Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách khắc phục

Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì? 24 loại thực phẩm nên tránh

Phụ nữ sau sinh có nên ăn sữa chua? Giải đáp

Sau sinh ăn hoa quả gì tốt cho mẹ và bé? Lời khuyên đúng

10+ Cách giảm mỡ bụng sau sinh lấy lại vòng eo thon gọn mịn màng

Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành? Làm sao để mau lành?

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Top 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu sau 7 ngày quan hệ phổ biến

Trẻ tự kỷ tăng động: Biểu hiện và hướng chăm sóc, can thiệp

Theo số liệu thống kê trẻ tự kỷ tăng động chiếm khoảng 50% trong tổng số các trường hợp mắc bệnh tự kỷ. Các chuyên gia cho biết, việc các bậc cha mẹ nắm rõ nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu, triệu chứng sẽ giúp quá trình điều trị tiến triển nhanh chóng, đồng thời biết cách phòng ngừa bệnh cho trẻ tốt hơn.

Trẻ tự kỷ tăng động là gì?

Thông thường, chúng ta chỉ nghe nhắc đến khái niệm trẻ tự kỷ hoặc trẻ tăng động giảm chú ý chứ ít khi nghe về chứng trẻ tự kỷ tăng động. Trên thực tế đây là hai chứng bệnh hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên có đến 1/2 số trẻ mắc bệnh tự kỷ sẽ đi kèm triệu chứng tăng động và khoảng 2/3 trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý có những triệu chứng điển hình của bệnh tự kỷ.

Như đã nói ở trên, tự kỷ tăng động ở trẻ chiếm đến 1/2 tổng số các trường hợp mắc bệnh tự kỷ, một con số rất lớn. Trẻ mắc bệnh tự kỷ tăng động hay còn gọi là tự kỷ dạng tăng động, bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào ở trẻ, nhưng chủ yếu khởi phát trước mốc 36 tháng tuổi, đặc biệt các triệu chứng bệnh sẽ kéo dài mãi về sau, nếu được điều trị sớm thì chỉ giúp làm giảm chứ không thể dứt điểm 100%.

Trẻ tự kỷ tăng động
Tự kỷ dạng tăng động thường gây ra nhiều rắc rối cho trẻ trong quá trình học tập và sinh hoạt

Khi mắc chứng bệnh này, trẻ thường có những triệu chứng cụ thể như có xu hướng chơi một mình, không chịu nói chuyện hoặc tiếp xúc với người khác, chậm nói, khả năng ngôn ngữ kém phát triển, thiếu tập trung, bồn chồn, có nhiều hành vi bốc đồng, không kiểm soát, có thể tự làm hại bản thân, đặc biệt là thường xuyên hoạt động không ngừng nghỉ.

Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh hoạt, cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ như thể chất, trí tuệ. Chính vì vậy, nếu phát hiện và nghi ngờ trẻ mắc chứng bệnh này các bậc phụ huynh cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Trẻ mắc chứng tự kỷ tăng động nguyên nhân do đâu?

Theo các chuyên gia, những chứng bệnh liên quan đến sự tổn thương của não bộ thường khó xác định được chính xác 100% nguyên nhân gây bệnh. Qua khảo sát các trường hợp từng mắc chứng tự kỷ tăng động đã rút ra được những nguyên nhân cơ bản cũng như các yếu tố thúc đẩy sự hình thành chứng bệnh này, cụ thể:

Trẻ tự kỷ tăng động
Gen di truyền là một trong những nguyên nhân chính gây ra chứng bệnh này ở trẻ
  • Yếu tố di truyền: Đây được xem là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên chứng tự kỷ tăng động ở trẻ. Những gia đình có người thân hoặc cha mẹ, anh chị em mắc chứng bệnh này, khi sinh con ra có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những em bé có người thân khỏe mạnh, không có tiền sử mắc bệnh.
  • Quá trình mang thai: Thai nhi trong bụng mẹ rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố từ bên ngoài chẳng hạn mẹ quá lạm dụng chất kích thích, thuốc tây điều trị bệnh, thuốc an thần, căng thẳng, stress hoặc mẹ bầu mắc các chứng bệnh như sởi, nhiễm độc thai nghén, virus cúm, đái tháo đường…đặc biệt là vào tháng thứ 2 và 3 rất dễ khiến bộ não của trẻ bị tác động, khi sinh ra dễ mắc các chứng bệnh liên quan đến não bộ như bại não, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, thiểu năng trí tuệ, tự kỷ tăng động, trầm cảm.
  • Bất thường ở não bộ: Trẻ mắc chứng tự kỷ tăng động cũng có thể do trước, trong và sau khi sinh gặp các vấn đề rắc rối bất thường ở não bộ như thiếu oxy lên não, chảy máu não, chấn thương sọ não, nhiễm khuẩn thần kinh.
  • Môi trường phát triển: Xã hội ngày càng phát triển, cha mẹ luôn chạy theo công việc và đồng tiền mà bỏ bê con cái, trẻ nhỏ thường xuyên lạm dụng ti vi, điện thoại, ít có sự quan tâm, chia sẻ từ ba mẹ, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến chứng trầm cảm, thậm chí là tự kỷ tăng động.

Những triệu chứng điển hình khi trẻ mắc chứng tự kỷ tăng động

Tùy vào thể trạng cũng như mức độ bệnh nặng nhẹ khác nhau mà các trẻ mắc chứng tự kỷ tăng động sẽ có những triệu chứng điển hình, dưới đây là tổng hợp những biểu hiện rõ nét khi trẻ mắc chứng bệnh nguy hiểm này:

Tự kỷ dạng tăng động
Khi mắc bệnh trẻ thường có những hành động quậy phá liên tục, không ngừng nghỉ
  • Khả năng giao tiếp kém: Hầu hết các trẻ mắc bệnh này thường chậm nói hơn so với những đứa trẻ bình thường cùng độ tuổi. Hoặc cũng có thể nói được nhưng vốn từ hạn hẹp, nói không rõ nghĩa, người nghe không hiểu hết ý nghĩa câu nói. Trẻ ít giao tiếp bằng ngôn ngữ hình thể hoặc bằng mắt, cử chỉ vì bộ não chậm phát triển, chi phối hầu hết các vận động của trẻ.
  • Ít có khả năng tương tác xã hội: Khi mắc chứng tự kỷ tăng động trẻ thường có xu hướng chơi một mình, thu mình vào một không gian riêng biệt, ngại tiếp xúc với người khác thậm chí với cả cha mẹ, anh chị em trong nhà. Không thích nơi đông người, khó chịu khi nghe những âm thanh lớn, ít kết bạn để cùng học cùng chơi, dẫn đến tình trạng bị cô lập, chơi một mình.
  • Vận động không ngừng nghỉ: Chứng bệnh này thường khiến trẻ nghịch ngợm hiếu động quá mức, tay chân luôn hoạt động không có thời gian nghỉ ngơi, thậm chí có thể leo trèo những nơi nguy hiểm, quậy phá khiến người khác cảm thấy vô cùng khó chịu. Khi được ra lệnh ngồi yên một chỗ vẫn không thực hiện và tiếp tục làm ồn, quậy cựa, ngồi lên, đứng xuống tại chỗ.
  • Hành động, thói quen lặp lại: Cắn móng tay thường xuyên, người xoay tròn, kiễng chân, vỗ tay, lời nói lặp đi lặp lại là những triệu chứng không thể bỏ qua khi trẻ mắc chứng tự kỷ tăng động. Khi thấy những dấu hiệu này, các bậc cha mẹ nên nhận thức được rằng chắc chắn trẻ đang mắc các chứng bệnh liên quan đến não bộ, cần được thăm khám ngay.
  • Khả năng chú ý, tập trung giảm sút: Đa phần trẻ mắc bệnh tự kỷ tăng động thường bị giảm sút vấn đề quan sát, tập trung, chú ý. Chẳng hạn trẻ thích ngồi xem phim hay chơi đồ chơi một mình, khi được gọi tên hoặc có tiếng động mạnh nhưng trẻ vẫn không phản ứng, xem như không có chuyện gì xảy ra. Nhưng trong một số trường hợp trẻ lại tập trung một cách chăm chú, quá mức, không giống những đứa trẻ bình thường.
  • Tính cách nóng nảy, bốc đồng: Một trong những triệu chứng rõ rệt của bệnh tự kỷ dạng tăng động đó chính là trẻ thường bốc đồng, nóng nảy, không biết suy nghĩ trước khi thực hiện hành động, không thể kiểm soát được những hành vi nguy hiểm như nhảy từ trên cao xuống, trèo lên những nơi hiểm trở, tự ý chạy ra đường đột ngột. Trẻ không biết mức độ nguy hiểm có thể gây ra cho mình hoặc đối với những người xung quanh, một số trường hợp có thể tự làm hại bản thân qua những hành động như đập đầu vào tường, cào cấu da đầu, da tay. Không kiềm chế được cảm xúc khi bị giành đồ chơi hoặc bị lấy đi những đồ vật mà trẻ yêu thích nhất.

Hướng khắc phục chứng tự kỷ tăng động ở trẻ

So với các chứng tăng động giảm chú ý hoặc tự kỷ đơn thuần thì việc điều trị bệnh tự kỷ tăng động ở trẻ là một vấn đề khó khăn, thách thức và cần nhiều thời gian. Khi trẻ gặp phải căn bệnh này, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc tây và các phương pháp trị liệu, cụ thể:

Điều trị nội khoa

Một trong những phác đồ điều trị chủ yếu và quan trọng đối với trẻ mắc chứng tự kỷ dạng tăng động đó chính là sử dụng thuốc tây. Những loại thuốc này có tác dụng giúp người bệnh kiểm soát được các hành vi và cảm xúc tốt hơn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc trẻ có thể gặp một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến chức năng thận – gan, thường xuyên buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, khó chịu, chán ăn, mệt mỏi.

Thuốc điều trị bệnh tự kỷ tăng động cho trẻ thường là:

  • Thuốc điều trị tăng động giảm chú ý: Amphetamine, Methylphenidate.
  • Thuốc an thần: Diazepam, Haloperidol, Thioridazine.
  • Thuốc chống trầm cảm: Melipramin, Mmitriptiline.
Tự kỷ dạng tăng động
Phác đồ điều trị bệnh cho trẻ bằng thuốc Tây y

Giáo dục hành vi cho trẻ

Phương pháp giáo dục hành vi cho trẻ luôn được các chuyên gia khuyên nên áp dụng, bởi vì luôn đảm bảo an toàn cho trẻ, đồng thời giúp cải thiện khả năng vận động, ngôn ngữ cũng như kiểm soát hành vi một cách đúng đắn, trẻ có thể hòa nhập với cuộc sống thường ngày một cách dễ dàng hơn.

Giáo dục hành vi cho trẻ cần bao quát tất cả các vấn đề từ hành vi, ngôn ngữ, nhận thức, tư duy, cảm xúc, kỹ năng sống hàng ngày. Chẳng hạn, nên sử dụng các dụng cụ trợ giúp như tranh ảnh, sách vở để giúp con tập đọc, tập phát âm; Dạy con các kỹ năng vận động và kỹ năng sống như tự chăm sóc bản thân, vệ sinh cá nhân, tự ăn uống; Khuyến khích con nên thường xuyên giao tiếp với mọi người xung quanh, ra ngoài dạo chơi và tham gia các trò chơi ngoài trời để tăng khả năng nhận thức tư duy và cảm xúc.

Lưu ý: phương pháp giáo dục hành vi cho trẻ tự kỷ tăng động có thể thực hiện ở các trường giáo dục đặc biệt, trung tâm trị liệu hoặc cha mẹ cũng có thể áp dụng ngay tại nhà. Phụ huynh cần kiên trì và phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia để giúp việc trị liệu thành công, mang lại hiệu quả cao.

Chế độ dinh dưỡng đúng cách cho trẻ

Chế độ dinh dưỡng đúng cách, đủ liều lượng sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật, đồng thời làm giảm các triệu chứng bệnh theo hướng tích cực. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ tự kỷ tăng động, cụ thể:

Trẻ tự kỷ tăng động
Bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ, đúng cách giúp trẻ chống lại bệnh tật hiệu quả
  • Bổ sung hàm lượng Omega-3 và Omega-6 cho trẻ thông qua các loại thực phẩm như cá béo, hạt khô, rau xanh.
  • Tăng cường các nhóm vitamin có nhiều trong rau củ, hoa quả tươi, thịt đỏ như Vitamin A, B6, C, D và các thực phẩm giàu chất sắt, magie, kẽm, vì những thành phần này đều rất tốt cho trẻ tự kỷ tăng động.
  • Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu Axit Amin như trứng, thịt nạc, bông cải xanh, hạt macca, hạnh nhân, đậu Hà Lan.
  • Thêm lượng Axit béo Phospholipid, thực phẩm giàu chất xơ, enzym tiêu hóa vào thực đơn bữa ăn hàng ngày cho trẻ.
  • Hạn chế sử dụng đường và các thực phẩm ngọt như kẹo bánh, nước ngọt hoặc các thức ăn chế biến sẵn vì sẽ khiến cơ thể dễ mắc các bệnh nguy hiểm và làm cho các triệu chứng tự kỷ tăng động thêm trầm trọng.
  • Tránh các thực phẩm chứa hàm lượng Gluten và Casein cao vì chúng có nguy cơ khiến trẻ dễ bị dị ứng.
  • Ngoài chế độ dinh dưỡng, các bậc cha mẹ nên chú ý tạo cho con những thói quen tốt như thường xuyên tập luyện, vận động thể thao, ngủ đúng giờ giấc, uống nhiều nước, đồng thời phụ huynh cũng nên tâm sự, chia sẻ cùng con để trẻ phát triển cảm xúc, hạn chế các hành vi bốc đồng hay tính cách nóng nảy.

Trẻ tự kỷ tăng động là một chứng bệnh khá nguy hiểm và tỷ lệ mắc bệnh cao, chiếm một nửa trên tổng số các trường hợp mắc bệnh tự kỷ. Khi bị bệnh trẻ thường chậm phát triển thể chất và trí tuệ, tất cả các hoạt động học tập cũng như vui chơi giải trí trẻ đều thua xa các bạn đồng trang lứa. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bệnh thì các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đi khám và can thiệp ngay, chúng ta nên nhớ rằng căn bệnh này chữa càng sớm càng tốt, tránh để lâu gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho trẻ.

CÓ THỂ BẠN MUỐN BIẾT:

Cùng chuyên mục

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ tốt nhất mẹ cần biết

Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ thông qua việc các thực phẩm nên ăn và nên kiêng sẽ giúp quá trình điều trị bệnh...

Bệnh tự kỷ có nguy hiểm không? Những tác hại cần biết

Có rất nhiều bậc cha mẹ thắc mắc bệnh tự kỷ có nguy hiểm không? Bởi vì hiện nay tình trạng bệnh đang có xu hướng ngày càng gia tăng...

Khi nào cần cho trẻ đi khám chậm nói? Nhận định từ các chuyên gia

Theo số liệu thống kê tỷ lệ trẻ chậm nói có xu hướng ngày càng tăng cao, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển thể...

trẻ mắc chứng tự kỷ chức năng cao

Trẻ tự kỷ chức năng cao: Hành vi nhận biết và hướng can thiệp

Thông thường, trẻ mắc chứng tự kỷ chứng năng cao thường có khả năng ghi nhớ tốt, học tốt toán, thiên văn, lý, hội họa… Tuy nhiên, giao tiếp kém...

dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng tuổi

Các dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng tuổi cần phát hiện sớm

Tự kỷ là sự rối loạn của hệ thần kinh trung ương, hiện nay chưa có thuốc hay phương thức điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, việc phát hiện trẻ...

Các dạng tự kỷ được phân loại hiện nay và biểu hiện nhận biết

Tự kỷ là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, bệnh được chia thành nhiều dạng khác nhau, mỗi loại đều có những triệu chứng điển hình riêng biệt. Theo...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn