Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách khắc phục

Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì? 24 loại thực phẩm nên tránh

Phụ nữ sau sinh có nên ăn sữa chua? Giải đáp

Sau sinh ăn hoa quả gì tốt cho mẹ và bé? Lời khuyên đúng

10+ Cách giảm mỡ bụng sau sinh lấy lại vòng eo thon gọn mịn màng

Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành? Làm sao để mau lành?

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Top 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu sau 7 ngày quan hệ phổ biến

Trẻ tự kỷ chức năng cao: Hành vi nhận biết và hướng can thiệp

Thông thường, trẻ mắc chứng tự kỷ chứng năng cao thường có khả năng ghi nhớ tốt, học tốt toán, thiên văn, lý, hội họa… Tuy nhiên, giao tiếp kém do căn bệnh mang lại khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Hãy cùng tìm hiểu căn bệnh tự kỷ chứng năng cao là gì và nó đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của trẻ. 

Thế nào là tự kỷ chức năng cao?

Tự kỷ thông thường là sự rối loạn phức tạp của hệ thần kinh trung ương, khiến người mắc chứng tự kỷ gặp khó khăn trong học tập, giao tiếp và ảnh hưởng đến những người xung quanh, Còn chứng tự kỷ chức năng cao, hay còn được gọi là hội chứng hội chứng Asperger là sự rối loạn phát triển thần kinh, họ có trí thông minh cao nhưng kỹ năng giao tiếp với xã hội lại rất kém.

Hội chứng Asperger tìm thấy vào năm 1944 bởi nhà bác học người Áo, Hans Asperger. Ông nghiên cứu và phát hiện nhiều người trẻ có trí thông minh phát triển nhưng mắc chứng tự kỷ, đây là một dạng đặc biệt của tự kỷ, dẫn đến khả năng giao tiếp xã hội của người mắc bệnh kém. Giác quan của người mắc chứng tự kỷ chức năng cao khác với người thường từ việc nhìn, nghe và cảm nhận.

trẻ mắc chứng tự kỷ chức năng cao
Trẻ tự kỷ chức năng cao thường có đam mê và dành nhiều thời gian cho một lĩnh vực nào đó.

Thiếu hụt khả năng giao tiếp xã hội là đặc điểm nổi bật nhất chứng tự kỷ chức năng cao, mức độ thiếu hụt này có thể từ nhẹ đến nặng tùy vào tình trạng của từng người. Trí thông minh của trẻ bị hội chứng Asperger vẫn như người bình thường hoặc cao hơn, nhưng lại gặp vấn đề trong phản ứng thực tế, gặp khó khăn khi sử dụng ngôn ngữ giao tiếp với xã hội.

Những người mắc chứng tự kỷ chức năng cao thờ ơ với mọi thứ xung quanh, chỉ quan tâm đến một số lĩnh vực đặc biệt và am hiểu về nó như âm nhạc, vật lý, toán học… Ngoài vấn đề mà mình quan tâm, người tự kỷ chức năng cao không giao tiếp với người khác hay môi trường xung quanh, khó khăn trong việc thể hiện bản thân qua mặt cảm xúc.

Tự kỷ chức năng cao thường phát hiện muộn hơn so với tự kỷ thông thường. Những người mắc chứng tự kỷ chức năng cao vẫn có thể học hành và phát triển một cách bình thường. Tuy nhiên các mối quan hệ xã hội thì kém vô cùng. Thế giới quan của họ có sự khác biệt so với mọi người, họ gặp khó khăn về ngôn ngữ nên không thể giao tiếp tốt với môi trường xung quanh.

Vào năm 2013, hội chứng Asperger đã được gọi chung là rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Tuy nhiên, thuật ngữ tự kỷ chức năng cao vẫn được nhiều người sử dụng và phân biệt với các dạng tự kỷ khác.

Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ chức năng cao

Cũng giống như chứng tự kỷ thông thường, tự kỷ chức năng cao có biểu hiện đa dạng, tùy vào mỗi đứa trẻ sẽ có triệu chứng khác nhau. Đây là những dấu hiệu phổ biến nhất của chứng tự kỷ chức năng cao:

chứng tự kỷ chức năng cao ở trẻ
Trẻ mắc chứng tự kỷ chứng năng cao thường thích ở một mình, không giao tiếp mọi môi trường xung quanh
  • Trẻ có thể chỉ nói về một chủ đề mà bản thân thích thú và quan tâm một cách liên tục mà không quan tâm đến những người xung quanh.
  • Trẻ tự kỷ chức năng cao không thể bộc lộ cảm xúc thông qua ngôn ngữ cơ thể như cử chỉ, nét mặt…
  • Trẻ có xu hướng nói chuyện một chiều, không tương tác với người đối diện hay môi trường xung quanh và chỉ nói về thứ mà trẻ quan tâm.
  • Khi giao tiếp, trẻ tự kỷ chứng năng cao không nhìn vào mắt đối phương, điều đó khiến trẻ không thoải mái.
  • Các cử chỉ về cơ thể hơi vụng về, thiếu đi sự nhanh nhẹn.
  • Trẻ tự kỷ chức năng cao chỉ có thể hiểu được những câu nói đơn giản, rõ nghĩa, không hiểu lời nói quá phức tạp, nói bóng gió,
  • Không quan tâm và tham gia các hoạt động tập thể, trẻ chỉ thích ở một mình.
  • Sinh hoạt thường ngày có sự cứng nhắc, như một quy trình được lặp đi lặp lại.
  • Trẻ tự kỷ chức năng cao sẽ đặc biệt hứng thú với một lĩnh vực nào đó. Đây là lĩnh vực trẻ dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm tòi và thường sẽ rất giỏi.
  • Trẻ có một số cử chỉ khó hiểu và lặp lại liên tục, chẳng hạn như vỗ tay, xoay tay, đung đưa tay.
  • Ánh ảnh một số chủ đề
  • Không có mối quan hệ bạn bè xung quanh hoặc rất hiếm. Bởi giao tiếp của trẻ rất kém nên nếu là bạn bè phải thật sự hiểu và thông cảm cho căn bệnh của trẻ.

Bản thân trẻ mắc chứng tự kỷ chức năng cao vẫn sẽ phát triển bình thường những ngày còn nhỏ. Đến giai đoạn đến trường, cần có sự giao tiếp nhiều hơn, phức tạp hơn, trẻ sẽ dần bộc lộ điểm bất thường của mình.

Nguyên nhân khiến trẻ mắc chứng tự kỷ chức năng cao

Rối loạn phổ tự kỷ cũng như tự kỷ chức năng cao đều là kết quả của nhiều yếu tố tác động và được phân làm hai yếu tố chính: di truyền và môi trường:

  • Di truyền: Tiền sử gia đình có người từng mắc chứng bệnh tự kỷ hoặc rối loạn phát triển thần kinh khác thì trẻ rất có thể mắc bệnh tự kỷ chức năng cao do di truyền. Tuy nhiên, vẫn chưa có kết luận chính xác về loại gen di truyền khiến trẻ mắc bệnh.
  • Tác động từ môi trường: Khi mang thai, nếu mẹ tiếp xúc với môi trường xấu như chất độc, chất hóa học, môi trường ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến trẻ từ khi còn ở trong bụng mẹ khiến gen trong cơ thể có sự biến đổi.

Các chuyên gia chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra chứng tự kỷ chức năng cao. Tuy nhiên, hội chứng này không bị ảnh hưởng bởi cách nuôi dạy con hay những sang chấn tâm lý mà trẻ từng trải qua.

Tự kỷ chức năng cao ảnh hưởng như thế nào đến trẻ nhỏ?

Tự kỷ chức năng cao không ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ. Trẻ vẫn có thể học tập, phát triển một cách bình thường, không cần ai phải trợ giúp trong sinh hoạt hằng ngày. Đây là điểm khác biệt tốt hơn so với chứng tự kỷ điển hình.

Tuy nhiên, sự thiếu khả năng giao tiếp, khiến trẻ không hòa nhập được với môi trường xung quanh, thiếu đi bạn bè. Trẻ thường lặp đi lặp lại một vấn đề, cách nói chuyện hơi máy móc, không phù hợp trong giao tiếp, rất khó để cải thiện.

biểu hiện trẻ tự kỷ chức năng cao
Trẻ tự kỷ chức năng cao gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp

Tự kỷ chức năng cao khiến trẻ chỉ quan tâm đến một vấn đề, lĩnh vực mà bản thân yêu thích, còn lại đều rất thờ ơ, lạnh nhạt. Trẻ thích một mình nên cũng không có nhu cầu kết bạn với người xung quanh.

Gặp khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc qua lời nói, cử chỉ khiến trẻ vô tình trở thành người “vô tâm”, thiếu đi sự quan tâm với những người thân yêu xung quanh. Trẻ không thể biểu lộ cảm xúc vui buồn của bản thân, thường chọn cách ở một mình.

Tự kỷ chức năng cao không có khả năng trị dứt điểm, căn bệnh này có thể theo trẻ suốt đời. Khả năng giao tiếp kém khiến trẻ tương lai sẽ phải sống trong cô độc. Chính vì vậy, ba mẹ nên can thiệp sớm, dù không trị dứt điểm nhưng cũng giúp trẻ nâng cao lên được khả năng giao tiếp, có được người bên cạnh chăm sóc.

Hướng can thiệp cho trẻ tự kỷ chức năng cao

Đối với trẻ tự kỷ chức năng cao, bác sĩ không cần phải can thiệp quá nhiều. Bởi trẻ vẫn học tập, phát triển và sinh hoạt bình thường. Hướng can thiệp với trẻ tự kỷ chức năng cao chủ yếu đánh vào khả năng giao tiếp xã hội, giúp trẻ dần bộc lộ cảm xúc của bản thân, giao tiếp tốt hơn.

Liệu pháp tâm lý, hành vi

Trẻ mắc chứng tự kỷ chức năng cao thường ít tình cảm, không quan tâm đến cảm xúc của những người xung quanh. Điều này khiến trẻ ngày càng khép mình, không chia sẻ, không cảm thông, không giao tiếp.

Với liệu pháp tâm lý can thiệp vào cuộc sống hàng ngày của trẻ, giúp trẻ từ từ tiếp xúc với những người xung quanh. Với liệu pháp này, phải tạo cho trẻ cảm giác an toàn, tin tưởng được, giúp trẻ bồi dưỡng tình cảm bên trong trẻ, với người thân xung quanh, biết cách chia sẻ, cảm thông cho ba mẹ, bạn bè.

Can thiệp vào hành vi lặp đi lặp lại hoặc những thói quen mang tính quy trình để trẻ thích nghi với sự thay đổi của xã hội. Giúp trẻ kiểm soát tốt cảm xúc tiêu cực như cáu gắt, nổi giận, nóng tính…

Liệu pháp tâm lý giúp chỉ có thể giúp hội chứng Asperger giảm bớt, tháo gỡ khó khăn, điểm yếu của trẻ, dẫn dắt trẻ dần hòa nhập với môi trường xung quanh. Can thiệp sớm sẽ đem lại hiệu quả tích cực, giúp trẻ mau hòa nhập, ổn định cuộc sống.

Ngôn ngữ trị liệu

Khác với chứng tự kỷ điển hình khiến trẻ chậm nói, không thể giao tiếp bình thường thì trẻ tự kỷ chức năng cao vẫn phát triển về mặt ngôn ngữ, vốn từ vựng rộng. Tuy nhiên, trẻ lại chỉ nói một cách máy móc, ngữ điệu đều đều và cách sử dụng ngôn ngữ đôi khi không phù hợp với hoàn cảnh. Liệu pháp này giúp trẻ học được cách lên xuống giọng trong lúc nói chuyện thay vì cứ nói đều đều như một chiếc máy.

cách can thiếp trẻ tự kỷ chức năng cao
Ngôn ngữ trị liệu có thể giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp qua cơ thể

Ngôn ngữ trị liệu sẽ giúp trẻ biểu lộ được cảm xúc, những điều mình muốn qua ngôn ngữ cơ thể, cơ mặt, cử chỉ tay chân, biểu cảm, ảnh mắt… Dần dần trẻ sẽ có thể giao tiếp ngôn ngữ cơ thể, thấu hiểu hơn khi nhìn vào cảm xúc của người khác được bộc lộ qua cơ thể.

Kỹ năng giao tiếp xã hội

Trẻ mắc chứng tự kỷ chức năng cao thường giao tiếp một chiều, nói về lĩnh vực mình quan tâm mà không để ý người khác có khó chịu hay không. Hãy dạy trẻ cách tương tác với những người xung quanh. Cho trẻ tham gia các buổi họp nhóm, để trẻ nêu lên ý kiến của bản thân, giao tiếp mắt đối mắt với người khác.

Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc, giao tiếp với đứa trẻ khác khiến trẻ dần quen với những thứ xung quanh, không còn khép mình. Trẻ cũng sẽ nhận biết làm sao để duy trì cuộc nói chuyện hai chiều, nói về nhiều chủ đề không chỉ với lĩnh vực mình quan tâm.

Sử dụng thuốc

Trẻ mắc chứng tự kỷ chức năng cao thường có xu hướng bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế và rối loạn lo âu. Với 2 chứng bệnh này, gia đình có thể cân nhắc sử dụng thuốc cho phù hợp, giảm tình trạng của trẻ.

Còn đối với chứng tự kỷ chức năng cao thì không có thuốc điều trị, chỉ có thể dùng những liệu pháp tác động từ bên ngoài, dần thay đổi nhận thức, thái độ của trẻ.

Những điều cha mẹ cần lưu ý khi trẻ mắc chứng tự kỷ chức năng cao

Gia đình có trẻ mắc chứng tự kỷ chức năng cao cần phải lưu ý nhiều điều trong cách sinh hoạt và giao tiếp với trẻ hằng ngày để cải thiện tình trạng của trẻ.

  • Cha mẹ cần phải giao tiếp với trẻ nhiều hơn, tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, an toàn, không nên quát mắng hay bắt ép trẻ làm điều gì.
  • Thường xuyên tổ chức dã ngoại, cho trẻ đến những nơi vui chơi với bạn, tăng thời gian tiếp xúc với thế giới bên ngoài, giúp trẻ quen dần với điều đó.
  • Quan sát và phát hiện ra lĩnh vực yêu thích của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển đam mê. Vì trẻ mắc chứng tự kỷ chức năng cao thường hứng thú và giỏi về một lĩnh vực nào đó. Điều này có thể giúp trẻ thành công trong tương lai và tự lo được cho cuộc sống của mình.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những thực phẩm bổ sung trí não cho trẻ.
  • Nên để trẻ tự lập, không quá can thiệp vào cuộc sống cá nhân của trẻ, hãy để trẻ làm mọi thứ.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử, thay vào đó là những hoạt động vui chơi giải trí, môn thể thao vận động phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
  • Cha mẹ tạo cho trẻ môi trường sống ấm cúng, gia đình hòa thuận, thường xuyên chia sẻ cảm xúc, quan tâm, yêu thương nhau. Điều này có thể giúp trẻ cải thiện phần nào sự “vô tâm” mà căn bệnh tự kỷ chức năng cao gây ra.

Trẻ tự kỷ chức năng cao vẫn phát triển tốt về trí thông minh, sinh hoạt hằng ngày không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, khả năng giao tiếp xã hội kém của trẻ đã ảnh hưởng rất nhiều, khiến trẻ gặp khó khăn với môi trường sống xung quanh. Cha mẹ cần quan tâm, phát hiện kịp thời và đưa con đến các trung tâm y tế để có biện pháp can thiệp nhanh chóng, cải thiện bệnh, giúp trẻ có được một cuộc sống bình thường.

Có thể bạn chưa biết:

 

Cùng chuyên mục

Trẻ tự kỷ tăng động: Biểu hiện và hướng chăm sóc, can thiệp

Theo số liệu thống kê trẻ tự kỷ tăng động chiếm khoảng 50% trong tổng số các trường hợp mắc bệnh tự kỷ. Các chuyên gia cho biết, việc các...

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ tốt nhất mẹ cần biết

Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ thông qua việc các thực phẩm nên ăn và nên kiêng sẽ giúp quá trình điều trị bệnh...

Bệnh tự kỷ có nguy hiểm không? Những tác hại cần biết

Có rất nhiều bậc cha mẹ thắc mắc bệnh tự kỷ có nguy hiểm không? Bởi vì hiện nay tình trạng bệnh đang có xu hướng ngày càng gia tăng...

dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng tuổi

Các dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng tuổi cần phát hiện sớm

Tự kỷ là sự rối loạn của hệ thần kinh trung ương, hiện nay chưa có thuốc hay phương thức điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, việc phát hiện trẻ...

Các dạng tự kỷ được phân loại hiện nay và biểu hiện nhận biết

Tự kỷ là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, bệnh được chia thành nhiều dạng khác nhau, mỗi loại đều có những triệu chứng điển hình riêng biệt. Theo...

Trẻ tự kỷ gặp khó khăn khi giao tiếp

Trẻ tự kỷ có nói được không? Làm sao kích thích trẻ nói

Trẻ tự kỷ có nói được không là trăn trở của nhiều bậc phụ huynh. Bởi đặc điểm hạn chế trong giao tiếp của chứng tự kỷ khiến trẻ chậm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn