Do đó bác sĩ chuyên môn sẽ khó phân biệt nếu chỉ chẩn đoán lâm sàng. Phần lớn các trường hợp bị vảy nến móng tay sẽ được các nhân viên y tế tiến hành lấy một mẫu da ở dưới móng tay để làm sinh thiết.

Chẩn đoán bệnh vảy nến móng tay
Chẩn đoán bệnh vảy nến móng tay

Thông qua kết quả phân tích từ thí nghiệm sẽ biết được bạn có bị bệnh vảy nến móng tay hay không. Do đó, khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được làm xét nghiệm vfa áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.

Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến móng tay

Các triệu chứng của bệnh vảy nến móng tay tiến triển khá nhanh. Thông thường, người bệnh đều tiến hành điều trị bệnh chậm nên gặp nhiều khó khăn, cũng như mất nhiều thời gian chữa trị để móng tay trở về hình dạng bình thường. Dưới đây là các biện pháp chữa bệnh vảy nến móng tay.

Sử dụng thuốc điều trị

Việc áp dụng các thuốc điều trị bệnh vảy nến móng tay thường do bác sĩ chỉ định sẽ cải thiện các triệu chứng của bệnh hiệu quả, đồng thời rút ngắn thời gian chữa trị tốt hơn. 

Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh vảy nến móng tay, bao gồm:

Các loại thuốc bôi tại chỗ: Corticosteroid, vitamin D3, calcipotriol, tacrolimus, tazarotene là các thành phần có trong thuốc mỡ, kem, sơn móng tay giúp làm giảm các dấu hiệu của bệnh hiệu quả đối với bệnh ở giai đoạn nhẹ. Bạn cũng có thể các kết hợp các hoạt chất này để làm tăng hiệu quả chữa trị như calcipotriol với steroid.

Thuốc điều trị toàn thân: Trường hợp bị vảy nến móng tay gây khó khăn cho các hoạt động đi lại hay dùng tay. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc có tác dụng toàn thân như: Retinoids, Methotrexate, Apremilast (Otezla), Cyclosporine,…

Nhóm thuốc này sẽ tác động lên các khu vực da có triệu chứng ảnh hưởng đến cơ thể. Sử dụng thuốc sau một thời gian dài mới có thể cải thiện các triệu chứng trên móng.

Chế phẩm sinh học: Các sản phẩm từ chế phẩm sinh học được bào chế từ các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. Nên chúng có tính an toàn cao cũng như hỗ trợ điều trị các dấu hiệu của bệnh vảy nến và vảy nến móng tay hiệu quả.

Thuốc diệt nấm: Phần lớn các trường hợp bị vảy nến móng tay cũng bị nhiễm vi nấm. Do đó, khi điều trị bệnh vảy nến móng tay, bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc có tác dụng trị nấm và trị vảy nến móng tay cùng lúc. Điển hình là thuốc Itraconazole và Terbinafine.

Sử dụng thuốc điều trị giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến móng tay
Sử dụng thuốc điều trị giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến móng tay

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc điều trị, người bên nên lưu ý vì thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như phát ban trên da hay các bệnh về gan.

Ngoài các thuốc điều trị bệnh, cắt bỏ móng tay là một phương pháp y khoa cũng được áp dụng trong điều trị bệnh vảy nến móng tay. Các liệu pháp cắt bỏ móng tay phổ biến như:

  • Dùng tia X
  • Phẫu thuật
  • Sử dụng Ure có nồng độ cao để loại bỏ móng tay

Tuy nhiên, khi móng mọc lại sẽ có hình dạng bất thường, trường hợp móng bị nhiễm trùng gây đau nhức, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc làm giảm các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

Các biện pháp điều trị tại nhà

Với các trường hợp bị vảy nến móng tay ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Một số cách chữa bệnh vảy nến móng tay, bao gồm:

Vệ sinh sạch móng tay

Làm sạch móng tay giúp tránh được tình trạng viêm nhiễm nặng và nhiễm trùng móng tay. Do đó, bạn nên cắt tỉa móng tay gọn gàng, sạch sẽ để ngăn ngừa các vi khuẩn xâm nhập. Để loại bỏ các vi khuẩn và bụi bẩn trong móng tay, người bệnh có thể tiến hành ngâm tay vào nước xà phòng sát khuẩn.

Trong quá trình cắt tỉa móng tránh dùng các vật sắc nhọn vì có thể gây tổn thương móng, đồng thời nên vệ sinh sạch dụng cụ cắt móng để đảm bảo an toàn cho móng tay. Ngoài da, bạn nên dưỡng ẩm móng tay và lớp biểu bì móng thường xuyên để làm mềm da và móng, ngăn ngừa tình trạng móng mọc ngược.

Phương pháp thẩm mỹ

Các triệu chứng của bệnh vảy nến móng tay khiến người bệnh mất tự tin, xấu hổ vì móng tay bị biến dạng, đổi màu. Do đó, người bệnh có thể áp dụng liệu pháp thẩm mỹ cho móng tay.

Các biện pháp điều trị tại nhà
Các biện pháp điều trị tại nhà

Tuy nhiên, khi tiến hành thẩm mỹ móng tay, người bệnh cần lưu ý:

  • Không tác động đến lớp biểu bì, vì có thể sẽ làm các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn gây nhiễm trùng và bùng phát bệnh vảy nến.
  • Tránh mang móng giả vì các hóa chất trong keo dán móng có thể gây kích ứng ở nền móng.

Dùng thuốc Đông y đặc trị vảy nến móng tay

Vảy nến móng tay là một trong những thể vảy nến rất khó điều trị và đòi hỏi thời gian kéo dài. Sử dụng Đông y đặc trị vảy nến nói chung và vảy nến móng tay nói riêng có ưu điểm là lành tính, hiệu quả lâu bền. Hiện nay, bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang đang nhận được phản hồi tích cực của đông đảo người bệnh và các chuyên gia đầu ngành.

Bài thuốc này là bài thuốc độc quyền của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã được VTV2 giới thiệu là giải pháp Đông y DUY NHẤT hiệu quả nhờ tính ưu việt của 3 chế phẩm BÔI – UỐNG – NGÂM. Chương trình được phát sóng vào 17/11/2019 với chuyên đề Đẩy lùi viêm da cơ địa, vảy nến.

Xem trích dẫn phần giới thiệu Thanh bì dưỡng can thang trên VTV2

Bài thuốc lấy “Thanh bì” làm vị thuốc chính bởi trong tài liệu “Bản thảo đồ kinh”, Thanh bì được ghi nhận là bài thuốc có vị đắng, khí ôn, tác dụng sơ can phá khí, tán kết tiêu trệ. Tinh dầu trong Thanh bì có tác dụng hóa đàm, kháng histamin giảm thiểu các triệu chứng viêm da… Bên cạnh đó, bài thuốc cũng kết hợp hơn 30 vị thuốc quý, hỗ trợ đẩy lùi căn nguyên bệnh từ sâu bên trong.

3 chế phẩm của Thanh bì dưỡng can thang sử dụng đồng thời mang lại tác động kép, vừa đẩy lùi căn nguyên gây bệnh bên trong, chữa lành tổn thương bên ngoài đồng thời tái tạo hàng rào bảo vệ tự nhiên ngoài da ngừa bệnh quay lại.

Thành phần, công dụng của bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang
Thành phần, công dụng của bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang

Tính đến tháng 10/2019 đã có 3597 người bệnh được điều trị thành công nhờ Thanh bì dưỡng can thang, trong số đó phần lớn là người bệnh vảy nến. Dược tính của bài thuốc thẩm thấu tác động vào cơ thể theo từng giai đoạn.

Giai đoạn 1: Đào thải độc tố

Trong thành phần bài thuốc chứa nhiều thảo dược có khả năng sát trùng, tiêu độc, đồng thời bồi bổ và tăng cường công năng đào thải độc tố của gan, thận.

Giai đoạn 2: Loại bỏ triệu chứng

Khi cơ thể đã được thanh lọc và loại bỏ hết các độc tố tích tụ, bệnh sẽ ngừng phát triển thêm. Lúc này, các thảo dược bắt đầu phát huy tác dụng chữa lành và phục hồi giúp bệnh nhân thuyên giảm nhanh chóng triệu chứng. Tình trạng ngứa ngáy chấm dứt sau 2 – 3 tuần dùng thuốc. Móng được phục hồi lành lặn và sáng khỏe.

Giai đoạn 3: Ngăn ngừa bệnh tái phát

Khi triệu chứng bệnh đã chấm dứt, bài thuốc sẽ tập trung vào điều dưỡng cơ thể để tăng cường sức đề kháng và thiết lập lại hàng rào bảo vệ tự nhiên của móng. Giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì hiệu quả điều trị lâu dài và phòng tránh tái phát bệnh. Do đó, bệnh nhân cần kiên trì sử dụng thuốc theo đúng liệu trình được bác sĩ tư vấn. Không nên ngừng thuốc sớm khi thấy các triệu chứng đã thuyên giảm.

Hiệu quả điều trị vảy nến bằng Thanh bì dưỡng can thang
Hiệu quả điều trị vảy nến bằng Thanh bì dưỡng can thang

Ông Tiết Quang Tuấn, sống chung với vảy nến suốt 4 năm liền chia sẻ về hành trình chữa bệnh: “Chú đã từng đi khám ở nhiều bệnh viện da liễu bằng tây y trong nhiều năm.Bệnh khỏi nhưng tái phát rất nhanh. Da khô, vảy cứ lẩn mẩn ở nách, cổ,đùi… khiến chú vô cùng mặc cảm. Bệnh ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Sau 3 tháng điều trị bằng thuốc Thanh bì dưỡng can thang theo hướng dẫn của bác sĩ Quyên.Đến nay bệnh đã khỏi được gần 3 năm rồi, chú rất mừng. Da đã đỡ rất nhiều và ổn định hơn giờ chú đã có thể an tâm lo cho gia đình.”

Bệnh nhân lưu ý: Bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang chỉ được áp dụng khi có chỉ định của bác sĩ đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Khuyến cáo bệnh nhân nên liên hệ trực tiếp với Trung tâm theo các thông tin dưới đây [Đã được kiểm chứng]:

  • Tại Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70, Nguyễn Thị Định | SĐT: (024) 7109 6699 – 0983 059 582
  • Tại Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, P.Hồng Gai, Tp.Hạ Long | SĐT: 0203 6570128 – 0972606773
  • Tại TP.HCM: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận – SĐT: | (028) 7109 6699 – 0932 064 179
  • Website: thuocdantoc.org | Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Bệnh vảy nến móng tay không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị chỉ có thể làm giảm các triệu chứng và kiểm soát bệnh tốt hơn, không thể điều trị bệnh tận gốc.

Do đó, nếu móng tay xuất hiện các dấu hiệu của bệnh vảy nến hay bệnh nấm, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất. Ngoài ra, người bị vảy nến móng tay phải áp dụng thử các phương pháp điều trị để tìm ra phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Các biện pháp kiểm soát bệnh vảy nến móng tay

Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị bệnh vảy nến móng tay, bạn cũng nên lưu ý chăm sóc móng để làm cải thiện các triệu chứng hiệu quả hơn, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát.

Các biện pháp chăm sóc móng tay, bao gồm:

  • Luôn giữ móng tay sạch sẽ, gọn gàng để ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, cũng như tránh cho móng bị gãy hay bị vỡ.
  • Bảo vệ tay: Đối với người phải tiếp xúc với các hóa chất thường xuyên, nên sử dụng đồ bảo hộ, găng tay để tránh gây kích ứng cho da và móng tay.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên để cung cấp độ ẩm cần thiết cho móng tay, làm mềm móng và da, cải thiện các triệu chứng của bệnh tốt hơn. Lưu ý, nên chọn các loại kem dưỡng ẩm có chứa thành phần dịu nhẹ, không gây kích ứng.
  • Với các trường hợp hay cạy hay cắn móng, nên bỏ thói quen này vì có nguy cơ gây nhiễm trùng và bùng phát các triệu chứng bệnh vảy nến.

Bệnh vảy nến và vảy nến móng tay đều có nguy cơ tái đi tái lại nhiều lần, do đó khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm để thời gian phục hồi bệnh nhanh, đồng thời thoát khỏi tình trạng móng tay bị tổn thương, ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Các dạng bệnh vảy nến và hình ảnh minh họa chi tiết nhất

Các dạng bệnh vảy nến và hình ảnh minh họa chi tiết nhất

Bệnh vảy nến được chia thành các dạng khác nhau dựa vào mức độ và các triệu chứng lâm sàng ở người bệnh. Dưới đây là một số hình ảnh...

cách chữa bệnh vảy nến da đầu

7 cách chữa bệnh vảy nến da đầu tại nhà giúp giảm triệu chứng

Vảy nến da đầu không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến các vấn đề ngoại hình thẩm mỹ làm người bệnh ngày càng...

Bệnh vảy nến có ngứa không?

Bệnh vảy nến có ngứa không? Chuyên gia giải đáp

Bệnh vảy nến có ngứa không, nên làm thế nào để giảm ngay cơn ngứa ngáy khó chịu nếu có là băn khoăn của rất nhiều người. Hiểu rõ các...

Bệnh vảy nến là gì?

Bệnh vảy nến: Nguyên nhân, Triệu chứng, Chẩn đoán, Điều trị

Bệnh vảy nến là bệnh ngoài da rất khó điều trị, bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần nếu người bệnh không có các biện pháp kiểm soát và...

Chữa bệnh vảy nến bằng đông y - Phương pháp an toàn hiệu quả

Chữa bệnh vảy nến bằng đông y – Phương pháp an toàn hiệu quả

Chữa vảy nến bằng Đông y là một trong những phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực. Ưu điểm của cách chữa...

móng tay bị rỗ

Móng tay bị rỗ là bệnh gì? Có chữa khỏi được không?

Móng tay bị rỗ là tình trạng thường gặp có thể đi kèm với một số biểu hiện khác. Điển hình như móng tay dày lên, thay đổi màu sắc...

Bình luận (35)

  1. quang anh says: Trả lời

    Mọi người ơi cho em hỏi chút, gần đây vùng da quanh móng tay em có màu hơi vàng, mong tay có nhiều vết lằn, lồi lõm, và có một vài chấm sẫm màu trên đó. Em không biết mình có phải bị vẩy nến móng tay hay không, vì nó không ngứa rát, mà chỉ thấy hơi đau

    1. ke_bac_tinh008 says: Trả lời

      Hay bạn có nhầm sang tình trạng nấm móng, mình thấy nấm móng cũng có biểu hiện tuong tự đấy.

    2. huyen.hr1990 says: Trả lời

      Đây là biểu hiện của vảy nến móng tay mà, còn nấm móng thì có cảm giác ngứa ngáy ở móng cơ, và đặc biệt có mùi hôi, móng rất dễ bị gãy. Còn vảy nến móng tay, nếu thấy hiện tượng móng rụng từ từ thì khả năng rất cao là bị vảy nến móng tay. Đối với vảy nến móng tay mình có cách chưa rất hiệu quả chỉ cần sử dụng lá trầu không dã nát lấy nước cốt bôi lên móng tay, hoặc ngâm toàn bộ móng tay vào tầm 20p, rồi rửa sạch, tuần làm 4 lần là đỡ đó.

    3. Trần Thiết Hạm says: Trả lời

      Mới vài triệu chứng như thế chưa có thể chắc chắn là bệnh gì được đâu bạn ơi, tớ nghi giờ bạn cần làm nhất là đi làm xét nghiễm mẫu da để xác định nó là bệnh gì để có hướng điều trị,chứ chưa chắc chắn, tự chữa đúng thì không sao, còn không đúng bệnh nữa thì sợ là sẽ bị nặng hơn đấy.

    4. Hiếu Minh Nguyễn says: Trả lời

      da liễu thẳng tiến nhá em , bị nhẹ chữa còn có cơ hội khỏi, chứ cái này đẻ nặng rồi mới chữa là bôi thuốc cả đời đấy em, anh bôi thuốc mấy năm nay rồi đó, không bôi, thì hỏng hết móng khong làm được việc gì cả.

  2. Đặng Thị Phương Lan says: Trả lời

    Hiếu Minh Nguyễn anh ơi em đang tìm hiểu thấy bài thuốc thanh bì dương can thang của thuốc dân tộc dùng chỉ 1 liệu trình khoản 2, 3 tháng là khỏi hẳn đấy anh, chứ không phải bôi thuốc quanh năm suất tháng đâu ạ, để em gửi chia sẻ của người dùng thuốc này để anh đọc tìm hiểu nhé: https://vhea.org.vn/thuc-hu-bai-thuoc-thanh-bi-duong-can-thang-chua-vay-nen-19837.html

    1. Hiếu Minh Nguyễn says: Trả lời

      Thuốc này là thuốc gì vậy em, có chắc khỏi hẳn không,anh thì giờ đang dùng thuốc của viện da liễu cũng đk hơn ba năm rồi, cứ đợt nào bị thì dùng, cũng không muốn đổi cho lắm, sợ giờ mà đổi bệnh lại nặng thêm, dùng lại không còn duy trì được như vầy thì khổ lắm em à.

    2. Bành Ngọc Quỳnh Tiên says: Trả lời

      Dùng đi chị, chứ chị dùng thuốc tây không có khỏi được đâu, em khuyên thật trước đây chồng em cũng thế, chữa mất mấy năm ở bên da liễu mà không khoi, móng tay với da dẻ cứ có lớp vảy dày sừng sần sùi vừa khô, bong tróc, không dùng thuốc là lại bị lại, tình trạng lại càng nghiêm trong hơn, cư thế dùng thuốc tận mấy năm, da còn thấy mòn dần, yếu hơn rất nhiều rất dẽ bắt nắng, càng sau càng nặng hơn các nốt vẩy nến trên da xuất hiện nhiều hơn. Sau thấy một anh cùng cơ quan dùng thuốc thanh bì dương can thang khỏi em mới mạnh dạn xin địa chỉ để bảo chồng đến đó khám. Dù thuốc đông y nhưng cũng dễ dùng lắm chị ạ,bac sĩ kê cho chồng em loại viên cao chỉ việc hòa vào nước ấm là uống được liền, chứ khong có phải đun sắc gì cả. Chỉ hơi ngại cái lá tắm thì sẽ phải đun lên để ngâm rửa. Hai tuần đầu thì chưa có cải thiện mấy, nhưng sau đó bệnh của chồng em càng ngày càng có nhiều cải thiện và sau 4 tháng điều trị chồng em không còn bất cứ tổn thương nào trên móng và da nữa cả. Cho tới hiện tại, chồng em đã khỏi đến 90% tức là trên đầu nếu qua 1 ngày không gội đầu thì sẽ có gàu, trên người các nốt vẩy nến mờ hết chỉ còn lại thâm da còn kẽ móng ở tay và chân thì đã lành có điều móng mới mọc hoàn thiện mới chỉ được khoảng 70% thời gian chờ móng mới mọc ra mới lâu. Hồi tháng 6, thì bệnh của chồng em là đã ăn hết cả trán và lan xuống 2 viền mi mắt. Hiện nay trán nó nhẵn nhui không có 1 tí sẹo nào coi như chưa từng có bệnh ở đó .Đó là những tổn thương mới bùng phát từ đầu năm nay.Trước đây là chồng em bị khắp cả người nói chung ai bị bệnh này mới thấy khổ sở mặc cảm ntn.

    3. imbum0106 says: Trả lời

      Sau khi dùng thuốc này xong tôi thấy bài thuốc này rât hiệu quả vì có cả thuốc uống, thuốc ngâm rửa, còn cả thuốc bôi nữa. Kết hợp cả ba loại thuốc với nhau nên hiệu quả cao hơn rất nhiều, chỉ dùng có 3 months mà tôi được sống yên ổn gần 2 năm nay với tôi như vậy đã là quá tốt rồi mặc dù BS cũng nói với tôi bệnh vẩy nến này không thể khỏi hẳn, nhưng việc chữa ổn định với chừng ấy thời gian tôi rất mừng

    4. Trần Anh Đức says: Trả lời

      Ủa dùng thuốc đông y thì phải dùng thuốc sắc chứ sao lại uống thuốc viên thế nhỉ, tôi nghĩ uống thuốc sắc tốt hơn, nên chỉ muốn dùng thuốc sắc thôi.

    5. Tiên boppy says: Trả lời

      Cái này lúc em đi khám cũng hỏi bác sĩ rồi, chỉ khác dạng bào chế thôi ạ, để cho tiện ấy mà, chứ dùng thuốc sắc nhiều người họ ngại, mà hiệu quả cũng như nhau thôi, anh thấy đấy em dùng vẫn khỏi kia mà, à mà anh muốn dùng thuốc sắc thì dùng lọai họ sắc sẵn rồi ấy, loại ấy thì cũng tiện đó, cứ 1 thang thuốc họ sắc và đóng thành 6 túi thuốc nước nhưng trước thấy loại này phải bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh mà em thì di chuyển nhiều dùng loại dó không tiện cho lắm, nên dùng loại viên hoàn nhỏ gọn dễ mang theo hơn. Em nghĩ dùng loại nào cũng như nhau thôi mà, thuốc nào chẳng được, cái nào phù hợp thfi mình dùng thôi mà anh.

  3. Trịnh Xuân Thảo says: Trả lời

    Giá thuốc thang bì dưỡng can thang bao nhiêu tiền một liệu trình điều trị vậy ai biết chia sẻ cho mình với nhé, mình đang tính dùng thuốc này, mà chưa biết chi phí điều trị ra sao..

    1. Vinse says: Trả lời

      Một liệu trình điều trị bên này là 1 tháng em nhé, chi phí điều trị còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của em nữa nói chung không ai giống nhau đâu, chị tìm hiểu thì thấy dao động trong khoảng triệu rưỡi đến hai triệu thui em, trong đó đã có cả thuốc uông + thuốc bôi+ thuốc ngâm rửa em ah

    2. Bui Yen Nhi says: Trả lời

      Có mấy loại vầy mà tiền triệu cơ á, sao đắt dữ vậy.

    3. Nguyễn Công Huân says: Trả lời

      Ba loại vầy còn ít gì nữa bạn ơi, quan trọng hiệu quả của thuốc thôi, dùng xong khỏi hẳn có thích hơn không, hay dùng thuốc vài trăm, rồi bệnh mãi không khỏi. Tiền nào của đấy hết.

    4. Dương Minh Trang says: Trả lời

      Đúng đấy bạn ạ, chất lượng thế nào thì giá nó mới thế chứ, mình còn tìm hiểu thuốc này rồi, thuốc ở đây tất cả dược liệu đều được họ tự trồng và tự bào chế, nên có thể hoàn toàn đảm bảo thuốc được làm từ dược liệu sạch, nguồn gốc rõ ràng, dùng yên tâm hơn, chứ giờ dược liệu bẩn trôi nổi đầy thị trường, biết thế nào được bạn.

  4. Manse in my love says: Trả lời

    em thấy móng có hoi vấn đề đi khám mới biết bị vẩy nến móng tay, em cũng thử vài cách rồi, từ cách dân gian đến thuốc bôi, đều không có hiệu quả các chị ạ, chán thế chứ.

    1. BaoTram Trinh says: Trả lời

      Bạn có kieng khem đầy đủ không, bạn xem lại chế độ ăn của mình có ăn mấy loại thực phẩm này không:
      + Thực phẩm nhiều protein và tanh: Tôm, cua, ghẹ, măng, cà, lạp xưởng , xúc xích, gà, đồ hộp, trứng..
      + Đồ uống có chứa chất kích thích: Rượu, bia, cafe, trà, thuốc lá, …
      + Những đồ ăn có chứa nhiều chất béo: Đường, sữa, mỡ, bơ, chocolate, đồ ngọt tổng hợp
      –>Đây là một số loại thực phẩm không được ăn trong quá trình điều trị vẩy nến đâu nhé, ăn vào thì sẽ giảm hiệu quả của việc điều trị đấy. Thay vào đó bạn ăn nhiều mấy loại này vào một chút:
      + Thực phẩm giàu vitamin A, B, C; và các thức ăn dễ tiêu, chống táo bón: cà chua, khoai lang ruột vàng, đu đủ, chuối tiêu.
      + Bổ sung thêm những loại rau xanh vào thực đơn như cải xoăn, súp lơ, bắp cải, mướp đắng….
      + Tăng cường những thực phẩm chứa giàu omega 3 và chất kẽm có trong cá hồi, cá thu, cá basa, canh nghêu, sò.
      + Ăn thịt bò 1-2 lần, ăn thịt lợn, đậu phụ, thịt ếch…
      + Tăng cường ăn nhiều rau, uống nhiều nước mát hằng ngày rất tốt cho quá trình điều trị.
      *Lưu ý: Đối với những trường hợp vảy nến móng tay bị phù nề, rịn nước nên giảm thức ăn có nhiều nước như: chanh, súp, uống ít nước; hạn chế uống nước cam nước chanh…

    2. Thuhoai_038_36884 says: Trả lời

      Còn một cái nữa bạn phải xem lại các loại xà phòng sữa tắm, dầu gội đầu, dầu xả,nước rửa bát,mỹ phẩm,… mấy loại này đã đổi sang loại dịu nhẹ với da chưa, để ý thành phần của nó xem có làm từ cồn, có nhiều chất hóa hoc không, nếu có thì đổi đi bạn nhé, hoặc dùng phải đeo găng tay vào bạn nhé. Loại mình hay dùng găng tay Marigold, bạn có thể tìm mua về dùng, loại này dùng rất thích và tránh hóa chất rất tốt, lại không gây kích ứng cho da tay.

    3. Thanh Tuyên Quang says: Trả lời

      Cái này chỉ cần kiêng khem đúng cách là bệnh đỡ ngay thôi mà, đừng quá căng thẳng quá, , không dùng cách này thì ta dùng cách khác, cứ phải thử vài cách em ạ, không em kết hợp cả dân gian và thuốc vào, hiêu quả nó cao hơn đây, c đang áp dụng ngâm móng tay bằng dấm và dùng thêm thuốc của bv da liêu nữa, bệnh cũng ổn ổn rồi nài, em có thể thử xem sao

  5. mtp0509195 says: Trả lời

    Em không biết có bị vẩy nến móng tay không nữa em thấy móng em dẽ bong tróc ra khỏi ngón tay, ngón chân lắm, da tích tụ dưới móng, thành lớp dày sừng nhìn ghê lắm ạ.

  6. Nguyễn Thùy Dương says: Trả lời

    mình bị vảy nến móng tay, mới bị thời gian gần đây thôi, mấy người bạn mình có khuyên mình giờ dùng sơn móng tay vào nhìn tay đỡ ghê mà còn làm giảm các dấu hiệu của bệnh, ngăn bệnh tiến triển mạnh, không biết có đúng không nữa.

    1. Trần Yến Nhi says: Trả lời

      Đúng mà trong sơn móng tay có vitamin D3 rất tốt cho việc điều trị bệnh vẩy nến ở móng tay đấy, nhẹ thì dùng mới có hiệu quả, mà bạn phải chọn loại ưu tín chứ giào hàng nhái, hàng giả đầy.

    2. Quỳnh búp bê says: Trả lời

      Tớ nghĩ móng tay đang nhiễm bệnh thì dùng cách này không có ổn đâu, tớ nghĩ bạn nên hỏi bác si chuyên về da liễu xem có nên dùng được hay không đa, giờ thông tin nó bão hòa quá, không biết đúng sai thế nào đâu bạn.

    3. nguyetpham@gmail.com says: Trả lời

      Mình thấy bài viết có đề cập đến mà, còn có phương pháp thẩm mỹ móng để điều trị nữa chắc phải chữa được người ta mới đưa thông tin như vậy chứ

  7. Đỗ Thị Hà Thu says: Trả lời

    Dùng thanh bì dưỡng can thang trị vảy nến móng tay ổn không vậy? móng mình rụng gần hết thì dùng có khỏi được không

    1. Phượng Gây Mê says: Trả lời

      Bạn tránh ăn đồ hải sản, và trứng, ăn nhiều rau, uống nhiều nước vào. Bệnh này khó khỏi hẳn lắm

    2. Nguyễn Hoài Như says: Trả lời

      Mình dùng thuốc móng tay đang thay móng khác rồi này bác sĩ bảo nó mọc thành móng bình thường là khỏi mà dùng mới được hai tháng thôi, bạn đừng cân nhắc nhiều cứ mua thuốc này mà dùng đi

    3. Hằng Moon says: Trả lời

      Thuốc này hiệu quả lắm các làng ơi, trước móng của tớ nhìn kinh lắm dày lên sần sùi và đổi sắc móng, da ở 2 bên kẽ mủn ra và cứ đùn da ra rất nhiều chưa kể không chỉ ở mỗi móng mà da em cũng bị, vẩy nến dầy từng mảng, ngứa rát khó chịu nhìn mất thẩm mỹ lắm.Lớp này chưa khỏi lớp kia lại mọc lên, nhiều người bảo bệnh này không khỏi được chỉ dùng thuốc để duy trì giúp cơ thể ổn định thôi. Thế nên lúc dùng thuốc này tớ không có đặt nhiêud hy vọng quá, mong sao bệnh ổn định không có tiến triển nặng thêm ảnh hiowngr đến sinh hoạt là được. Dùng đâu tâm tháng rưỡi thấy da dẻ tốt nên, ngứa rát, đau nhức bớt hẳn, tớ dần có niềm tin hơn rồi, dùng sang tháng thứ hai không còn nứt nẻ bong tróc, móng tay bớt sần sùi, da bớt đỏ tháng thứ ba gần như khỏi đến 80 % rồi mừng lắm. Bác sĩ bảo tiến triển bệnh của tớ đang rất tốt, dùng thêm thời gian nữa là móng tay, móng chân da dẻ như người bình thường thôi, giờ chứ ý ăn uống sinh hoạt thì bệnh sẽ ổn định càng lâu. Ai còn đang phân vân có nên dùng thuốc này không thì đọc bài viết này đi trước tớ cũng đọc viết này mới quyết định đến đây khám đó, vẫn giữ lại link, giờ gửi cho mọi người đọc tham khảo này: https://www.tapchiyhoccotruyen.com/vtv2-gioi-thieu-bai-thuoc-dieu-tri-vay-nen-viem-da-co-dia-tu-thao-duoc.html

    4. Nguyễn Hải Yến says: Trả lời

      Mình cũng đang tính qua đó khám xem thế nào đây, bạn biết bên này thời gian làm việc cụ thể thế nào không, cho mình đi.

    5. Linda Hunter says: Trả lời

      Giờ giấc bên này linh động mà thứ bay chủ nhật họ làm việc hết, mà còn đặt lịch khám nưa thì đi khám giờ nào chả được. Các bạn đi khám cứ đặt lịch khám trước cho tiện, vừa nhanh lại còn không phải chờ đợi lâu, chứ tớ thấy lượng khách đến đây khám cung khá đông, đến sớm thì còn đỡ, muộn là chờ cung mất kha khá thời gian đó.

  8. Phương Quỳnh says: Trả lời

    Thuốc này thành phần của nó là thảo dược phải không,chắc dùng an toàn cho trẻ em ba tuổi nhỉ, con mình còn bé mà đa bị vẩy nến móng tay rồi, móng tay thì ngả sang màu vàng, còn có nhiều đốm trắng trên móng các mẹ ạ.

    1. Hằng Moon says: Trả lời

      Bên này họ bắt đầu khám từ 8h đó ban, còn chiều thì đến 17h 30 là không nhận lịch khám nữa đâu, bạn cân nhắc thời gian đến khám nhé.

    2. Cherry An says: Trả lời

      Tớ thấy bên này họ làm cả tuần mà, còn có nhận lịch khám ngoài giờ nữa mà bạn, chứ không chỉ khám mỗi giờ hành chính thôi đâu

    3. Mẹ Minh Quân says: Trả lời

      Đúng rồi bạn ơi, thành phần thuốc này toàn thảo dược thiên nhiên thôi, lành tính lắm, uống không lo tác dụng phụ gì đâu,ba tuổi dùng thuốc này được rồi đó, con mình uống được hai tháng tình trạng cũng khá ổn rồi đó, mà không hề ảnh hưởng chút nào tới sức khỏe quá, cân vẫn tăng đều này, mình khuyên thật bạn đưa con đến trung tâm đề họ khám cho, rồi còn biết dùng thuốc, không chữa sớm để nặng lên, thì tốn kém lắm đấy.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn