Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà giúp bé hạ sốt nhanh

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chuẩn nhất

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông khỏe mạnh ít ốm vặt

Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú? Giải đáp

U máu ở trẻ sơ sinh biểu hiện như thế nào? Nguy hiểm không?

U máu ở trẻ sơ sinh là một dạng bệnh thường gặp, xuất hiện rõ ràng trên da nên rất dễ nhận biết. Bệnh được đánh giá là lành tính, không quá nguy hiểm nhưng vẫn cần điều trị nhanh để các các biến chứng khác cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ cho bé. Tham khảo chi tiết về chứng bệnh này để biết cách điều trị hiệu quả.

U máu ở trẻ sơ sinh là gì?

U máu ở trẻ sơ sinh là bệnh dạng u lành tính xuất hiện trên da có liên quan đến sự tăng trưởng quá mức của các mạch máu. Đây là một dạng u của tế bào nội mạc lát thành mạch máu, thường không liên quan đến ung thư nên được đánh giá không quá nguy hiểm. Bệnh lý này khá phổ biến và có đến 10- 12% trẻ sơ sinh mắc chứng này.

u máu ở trẻ sơ sinh
U máu là dạng bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh thường có liên quan đến sự phát triển bất thường của mạch máu

U máu có thể xuất hiện ở khắp mọi vị trí trên cơ thể như dưới mắt, lá, cánh tay, ngực, lưng, chân tay hay cả bên trong cơ quan nội tạng…  Tuy nhiên, hầu hết loại u này xuất hiện tại đầu, mặt và cổ, chiếm tỷ lệ cao nhất (trên 60%) trong tất cả các trường hợp.

Bệnh thường xuất hiện ngay trong tuần lễ đầu tiên hoặc tuần thứ tư sau khi bé vừa ra đời. Các dạng u bẩm sinh xuất hiện ngay sau khi bé vừa ra đời và phát triển nhanh chóng, trong khi u dị dạng cũng xuất hiện vào thời điểm này nhưng lại có xu hướng phát triển chậm chạp hơn.

Do u máu xuất hiện trực tiếp dưới dạng các mảng màu đỏ tươi hoặc thành từng đám nhỏ nên rất dễ nhất biết. Các kiểu u máu xuất hiện tại các vị trí sau trên da

  • U máu mao mạch ( u máu xuất hiện trong da): thường xuất hiện dưới dạng một đám màu dâu tây hơi nổi hờ trên da trẻ sơ sinh và ranh giới u không rõ ràng. Dạng u này có thể xuất hiện từ trong thời kỳ mang thai tự biến mất sau đó
  • U máu thể hang (U máu dưới da): dạng này thường có màu sắc nhạt hơn, thường xuất hiện dưới vùng da bình thường hay da màu xanh nhạt. Dạng này cần có sự hỗ trợ can thiệp y tế để tránh cản trở thị lực hay hô hấp.
  • U máu thể hỗn hợp: U máu có thể cùng lúc xuất hiện trong da và dưới da thành một vùng có màu đỏ rượu nổi gờ trên một vùng da lành. Để càng lâu các vùng da đỏ càng phát triển lan rộng hơn. Thể này thường xuất hiện tại các vị trí như đầu, mặt , cổ và là loại u phổ biến nhất chiếm tỉ lệ 75% các loại u máu.
  • U máu xương: thường xuất hiện ở vùng xương hàm và có thể gây chảy máu chân răng, làm răng lung lay. Trong trường hợp mổ răng có thể làm chảy máu nhiều khó câm, nếu chụp X Quang có thể thấy u đang dần phá hủy xương hàm. Tuy nhiên trường hợp này thường ít gặp ngay trong giai đoạn sơ sinh mà gặp ở các giai đoạn lâu hơn hay khi trưởng thành.
  • U máu thể động mạch: thường xuất hiện một mảng nhỏ trên da và to dần ở tuổi trưởng thành. Khi chạm vào có cảm giác nóng.
  • U bạch mạch: thuộc dạng u mạch máu dị dạng có xu hướng phát triển chậm và có thể làm biến dạng mặt, chân, tay… Khi sờ vào u có cảm giác mềm, căng, bên trong có nhiều túi dịch, nếu tiến hành chọc hút dịch thường thấy chất lỏng màu vàng chanh
  • Thể u máu phẳng hay gọi là vết rượu vang: U có dạng phẳng, màu đỏ rượu hoặc hơi tím. Nếu u thâm nhiễm vào cơ sẽ làm biến dạng,
  • U máu trên gan: Xuất hiện cả trong và trên bề mặt gan do liên quan đến sự nhạy cảm với estrogen, có thể xuất hiện ngay từ trong thời kỳ mang thai và tăng dần kích cỡ. Với các dấu hiệu này nên đi điều trị càng sớm càng tốt.

U máu thường có xu hướng xuất hiện ở bé gái nhiều hơn, có thể xuất hiện cho tới 5-7 tuổi với các dạng u  tế bào nội mạc mạch máu (u bẩm sinh). Tuy nhiên các dạng u dị dạng thường phát triển chậm nên đôi khi có thể kéo dài đến cả tuổi trưởng thành nếu không được điều trị đúng cách.

Nguyên nhân gây bệnh được cho là có liên quan đến sự tăng sinh tế bào lát thành mạch máu quá mức, các tế bào nội mạc mới được xuất hiện và hình thành các ống máu mới được tạo điều cho u phát triển và tăng nhanh kích cỡ. Trong khi nguyên nhân gây các u mạch máu dị dạng lại ngược lại, các tế bào nội mạc không có sự tăng sinh.

Do đó, những đối tượng thường dễ gặp u máu bao gồm

  • Trẻ sơ sinh có cha hoặc mẹ có tiền sử bị u máu, thường có nguy cơ mắc bệnh đến 50%. Dù bố mẹ đã điều trị hết u thoái hóa tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh thường vẫn khá cao.
  • Trong quá trình mang thai mẹ có gặp các tổn thương
  • Mẹ bị tăng huyết áp đột ngột khi mang thai
  • Mẹ bị nhiễm khuẩn nhiễm virus khi mang thai cũng làm tăng nguy cơ xuất hiện u mạch máu ở trẻ sơ sinh
  • Do bé bị rối loạn hệ miễn dịch hay rối loạn hoocmon
  • Trẻ có bất thường về mạch máu
  • Trẻ sinh non, đặc biệt có giới tính nữ
  • Đa thai hoặc mẹ mang thai khi hơn 40 tuổi cũng rất dễ gặp tình trạng này.
  • Bé khi sinh ra nhẹ cân

Tuy nhiên bệnh được đánh giá là khá lành tính, chỉ một số ít trẻ có thể có dấu hiệu nguy hiểm nên phụ huynh vẫn cần điều trị càng sớm càng tốt.

Biểu hiện u máu ở trẻ sơ sinh

U máu ở trẻ sơ sinh thường chỉ xuất hiện trên một vị trí nhưng đôi khi nó cũng xuất hiện nhiều hơn một vị trí , đặc biệt nếu xuất hiện trên 5 vị trí có thể tăng nguy cơ xuất hiện u ở cả các cơ quan như gan, phổi, hay dạ dày và gây ra một số nguy hiểm.

u máu ở trẻ sơ sinh
U máu có thể xuất hiện trên nhiều vị trí tuy không gây đau nhức nhưng có thể gây mất thẩm mỹ nếu xuất hiện ngoài da

Ban đầu u máu xuất hiện trên da trông như vết bớt màu đỏ bình thường, càng ngày càng lan rộng kích thước hơn thành một bướu nhỏ, nhô trên bề mặt da.  Hầu hết trẻ sẽ không bị đau nhức gì tuy nhiên trong một số trường hợp do vị trí u mà bé có thể gặp các triệu chứng như buồn nôn, nôn, ngon còn thấy ngon miệng, chướng bụng.

Bệnh thường phát triển theo 3 giai đoạn sau

  • Tổn thương ban đầu: xuất hiện các mảng màu màu da có màu sắc nhưng chưa quá rõ ràng, có thể thay đổi hình dạng hoặc màu sắc với các màu đỏ, đỏ tím hoặc phớt xanh. Do trong giai đoạn này các hình thái của nó khá lẫn với sự thay đổi sắc tố da nên nhiều người thường bỏ qua trong tuần lễ đầu. Hầu hết u thường xuất hiện trong giai đoạn này đều khá bằng phẳng, ít khi tạo thành các khối hay cục khối nổi trên bề mặt da.
  • Giai đoạn tiến triển: U tiến triển và thành khối u nổi gồ trên bề mặt da có hình dạng và kích cỡ rõ ràng. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 3- 8 tháng, tùy thể u và cơ địa. Khối u có xu hướng to dần và đỏ đậm hơn, tuy không gây đau nhức nhưng lại làm khác mất thẩm mỹ. Sang giai đoạn tháng thứ 8 hầu hết u đã cố định về kích cỡ và màu sắc. Tuy nhiên nếu điều trị hay chăm sóc không đúng cách có thể khiến khô phát triển quá kích cỡ làm vỡ ra gây biến chứng nguy hiểm.
  • Giai đoạn thoái hóa: Các khối u trong giai đoạn này thường có xu hướng nhỏ dần, nhạt màu hơn và có thể biến mất sau đó. Với các giai đoạn bẩm sinh thì đến 7-8 tuổi u sẽ nhạt dần và biến mất nhưng u dị dạng vẫn có thể tiếp tục kéo dài đến độ tuổi trưởng thành.

Tùy từng vị trí và cơ địa, các giai đoạn của u máu ở trẻ sơ sinh sẽ tiến triển khác nhau. Nếu u máu bên trong nội tạng thì cần phải liên hệ sớm với các sĩ để có thể can thiệp kịp thời và nhanh chóng hơn.

U máu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

U máu ở trẻ sơ sinh được đánh giá là bệnh lý lành tính, không quá nguy hiểm nên phụ huynh có thể không cần quá lo lắng. Thậm chí với các nốt u nhỏ còn có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Bệnh sau khi điều trị nếu đúng cách thành công thì hầu như không trái phát.

u máu ở trẻ sơ sinh
U máu nếu xuất hiện ngoài da được đánh giá là khá lành tính tuy nhiên nếu nó xuất hiện bên trong các cơ quan nội tạng có thể gây ra một số nguy hiểm cho sức khỏe

Tuy nhiên trong trường hợp u mọc ở các vị trí nhạy cảm như bên trong nội tạng, gần mắt, gần xương hàm có thể gây ra một số triệu chứng nguy hiểm mà phụ huynh cần đề phòng. Trong một số trường hợp u phát triển nhanh  bên trong cơ quan nội tạng có thể làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp và cũng có thể gây chướng bụng. nhưng hầu hết các trường hợp này khá ít xảy ra.

Nếu u xuất hiện ở các vị trí trên mặt, gần mắt có thể gây ảnh hưởng tới giác quan của bé, đôi khi còn có thể liên quan tới não khá nguy hiểm. Các biến chứng thường gặp của u mạch máu ở trẻ sơ sinh thường gặp bao gồm

  • Loét và hoại tử tại khu vực trung tâm khối u
  • Bội nhiễm thứ phát do xuất hiện hoại tử khối u
  • Chảy máu do các khối u phát triển quá nhanh chóng về thể tích có thể gây viêm nhiễm và để lại sẹo xấu xí
  • Một số biến chứng toàn thân khác có thể gặp phải như suy tim hay tắc mạch xuất hiện nếu các khối u bên trong nội tạng phát triển quá mức,
  • Các u máu nếu xuất hiện tại mi mắt, mũi, tai, miệng, hậu môn làm rối loạn về chức năng và có thể dẫn đến nhược thị, lác hay rối loạn thị giác ngay trong giai đoạn đầu đời.

Do đó, khi phát hiện các u nhỏ hay u lớn nhưng phụ huynh cần nhanh chóng đưa con đi khám và làm các xét nghiệm để sớm điều trị kịp thời.

Điều trị u máu ở trẻ sơ sinh

Do u máu thường có dấu hiệu và biểu hiện khá giống một số bệnh lý máu khác như dị dạng mạch máu nên phụ huynh đầu tiên cần đưa bé đi làm một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó mới có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Bác sĩ có thể xem xét các dấu hiệu sơ bộ bên ngoài và chỉ định chụp mạch máu, chụp CT, chụp MRI tại các vị trí u và sinh thiết tế bào để xác định chính xác tình trạng và mức độ u. Từ đó bác sĩ mới đưa ra quyết định tự điều trị tại nhà, điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật ngay lập tức để tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Điều trị với u mạch máu ngoài da

Hầu hết u mạch máu ngoài ra rất ít khi gây nguy hiểm cho bé và có thể tự biến mấy ở một độ tuổi nào đó tùy cơ địa nhưng nó lại ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ nên cần điều trị càng sớm càng tốt.

Dùng thuốc Tây y

Điều trị nội khoa với các khối u mạch máu luôn là phương pháp được chỉ định hàng đầu với trẻ sơ sinh. Việc dùng thuốc cho đối tượng này chỉ được chỉ định trong một thời gian ngắn để hạn chế thấp nhất những biến chứng nguy hiểm khác có thể gây ra cho cơ quan nội tạng.

u máu ở trẻ sơ sinh
Tùy từng tình trạng sức khỏe và mức độ u máu, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc đường uống hay tiêm phù hợp để ngăn chặn khối u tiếp tục phát triển

Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị u mạch máu cho trẻ sơ sinh bao gồm

  • Liệu pháp corticoid: Thường là phương pháp đầu tiên được chỉ định vì  corticoid có thẻ ngăn chặn sự phát triển kích thước của khối u cũng như tình trạng viêm nhiễm đáng kể. Trong trường hợp bé không đáp ứng hay đáp ứng chậm với thuốc có thể chỉ định tiêm trực tiếp 1 liều corticoid vào khôi hoặc dùng một số loại kem bôi có chứa corticoid trên da để đem lại hiệu quả nhanh chóng nhất.
  • Điều trị Steroid đường uống: Dù có thể làm giảm sự phát triển của khối u nhanh chóng tuy nhiên có thể gây ra một số tác dụng phụ như , nấm miệng, chậm phát triển trí não. Thuốc bôi cũng có thể gây ra tương tự. Với liệu pháp này cơ thể chỉ chiến tỷ lệ đáp ứng thuốc đến 30%.
  • Điều trị Steroid dạng tiêm: thường được dùng các u nhỏ hay u khu trú để ngăn chặn sự phát triển về kích thước của khối u.
  • Propranolol: thường được dùng điều trị toàn thân nhằm hạn chế sự phát triển của các mạch máu bên trong khối u đồng thời ức chế một số yếu tố làm tăng kích thước khối u khác.
  • Thuốc chẹn beta: dạng thuốc bôi như  gel timolol có thể dùng bôi ngoài da trong vòng 6- 12 tháng dành cho các khối u nhỏ để giảm kích cỡ nhanh chóng hơn. Sử dụng nhóm thuốc này khá an toàn trên trẻ sơ sinh mà không gây ra triệu chứng dị ứng nào.
  • Thuốc hạ huyết áp và chậm nhịp tim: Có thể dùng chung Propranolol hay một số nhóm thuốc khác tùy theo chỉ định của bác sĩ để phòng tránh một số biến chứng nguy hiểm.
  • Becaplermin (Regranex): Dùng khi có xuất hiện loét trên bề mặt da bị u máu. Tuy nhiên hầu hết chỉ được chỉ định khi các loại thuốc khác không còn đem lại tác dụng tốt.
  • Tiêm xơ: Có thể dùng trên cả u nội mạc mạch máu và u dị dạng mạch máu, tuy nhiên cần có sự chỉ định và theo dõi thực hiện từ các bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
  • Điều trị Interferon a-2b (Heberon): thường chỉ định dùng trên nhóm trẻ từ 14, 15 tháng tuổi trở nên.

Hầu hết do trẻ sơ sinh là đối tượng vô cùng đặc biệt, các cơ quan nội tạng chưa được hoàn thiện hoàn toàn nên việc dùng thuốc chỉ được áp dụng 1 trong số các loại thuốc trên đây 1 lần. Trong các trường hợp có u to hơn hoặc ngăn chặn biến chứng bác sĩ có thể cho phép kết hợp  Propranolol với thuốc corticoid hoặc Timolol. Tuy nhiên cần có sự theo dõi điều trị chặt chẽ từ bác sĩ.

Liệu pháp Laser

Nếu việc dùng thuốc cho tác dụng chậm u phát triển quá nhanh có thể phải dùng laser để cắt bỏ. Trong trường hợp khối u đã biến mất nhưng lại làm giãn mạch máu hay có các tổn thương loét cũng được chỉ định phương pháp này để đẩy nhanh tốc độ phục hồi sức khỏe cho bé.

u máu ở trẻ sơ sinh
Trong một số trường hơp tia laser có thể sử dụng nhằm loại bỏ khối u và đẩy nhanh tốc độ phục hồi

Ngoài ra nếu trước đó bé đã thực hiện phẫu thuật vẫn có thể được chỉ định việc dùng laser để giảm đỏ, làm mờ nhanh vết u cũng như phục hồi nhanh hơn. Việc sử dụng laser cần thực hiện tại các bệnh viện lớn phát triển có đầy đủ máy móc hiện đại, bạn nên tham khảo kỹ trước khi tiến hành thực hiện.

Trong một số trường hợp khác xạ trị cũng có thể được chỉ định nhưng rất hiếm vì tồn tại nhiều biến chứng hơn và cũng không tốt cho sức khỏe bé trong giai đoạn phát triển.

Phẫu thuật

Phẫu thuật thường rất ít khi được chỉ định vì không thực sự tốt cho sức khỏe cũng như gây ra một số biến chứng khác nguy hiểm cho sức khỏe trẻ sơ sinh mà chi phí cũng khá cao. Tuy nhiên trong các trường hợp các biến chứng có thể xuất hiện hoặc khi đã áp dụng tất cả các phương pháp khác nhưng không có kết  quả thì bắt buộc phải sử dụng phẫu thuật.

Việc phẫu thuật sẽ do các bác có chuyên môn chỉ định sau khi đã làm đầy đủ các xét nghiệm bé có đủ điều kiện về sức khỏe để phẫu thuật. Bạn nên chọn các bệnh viện uy tín, có chuyên môn, có đầy đủ máy móc và thiết bị hiện đại để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Điều trị u mạch máu bên trong cơ quan nội tạng

U mạch máu nếu xuất hiện bên trong cơ quan nội tạng tuy không gây mất thẩm mỹ nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn gấp nhiều lần nên cần điều trị nhanh chóng. Tuy triệu chứng này cũng có thể tự biến mất nhưng nó vẫn có thể gây ra các biến chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

u máu ở trẻ sơ sinh
Với các trường hợp u máu bên trong nội tạng phát triển quá mức việc phẫu thuật là vô cùng cần thiết

Hầu hết lựa chọn điều trị u mạch máu bên trong cơ quan nội tạng là phẫu thuật. Phương pháp này sẽ được chỉ định khi u phát triển nhanh chóng và có dấu hiệu chèn ép lên tim mạch, chảy máu thường xuyên, làm bé khó thở, cản trở thị lực hay phá vỡ các biểu bì bao quanh nó.

Bác sĩ sẽ phát hiện các triệu chứng này và chỉ định phẫu thuật thông qua việc chụp X quang, chụp Ct hay chụp mạch máu. Các phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định bao gồm

  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u ác tính
  • Phẫu thuật cắt bỏ bỏ động mạch chính đang cung cấp máu cho khối u mạch máu
  • Phẫu thuật loại bỏ các cơ quan nội tạng trong trường hợp nó bị hư hỏng quá mức hoặc khu vực lân cận bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phù hợp tùy cơ địa và tình trạng bệnh nhân. Sau điều trị phụ huynh cũng cần chú ý chế độ ăn uống, vệ sinh ngoài da cho trẻ để tránh nguy cơ viêm nhiễm nguy hiểm khác. Thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn của bác sĩ để sức khỏe bé mau chóng phục hồi nhất.

Tất cả các phương pháp dù là nội khoa hay ngoại khoa đều có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé nên phụ huynh không nên chủ quan. Lựa chọn các bệnh viện uy tín chính là cách để hạn chế tối đa các nguy hiểm tiềm ẩn có thể xảy ra cho trẻ.

U máu ở trẻ sơ sinh dù được đánh giá là bệnh lành tính nhưng phụ huynh không nên chủ quan mà cần điều trị càng sớm càng tốt. Phụ nữ trong giai đoạn mang thai cần cố gắng giữ gìn sức khỏe, hạn chế bệnh tật, bổ sung dinh dưỡng kết hợp với việc đi khám thai định kỳ thường xuyên là cách tốt nhất để hạn chế bệnh lý này có thể xảy ra cho con yêu.

Cùng chuyên mục

Cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa theo hướng dẫn từ bác sĩ

Cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa theo hướng dẫn từ bác sĩ

Viêm tai giữa là căn bệnh tương đối phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Tình trạng này thường xuất hiện khi chứng viêm đường...

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy: Biểu hiện nguy hiểm hay bình thường?

Lông mày trẻ sơ sinh có vảy là một triệu chứng khá phổ biến khiến bé khá ngứa ngáy và khó chịu. Bệnh lý này tuy không quá nguy hiểm...

Bé bị táo bón nên uống sữa gì để dễ đi ngoài?

Bé bị táo bón nên uống sữa gì để dễ đi ngoài?

"Bé bị táo bón nên uống sữa gì để dễ đi ngoài?" là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi các loại sữa công thức có chứa hàm...

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông khỏe mạnh ít ốm vặt

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông khỏe mạnh ít ốm vặt

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông khỏe mạnh ít ốm vặt luôn được nhiều ba mẹ quan tâm. Bởi trẻ sơ sinh là đối tượng có hệ...

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa là hiện tượng phổ biến trong 3 tháng đầu đời của trẻ. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này...

Tăng cường tương tác với con

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chuẩn nhất

Khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ sơ sinh sẽ rời khỏi sự bảo bọc an toàn, thoải mái của cơ thể người mẹ. Kể từ đây, con yêu phải...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn