Nâng mũi cấu trúc cùng với vị bác sĩ tài giỏi làm mũi cực kỳ đẹp

Bị viêm xoang có nâng, sửa mũi được không? Bác sĩ giải đáp

Nâng Mũi Sụn Tự Thân Đẹp Như Mơ Ước Khi Thực Hiện Ở Bác Sĩ Tài Năng

Nâng mũi bằng chỉ Ultra V Lift có bền không? An toàn không?

Nâng mũi tuyệt đẹp trọn đời chỉ sau 45 phút thực hiện

Nâng mũi sụn nhân tạo có vĩnh viễn không? Giải đáp

Nâng mũi S Line đẹp ngay sau 60 phút thực hiện

Cách chườm đá sau khi nâng mũi giúp mau lành

Da mũi mỏng có nâng mũi được không? Giải đáp

Chỉnh sửa mũi bị lệch: Phương pháp và chi phí cần biết

Ứ dịch sau nâng mũi: Nguyên nhân, dấu hiệu và hướng khắc phục

Ứ dịch sau nâng mũi là một trong những tình trạng xảy ra khá thường xuyên trong phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi. Theo đánh giá của các chuyên gia thì trong rất nhiều những hiện tượng biến chứng sau thẩm mỹ thì đây là triệu chứng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, việc tích cực cải thiện triệu chứng, làm tan dịch càng sớm càng tốt là điều cần thiết.

Ứ dịch sau nâng mũi là gì?

Trong quá trình thực hiện nâng mũi, bác sĩ thẩm mỹ sẽ tiến hành việc bóc tách để tạo khoang mũi, sau đó đưa vật liệu cấy ghép đã chuẩn bị trước vào. Quá trình này can thiệp trực tiếp vào bên trong mũi và khi kết hợp với các loại thuốc sẽ gây ra những tổn thương nhất định tại khu vực này.

Chẳng hạn như khiến cho các mạch máu bị vỡ ra gây chảy máu tràn ra các mô tại khu vực quanh đó và dẫn đến tình trạng mũi sau nâng bị sưng tấy, bầm tím và ứ dịch trong vài ngày đầu.

Ứ dịch sau nâng mũi
Ứ dịch sau nâng mũi là tình trạng dịch tụ lại nhưng lại không được hút bỏ ra ngoài, không được chăm sóc vệ sinh kỹ lưỡng dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng

Tuy nhiên, đây là triệu chứng bình thường, không quá nguy hiểm và cũng không phải ai cũng gặp phải tình trạng ứ dịch này. Hoặc nếu có thì nó cũng sẽ nhanh chóng giảm dần và biến mất trong vòng vài ngày kể từ thời điểm phẫu thuật khi được chủ động chăm sóc, vệ sinh đúng cách theo hướng dẫn.

Trong trường hợp tình trạng ứ dịch sau nâng mũi nhưng lâu ngày không tự khỏi, kèm theo một số triệu chứng bất thường khác như sưng đau, chảy mủ kéo dài theo chiều hướng ngày càng nghiêm trọng hơn thì rất có thể đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng sau nâng mũi, nếu không được khắc phục kịp thời sẽ rất dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

Nguyên nhân gây ra tình trạng ứ dịch sau nâng mũi

Như đã nói thì không phải ai sau khi thực hiện nâng mũi cũng gặp phải tình trạng ứ dịch sau nâng mũi. Tuy nhiên, khi đã gặp phải thì có thể là xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:

  • Do tay nghề của bác sĩ: Thực hiện nâng mũi ở những cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng, không tên tuổi, bác sĩ không đủ trình độ, chưa vững chuyên môn hay các vật dụng sử dụng trong quá trình nâng mũi không đảm bảo vô trùng, sạch sẽ chính là những nguyên nhân gây ra tình trạng ứ dịch sau nâng mũi và thậm chí là nhiễm trùng nguy hiểm.
  • Do cơ địa: Những người có cơ địa nhạy cảm, dễ tụ máu bầm sẽ gặp phải tình trạng ứ dịch sau nâng mũi nhưng cũng có những người sau nâng mũi hoàn toàn gặp phải.
Ứ dịch sau nâng mũi
Tình trạng nhiễm trùng sau khi nâng mũi có thể xuất phát từ cơ sở thẩm mỹ thực hiện nâng mũi, do cơ địa hoặc do chăm sóc vệ sinh không đúng cách
  • Do chất liệu sụn: Chất liệu sụn mũi khi cấy ghép vào trong để nâng mũi nếu không tương thích và bị cơ thể bài xích, đào thải sẽ gây ra tình trạng dị ứng, có thể làm ứ dịch sau nâng mũi, thậm chí là nhiễm trùng. Tình trạng này chủ yếu xảy ra khi vật liệu sụn kém chất lượng, rẻ tiền, hàng trôi nổi, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Do bản thân khách hàng: Một nguyên nhân cũng rất hay xảy ra khiến gây ra tình trạng khiến nhiều người nhầm tưởng cho cơ sở thẩm mỹ thực hiện “ẩu” đó là quá trình chăm sóc, vệ sinh và ăn uống, hút dịch sau khi nâng mũi không tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và gây ra tụ dịch dẫn đến biến chứng.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng ứ dịch sau nâng mũi

Trong thời gian đầu sau khi nâng mũi, khách hàng sẽ chỉ cảm thấy hơi đau nhẹ bởi đưa chất liệu sụn bên ngoài vào trong mũi để chỉnh hình dáng mũi mới. Thậm chí, có thể gây ra tình trạng hơi sưng, bầm tím và tụ dịch trong vòng 3 –  5 ngày đầu tiên. Sau khi cơ thể đã quen dần với “vật thể lạ” này thì các triệu chứng ban đầu sẽ biến mất.

Tuy nhiên, như đã nói nếu tình trạng này kéo dài lâu ngày, không có dấu hiệu thuyên giảm và ngày càng có xu hướng diễn tiến nghiêm trọng hơn thì đây chính là biểu hiện bất thường và đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng với các dấu hiệu nhận biết sau:

  • Các cơn đau tăng dần cấp độ do nhiễm trùng, các loại vi khuẩn tụ lại để “ăn mô”. Đây là dấu hiệu đầu tiên của giai đoạn nhiễm trùng, tốt nhất bạn nên nhanh chóng thông báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
  • Mũi chảy nhiều dịch màu vàng sau khoảng 4 – 6 ngày đầu tiên kể từ khi thực hiện nâng mũi. Mặc dù trước đó bạn đã đi hút dịch tại bệnh viện trong 2 ngày đầu tiên. Đây là biểu hiện của vết thương đang lở loét, chảy mủ vàng ở vùng khâu chỉ. Lúc này, cần liên hệ và thông báo cho bác sĩ để được khắc phục càng sớm càng tốt.
  • Mũi dần chuyển biến sang màu đen: Vi khuẩn xuất hiện và xâm nhập vào trong các khoang trống giữa biểu mô và sụn khiến cho các tế bào xung quanh chết đi và chuyển sang màu đen đậm. Đây là giai đoạn bắt đầu chuyển nặng của tình trạng nhiễm trùng sang hoại tử. Lúc này sẽ đi kèm với tình trạng đau và sốt.
  • Vùng mũi bốc mùi hôi do vùng da bị lở loét trên mũi hoại tử, nhiễm trùng và gây ra mùi hôi thối khó chịu.
Ứ dịch sau nâng mũi
Sưng đau, phù nề, bốc mùi thối do hoại tử…là những biến chứng cực kỳ nguy hiểm của việc nâng mũi không đúng cách

Thậm chí, trong vài trường hợp không được xử lý kịp thời có thể còn gây ra tình trạng sốt cao, mệt mỏi, người tái nhợt, mê man, nổi hạch…Lúc này các triệu chứng này không còn đơn thuần là biểu hiện bình thường sau nâng mũi mà đã chuyên sang đe dọa đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của bạn. Vì vậy, đừng chủ quan với bất kỳ dấu hiệu nào sau khi thực hiện nâng mũi để tránh các biến chứng nguy hiểm, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho sức khỏe.

Cách xử lý tình trạng ứ dịch sau nâng mũi

Có thể thấy, nếu chỉ đơn thuần bị ứ dịch sau nâng mũi thì sẽ không có gì đáng lo ngại vì nó không quá nguy hiểm đến sức khỏe nếu bạn biết cách chăm sóc đúng cách. Và để giảm thiểu tình trạng này, bạn cần thực hiện một số lưu ý sau đây:

  • Uống thuốc theo đơn của bác sĩ:

Sau khi thực hiện nâng mũi, tùy vào cơ địa cũng như mức độ vết thương mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc gồm một vài loại thuốc có tác dụng giảm đau, giảm sưng, chống viêm, kháng khuẩn để phòng tránh tính trạng nhiễm trùng cũng như thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.

Hãy đảm bảo rằng bạn tuân thủ theo đúng đơn thuốc đó, sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng giờ giấc, tuyệt đối không tự ý giảm hay tăng liều lượng thuốc, không mua thêm thuốc để uống hay ngưng thuốc đột ngột để đạt được hiệu quả giảm ứ dịch sau nâng mũi tốt nhất.

  • Chườm lạnh và chườm ấm:

Sau khi thực hiện nâng mũi khoảng 1 – 2 ngày, khuyến khích bạn nên thực hiện chườm đá lạnh để giảm sưng, nên chườm nhiều lần trong ngày và chú ý tránh để nước dây vào vết thương. Sau đó, thực hiện chườm ấm để giảm bầm sau, lưu ý tránh chườm quá nóng vì quá nóng gây bỏng da.

Ứ dịch sau nâng mũi
Thực hiện chườm đá lạnh sau khoảng 2 – 3 ngày thực hiện nâng mũi để giảm sưng, giảm đau hiệu quả
  • Tránh sờ nắn lên mũi:

Rất nhiều người có thói quen sờ tay lên mũi sau khi nâng mũi. Tuy nhiên, đây là thói quen cần phải loại bỏ ngay tức khắc vì thực hiện như vậy sẽ có nguy cơ gây ra tình trạng nhiễm trùng nếu tay không sạch. Những chất bẩn bám trên tay, ở trong không khí ô nhiễm…xâm nhập vào mũi làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ: 

Mỗi ngày bạn cần chú ý thực hiện vệ sinh vết thương thường xuyên bằng các loại dung dịch sát khuẩn, nước muối sinh lý 0.9% để tránh biến chứng cũng như giảm thiểu tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng, nhiễm trùng.

  • Hút dịch:

Đối với những trường hợp ứ dịch sau nâng mũi mức độ nặng, nhiều dịch và kèm theo tình trạng mũi bị sưng đỏ, phù nề thì bạn sẽ được chỉ định hút dịch bên trong mũi ra ngoài. Đây là một thủ thuật được các chuyên gia đánh giá là đơn giản và đạt hiệu quả cao, thực hiện nhanh chóng và không gây ra các rủi ro ngoài ý muốn.

Ứ dịch sau nâng mũi
Sau 2 ngày nâng mũi bạn phải trở lại bệnh viện để thực hiện hút dịch nhằm hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng
  • Giữ mũi trong trạng thái vuông góc

Luôn giữ cho mũi nằm trong trạng thái vuông góc với mặt đất, đây là tư thế giúp hạn chế dịch chảy ngược lại vào trong đường hô hấp. Bạn cũng không nên nằm thẳng mỗi khi mũi đang chảy dịch mà thay vào đó nên nằm ngửa ngồi sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bạn.

  • Tháo bỏ vật liệu nâng mũi:

Những trường hợp bị ứ dịch sau nâng mũi đã dẫn đến nhiễm trùng, xuất hiện tình trạng mưng mủ do khách hàng chủ quan, để lâu ngày thì bắt buộc phải tháo bỏ chất liệu cũ đã đưa vào mũi, tiến hành bơm rửa vệ sinh khoang mũi sạch sẽ.

Sau đó, đợi một thời gian cho mũi ổn định lại thì mới tiến hành thực hiện nâng mũi lại để cải thiện nhan sắc. Thời gian chờ đợi mũi phục hồi ít nhất là khoảng 3 – 6 tháng.

  • Chú ý việc ăn uống:

Tránh ăn các loại thực phẩm có khả năng gây mưng mủ vết thương như thịt bò, hải sản, thực phẩm có mùi tanh hôi, rau muống, thực phẩm lên men, đậu phộng, đồ nếp, rượu bia và các chất kích thích…

Ứ dịch sau nâng mũi
Chú ý trong chế độ ăn uống, tăng cường bổ sung nhiều vitamin để giúp làm lành vết thương, phục hồi nhanh hơn

Thay vào đó nên bổ sung các loại thực phẩm:

    • Thực phẩm giàu đạm, giàu calo như thịt gà, thịt lợn, thịt vịt, cá nước ngọt, sữa, trứng, phô mai…giúp cung cấp năng lượng, hỗ trợ tái tạo mô tế bào hiệu quả.
    • Thực phẩm giàu vitamin A như rau xanh, củ quả, gan động vật…vì vitamin A vốn có tác dụng làm phẳng, làm mềm và mờ nhanh các vết sẹo.
    • Uống nhiều nước hàng ngày, trung bình từ 2 – 3 lít nước để giúp hỗ trợ vết thương nhanh chóng hồi phục, giảm sưng và tan máu bầm. Bên cạnh đó, bổ sung kèm các loại nước trái cây như nước ép cam, táo, cà rốt, cà chua, sinh tố đu đủ, bơ…

Hy vọng rằng thông tin về tình trạng ứ dịch sau nâng mũi bao gồm nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục mà chúng tôi tổng hợp trong bài viết trên đây sẽ giúp cho chị em có thêm những kiến thức phòng tránh cũng như chăm sóc khi gặp phải tình trạng này.

Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào và nguy hiểm thì hãy nhanh chóng thăm khám tại bệnh viện để được khắc phục kịp thời trước kh xảy ra biến chứng nguy hiểm, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Cùng chuyên mục

Nâng Mũi Sụn Tai Tuyệt Đẹp Cùng Chuyên Gia Hàng Đầu

Nâng mũi sụn tai mang đến độ tương thích gần như tuyệt đối, thực hiện với chuyên gia thẩm mỹ hàng đầu cho dáng mũi đẹp thanh thoát nhẹ nhàng....

Nâng mũi vĩnh viễn giá bao nhiêu? Có giữ được cả đời?

Nâng mũi vĩnh viễn giá bao nhiêu phụ thuộc vào phương pháp nâng mũi, dao động từ 25 đến 80 triệu đồng, an toàn và đẹp tự nhiên với bác...

Nâng Mũi Bọc Sụn Megaderm Hiệu Quả Ở Bác Sĩ Tài Năng

Nâng mũi megaderm được biết đến là một trong những phương pháp làm đẹp tốt nhất hiện nay, với sụn sinh học Mỹ chất lượng hàng đầu. Nâng mũi bọc...

Nâng mũi đầu mũi bị to

Nâng mũi đầu mũi bị to có sửa được không? Ở đâu sửa mũi uy tín

Nâng mũi đầu mũi bị to có sửa được không là băn khoăn của rất nhiều người sau khi sửa mũi hỏng. Nếu tìm đến các cơ sở thẩm mỹ...

Nâng mũi cấu trúc có tháo ra được không? Giải đáp

Nâng mũi cấu trúc có tháo ra được không? Giải đáp

"Nâng mũi cấu trúc có tháo ra được không?" là thắc mắc của nhiều người. Bởi đây là phương pháp thẩm mỹ mũi được ưa chuộng trong thời gian gần...

các dáng mũi đẹp

Tổng hợp các dáng mũi đẹp cho nam, nữ được yêu thích nhất

Nâng mũi là phương pháp làm đẹp phổ biến hiện nay được cả nam và nữ lựa chọn để cải thiện những khuyết điểm trên khuôn mặt, đem đến sự...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn