Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Bệnh trĩ nội: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa trị

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách chữa trị, hình ảnh nhận biết

12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản từ các thảo dược

Top 11 thuốc chữa bệnh trĩ tốt nhất hiện nay bạn nên biết

Cách dùng quả sung chữa bệnh trĩ đơn giản tại nhà

Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đúng nhất

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng rau diếp cá an toàn

7 dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ điển hình thường gặp nhất

Cách chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa được nhiều người áp dụng

Trĩ ngoại huyết khối? Biểu hiện và phương pháp điều trị

Trĩ ngoại huyết khối là tình trạng phổ biến xảy ra ở khá nhiều người bệnh gây ra cảm giác đau đớn nghiêm trọng khiến chất lượng sức khỏe và tinh thần suy giảm trầm trọng. Tìm hiểu rõ về dấu hiệu và nguyên nhân của bệnh sẽ giúp người bệnh có hướng điều trị và khắc phục kịp thời, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra.

Trĩ ngoại huyết khối là gì?

Triệu chứng của trĩ ngoại được đặc trưng bởi tình trạng các búi trĩ sa ra khỏi hậu môn kèm theo chảy máu khi đi đại tiện, hậu môn sưng phồng đau rát, nếu không điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ viêm nhiễm rất cao. Nếu có xuất hiện các mạch máu nằm ngoài hậu môn và có thể vỡ ra thành các khối huyết tại búi trĩ được gọi là trĩ ngoại huyết khối.

Trĩ ngoại huyết khối
Trĩ ngoại huyết khối là bệnh lý thường gặp ở người bệnh trĩ có thể kèm theo rất nhiều dấu hiệu nguy hiểm

Đây là tình trạng bệnh lý thường gặp hơn trĩ nội khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau nhức mệt mỏi. Đặc biệt nguy cơ viêm nhiễm với tình trạng này rất cao do các mạch máu bị vỡ ra, và có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh có thể xuất hiện và gây đau đớn liên tục trong 48 giờ liên tiếp, thậm chí có thể kéo dài trong 48 giờ tiếp theo. Nếu trong 1- 4 tuần các mạch máu này không bị vỡ sẽ tự tái hấp thu làm kích thước búi trĩ tăng dần và phát triển theo những chiều hướng rất xấu. Bệnh khiến người bệnh không thể nằm hay ngồi đại tiện như bình thường làm chất lượng cuộc sống và tình thần suy giảm nhanh chóng.

Trĩ ngoại huyết khối thường xảy ra chủ yếu ở nhóm người từ 45- 65 tuổi và có thể kèm theo rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh bao gồm

  • Căng thẳng khi đi đại tiện: tình trạng này nếu kéo dài diễn ra thường xuyên làm tăng nguy cơ bị táo bón hoặc tiêu chảy, từ đó làm ảnh hưởng xấu đến các mạch máu ở ống trực tràng khiến chúng bị lòi ra ngoài.
  • Ngồi quá nhiều: những người làm các công việc văn phòng thường xuyên ngồi nhiều lâu ngày khiến cho lượng máu huyết tại đây lưu thông chậm và làm tắc nghẽn máu tại hậu môn hay trực tràng. Ngoài ra những người có thói quen đọc sách hay truyện, coi điện thoại trong nhà vệ sinh cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
  • Thiếu vận động: những người do tính chất công việc hay người quá lười vận động không chỉ có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý ở xương khớp mà còn có thể bị trĩ ngoại xuất huyết do tác động xấu lên các cơ ở hậu môn.
  • Chế độ ăn ít chất xơ: thiếu rau xanh, trái cây hay các chất cơ khiến việc tiêu hóa bị ảnh hưởng, phân quá cứng không thể loại bỏ hết ra ngoài gây táo bón và làm tăng nguy cơ mắc bệnh rất cao.
  • Béo phì: những người có trọng lượng quá lớn thường gây ra nhiều áp lực lên các cơ quan như xương khớp hay cả các cơ quan nội tạng trong cơ thể kể cả mạch máu. khi mạch máu bị chèn ép trở nên lưu thông kém ổn định, làm tắc nghẽn và gây bệnh.
  • Mang thai và sinh con: có rất nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị trĩ, đặc biệt là tĩ ngoại huyết khối do sự phát triển của kích thước thai nhi làm tổn thương mạch máu. Ngoài ra sự thay đổi hormone, ăn uống không điều độ, thiếu chất cũng là nguyên nhân gây bệnh rất cao.
  • Tuổi tác: theo sự lão hóa tự nhiên, tuổi càng cao thi các cơ quan trong cơ thể cũng suy giảm chức năng, các mô và cơ ngày càng yếu đi tạo điều kiện cho bệnh phát triển và dẫn đến các biến chứng nhanh chóng.
  • Có vấn đề về sức khỏe: Một số bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa như viêm ruột, hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng hay bệnh Crohn cũng có thể làm tăng nguy cơ bị trĩ ngoại huyết khối.

Ngoài ra, một số trường hợp cũng không thể xác định chính xác đâu là nguyên nhân mắc bệnh khiến việc điều trị gặp khó khăn hơn rất nhiều.

Biểu hiện trĩ ngoại huyết khối

Càng phát hiện sớm bệnh càng có nguy cơ điều trị nhanh hơn và hạn chế nguy cơ biến chứng. Do đó nếu thấy bất cứ triệu chứng bất thường nào người bệnh cần nhanh chóng tiến hành thăm khám và điều trị để bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống ổn định hơn.

Trĩ ngoại huyết khối
Người bệnh luôn cảm thấy đau nhức trầm trọng và ngứa ngáy tại hậu môn, việc đi đại tiểu tiện cũng rất khó khăn

Các triệu chứng đặc trưng của bệnh bao gồm

  • Đau dữ dội: đây là một trong những triệu chứng đặc trưng nhất xuất hiện ở hầu hết những người bệnh do búi trĩ căng tức, dễ bị va chạm với các mạch máu. Tình trạng đau nhức sẽ xuất hiện trầm trọng hơn khi người bệnh đi đại tiểu tiện.
  • Hình thành cục máu: Với trĩ ngoại huyết khối, người bệnh hoàn toàn có thể cảm nhận thấy các mạch máu bị lòi hẳn ra ngoài có màu xanh tía bằng cách nhìn hay sờ.
  • Ngứa hậu môn: do sự tắc nghẽn máu khi lưu thông ở ống hậu môn, kèm theo viêm nhiễm cho không vệ sinh hậu môn sạch sẽ khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy trầm trọng. Người bệnh tuyệt đối không nên gãi tại đây vì vừa làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vừa khiến hậu môn cảm thấy rát, xót khi khi đai đại, tiểu tiện.
  • Chảy máu: Khi bị va chạm và tắc nghẽn khiến các các búi trĩ bị tổn thương gây xuất huyết. Tuy điều này có thể giải phóng một lượng máu trong búi trĩ giúp giảm đau, giảm kích thước nhưng đồng thời cũng tăng nguy cơ viêm nhiễm hơn do búi trĩ bị hở.
  • Đau khi đi cầu: Đây là triệu chứng phổ biến mà bất cứ ai cũng gặp phải. Đặc biệt trĩ ngoại thường kèm theo tình trạng lòi búi trĩ ra ngoài cùng các mạch máu với kích thước xuất hiện lớn gây tắc nghẽn tại hậu môn. Việc đại tiện vô cùng khó khăn, người bệnh phải dùng hết sức để rặn kèm theo cảm giác đau đớn, chảy máu khô cùng khó chịu.

Cần chú ý rằng, trĩ nội cũng có thể xuất hiện huyết khối, tuy nhiên thường các cục máu đông sẽ xuất hiện lẫn vào trong phân, có thể rò rỉ khi đi đại tiện kèm theo cảm giác nóng rát tại hậu môn cũng rất khó chịu. Bệnh thường không gây ra cảm giác đau đớn cho người bệnh nhưng có thể khiến người bệnh trở nên xanh xao, suy nhược do mất máu thường xuyên. Người bệnh cần phải phân biệt rõ hai triệu chứng.

Dù là trĩ ngoại khối huyết hay trĩ nội khối huyết cũng đều vô cùng nguy hiểm mà người bệnh không nên chủ quan. Để xác định rõ và tình trạng nào, người bệnh cần đến các bệnh viên chuyên khoa để được thăm khám và điều trị nhanh chóng phù hợp nhất.

Trĩ ngoại huyết khối có nguy hiểm không?

Trĩ ngoại huyết khối khiến chất lượng sức khỏe và tinh thần của người bệnh suy giảm trầm trọng. Người bệnh thường xuyên đau nhức, đặc biệt về đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Việc học tập hay làm việc cũng ảnh hưởng trầm trọng. Đồng thời nếu người bệnh bị mất máu quá nhiều sẽ khiến cơ thể xanh xao thiếu sức sống, cơ thể suy nhược khiến việc điều trị có thể giảm tác dụng.

Trĩ ngoại huyết khối
Nếu điều trị không kịp thời, các vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu làm ngộ độc máu cùng rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho các cơ quan nội tạng

Ngoài ra, những người bệnh trĩ thường có tâm lý tự ti ngại ngùng rất nhiều. Việc nằm hay ngồi đều đau nhức nên người bệnh rất ngại ra ngoài làm việc hay giao tiếp cùng bạn bè. Bệnh nếu kéo dài lâu không được điều trị đúng cách còn có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bao gồm

  • Ngộ độc máu: do các búi trĩ bị chảy máu, hình thành các vết hở tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus tại đây sinh sôi và tấn công mạnh mẽ. Khi hậu môn chảy máu, các vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập vào máu và gây ra ngộ độc máu kèm theo rất biến chứng nguy hiểm. Người bệnh có thể khó thở, đánh trống ngực liên tục, đau dạ dày liên tục, khó thở kèm theo nôn mửa rất nhiều. Cần nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu để có thể xử lý kịp thời.
  • Hoại tử: Búi trĩ tăng kích thước làm chèn ép tại hậu môn đồng thời làm cản trở quá trình lưu thông máu tại đây. Các búi trĩ bị thiếu oxy, không còn dinh dưỡng đưa đến để nuôi dưỡng và gây ra hoại tử.
  • Tăng sinh cục máu đông: máu đông nếu không bị vỡ ra sẽ có khả năng hấp thụ ngược vô trong máu vào cơ thể và gây ra rất nhiều vấn đề nguy hiểm cho các cơ quan nội tạng khác.

Bệnh tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng sẽ khiến không chỉ hậu môn mà rất nhiều các cơ quan lân cận gặp các vấn đề bất thường. Do đó cần phải nhanh chóng điều trị kịp thời tại các bệnh viện chuyên môn để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra.

Điều trị trĩ ngoại huyết khối

Để xác định chính xác tình trạng tổn thương và đưa ra phương hướng điều trị phù hợp nhất, bác sĩ sẽ chỉ định kiểm tra sơ bộ và thực hiện nội soi, khám trực tràng bằng các thiết bị chuyên dụng. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương và kích thước búi trĩ, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho từng người bệnh.

Dùng thuốc Tây

Với các triệu chứng ban đầu nếu chưa quá trầm trọng, việc dùng thuốc Tây sẽ làm giảm cảm giác đau nhức đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm hơn có thể xảy ra. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định từ toa thuốc của bác sĩ để đảm bảo kết quả điều trị đúng như mong đợi.

Trĩ ngoại huyết khối
Việc dùng thuốc Tây sẽ giúp giảm nhanh chóng các cơn đau hậu môn cũng như hạn chế nguy cơ biến chứng

Những loại thuốc thường đường dùng trong điều trị trĩ ngoại xuất huyết bao gồm

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: thường dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như Aspirin, Acetaminophen, Ibuprofen để giảm các triệu chứng đau nhức tại hậu môn. Nếu cơ thể không đáp ứng với các loại thuốc trên có thể chỉ định nhóm thuốc kháng viêm không Steroid để giảm đau và sưng viêm tại búi trĩ nhưng thường kèm theo nhiều tác dụng phụ.
  • Thuốc gây mê cục bộ: Thường được chỉ định trong thời gian ngắn nhằm làm cơn đau và làm tê liệt búi trĩ tạm thời. Tuy nhiên có khá nhiều tác dụng phụ kèm theo
  • Thuốc mỡ có chứa Hydrocortison:  thường dùng để bôi quanh hậu môn nhằm giảm ngứa, giảm viêm, hay sưng đau tại vị trí có búi trĩ. Tuy nhiên chỉ được sử dụng dưới 2 tuần vì có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ.
  • Thuốc tiêm búi trĩ: Trong một số trường hợp búi trĩ có kích thước quá to, các triệu chứng đau nhức trầm trọng không thể kiểm soát bằng thuốc có thể chỉ định tiêm thuốc có chứa hóa chất đặc trị tại búi trĩ. Mục đích của việc tiêm thuốc nhằm làm co cứng búi trĩ, đồng thời nhanh chóng làm giảm viêm, giảm đau và có thể tự triệt tiêu và tự rơi ra sau đó. Tuy nhiên nếu thực hiện không đúng cách cũng như quy trình chăm sóc hậu phẫu không đảm bảo có thể gây sẹo tại đây.
  • Thuốc hỗ trợ cho dạ dày: Một số người bệnh cũng được chỉ định các loại thuốc làm giảm táo bón bảo vệ trực tràng để giảm đau và viêm nhiễm tại hậu môn. Một số loại thuốc có thể được chỉ định như Hettri, Daflon, Savi Dimin, Venrutine, Agiosmin,…
  • Thuốc đặt hậu môn: thường chỉ định titanoreine, Avenoc của Mỹ, Anusol, Mayinglong Musk hay viên chữ A của Nhật bản, tuy nhiên chỉ dùng cho một vài trường hợp.

Việc dùng thuốc chỉ được chỉ định trong thời gian ngắn vì thường kèm theo khá nhiều tác dụng phụ đồng thời cũng không thực sự tốt cho cơ thể nếu lạm dụng trong một thời gian quá dài. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều thuốc hay sử dụng chung với các loại thuốc khác vì đều có thể làm giảm kết quả điều trị.

Điều trị bằng Đông y

Với các triệu chứng bệnh chưa quá trầm trọng, kích thước búi trĩ chưa quá to hay chưa xuất hiện dấu hiệu viêm nhiễm người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y để có thể cải thiện bệnh mà không gây ra biến chứng nguy hiểm. Ưu điểm của bài thuốc này là có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên nên vô cùng an toàn, tuy nhiên nhược điểm là cho hiệu quả khá chậm. Do đó chỉ phù hợp với các trường hợp bệnh nhẹ.

Bài thuốc 1

  • Chuẩn bị gồm bạch tô và kim ngân mỗi thứ 16g cùng 12g chi tử, kết hợp thêm cùng các dược liệu khác như  hoa cúc, hoa hòe, cam thảo vừa đủ
  • Rửa sạch các dược liệu cùng 6 bát nước sạch, đun trên lửa nhỏ đến khi còn 3 bát thì ngừng
  • Chia thuốc thành 3 phần bằng nhau uống hết trong ngày.
  • Thực hiện trong 10 ngày liên tiếp để búi trĩ co lại hiệu quả đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm tại đây

Bài thuốc 2

  • Chuẩn bị các dược liệu bao gồm sinh địa, bạch tô, oa hòe, xích thược và địa du
  • Rửa sạch các dược liệu cùng 6 bát nước sạch, đun trên lửa nhỏ đến khi còn 3 bát thì ngừng
  • Chia thuốc thành 3 phần bằng nhau uống hết trong ngày, nên uống trước bữa ăn khoảng 1 tiếng
  • Thực hiện trong 10 ngày liên tiếp để búi trĩ co lại hiệu quả đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm tại đây

Bài thuốc 3

  • Chuẩn bị các dược liệu bao gồm sinh địa, mẫu đơn trắng,  bá nhân và hắc chi ma
  • Rửa sạch các dược liệu cùng 6 bát nước sạch, đun trên lửa nhỏ đến khi còn 3 bát thì ngừng
  • Chia thuốc thành 3 phần bằng nhau uống hết trong ngày, nên uống trước bữa ăn khoảng 1 tiếng
  • Thực hiện trong 10 ngày liên tiếp để búi trĩ co lại hiệu quả đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm tại đây

Áp dụng các mẹo dân gian

Trong dân gian  cũng truyền tai nhau rất nhiều phương pháp có thể làm giảm kích thước các búi trĩ, cầm máu, ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả. Tuy nhiên cần chú ý rằng, do vị trí các búi trí đang khá nhạy cảm nên cần phải thực hiện thực sự cẩn thận, nếu có có thể làm chảy máu hay viêm nhiễm rất nguy hiểm.

Trĩ ngoại huyết khối
Người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian như bôi nghệ lên hậu môn để ngăn ngừa viêm nhiễm và không để lại sẹo

Một số mẹo dân gian đơn giản thường được áp dụng bao gồm

Bôi nghệ vàng

Trong nghệ vàng có chứa rất nhiều hoạt chất có ích, đặc biệt là curcumin có tính kháng khuẩn cực mạnh, có thể ngăn chặn nguy cơ để lại sẹo tại hậu môn. Do đó dân gian thường dùng nghệ bôi trực tiếp lên hậu môn để ngăn ngừa viêm nhiễm và để lại sẹo tại đây.

Thực hiện như sau

  • Dùng 1 củ nghệ tươi rửa thật sạch, cạo vỏ và giã nhỏ
  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau đó dùng khăn sạch lau khô hậu môn
  • Đeo găng tay sạch sẽ rồi đắp bã nghệ lên hậu môn
  • Dùng băng gạc giữ lại khoảng 15 phút sau đó rửa lại bằng nước ấm
  • Thực hiện liên tục mỗi tối, duy trì khoảng 1 tháng liên tiếp để thấy hiệu quả tuyệt đối.

Dùng lá diếp cá

Lá diếp cá cũng được biết đến với khả năng kháng khuẩn diệt khuẩn cực mạnh, đồng thời cực an toàn cho người dùng mà không gây ra bất cứ dị ứng nào khác. Dân gian cũng thường dùng nước diếp cá để làm giảm kích thước các búi trĩ và thực sự đem đến hiệu quả. Người người bị trĩ ngoại khối huyết cũng có thể áp dụng cách này để cải thiện bệnh nhanh chóng nhất.

Đồng thời bài thuốc này còn phù hợp với những bà bầu hay phụ nữ sau sinh đang không thể dùng các loại thuốc Tây. Búi trĩ sẽ không bị vỡ ra, giảm tình trạng viêm nhiễm từ bên trong cũng như giảm dần kích thước búi trĩ để cải thiện bệnh hiệu quả.

Thực hiện như sau

  • Dùng 1 nắm lớn diếp cá, rửa sạch, loại bỏ các lá sâu úa, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất
  • Xay lá diếp cá với nước sạch, lọc lấy nước cốt dùng uống hằng ngày
  • Có thể dùng nước này thay thế nước lọc hằng ngày vừa cải thiện bệnh trĩ vừa giúp da dẻ khỏe mạnh hơn rất nhiều.

Dùng lá trầu không

Lá trầu không cũng có tác dụng kháng khuẩn mạnh, ngoài ra còn có thể cầm máu rất hiệu quả có thể hỗ trợ giải quyết nhanh chóng tình trạng chảy máu tại các búi trĩ gây viêm nhiễm. Các nguyên liệu cũng rất đơn giản, thực hiện khá dễ dàng mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được.

Thực hiện như sau

  • Chuẩn bị 1 nắm trầu không kèm theo vài quả bồ kết, hạt gấc và 1 quả cau để tăng tác dụng điều trị
  • Các nguyên liệu rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ tạp chất, cau bổ múi nhỏ
  • Nướng sơ bồ kết rồi cho giã nhỏ cùng các dược liệu
  • Cho tất cả các nguyên liệu vào nấu cùng một ít muối
  • Lọc bỏ lấy nước cốt cho thật trong, đợi nước nguội bớt rồi đem rửa hay ngâm hậu môn trong 15 phút
  • Lau khô lại hậu môn
  • Thực hiện ngày 2-3 lần để vệ sinh hậu môn và búi trĩ sạch sẽ

Điều trị tại nhà

Người bệnh cần phải kết hợp việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ với việc thay đổi lối sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học để có thể cải thiện các triệu chứng bệnh hiệu quả. Chế độ chăm sóc tại nhà đóng vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình điều trị cũng như ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.

Theo đó, người bệnh nên chú ý các vấn đề sau

  • Trong chế độ ăn uống: Người bệnh nên ưu tiên ăn các món ăn lỏng, nhạt, dễ tiêu hoá như cháo, súp, rau xanh để dễ dàng tiêu hoá, không làm cọ xát vào các búi trĩ gây viêm nhiễm. Mặt khác cũng cần loại bỏ các món ăn khô cứng, cay nóng, khó tiêu hoá vì có thể làm hậu môn ngứa rát, tiêu hoá kém, dễ dễ đến nguy cơ viêm nhiễm hay chảy máu hậu môn. Ngoài ra người bệnh cũng nên tiêu thụ chất xơ trong rau xanh hay các loại trái cây để giúp phân mềm hơn, ngăn ngừa nguy cơ táo bón.
  • Trong chế độ sinh hoạt: Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh ngồi quá lâu trong một vị trí, tránh làm việc quá sức khiến cơ thể suy nhược mất sức, dễ dẫn đến các triệu chứng bệnh trầm trọng hơn. Hạn chế việc đứng quá lâu hay ngồi xổm vì đều có thể làm tăng áp lực lên các búi trĩ,
  • Tạo thói quen đi đại tiện đúng giờ: Bệnh nhân bị trĩ nên xây dựng thói quen đi đại tiện trong một khung giờ nhất định, tuyệt đối không nhịn đi đại tiện vì có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là vỡ đại tràng
  • Vệ sinh hậu môn hằng ngày: Người bệnh nên vệ sinh hậu môn hằng ngày để ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm. Có thể đơn giản dùng các dung dịch y tế chuyên dụng, dùng nước muối ấm hay nước đun từ các thảo dược như trên. Sau khi vệ sinh hậu môn, người bệnh nên làm khô hậu môn trước khi mặc quần aó. Nhớ chú ý ưu tiên mặc đồ rộng rãi, tránh mặc các loại đồ bó sát, đặc biệt tại phần háng, bẹn.
  • Tập thể dục đúng cách: Một số người bệnh trĩ thường có xu hướng lười vận động vì sợ làm đau tại hậu môn như quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Lựa chọn các bài tập phù hợp vừa giúp tăng cường sức đề kháng, giúp hệ tiêu hoá hoạt động ổn định và giúp cải thiện các triệu chứng bệnh nhanh chóng.
  • Hạn chế quan hệ tình dục: trong thời gian điều trị, người bệnh tốt nhất không nên quan hệ tình dục vì có thể gây viêm nhiễm và đau nhức trầm trọng.

Trong quá trình điều trị và chăm sóc tại nhà, nếu thấy bất cứ các triệu chứng bất thường nào hãy thông báo ngay cho bác sĩ để có thể xử lý kịp thời.

Điều trị ngoại khoa

Khi việc điều trị bằng các phương pháp trên không còn đem lại tác dụng hoặc có nguy cơ biến chứng nặng nề, các búi trĩ chảy máu trầm trọng thì việc phẫu thuật cần nhanh chóng tiến hành để ngăn ngừa nguy hiểm. Hiện tại việc phẫu thuật cắt trĩ đã đơn giản hơn trước bởi có rất nhiều phương pháp phẫu thuật hiện đại có thể giảm tối các các biến chứng, ít đau, không để lại sẹo và có khả năng phục hồi nhanh chóng. Tuỳ từng nhu cầu và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp phù hợp nhất.

Trĩ ngoại huyết khối
Cắt trĩ là phương pháp cuối cùng bắt buộc phải thực hiện để ngăn ngừa các biến chứng khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe

Một số phương pháp có thể chỉ định với trĩ ngoại xuất huyết như dùng kẹp ghim, cắt trĩ bằng laser, Longo, HCPT, PPH.. Bạn nên tìm đến các bệnh viện uy tín, có đầy đủ các thiết bị và cơ sở vật chất để có thể đảm bảo cắt trĩ an toàn và hiệu quả.

Sau phẫu thuật người bệnh cần chú ý chế độ chăm sóc hậu phẫu và thay đổi chế độ sinh hoạt phù hợp để phòng tránh nguy cơ bệnh tái phát hay có thể để lại sẹo ở hậu môn.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về bệnh trĩ ngoại huyết khối cùng cách điều trị hiệu quả nhất. Người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện có các chuyên khoa hậu môn trực tràng uy tín để tiến hành thăm khám và điều trị hiệu quả nhất

Cùng chuyên mục

Trĩ hỗn hợp

Trĩ hỗn hợp là gì? Các phương pháp điều trị mới nhất

Trĩ hỗn hợp là tình trạng người bệnh bị cùng lúc cả trĩ nội và trĩ ngoại với những diễn biến phức tạp cùng rất nhiều các biến chứng khác. Người...

Bệnh trĩ nội độ 1 là giai đoạn sớm của bệnh trĩ, lúc này các triệu chứng của bệnh chưa rõ ràng, rất khó nhận biết

Bệnh trĩ nội độ 1: Dấu hiệu nhận biết và hướng xử lý

Bệnh trĩ được chia thành 2 dạng chính là trĩ nội và trĩ ngoại, bệnh thường gặp ở người ăn uống không khoa học, người già, phụ nữ mang thai,...

Bệnh trĩ nội độ 2: Biểu hiện và cách điều trị

Bệnh trĩ nội độ 2: Biểu hiện và cách điều trị

Bệnh trĩ nội độ 2 xuất hiện khi búi trĩ có xu hướng tăng kích thước, sa xuống ống trực tràng. Các biểu hiện điển hình của bệnh lý ở...

trĩ ngoại tắc mạch là sự hình thành những cục máu đông khi mắc trĩ ngoại do sự phá vỡ mạch máu tại mạng mạch trĩ

Trĩ ngoại tắc mạch là gì? Nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết

Trĩ ngoại tắc mạch là một biến chứng thường gặp, là sự hình thành những cục máu đông tại mạng mạch trĩ do sự phá vỡ mạch máu. Trĩ ngoại...

Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không với 2 cách phổ biến nhất

Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không với 2 cách phổ biến nhất

Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không là một trong những biện pháp dân gian được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại kết quả tích cực. Ưu điểm...

sau khi cắt trĩ nên ăn gì

Sau khi cắt trĩ nên ăn gì cho mau lành? 13 thực phẩm tốt nhất

Chế độ chăm sóc hậu phẫu, đặc biệt là dinh dưỡng cho người bệnh trĩ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hồi phục và phòng tránh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn