3 tư thế nằm ngủ tốt cho bà bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Tư thế nằm ngủ có mối liên quan mật thiết đến sức khỏe cho cả mẹ và bé bởi nếu mẹ nằm ngủ sai cách có thể khiến máu huyết không được tuần hoàn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Áp dụng các tư thế nằm ngủ tốt cho bà bầu dưới đây sẽ giúp mẹ vừa được ngủ ngon, bé cũng ngoan và khỏe hơn trông thấy.
Tư thế ngủ có vai trò quan trọng thế nào với mẹ và thai nhi?
Khi mang thai, mẹ thường bị đau nhức cơ thể cùng với sự thay đổi nội tiết tố khiến mẹ vô cùng mệt mỏi. Nhất là về đem, chân tay thường có cảm giác tê buồn, nhức mỏi nên rất khó ngủ. Mẹ chuyển mình thường xuyên và có thể nằm ở một tư thế không tốt cho thai nhi khiến cho tử cung bị chèn ép và không tốt cho sự phát triển của bé cũng như có thể gây ra một số vấn đề cho bà bầu.
Một số vấn đề xuất hiện ở bà bầu nếu nằm ngủ không đúng tư thế như
Đau lưng
Khi mang thai, cơ thể có sự thay đổi trọng lợn rất lớn, đặc biệt sức nặng dồn phía bụng khiến mẹ thường có xu hướng ngả lưng ra sau để giữ thăng bằng. Bên cạnh đó sự phát triển kích cỡ của tử cung và thai nhi sẽ tăng áp lực lên lưng và xương chậu của mẹ. Vì thế nếu nằm sai tư thế sẽ khiến mẹ bị các cơn đau nhức lưng hành hạ ngay cả khi ngủ đến cả khi thức dậy. Mẹ mệt mỏi, uể oải, cơ thể như không còn sức sống khiến cho sức khỏe suy giảm hơn.
Mắc các vấn đề về tiêu hóa
Phụ nữ mang thai thường gặp khá nhiều vấn đề về tiêu hóa như thường xuyên ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, táo bón hoặc tiêu chảy. Các triệu chứng này xảy ra do sự thay đổi hormone hoặc liên quan đến một số vấn đề ăn uống khiến hệ tiêu hóa bị trì trệ, hoạt động kém hiệu quả.
Đặc biệt sự biến đổi của hormone progesterone – một loại hormone nằm ở cơ trơn nối thực quản và dạ dày bị biến đổi, tạo điều kiện cho tình trạng acid dịch vị trào ngược dễ dàng dàng hơn. Mẹ có thể bị các triệu chứng ợ chua, ợ hơi, nóng rát từ bụng lên tới ngực làm phiền nếu ngủ sai tư thế, nhất là khi nằm ngửa ( vì nằm ngửa khiến dạ dày và thực quản nằm ngang bằng nhau nên acid dễ trào lên hơn)
Tụt huyết áp
Bất kể sự thay đổi nào về sức khỏe của mẹ đều có những tác động đến thai nhi. Mẹ khỏe thì bé cũng khỏe nhưng nếu mẹ bị ốm hay mắc các bệnh khác thì bé cũng có nguy cơ chậm phát triển hơn rất nhiều.
Khi sang các tháng thứ 5, thứ sáu của thai kỳ, trọng lượng cơ thể bé đã tăng lên rõ rệt gây áp lực cho vùng bụng và có thể làm gián đoạn việc lưu thông máu xuống nửa phần thân dưới. Máu không được lưu thông, lượng máu đưa đến tim không đủ chính là nguyên nhân gây tụt hút áp.
Nếu mẹ nằm nghiêng về phía bên phải sẽ khiến tim bị chèn ép khiến việc đưa máu đến đây càng gặp nhiều khó khăn hơn. Lượng máu và oxy đưa đến thai nhi không đủ và gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Mắc bệnh trĩ
Rất nhiều phụ nữ mang thai bị mắc bệnh trĩ bởi lúc này tử cung tăng kích thước gây tăng áp lực khoang chậu đồng thời làm tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở khu vực hậu môn khiến việc loại bỏ thức ăn bị tắc nghẽn. Mẹ không thể đi nặng hơn hoặc đi kèm ra máu, sau khi đi nặng người vô cùng mệt mỏi.
Bên cạnh đó việc bà bầu thường nằm ngửa nhiều chính là nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng và khiến bệnh càng trầm trọng hơn. Bởi khi nằm ngửa sẽ tạo áp lực lớn lên vùng chậu làm cho búi trĩ bị sa xuống gây ra nhiều tình trạng nguy hiểm hơn.
Như vậy có thể thấy rằng việc nằm đúng tư thế ngủ có rất nhiều ảnh hưởng đến việc mẹ và bé có khỏe không. Ngủ sai tư thế không chỉ khiến mẹ ngủ không ngon, sáng dậy mệt mỏi, uể oải, sức khỏe suy yếu mà còn làm tăng nguy cơ làm bé chậm phát triển hay mắc một số bệnh nguy hiểm khác. Vì vậy bà bầu cần phải chú ý vấn đề này.
Các tư thế ngủ không tốt cho bà bầu
Thường khi ngủ bà bầu rất khó để kiểm soát được tư thế và thường xoay mình lung tung. Việc mẹ thường chuyển mình có thể thấy đó là dấu hiệu của việc mẹ ngủ không được sâu và ngon, đồng thời đau lưng nhức mỏi sau khi ngủ dậy. Đấy là do bà bầu đã ngủ sai tư thế. Mẹ bầu nên hạn chế ngủ các tư thế sau
Nằm ngửa
Thực tế trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ vẫn có thể tự do nằm ngửa hay nằm sấp bởi lục này trọng lượng của thai nhi vẫn chưa quá lớn nên chưa ảnh hưởng quá nhiều đến cột sống hay vùng xương chậu. Tuy nhiên mẹ nên tập thói quen kiểm soát tư thế nằm ngay từ những tháng đầu thai kỳ để tạo thành thói quen đồng thời cũng tốt hơn cho sức khỏe cả mẹ và con.
Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, mẹ nên hạn chế việc nằm ngửa bởi lúc này tử cung đã bắt đầu mở rộng hơn, tư thế này có thể khiến vùng chậu hay cột sống chị chèn áp gây tình trạng đau lưng. Bên cạnh đó, nằm ngửa cũng có thể tạo áp lực lên các thành mạch máu nuôi có nhiệm vụ nuôi dưỡng tử cung và sẽ làm giảm lượng oxy đến thai nhi. Một vài nghiên cứu cho rằng nằm ngửa nhiều sẽ làm tăng nguy cơ thai chết lưu, tuy nhiên ý kiến này chưa được công nhân hoàn toàn.
Nằm ngửa nhiều cũng gây các áp lực lên các cơ quan nội tạng khác như dạ dày, thận và gây ra triệu chứng khó chịu như ợ nóng, ợ hơi, nóng rát vùng ngực hay chóng mặt..ở phụ nữ có thai.
Nằm sấp
Không chỉ với bà bầu mà với trẻ sơ sinh hay những người bình thường việc nằm sấp cũng chưa bao giờ là tốt. Mẹ vẫn có thể nằm sấp trong 3 tháng đầu thai kỳ vì lúc này tử cung vẫn nằm cố định phía sau xương mu nên tư thế này tạm thời chưa gây áp lực lên thai nhi hay gây hại cho con.
Tuy nhiên khi kích thước bụng đã cần lớn lên, việc nằm sấp có thể gây chèn ép lên tính mạch chủ khiến máu huyết không được lưu thông, lượng máu đưa đến thai nhi không đủ làm bé chậm phát triển. Đồng thời lượng dinh dưỡng đưa đến thai nhi khi nằm sấp cũng bị hạn chế và làm tăng nguy cơ bé bị còi xương suy dinh dưỡng cao hơn.
Khi nằm sấp, miệng và mũi của mẹ sẽ tiếp xúc rất gần nơi nệm, gối hay chăn mền. Nếu các vật dụng này không được làm sạch, có bụi bẩn hay dị nguyên có thể khiến mẹ hít vào gây ra các tình trạng dị ứng hay một số bệnh lý hô hấp nguy hiểm khác.
Tư thế nằm ngủ tốt cho bà bầu và thai nhi
Các nghiên cứu cho thấy hầu hết phụ nữ mang thai đều gặp rất nhiều các vấn đề về giấc ngủ, đặc biệt tháng đầu và tháng cuối thai kỳ vì đây là hai thời điểm cơ thế có những sự biến đổi lớn nhất. Mẹ có thể bị chuột rút, trào ngược dạ dày thực quản hay bệnh bệnh trĩ nếu không nằm đúng tư thế. Vì vậy mẹ hãy chú ý áp dụng và thực hiện các tư thế nằm chuẩn dưới đây trong suốt 9 tháng 10 ngày thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi.
Nằm nghiêng về bên trái
Nằm nghiêng về bên trái là tư thế nằm tốt nhất cho mọi đối tượng, kể cả với bà bầu. Bên trái là nơi tập trung của rất nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể như tim, dạ dày, thận, lá lách.. Khi nằm nghiêng về phía này cơ thể sẽ không tạo áp lực lên tim, khiến việc lưu thống máu và oxy đến thai nhi đạt hiệu quả tốt hơn. Các nghiên cứu cũng cho thấy khi bà bầu nằm với tư thế này cũng đưa được nhiều dinh dưỡng đến con hơn.
Khi tử cung được mở rộng và gia tăng kích cỡ thường gây nhiều áp lực lên vùng xương chậu và cột sống gây đau nhức lưng. Nằm nghiêng về phía trái có thể làm giảm các áp lực này. Đồng thời tư thế này cũng giúp cho dạ dày vẫn được hoạt động ngay cả khi ngủ để tiêu hóa hết thức ăn trong cơ thể, ngăn ngừa tình trạng đau dạ dày, ợ chua hay trào ngược dạ dày do sự tiết ra quá mức của các acid dịch vị.
Một số nghiên cứu cho rằng nằm nghiêng giúp giảm nguy cơ ngáy ở bà bầu do lưỡi và cổ họng được giữ ở vị trí trung lập nên dễ thở hơn. Sự hoạt động của hệ thống bạch huyết giúp loại bỏ các độc tố có hại cũng được hoạt động tốt hơn trông thấy. Có thể nói tư thế nằm ngủ tốt cho bà bầu chính là nằm nghiêng về bên trái.
Nằm kê chân
Phụ nữ mang thai thường bị sưng phù chân do việc lưu thông máu không được ổn định vì thế mẹ có thể kê một chiếc gối dưới chân để giải quyết tình trạng này. Máu huyết được lưu thông giúp chân được thoải hơn, giảm tình trạng tê buồn tay chân nhờ đó mẹ ngủ ngon và sâu hơn, không còn tình trạng mệt mỏi vào ngày hôm sau.
Mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái, vì thế cũng có thể dùng một chiếc gối ôm kẹp giữa hai chân cũng đem đến một giấc ngủ tuyệt vời cho cả hai mẹ con.
Kê gối dưới bụng
Bắt đầu từ thời kỳ tam nguyệt thứ hai, kích cơ bụng và thai nhi bắt đầu phát triển nhanh chóng. Bụng bắt đầu to hơn có thể khiến việc ngủ và xoay mình gặp khá nhiều khó khăn. Vì thế mẹ nên đặt một chiếc gối mềm phía sau lưng hoặc trước bụng để giảm các áp lực cho cơ thể đồng thời hỗ trợ lưng bớt đau hơn, ngăn ngừa chứng ợ chua đáng kể.
Một số lưu ý để mẹ bầu có giấc ngủ ngon hơn
Thực tế khi ngủ rất khó để kiểm soát việc xoay mình về phía nào, nhất là khi nằm nghiêng về một phía có thể khiến mẹ bầu có thể đau mỏi một bên người. Để giải quyết tình trạng này mẹ có thể dùng một số loại gối cho bà bầu như gối chữ U, chữ C hay gối chữ J. Đây là các dạng gối ôm giúp cố định và kiểm soát tư thế ngủ của bà bầu tốt hơn. Đây cũng là cách giảm đau lưng cho bà bầu khá hiệu quả.
Đặc biệt mẹ bầu nên ưu tiên chọn gối chữ U vì có thể giúp mẹ kê cao đầu, chân, dễ dàng ôm dù mẹ quay sang bên phải hay bên trái. Điều này giúp máu huyết được lưu thông hiệu quả, hạn chế tình trạng sưng phù chân tay sau khi ngủ dậy. Mẹ cũng giảm đau lưng và các vấn đề về tiêu hóa hiệu quả hơn.
Nếu nằm nghiêng về bên trái gây mỏi người, mẹ vẫn có thể xoay về bên phải tuy nhiên nên nên ưu tiên quay về phía trái hơn. Đặc biệt trong những tháng thứ 4 thai kỳ trở đi, mẹ cần hạn chế tối đa việc nằm sấp hay nằm ngửa để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho thai nhi.
Một số phương pháp đơn giản khác mẹ cũng nên áp dụng để có giấc ngủ ngon hơn như
- Nghe một bài nhạc nhẹ nhàng trước khi ngủ: Cho con nghe nhạc ngay từ trong thời kỳ mang thai cũng giúp trẻ thông minh hơn trông thấy.
- Massage nhẹ nhàng: Bạn có thể nhờ chồng massage nhẹ ở vùng lưng hoặc bụng, chân tay cũng giúp đem đến một giấc ngủ sâu và ngon, cơ thể được thoải mái và thư giãn.
- Tạo thành thói quen: Mẹ bầu hãy cố gắng tập thói quen đi ngủ vào một khung giờ nhất định, điều này sẽ tự tạo cho cơ thể sự buồn ngủ và đi vào giấc ngủ ngon hơn khi đến thời điểm đó.
- Chọn trang phục thoải mái: Mẹ bầu nên ưu tiên chọn các trang phục mềm mải, rộng rãi, thấm hút tốt khi dủ ngủ. Ngoài ra cũng nên hạn chế việc cột tóc hoặc nên búi tóc thấp để giúp việc chuyển mình dễ dàng hơn.
- Tập yoga: Có rất nhiều bài tập yoga dành cho bà bầu vừa làm giảm đau lưng vừa giúp mẹ ngủ sâu và ngon hơn.
Bên cạnh đó mẹ bầu cũng nên bổ sung một chế độ dinh dưỡng phù hợp hơn để tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ giấc ngủ thoải mái hơn. Để đảm bảo mẹ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia về vấn đề này.
Giấc ngủ rất quan trọng cho cả bà bầu và thai nhi, trong đó tư thế ngủ sẽ góp phần hỗ trợ giúp mẹ ngủ ngon và thoải mái nhất. Hy vọng qua những chia sẻ về các tư thế nằm ngủ tốt cho bà bầu trên đây đã đem lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích giúp mẹ và bé khỏe mạnh hơn trong suốt cả thai kỳ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!