Rối loạn phổ tự kỷ: Triệu chứng các mức độ và cách điều trị

14 Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tự kỷ cần phát hiện & can thiệp sớm

Trẻ tự kỷ: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị & Phòng tránh

Trẻ tự kỷ: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị & Phòng tránh

Trẻ tự kỷ thường phải đối diện với nhiều khiếm khuyết liên quan đến giao tiếp, ngôn ngữ, hành vi và cả nhận thức. Đây là một hội chứng rối loạn phát triển thần kinh kéo dài vĩnh viễn và gây nên nhiều cản trở đối với sức khỏe, đời sống của trẻ nhỏ. 

Trẻ tự kỷ là gì?

Tự kỷ hay được gọi là rối loạn phổ tự kỷ, viết tắt là ASD là một dạng khuyết tật phát triển phổ biến ở trẻ nhỏ. Những khiếm khuyết mà tự kỷ gây ra sẽ phát triển và kéo dài đến suốt đời bởi sự rối loạn của hệ thần kinh gây tác động nghiêm trọng đến chức năng và hoạt động của bộ não.

Cũng như cái tên của nó, rối loạn “phổ” tự kỷ được biểu hiện với nhiều dạng, nhiều biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì những trẻ nhỏ mắc phải hội chứng này đều sẽ gặp phải nhiều khó khăn và trở ngại trong quá trình tương tác xã hội, giao tiếp, khả năng phát triển ngôn ngữ kém, rối loạn về hành vi, sa sút về nhận thức, trí tuệ.

Trẻ tự kỷ
Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển thần kinh thường gặp ở trẻ nhỏ.

Đặc điểm nổi bậc của trẻ tự kỷ đó chính là tình trạng chậm nói, chậm ngôn ngữ hoặc thậm chí có những trẻ hòa toàn không nói. Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ có những hành vi bất thường, hay lặp đi lặp lại các cử chỉ, hành động khác lạ và có xu hướng sống tách biệt với những người xung quanh.

Các biểu hiện của trẻ tự kỷ thường khởi phát từ rất sớm, trước năm 3 tuổi và kéo dài dai dẳng cho đến khi trưởng thành hoặc cuối đời. Chính vì thế mà phần lớn trẻ nhỏ sẽ gặp phải nhiều cản trở, khó khăn trong quá trình sinh hoạt, học tập, làm việc hoặc có những trẻ luôn cần sự hỗ trợ, giúp đỡ từ những người xung quanh.

Tự kỷ sẽ được phân thành 2 loại chính. Đó là:

  • Tự kỷ điển hình: Các triệu chứng tự kỷ khởi phát ngay khi còn nhỏ, trước 3 tuổi.
  • Tự kỷ không điển hình: Trong khoảng 3 năm đầu đời, trẻ vẫn có tốc độ phát triển ổn định, vẫn có ngôn ngữ, kỹ năng sống và nhận thức tốt. Tuy nhiên, kể từ sau 3 tuổi, các triệu chứng của tự kỷ bắt đầu xuất hiện và những khả năng vốn có cũng dần biến mất.

Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy rằng, tỷ lệ trẻ nhỏ mắc chứng tự kỷ hiện đang gia tăng đáng kể trong cộng đồng. Cụ thể cứ khoảng trong 100 trẻ nhỏ thì sẽ có 1 trẻ đối diện với chứng rối loạn phát triển này, trong đó tự kỷ điển hình chiếm khoảng hơn 16%, tỷ lệ bé trai mắc bệnh cao gấp 4 đến 6 lần so với bé gái.

Nguyên nhân dẫn đến tự kỷ ở trẻ

Hiện nay, tự kỷ không còn là một trong các vấn đề sức khỏe quá xa lạ đối với mọi người. Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học cũng đã tìm hiểu và nghiên cứu về nguyên nhân gây ra hội chứng này và thu về được nhiều giả thuyết khác nhau.

Tuy nhiên, các giả thuyết vẫn còn trong quá trình tìm hiểu để đưa ra kết luận chuẩn xác nhất và nó được xem là các yếu tố nguy cơ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển chứng tự kỷ ở nhiều trẻ nhỏ. Cụ thể một số yếu tố thường được nhắc đến như:

1. Di truyền

Phần lớn các chuyên gia đều cho rằng, di truyền chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng tự kỷ ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cho đến hiện nay vẫn chưa thể tìm và xác định được cụ thể về các gen hoặc tổ hợp gen có khả năng làm khởi phát chứng rối loạn này.

Theo chia sẻ của các nhà khoa học thì đây có thể là một tổ hợp gen hoặc các biến dị gen nào đó gây ảnh hưởng đến não bộ bởi phần lớn những trẻ tự kỷ đều có bố mẹ bình thường. Tự kỷ cũng có thể liên quan đến một số hội chứng về di chuyển như hội chứng nhiễm sắc thể(NST) X đứt gãy.

Bên cạnh đó, thông qua các kết quả nghiên cứu về những trường hợp sinh đôi phả hệ, các chuyên gia cho biết rằng có sự liên kết đối với các kiểu hình tự kỷ với nhau. Hơn thế, sự thiếu hụt về các loại gen điều hòa hoạt động não bộ như cảm xúc, hành vi cũng có thể ảnh hưởng và làm khởi phát chứng tự kỷ.

2. Ảnh hưởng từ trong bụng mẹ

Các nhà nghiên cứu cho biết rằng, những tác động tiêu cực của phụ nữ trước và trong thai kỳ cũng có khả năng liên quan đến hội chứng tự kỷ. Cụ thể như sau:

Trẻ tự kỷ
Các vấn đề ảnh hưởng trong quá trình mang thai có thể làm gia tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ nhỏ.
  • Mắc Virus Rubella: Nếu trong quá trình mang thai, mẹ bầu mắc phải loại virus này thì trẻ nhỏ có rất nhiều khả năng khởi phát tình trạng quái thai. Bên cạnh đó, các kháng thể của người mẹ cộng với hàm lượng protein bên trong não bộ của thai nhi cũng có thể khiến trẻ nhỏ bị chậm phát triển, nhiều nguy cơ bị tự kỷ.
  • Bệnh đái tháo đường: Theo cuộc phân tích tổng hợp được thực hiện vào năm 2009 cho biết, tình trạng đái tháo đường trong thai kỳ có thể làm gia tăng khả năng mắc tự kỷ ở trẻ lên gấp 2 lần so với bình thường.
  • Bệnh tuyến giáp: Não bộ của thai nhi có khả năng biến đổi tiêu cực nếu trong khoảng tuần thứ 8 -12 của thai kỳ, mẹ bầu bị thiếu hụt tyroxin, từ đó phát sinh chứng tự kỷ.
  • Stress khi mang thai: Trong giai đoạn mang thai, tâm lý phụ nữ vô cùng nhạy cảm và dễ kích động nên có nhiều khả năng rơi vào trạng thái stress, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài vì công việc, sức khỏe, gia đình, tài chính,…Tình trạng này gây cản trở lớn đối với sự hình thành và phát triển não bộ của trẻ, đồng thời cũng là tiền đề khởi phát tự kỷ.
  • Sử dụng thuốc trong thai kỳ: Nếu người mẹ có sử dụng các loại thuốc điều trị trước và trong thai kỳ thì nhiều khả năng trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng về não bộ. Đặc biệt là các loại thuốc an thần, thuốc điều trị viêm khớp, đau dạ dày,…
  • Tiếp xúc nhiều với các loại chất độc hại, thuốc trừ sâu: Đặc biệt là những bà mẹ ở nông thôn, sinh sống gần những khu có sử dụng hóa chất, thuốc diệt cỏ sẽ dễ bị biến đổi gen, đột biến gen trong thai kỳ.

3. Do sự bất thường của cấu trúc não

Thông qua quá trình chẩn đoán hình ảnh của những trẻ tự kỷ, các chuyên gia cũng nhận thấy những sự bất thường về kích thước não bộ. Cụ thể, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu dựa trên những trẻ sơ sinh thiếu tháng, sinh non và có cân nặng thấp.

Kết quả nhận thấy những trẻ có kích thước, khối lượng não bộ bất thường (quá to hoặc quá nhỏ) sẽ có khả năng tự kỷ cao gấp 3 lần so với trẻ có kích thước não bình thường. Do đó, việc thăm khám và đo kích thước vùng đầu của trẻ nhỏ cũng được xem là biện pháp phát hiện sớm những điều bất thường ở trẻ.

Lưu ý: Bên cạnh những giả thuyết đã được đưa ra thì vẫn có rất nhiều lời đồn thổi về nguyên nhân làm khởi phát chứng tự kỷ. Tuy nhiên, các yếu tố này hoàn toàn không có bất kỳ thông minh chứng thực cụ thể và đây chỉ là sự suy diễn của nhiều người. Cụ thể như:

  • Do sự ảnh hưởng của các loại vacxin.
  • Do sự giáo dục sai lệch của gia đình, thiếu sự quan tâm của cha mẹ.
  • Do trẻ không được bú sữa mẹ.

Biểu hiện của trẻ tự kỷ cha mẹ cần biết

Mỗi trẻ tự kỷ sẽ có những biểu hiện và đặc trưng riêng biệt. Các chuyên gia cho biết rằng, không có trường hợp 2 trẻ tự kỷ đều tồn tại các triệu chứng giống nhau hoàn toàn. Tuy nhiên, nhìn chung thì các biểu hiện của tự kỷ đều làm cản trở nghiêm trọng đến khả năng giao tiếp, tương tác xã hội của trẻ, gây cản trở to lớn đối với các sinh hoạt đời sống.

Nếu có thể được phát hiện và can thiệp ở giai đoạn sớm thì trẻ tự kỷ sẽ có thêm nhiều cơ hội để cải thiện các khiếm khuyết, rèn luyện các kỹ năng sống cơ bản để có thể hòa nhập và tự chủ hơn trong cuộc sống. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần phải nắm rõ những biểu hiện đặc trưng của trẻ tự kỷ để có thể kịp thời nhận biết, tiến hành thăm khám và điều trị cho trẻ càng sớm càng tốt.

Trẻ tự kỷ
Chậm nói, khả năng tương tác kém chính là biểu hiện thường gặp ở trẻ ASD.

Cụ thể một số dấu hiệu cảnh báo ở trẻ tự kỷ như sau:

  • Trẻ bị rối loạn giao tiếp, chậm phát triển ngôn ngữ, ít nói hoặc thậm chí không nói bất cứ từ nào. Phần lớn những trẻ tự kỷ sẽ chậm nói, khả năng sử dụng ngôn ngữ kém, vốn từ nghèo nàn. Một số trẻ biết nói nhưng giọng nói bất thường, nói ngọng, nói lơ lớ, nói lắp, phát âm không chuẩn.
  • Trẻ có xu hướng thực hiện các hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần, bắt chước những hành động của người khác nhưng không hiểu rõ ý nghĩa, mục đích. Cụ thể như trẻ có thể liên tục lắc lư người, xoay tròn, đi nhón gót, nghiêng đầu, đi khom lưng, ngửi đồ vật, đan tay lại với nhau,…
  • Rối loạn hành vi thường xuất hiện ở trẻ tự kỷ, trẻ không thể tự kiểm soát hành động của mình, thậm chí có thể tự làm hại bản thân. Đồng thời, trẻ cũng có xu hướng chống đối, thực hiện các hành động phản kháng, kích động dữ dội.
  • Trẻ tự kỷ rất ngại giao tiếp trực tiếp với mọi người xung quanh bằng tất cả hình thức. Trẻ dường như không thích trao đổi bằng lời nói, có xu hướng tránh né ánh mắt và không biết sử dụng điệu bộ, cử chỉ để tương tác với mọi người.
  • Trẻ cũng bị hạn chế về biểu cảm gương mặt, ít hoặc không bộc lộ cảm xúc trên nét mặt. Đồng thời, trẻ cũng khó khăn trong việc thấu hiểu được các cảm xúc của mọi người xung quanh.
  • Trẻ tự kỷ thường có sự gắn bó bất thường đối với một hoặc một số đồ vật nào đó như xe ô tô, gấu bông,…Bên cạnh đó, trẻ cũng có sự quan tâm chủ yếu đến các chi tiết nhỏ hơn là những sự tổng quát.
  • Sở thích của trẻ cũng bị thu hẹp, chủ yếu chỉ trong vài sự việc, chủ đề nhất định nào đó như chó, mèo, cá voi, chim cánh cụt, xe máy, máy bay,…
  • Vận động chậm chạp cũng được xem là một trong các biểu hiện thường gặp ở trẻ mắc chứng tự kỷ. Do sự suy giảm về trương lực cơ nên trẻ di chuyển khá khó khăn, khó có thể bắt chước các vận động thường ngày.
  • Trẻ có xu hướng thích chơi một mình thay vì chơi đùa cũng người thân, bạn bè. Trẻ thường lựa chọn những nơi yên tĩnh, riêng tư để chơi những đồ chơi mà trẻ yêu thích.
  • Đôi lúc trẻ tự kỷ cũng có sự nhạy cảm quá mức đối với ánh sáng, âm thanh, các gia vị, món ăn.
  • Rối loạn ăn uống, thường xuyên chán ăn, buồn nôn, ói mửa, gặp phải các vấn đề về tiêu hóa.
  • Phần lớn những trẻ tự kỷ đều có sự khiếm khuyết về mặt trí tuệ, 40% trẻ có chỉ số IA thấp hơn 55. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp trẻ tự kỷ có khả năng ghi nhớ, tính toán hoặc tiềm năng về một lĩnh vực cụ thể nào đó.

Biểu hiện của trẻ tự kỷ vô cùng đa dạng nên khó có thể nêu ra chính xác các đặc điểm nhận dạng cụ thể. Tốt nhất, khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ tiến hành thăm khám và chẩn đoán cụ thể để có được biện pháp can thiệp phù hợp, kịp thời.

Cách điều trị cho trẻ tự kỷ

Hiện nay có rất nhiều phương pháp được nhắc đến với hiệu quả tốt trong việc cải thiện cho trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, tự kỷ là một hội chứng kéo dài vĩnh viễn nên việc áp dụng các biện pháp can thiệp chỉ nhằm mục đích cải thiện các khiếm khuyết, nâng cao những kỹ năng cần thiết để trẻ có thể hòa nhập và ổn định cuộc sống.

Tùy vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng của mỗi trẻ tự kỷ mà các chuyên gia sẽ cân nhắc để tiến hành thực hiện những biện pháp phù hợp. Cụ thể một số cách như sau:

1. Trị liệu cho trẻ tự kỷ

Trị liệu là phương pháp luôn được ưu tiên áp dụng đối với trẻ tự kỷ, giúp trẻ dần kiểm soát và cải thiện tốt các khiếm khuyết của bản thân. Trẻ nhỏ sẽ được gặp gỡ và hỗ trợ trực tiếp cùng với các chuyên gia trị liệu. Thông qua quá trình đánh giá, chuyên gia sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp trị liệu phù hợp với nhu cầu của mỗi trẻ.

1.1 Ngôn ngữ trị liệu

Như đã chia sẻ, hầu hết những trẻ tự kỷ đều gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp, đặc biệt là khả năng phát triển ngôn ngữ yếu kém. Vì thế, việc áp dụng ngôn ngữ trị liệu cho trẻ sẽ đóng vai trò quan trọng đối với việc nâng cao khả năng tiếp thu, học hỏi ngôn ngữ và giao tiếp linh hoạt hơn.

Các chuyên gia cho biết rằng, quá trình áp dụng ngôn ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ cần được kết hợp tốt giữa gia đình, giáo viên, người thân và chính bản thân trẻ mới có thể mang đến hiệu quả tốt nhất. Đối với những trẻ tự kỷ không có ngôn ngữ thì chuyên gia có thể hỗ trợ trẻ phát triển các cử chỉ, ký hiệu để thay thế cho việc giao tiếp bằng lời nói.

Trẻ tự kỷ
Trị liệu cho trẻ tự kỷ giúp trẻ cải thiện và phát triển tốt các khiếm khuyết về giao tiếp, hành vi, nhận thức.

1.2 Hoạt động trị liệu

Phương pháp này có thể giúp trẻ tự kỷ dần cải thiện và nâng cao các kỹ năng sinh hoạt đời sống của mình. Chuyên gia sẽ tập trung vào việc hỗ trợ trẻ tự thực hiện các hoạt động cá nhân như ăn uống, tắm rửa, thay quần áo, vệ sinh cá nhân, chải tóc,…

Bên cạnh đó, những hoạt động trị liệu còn giúp cho trẻ tự kỷ nhận biết được những hành vi tích cực và tiêu cực để điều chỉnh bản thân tốt hơn. Trẻ có thể dần kiểm soát những hành vi, hoạt động chưa phù hợp và thay đổi nó theo hướng tích cực, lành mạnh hơn.

1.3 Chơi trị liệu

Thông qua các trò chơi phù hợp với lứa tuổi, sở thích của trẻ mà chuyên gia sẽ lồng ghép các phương pháp giúp trẻ cải thiện khả năng tương tác, giao tiếp và hình thành tốt các kỹ năng còn khiếm khuyết. Nhờ vào việc tham gia các trò chơi lành mạnh, hấp dẫn sẽ giúp trẻ nhỏ và giáo viên, cha mẹ trở nên gắn kết, gần gũi với nhau nhiều hơn.

1.4 Vật lý trị liệu

Mục đích chính của việc áp dụng phương pháp này đó chính là nâng cao các kỹ năng vận động thô của trẻ tự kỷ. Đồng thời, nó cũng giúp trẻ xử lý tốt các vấn đề trở ngại có liên quan đến cảm giác, cảm nhận về không gian.

Việc áp dụng tốt phương pháp vật lý trị liệu sẽ giúp trẻ cải thiện tốt khả năng tham gia vào các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Hơn thế, đối với trẻ nhỏ, biện pháp này còn giúp trẻ nâng cao kỹ năng đi bộ, ngồi, đứng, phối hợp chân tay, di chuyển linh hoạt hơn.

2. Can thiệp tại nhà cho trẻ tự kỷ

Song song với việc áp dụng tốt các phương pháp trị liệu chuyên khoa dành cho trẻ tự kỷ thì các bậc phụ huynh cũng cần tham khảo và tìm hiểu về những cách hỗ trợ tại nhà cho trẻ. Nếu chưa biết được nhiều thông tin, bạn có thể trao đổi trực tiếp cùng với chuyên gia, bác sĩ điều trị để hiểu rõ hơn về tình trạng của trẻ và được tư vấn cụ thể về những cách cải thiện tại nhà.

Trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ cũng cần được hỗ trợ, can thiệp tại nhà để mau chóng cải thiện kỹ năng, hòa nhập cộng đồng.

Một số điều mà phụ huynh có thể hỗ trợ can thiệp cho con như:

  • Thúc đẩy khả năng giao tiếp, tương tác xã hội cho trẻ bằng cách thường xuyên trò chuyện, kể chuyện, chia sẻ với con.
  • Tạo cho con nhiều cơ hội để được tham gia và tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Cho con khám phá những điều mới lạ và gặp gỡ, giao lưu với những bạn bè cùng trang lứa.
  • Dạy con các kỹ năng sống đơn giản ngay tại nhà, động viên con tự thực hiện các công việc tùy thuộc vào khả năng của mình.
  • Khuyến khích con tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh.
  • Âm nhạc cũng là một trong các biện pháp hữu hiệu để kích thích ngôn ngữ và gia tăng vốn từ ở trẻ nhỏ.
  • Thường xuyên đọc sách để giúp con dễ dàng tiếp thu vốn từ.
  • Khi trò chuyện cùng con nên chú ý kỹ lưỡng về phát âm, giọng nói và sử dụng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu.
  • Tuyệt đối không nhại lại lời của trẻ và không cười chê, chế giễu cách nói chuyện của trẻ. Nếu trẻ nói sai hoặc phạm phải lỗi nào đó thì hãy nhẹ nhàng hướng dẫn và điều chỉnh cho trẻ.
  • Giao cho trẻ những nhiệm vụ từ nhỏ đến lớn để trẻ có thể tự thực hiện tốt. Điều này giúp trẻ gia tăng tính trách nhiệm và cảm thấy có thêm động lực khi hoàn thành xong một việc nào đó.
  • Chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ tự kỷ, tăng cường bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng, giàu vitamin, khoáng chất, Omega -3,…

3. Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ

Hiện nay cũng có rất nhiều các trường học, trung tâm giáo dục chuyên biệt dành riêng cho trẻ tự kỷ, trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ chậm nói. Các bậc phụ huynh có thể tìm hiểu và cho trẻ theo học tại các cơ sở đặc biệt này để trẻ được hỗ trợ, chăm sóc và giáo dục hiệu quả, khoa học.

Tại đây, các giáo viên đã được đào tạo chuyên sâu, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề và giàu lòng yêu thương với những hoàn cảnh của trẻ đặc biệt. Giáo viên và các chuyên gia sẽ tiến hành đánh giá tình trạng của trẻ để có thể xây dựng giáo án hỗ trợ phù hợp cho mỗi trường hợp khác nhau.

Các bậc phụ huynh cũng cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường, trung tâm để có thể thống nhất tốt các phương pháp giảng dạy, giáo dục để giúp trẻ cải thiện hiệu quả hơn. Việc giáo dục cho trẻ đặc biệt, trẻ tự kỷ cần mất nhiều thời gian và gặp không ít khó khăn, trở ngại nên cần có sự kiên trì, nỗ lực của giáo viên, gia đình và cả trẻ tự kỷ.

Phòng tránh tự kỷ ở trẻ thế nào?

Tự kỷ hiện đang là một trong các vấn đề sức khỏe đáng lo ngại và có tốc độ gia tăng mạnh mẽ đối với trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên và cả người trưởng thành. Tình trạng này gây nên nhiều cản trở to lớn đối với sự phát triển lâu dài và làm suy giảm khả năng sinh hoạt, học tập của mỗi trẻ.

Do đó, để bảo vệ tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ, các bậc phụ huynh cần biết cách phòng tránh tự kỷ ngay từ khi có ý định sinh con. Cụ thể một số biện pháp như sau:

  • Tiêm vắc xin phòng bệnh khi mang thai
  • Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần có chế độ sinh hoạt hợp lý, giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ.
  • Thường xuyên trò chuyện, chia sẻ trong thai kỳ.
  • Đảm bảo tốt dinh dưỡng trong quá trình mang thai và sau khi sinh.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ khi mang thai.
  • Tạo môi trường phát triển lành mạnh cho con.
  • Luôn theo dõi và đồng hành cùng con trong suốt quá trình con phát triển, trưởng thành.

Bài viết trên đây đã chia sẻ một số thông tin về tình trạng tự kỷ ở trẻ. Mong rằng các bậc phụ huynh có thể phòng tránh và kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ để có thể can thiệp, hỗ trợ trẻ cải thiện trong giai đoạn sớm.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

14 Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tự kỷ cần phát hiện & can thiệp sớm

Có nhiều bậc cha mẹ cho rằng tự kỷ chỉ xảy ra đối với người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên, nhưng đó là một suy nghĩ...

Rối loạn phổ tự kỷ: Triệu chứng các mức độ và cách điều trị

Theo các chuyên gia, chứng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em hiện nay đang có xu hướng ngày càng gia tăng ở mức độ đáng báo động. Trẻ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn