Trẻ tự kỷ có nói được không? Làm sao kích thích trẻ nói
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Trẻ tự kỷ có nói được không là trăn trở của nhiều bậc phụ huynh. Bởi đặc điểm hạn chế trong giao tiếp của chứng tự kỷ khiến trẻ chậm tiếp thu kiến thức, gặp khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ xã hội… Việc hiểu rõ về vấn đề này sẽ giúp gia đình có hướng can thiệp kịp thời, giúp trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ và phát triển lành mạnh.
Trẻ tự kỷ có nói được không?
Tự kỷ là tình trạng rối loạn phát triển thần kinh, khiến trẻ bị khiếm khuyết về ngôn ngữ, tư duy, hành vi bất thường dẫn đến những khó khăn và bất tiện trong cuộc sống hàng ngày như: tương tác xã hội kém, hạn chế giao tiếp với môi trường xung quanh, hành động lặp đi lặp lại, rập khuôn…
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp dưới mọi hình thức giữa con người với nhau. Tuy nhiên, đối với đứa trẻ mắc chứng tự kỷ, thì việc nói, hay giao tiếp bằng ngôn ngữ là một vấn đề khó khăn. Rối loạn về ngôn ngữ cũng chính là dấu hiệu điển hình của chứng tự kỷ. Trẻ mắc chứng tự kỷ thường không giao tiếp với ba mẹ, người thân và môi trường xung quanh. Trẻ không phản ứng lại âm thanh, lời gọi của cha mẹ.
Bên cạnh các biểu hiện như ít cười, không biểu lộ cảm xúc, thích chơi một mình, kém tương tác với môi trường xung quanh, hành vi lặp đi lặp lại… trẻ mắc chứng tự kỷ thường đi kèm với tình trạng khả năng ngôn ngữ chậm. Tức là trẻ chậm nói hơn so với những đứa trẻ khác, hoặc không có khả năng ngôn ngữ nếu tình trạng bệnh nặng.
Trẻ mắc chứng tự kỷ sẽ chậm nói hơn so với những đứa trẻ cùng trang lứa khác. Cũng có những đứa trẻ tự kỷ đã nói, sau đó lại không nói nữa. Có trường hợp khi trẻ lớn lên mới có thể nói. Điều này tùy thuộc vào từng tình trạng tự kỷ của bé.
Tuy nhiên, dù là nói ở giai đoạn nào, khả năng ngôn ngữ của trẻ cũng kém hơn so với đứa trẻ khác, chỉ nói những câu, từ đơn giản, nói đều đều không có giọng điệu, ngôn ngữ thụ động, không khống chế được âm lượng trong giọng nói, nói quá to hoặc quá nhỏ, nói nhanh, giọng nói không rõ ràng…
Nguyên nhân của sự hạn chế ngôn ngữ này là do sự phát triển bất thường của não, khiến thần kinh bị rối loạn, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nói, bắt chước âm thanh, ngôn ngữ của trẻ. Do đó, trẻ nhỏ khi mắc chứng tự kỷ ít khi bắt chước âm thanh của cha mẹ hay môi trường xung quanh như đứa trẻ khác, dẫn đến trẻ chậm nói, chậm tiếp thu.
Trẻ tự kỷ vẫn có thể nói, chỉ bị hạn chế về mặt giao tiếp, ngôn ngữ. Tuy nhiên, cũng có một số đứa trẻ tự kỷ không nói được do:
- Trẻ bị mất khả năng nói: Đây là tình trạng này xảy ra do rối loạn thần kinh ở mức cao, gây cản trở khả năng nói của trẻ muốn. Chúng ta sẽ thấy trẻ im lặng, cách biệt với môi trường xung quanh, không phản ứng với âm thanh.
- Trẻ chưa phát triển kỹ năng ngôn ngữ : Có những đứa trẻ biết nói nhưng sau này không nói nữa, do kỹ năng ngôn ngữ không phát triển, tình trạng rối loạn ngôn ngữ thêm trầm trọng.
Các triệu chứng về rối loạn ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ có thể giảm bớt hoặc nặng hơn khi trẻ lớn dần. Tình trạng tự kỷ của trẻ cũng như khả năng nói có thể được cải thiện nếu có sự can thiệp bằng các liệu pháp chuyên môn và gia đình.
Cha mẹ nên làm gì để kích thích trẻ nói?
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu của chứng tự kỷ, cha mẹ tốt hơn hết nên đưa con đến các trung tâm y tế, bác sĩ uy tín để thăm khám và tư vấn. Kiên trì thực hiện các liệu pháp chuyên môn theo chỉ định của bác sĩ để trẻ có thể cải thiện tình trạng của mình.
Đưa trẻ đi khám
Các bậc phụ huynh khi phát hiện trẻ có dấu hiệu mắc chứng tự kỷ, cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ uy tín để kiểm tra và tư vấn. Kiên nhẫn tuân theo quá trình trị liệu của bác sĩ. Bởi tự kỷ là căn bệnh sẽ theo trẻ đến suốt đời, không thể trị dứt điểm. Nhưng can thiệp trị liệu sớm và kiên trì sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn, cải thiện kỹ năng nói.
Dành nhiều thời gian cho trẻ
Đối với những đứa trẻ bị tự kỷ, cha mẹ cần dành nhiều thời gian ở bên chúng, chơi đùa, nói chuyện để trẻ có thể mở lòng mình hơn, hạn chế để trẻ thu mình ở một góc. Tạo cho trẻ cảm giác an toàn. Cha mẹ có thể tổ chức các buổi dã ngoại, trò chơi giải trí phù hợp với lứa tuổi và sở thích của trẻ, tạo không gian cho trẻ chơi đùa với bạn bè cùng trang lứa.
Kiên nhẫn dạy trẻ bắt chước
Trẻ tự kỷ bị rối loạn về ngôn ngữ, khả năng tiếp thu kém. Chính vì vậy, cha mẹ cần phải kiên nhẫn hơn với trẻ, nhẹ nhàng chỉ bảo, đừng quát mắng trẻ. Quát mắng sẽ khiến trẻ càng thu mình hơn.
Các bậc cha mẹ có thể cùng trẻ chơi các trò như thổi bong bóng, thổi bóng bay… những trò chơi bắt trẻ phải lấy hơi. Hay các trò chơi sử dụng miệng như thè lưỡi ra, thụt lưỡi vào, biến đổi khuôn mặt thành nhiều hình dạng bằng môi. Hãy khuyến khích trẻ làm theo hành động của bạn, việc này sẽ giúp trẻ hoạt động các cơ quan sử dụng ngôn ngữ, giúp trẻ linh hoạt hơn.
Lưu ý, tốt hơn hết, các bậc phụ huynh nên sử dụng các trò chơi có âm thanh, hoặc nói chuyện với trẻ bằng âm vực cao hơn, nhằm thu hút sự chú ý từ trẻ. Tạo ra âm thanh và khuyến khích trẻ bắt chước.
Khuyến khích trẻ nói qua các hoạt động thường ngày
Cha mẹ cần khuyến khích trẻ nói ra yêu cầu của mình hoặc mở miệng nhờ sự giúp đỡ từ người khác. Cha mẹ có thể nói liên tục, hỏi bé những câu như món này là món gì, màu này màu gì, ba mẹ đang làm gì… và đợi bé trả lời. Hãy kiên nhẫn chờ đợi và dành lời khen nếu bé chịu mở lời.
Cha mẹ thường xuyên giải thích về những điều xung quanh, thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ hòa nhập hơn với thế giới quanh trẻ.
Những thông tin trên đây đã có thể giải đáp cho các bậc phụ huynh phần nào thắc mắc trẻ tự kỷ có nói được không. Khi phát hiện trẻ có triệu chứng tự kỷ, tốt nhất, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để có thể hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ cũng như những thông tin, kiến thức liên quan đến chứng rối loạn phổ tự kỷ.
Có thể bạn chưa biết:
- Các dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng tuổi cần phát hiện sớm
- Các dạng tự kỷ được phân loại hiện nay và biểu hiện nhận biết
- Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ tốt nhất mẹ cần biết
- Trẻ đi nhón chân và chậm nói có phải biểu hiện của tự kỷ không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!