Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Top 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu sau 7 ngày quan hệ phổ biến

Triệu chứng mang thai giả: Cách phân biệt và nhận biết chính xác

Phù chân khi mang thai: Nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu?

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Giải đáp

Bị cảm khi mang thai: 8 cách giải cảm cho bà bầu an toàn

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO

Phụ nữ mang thai có nên ăn giá đỗ? Ăn vào tốt hay hại?

Bà bầu bị đau họng nghẹt mũi và cách xử lý an toàn

Triệu chứng mang thai giả: Cách phân biệt và nhận biết chính xác

Mang thai giả là hiện tượng thường gặp ở những phụ nữ đang mong muốn có con. Theo thống kê, tại Hoa Kỳ, cứ mỗi 22.000 trường hợp sinh nở thì lại xuất hiện 1 – 6 ca mang thai giả. Vậy mang thai giả là gì? Làm thế nào để nhận biết triệu chứng mang thai giả? Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Hiện tượng mang thai giả là gì?

Mang thai giả là tình trạng người phụ nữ xuất hiện nhiều dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng cùng một số triệu chứng liên quan tương tự lúc mang thai. Tuy nhiên, trên thực tế, họ hoàn toàn không mang thai. Thông thường, hiện tượng này xảy ra khi hệ thống nội tiết tố bên trong cơ thể thay đổi rõ rệt, bắt nguồn từ sự mất cân bằng nồng độ hormone.

Hiện tượng mang thai giả là gì?
Mang thai giả là tình trạng người phụ nữ xuất hiện nhiều dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng cùng một số triệu chứng liên quan tương tự lúc mang thai.

Theo nhiều tài liệu, Hippocrates (cha đẻ của ngành y học hiện đại) đã mô tả trường hợp mang thai giả đầu tiên vào khoảng 300 năm trước Công nguyên. Khi đó, ông ghi nhận khoảng 12 phụ nữ mắc phải vấn đề này. Người ta cho rằng, câu chuyện mang thai giả của nữ hoàng Mary I (1516 – 1558) nước Anh là trường hợp nổi tiếng nhất trong lịch sử phương Tây.

Mang thai giả (tên khoa học là pseudocyesis) còn có tên gọi là khác là giả mang thai hoặc mang thai tưởng tượng. Thuật ngữ này chỉ những bất thường về mặt tâm – sinh lý của phái đẹp khi cơ thể xuất hiện nhiều dấu hiệu mang thai nhưng không diễn ra quá trình thụ thai và hoàn toàn không có bào thai. Hiện tượng mang thai giả được xếp vào danh mục rối loạn tâm thần trong bảng Phân loại thống kê Quốc tế về các bệnh tật và vấn đề sức khỏe liên quan (ICD) lần 10. 

Mang thai giả không chỉ xuất hiện ở chị em phụ nữ mà còn thường gặp phải ở các đấng mày râu. Đây được gọi là hiện tượng mang thai đồng cảm. Khi đó, những người đàn ông này sẽ trải nghiệm những triệu chứng tương tự người vợ/bạn gái đang mang thai của mình như: đau lưng, buồn nôn, tăng cân, nhạy cảm…

Tình trạng này tương đối phổ biến ở các quốc gia phát triển. Tỷ lệ mang thai giả ở Hoa Kỳ chiếm khoảng 0,3% tổng số trường hợp chẩn đoán mang thai. Mang thai giả phổ biến nhất ở những người phụ nữ chưa từng mang thai hoặc đã sảy thai 1 – 2 lần. 

Hiện tượng mang thai giả là gì?
Phụ nữ đang bị mang thai giả phải đối mặt với những triệu chứng tương tự khi mang thai thật.

Ngày nay, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, số lượng phụ nữ gặp phải vấn đề này đang có xu hướng gia tăng. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự rối loạn nội tiết tố do tâm lý không ổn định hoặc khao khát có con quá mức. Chính sự mất cân bằng nội tiết bên trong cơ thể đã dẫn đến những triệu chứng mang thai giả ở chị em.

Theo một số nghiên cứu, hiện tượng mang thai giả được kích hoạt bởi nhiều yếu tố như: nghèo đói, thiếu giáo dục, bị lạm dụng tình dục, gặp trục trặc trong mối quan hệ… Đặc biệt, tình trạng này có thể bắt nguồn từ tâm lý khao khát có con sau khi kết hôn của phụ nữ. Điều này khiến tâm – sinh lý của chị em bất ổn, từ đó sinh ra những dấu hiệu bất thường, điển hình là triệu chứng mang thai giả.

Các triệu chứng mang thai giả

Những triệu chứng mang thai giả rất giống với dấu hiệu mang thai thật. Vì vậy, chúng ta rất khó nhận biết nếu chỉ thông qua thăm khám lâm sàng. Theo thống kê, có đến 18% chị em mang thai giả được bác sĩ sản khoa chẩn đoán là đã có thai. Các triệu chứng mang thai giả phổ biến bao gồm:

  • Vòng 2 phình to: Hầu hết phụ nữ đang mang thai giả đều cảm thấy bụng mình phình to hơn bình thường. Biểu hiện này xuất hiện trong 60 – 90% ca mang thai giả. Khi ăn uống nhiều hơn, vòng 2 phái đẹp cứ tiếp tục phình lớn. Điều này càng khiến họ chắc chắn rằng mình đã mang thai.
  • Kinh nguyệt không đều: Đây là triệu chứng mang thai giả mà rất nhiều phụ nữ đã từng gặp phải. Khi chịu nhiều áp lực tinh thần từ gia đình và cuộc sống, tinh thần chị trở nên căng thẳng và bất ổn. Do đó, cơ thể bị rối loạn nội tiết tố và hình thành tình trạng kinh nguyệt không đều.
  • Buồn nôn và nôn ói: Vì nội tiết tố thay đổi nên ruột và dạ dày co thắt bất thường. Đây chính là lý do dẫn đến cảm giác buồn nôn ngắn hạn, tương tự biểu hiện ốm nghén trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Ngoài ra, một số chị em cũng bắt đầu nhạy cảm hơn với mùi hương thực phẩm.
  • Cảm giác thai máy: Triệu chứng mang thai giả này bắt nguồn từ tâm lý quá mong muốn mang thai của người phụ nữ. Trên thực tế, dấu hiệu trên không khẳng định sự tồn tại của thai nhi mà liên quan đến chuyển động của nhu động ruột trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
  • Tăng cân: Tăng cân nhanh là triệu chứng mang thai giả khiến nhiều chị em phụ nữ hoang mang. Trên thực tế, việc tăng cường ăn uống chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tăng cân nhanh chóng. Tuy nhiên, trong độ tuổi sinh sản, vấn đề này còn chịu sự chi phối từ nội tiết tố. Nếu lượng estrogen trong cơ thể tăng lên, bạn rất dễ cảm thấy thèm ăn và ăn nhiều hơn hẳn so với bình thường.
Triệu chứng mang thai giả là gì?
Tăng cân nhanh là triệu chứng mang thai giả khiến nhiều phụ nữ hoang mang.
  • Ngực phát triển: Ngực căng tức và to lên cũng là một trong những biểu hiện phổ biến có khả năng “đánh lừa” chị em. Trong một số trường hợp, vùng ngực còn tiết ra sữa non khi bị kích thích. Các chuyên gia cho biết, sự rối loạn nội tiết tố chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
  • Phù nề và huyết áp cao: Huyết áp cao là một trong những triệu chứng mang thai giả dễ bị nhầm lẫn nhất. Thế nhưng, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe xuất phát từ hiện tượng hệ thống mạch máu suy giảm khả năng tưới máu cho các cơ quan bên trong cơ thể. Điều này khiến nội mạch phù dày đáng kể. Bên cạnh đó, tình trạng phù nề tay chân thường xảy ra vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Do đó, biểu hiện này không phải là dấu hiệu mang thai mà là dấu hiệu của bệnh thận.
  • Hồi hộp, tim đập nhanh: Tim đập nhanh là hiện tượng chịu ảnh hưởng của huyết áp. Khi huyết áp tăng cao, vượt ngưỡng 160/110mmHg, hệ thống tuần hoàn máu sẽ gặp phải áp lực lớn. Lúc này, tim mạch phải vận hành năng suất hơn. Ngoài ra, khi đi kèm chứng hoa mắt, nhức đầu, nặng ngực, chóng mặt, đau thượng vị, khó thở, tình trạng hồi hộp, tim đập nhanh có thể là dấu hiệu nhận biết của những bệnh lý tim mạch tiềm ẩn.
  • Biểu hiện chuyển dạ: Một số thống kê cho biết, khoảng 1% phụ nữ xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ trong giai đoạn mang thai giả. Khi đó, bệnh nhân sẽ bị đau bụng từng cơn. Đây chính là lý do vào thời điểm này, chị em thường tự khẳng định rằng bản thân đã mang thai đủ tháng.
  • Co thắt hoặc tiền sản giật: Sự co thắt đột ngột, bất thường của hệ thống mạch máu tại nhiều cơ quan nội tạng là nguyên nhân gây ra triệu chứng mang thai giả này. 3 biểu hiện điển hình của tình trạng tiền sản giật là phù nề thân thể, tăng huyết áp và nước tiểu chứa nhiều albumin.
  • Các dấu hiệu khác: Bên cạnh những triệu chứng thường gặp trên, phái đẹp còn có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề khác như: mệt mỏi vào buổi sáng, tử cung mở rộng, màu sắc nhũ hoa thay đổi, thèm chua, thèm ngọt…

Thông thường, các triệu chứng mang thai giả sẽ kéo dài trong khoảng vài tuần đến vài tháng, thậm chí kéo dài vài năm. Khi gặp phải một số dấu hiệu kể trên, bạn cần chủ động đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác, kịp thời.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng mang thai giả

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, hiện tượng mang thai giả thường xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi 30 – 40 mắc chứng vô sinh – hiếm muộn (phải chịu nhiều áp lực có con từ nhiều phía) hoặc từng bị sảy thai. Những triệu chứng dễ gây nhầm lẫn này xuất phát từ khao khát mang thai mãnh liệt của mỗi người phụ nữ. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy nguyên nhân cụ thể, xác đáng nhất cho vấn đề này.

Theo nhiều giả thuyết, các triệu chứng mang thai giả liên quan mật thiết đến cảm xúc, tâm lý và lượng hormone nội tiết bên trong cơ thể nữ giới. Khi mong muốn sinh con của người phụ nữ trở nên vô cùng mạnh mẽ, vì bị áp lực, căng thẳng quá mức nên bộ não sẽ thúc đẩy tuyến yên sản xuất hormone prolactin và estrogen để “đánh lừa” cảm giác của chị em.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng mang thai giả
Hiện tượng mang thai giả xuất phát từ khao khát có con mãnh liệt của người phụ nữ.

Không chỉ dừng lại ở các dấu hiệu nhận biết đơn thuần như: tăng cân, ngực to, nôn ói, phù nề, kinh nguyệt không đều, phái đẹp còn có thể cảm nhận sự chuyển động của thai nhi. Điều này khiến nhiều người bệnh lầm tưởng rằng bản thân đã thực sự có thai.

Hiện tượng vòng 2 phát triển nhanh chóng đi kèm trạng thái mệt mỏi, uể oải cũng khiến nhiều chị em đinh ninh đây là dấu hiệu mang thai. Thực ra, người phụ nữ có thể đang bị trướng bụng do rối loạn tiêu hóa hoặc mắc các bệnh lý ở buồng trứng, tử cung. Thêm vào đó, khi chuẩn bị cho thời kỳ mang thai, chị em thường đối mặt với rất nhiều áp lực. Điều này dẫn đến thói quen ăn uống quá độ, mất kiểm soát cân nặng và gây ra tình trạng tăng cân tự nhiên.

Một trong những nguyên nhân hàng đầu của hiện tượng mang thai giả bắt nguồn từ nỗi khát khao mang thai thầm kín, từ áp lực làm tròn bổn phận của người phụ nữ. Bên cạnh đó, triệu chứng mang thai giả còn có thể liên quan chặt chẽ đến sự thay đổi thành phần hóa học của hệ thần kinh, dẫn đến hiện tượng rối loạn trầm cảm, khiến bệnh nhân sinh ra ảo giác rằng mình đang mang thai. Ngoài ra, tình trạng này cũng xuất hiện khi phái đẹp bị béo phì, mang thai ngoài tử cung và ung thư.

Phương pháp chẩn đoán hiện tượng mang thai giả

Sử dụng que thử thai là một trong những phương pháp chẩn đoán hiện tượng mang thai giả đơn giản và chính xác nhất hiện nay. Những loại que thử thai cao cấp có thể đo lường lượng HCG (hormone thai kỳ) sau khoảng 7 – 10 ngày thụ thai vô cùng chuẩn xác. Tuy xuất hiện nhiều dấu hiệu mang thai tương tự mang thai thật nhưng các chị em mang giả sẽ thu được kết quả âm tính khi kiểm tra bằng que thử thai.

Thêm vào đó, phái đẹp có thể tiến hành siêu âm 2 tuần sau khi giao hợp. Thông qua hình ảnh siêu âm rõ nét, bác sĩ chuyên khoa sẽ nhận biết các dấu hiệu ở tử cung và phân biệt phôi thai với khối u ở buồng trứng hoặc tử cung. Nếu phát hiện bệnh nhân có bất kỳ bất thường tại cơ quan sinh sản, bác sĩ sẽ thăm khám vùng chậu nhằm tìm hiểu nguyên nhân thật cặn kẽ và kỹ lưỡng. 

Kết quả siêu âm trong những trường hợp mang thai giả cũng không ghi nhận được nhịp tim và hình ảnh phôi thai. Tuy hình thức chẩn đoán của que thử thai tương đối chính xác nhưng siêu âm mới thực sự là loại xét nghiệm chính xác nhất trong thời điểm hiện tại.

Phương pháp chẩn đoán hiện tượng mang thai giả
Siêu âm là kỹ thuật kiểm tra hiện tượng mang thai giả chính xác nhất trong thời điểm hiện tại.

Ngoài ra, khi bị ung thư, cơ thể cũng sản xuất nhiều hormone tương tự hormone thai kỳ. Trong trường hợp nghi ngờ phái đẹp mắc phải căn bệnh nan y này, bác sĩ sẽ làm rõ vấn đề bằng cách chỉ định bệnh nhân xét nghiệm máu hoặc nước tiểu. Các dạng xét nghiệm này không chỉ giúp chẩn đoán chính xác liệu rằng bạn có đang mang thai hay không mà còn khám phá nguyên nhân dẫn đến tình trạng mang thai giả (nếu có) nhằm hạn chế lặp lại ở những lần sau.

Tóm lại, khi phát hiện cơ thể có những biểu hiện trên, độc giả cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời, chính xác. Nếu đang mang thai giả thì khi siêu âm, bạn sẽ không thể tìm thấy hình ảnh và nhịp tim của thai nhi, đồng thời xét nghiệm nước tiểu cũng cho kết quả âm tính. 

Biện pháp xử lý triệu chứng mang thai giả

Ngày nay, hiện tượng mang thai giả chưa được phân loại vào nhóm bệnh lý thực thụ. Vì vậy, không có cách thức điều trị đặc hiệu cho tình trạng này, Nếu bị rối loạn nội tiết, kinh nguyệt không đều, trầm cảm hay mắc phải một số vấn đề ở buồng trứng và tử cung, người bệnh sẽ được hướng dẫn sử dụng những loại thuốc Tây phù hợp với thể trạng cá nhân và mức độ triệu chứng.

Triệu chứng mang thai giả thường xuất hiện ở những người phụ nữ đang rơi vào trạng thái áp lực, căng thẳng quá mức. Do đó, quá trình điều trị nên chú trọng vào vấn đề hồi phục tâm lý ban đầu, sau đó cân bằng, điều hòa hoạt động của các hormone nội tiết. Nếu không được can thiệp phù hợp và đúng cách, tình trạng mang thai giả có thể tái diễn trong tương lai và tác động tiêu cực đến đời sống tinh thần của mỗi chị em.

Hiện nay, có rất nhiều phụ nữ mang thai giả vì khó thụ thai, vô sinh – hiếm muộn. Vấn đề này không chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào phái đẹp mà còn có thể bắt nguồn từ chất lượng tinh trùng của đấng mày râu. Vì vậy, người chồng, người bạn trai cần chủ động chia sẻ, quan tâm, chăm sóc người phụ nữ của mình, đồng thời thường xuyên thăm khám sức khỏe sinh sản và cùng nhau xây dựng kế hoạch mang thai thật chi tiết, tỉ mỉ. 

Biện pháp xử lý khi có triệu chứng mang thai giả
Người chồng, người bạn trai cần chủ động chia sẻ, quan tâm, chăm sóc người phụ nữ của mình.

Những cuộc thăm khám trực tiếp với các chuyên gia hiếm muộn có thể phần nào tháo gỡ khó khăn hiện tại cũng như gợi ý phương pháp mang thai hiệu quả mà độc giả vẫn tìm kiếm bấy lâu. Trong khi đó, khi đã xác định bản thân đang gặp phải một số rối loạn về tâm lý, phái đẹp nên sắp xếp thời gian tham gia những khóa học yoga, thiền định, trị liệu tâm lý để giải phóng cảm xúc tiêu cực và củng cố tinh thần hiệu quả. 

Thái độ sống lạc quan, tích cực và tràn đầy hứng khởi sẽ cực kỳ hữu ích trong cuộc sống lâu dài nói chung và trong quá trình mang thai, làm mẹ, nuôi dạy con cái nói riêng của mỗi chị em. Do đó, ngay từ bây giờ, bạn hãy thay đổi thói quen, điều chỉnh lối sống, ăn uống đủ chất, làm việc – nghỉ ngơi thật khoa học, điều độ, đồng thời chăm chỉ rèn luyện thể dục – thể thao. Điều quan trọng nhất là với tâm lý thoải mái và tinh thần vững vàng, phái đẹp sẽ dễ thụ thai hơn hẳn.

Bài viết này đã tổng hợp những thông tin cơ bản nhất về hiện tượng mang thai giả. Để xác định liệu bản thân có đang mang thai hay không, ngay khi phát hiện những dấu hiệu trên, người đọc nên chủ động thăm khám tại các bệnh viện uy tín và tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 

Cùng chuyên mục

phù chân khi mang thai

Phù chân khi mang thai: Nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu?

Phù chân khi mang thai là triệu chứng rất nhiều bà bầu gặp phải, đặc biệt trong những tháng cuối của thai kỳ. Đây là hiện tượng khá phổ biến...

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Giải đáp

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Giải đáp

"Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh?" là vấn đề được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Bởi mang thai lần 2 có các điểm khác biệt hơn...

Bị cảm khi mang thai: 8 cách giải cảm cho bà bầu an toàn

Bị cảm khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến mẹ bầu mà còn gây ra một số ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Tuy nhiên lúc này việc...

mang thai tháng đầu nên uống sữa gì

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Các bác sĩ khuyến khích phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm canxi và một số khoáng chất qua các loại sữa trong suốt thai kỳ để thai nhi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn