Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách khắc phục

Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì? 24 loại thực phẩm nên tránh

Phụ nữ sau sinh có nên ăn sữa chua? Giải đáp

Sau sinh ăn hoa quả gì tốt cho mẹ và bé? Lời khuyên đúng

10+ Cách giảm mỡ bụng sau sinh lấy lại vòng eo thon gọn mịn màng

Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành? Làm sao để mau lành?

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Top 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu sau 7 ngày quan hệ phổ biến

Trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói: Nguyên nhân & cách khắc phục

Bướng bỉnh, hay cáu giận la hét, hoạt động liên tục không ngồi yên, chậm nói, khó phát âm là những biểu hiện điển hình của chứng trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh, khi gặp những triệu chứng này có nguy hiểm không, cách khắc phục, tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói là gì?

Theo bác sĩ Trần Thị Thu Vân – Khoa Tâm Lý – Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM cho biết: “Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn phát triển do bộ não điều khiển thường gặp ở trẻ từ 3 – 11 tuổi. Bệnh có những triệu chứng điển hình như hoạt động chạy nhảy liên tục không mệt mỏi, có nhiều hành động thái quá, không có chủ đích, kém tập trung và đi kèm dấu hiệu chậm nói.

Trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói
Trẻ em nam giới thường có xu hướng mắc tăng động giảm chú ý cao hơn nữ giới

Bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng thường nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn so với nữ giới. Chứng tăng động giảm chú ý chậm nói nếu không được phát hiện và can thiệp sớm có thể gây ảnh hưởng trầm trọng đến hành vi, tính cách, tâm lý và thậm chí cả tương lai phía trước của bé”.

Phân loại tăng động giảm chú ý chậm nói ở trẻ

Trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói được chia làm 3 dạng cơ bản đó là: Dạng hiếu động quá mức, dạng giảm chú ý và dạng kết hợp. Mỗi dạng khác nhau sẽ có những dấu hiệu, triệu chứng đặc trưng riêng biệt, cụ thể:

  • Dạng không chú ý: Giảm chú ý tức là trẻ mắc bệnh thường có triệu chứng thiếu chú ý, kém tập trung, ít nghịch ngợm, quậy phá, bốc đồng, tăng động. Ngoài ra còn dễ bị phân tâm, không lắng nghe và xử lý thông tin chậm hơn người khác, đi đứng, di chuyển chậm chạp hơn.
  • Dạng tăng động: Ở dạng này trẻ mắc bệnh thường thiên về hướng có nhiều hành vi thái quá, bốc đồng không suy nghĩ, không cân nhắc trước khi hành động. Trẻ đứng ngồi không yên, nói liên tục không ngừng nghỉ, nếu được cho đi học trẻ thường làm xáo trộn mọi thứ trong lớp.
  • Dạng kết hợp: Tức là trẻ mắc bệnh thường kết hợp đồng thời cả tăng động cả thiếu chú ý tập trung. Nếu gặp phải trường hợp này tức là bệnh khá nặng, trẻ thường xuyên gây ra những hành động không kiểm soát, ảnh hưởng đến các nhân tố xung quanh.

Phân biệt tăng động và hiếu động ở trẻ nhỏ

Có rất nhiều bậc cha mẹ cứ nghĩ rằng tăng động và hiếu động là một. Tuy nhiên, đó là một lối suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, do đó thường không phát hiện ra trẻ mắc bệnh. Cho đến khi các triệu chứng rõ rệt thì bệnh đã khá nặng.

Theo bác sĩ Trần Thị Thu Vân – Chuyên khoa tâm lý giải thích tăng động là một chứng bệnh rối loạn bất thường ở vùng não bộ nói về sự tăng động giảm chú ý, gây ra nhiều bất ổn trong cuộc sống của trẻ. Còn hiếu động là một đặc điểm phát triển tâm lý lứa tuổi bình thường, chỉ là trẻ có nhiều hành động nghịch ngợm, quậy phá, nhưng lại rất thông minh và không ảnh hưởng đến đời sống cũng như việc học.

CÁC YẾU TỐTĂNG ĐỘNGHIẾU ĐỘNG
Độ tuổiXuất hiện khi trẻ bắt đầu đến trường khoảng 2-3 tuổiNgay từ khi trẻ chập chững biết đi đã xuất hiện sự hiếu động.
Biểu hiệnXuất hiện mọi lúc mọi nơi, không chú ý, tiếp thu chậm, không thể ngồi yên, hoạt động liên tục.Nghịch ngợm, quậy phá khi ở nhà, khi đến trường hoặc nơi đông người thường sợ, nhút nhát. Nghe lời người lớn im lặng hoặc bắt chước theo khi có yêu cầu
Ngôn ngữTăng động thường đi kèm chậm nói, khó phát âm, chậm chạp trong nói năng, không nói hoàn chỉnh được câu dài.Trẻ nói tốt, bật âm rõ ràng, không nói lắp, phát triển ngôn ngữ theo đúng độ tuổi và giai đoạn phát triển.
Hành viNghịch ngợm bướng bỉnh, không thực hiện theo đúng yêu cầu của người khác. Hoạt động không ngừng nghỉ, không kiên trì, dễ bỏ cuộc.Hiểu được ý nghĩa và thực hiện theo những yêu cầu của người lớn. Nếu sai biết nhận lỗi, sửa lỗi. Biết cách chào hỏi mọi người xung quanh.
Cảm xúcKhông kiểm soát được cảm xúc, dễ khóc, la hét, cáu giận, thậm chí nếu không đạt được nhu cầu bản thân có thể gây ra những hành động tổn thương mình hoặc người khác.Trẻ biết thể hiện cảm xúc đúng nơi, đúng chỗ. Chẳng hạn vui vẻ nhường đồ chơi cho bạn, tức giận khi bị la mắng, vui mừng thích thú khi được khen thưởng.
Giấc ngủTrẻ thường khó ngủ, hay thức dậy và quấy khóc nửa đêm mà cha mẹ không hiểu rõ nguyên nhân, ngủ không sâu giấc, khó chịu, trằn trọc.Ngủ ngon, ngủ sâu giấc và ít thức dậy nửa đêm. Sáng ngủ dậy cơ thể khỏe mạnh, thoải mái, vui vẻ.

Nguyên nhân gây bệnh tăng động giảm chú ý chậm nói

Theo nghiên cứu và thống kê từ số liệu những bệnh nhân đã từng mắc chứng tăng động giảm chú ý chậm nói thì có rất nhiều lý do dẫn đến chứng bệnh này. Dưới đây là một số nguyên chính cũng như các yếu tố thúc đẩy tiến triển bệnh theo hướng tiêu cực, cụ thể:

Trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói
Cha mẹ thường xuyên la mắng, đánh đập có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn
  • Gen di truyền: Những gia đình có người thân, đặc biệt là bố mẹ, anh chị em cùng huyết thống mắc chứng tăng động giảm chú ý thì khi sinh ra trẻ có nguy cơ mắc chứng bệnh này cao hơn nhiều so với những đứa trẻ có người thân đảm bảo khỏe mạnh.
  • Thiếu vi chất: Được hiểu là cơ thể trẻ, nhất là bộ não bị thiếu hụt những vi chất, khoáng chất cần thiết giúp các hệ thần kinh hoạt động, từ đó có thể gây ra các triệu chứng như rối loạn cảm xúc, vận động.
  • Mắc bệnh lý: Trẻ bị chấn thương sọ não, sinh non, nhẹ cân thường có nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý cao.
  • Quá trình mang thai: Thai nhi trong bụng mẹ bị ảnh hưởng bởi những hành động sai lệch của mẹ như thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc, sử dụng chất kích thích hoặc mệt mỏi, chán nản, buồn bực.
  • Yếu tố bên ngoài: Trẻ lớn lên trong môi trường không được sự chăm sóc và quan tâm của cha mẹ, xem quá nhiều phim bạo lực ảnh hưởng đến hành vi và tâm lý của trẻ. Trẻ lớn lên ở những nơi thường xuyên ồn ào, ô nhiễm môi trường trầm trọng.
  • Chế độ ăn uống: Đây không phải nguyên nhân chính gây bệnh, nhưng cũng là một trong những yếu tố cơ bản kích thích sự tạo ra bệnh hoặc khiến các triệu chứng trầm trọng hơn. Chẳng hạn trẻ thường ăn nhiều đường, đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều carbohydrate, caffeine, chất phụ gia nhân tạo.

Dấu hiệu nhận biết chính xác trẻ tăng động giảm chú ý

Khi mắc chứng tăng động giảm chú ý, cha mẹ sẽ nhận thấy trẻ có rất nhiều hành động và suy nghĩ khác thường, chẳng hạn:

  • Nghịch ngợm, hiếu động quá mức bằng các hành động như không thể ngồi yên một chỗ, chạy nhảy, leo trèo lên bàn ghế hoặc những nơi có độ cao, quậy phá làm người khác khó chịu, bực bội.
  • Dễ bị phân tâm, thiếu tập trung chú ý như bồn chồn, lo lắng, không cẩn thận tỉ mỉ dễ bị sai sót trong mọi vấn đề, hay quên đồ hoặc bỏ mất đồ, bỏ dỡ công việc đang làm, né tránh không thích làm theo yêu cầu hướng dẫn.
  • Trẻ có thể nói quá nhiều và nói những câu vô nghĩa không ai hiểu được, chen ngang vào lời nói của người khác hoặc cũng có thể trẻ chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ, khó khăn trong việc phát âm và giao tiếp hàng ngày.
  • Rối loạn cảm xúc có thể khiến trẻ vui buồn thất thường, không kiểm soát được, thậm chí sai thời điểm và hoàn cảnh.
  • Rối loạn giấc ngủ như khó ngủ, trằn trọc không ngủ được, thức dậy nhiều lần trong đêm, khóc, la hét không hiểu lý do, sáng ngủ dậy lờ mờ, mệt mỏi, không tỉnh táo.
  • Không có tính tự giác hoặc nỗ lực cố gắng, chờ đợi, khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động nhóm hoặc tham gia trò chơi cùng các bạn đồng trang lứa.
Trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói
Chạy nhảy liên tục kèm theo đó là chậm nói, tức giận thất thường là dấu hiệu điển hình của chứng tăng động

Trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý có nguy hiểm không?

Cũng theo bác sĩ Trần Thị Thu Vân chia sẻ: “Trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói không mang tính nguy hiểm cao, tuy nhiên nếu không được phát hiện và sớm có phương pháp can thiệp sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ như:

  • Thường xuyên chạy nhảy, quậy phá không kiểm soát nên dẫn đến tính tình có thể bồng bột, nóng này, thậm chí có xu hướng bạo lực đối với những người xung quanh.
  • Có nhiều hành động thiếu suy nghĩ, thực hiện nhiều hành vi nguy hiểm cho bản thân như cào cấu lên da, đánh vào đầu, thúc đầu vào tường.
  • Trẻ đến thời điểm đi học thường có kết quả sa sút, không theo kịp bạn bè lâu dần khiến trẻ tự ti, chán nản, dễ mắc các chứng tự kỷ, trầm cảm nặng.
  • Trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý thường có triệu chứng đi kèm là mất ngủ, rối loạn giấc ngủ. Do đó tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, tinh thần không minh mẫn.
  • Trẻ thường có xu hướng chơi một mình nên khó kết giao bạn bè, các mối quan hệ không kéo dài.
  • Khi mắc chứng tăng động giảm chú ý trẻ thường có hành động và cảm xúc không kiểm soát, không nghe lời nên khi lớn lên rất dễ có nguy cơ lạm dụng chất kích thích, hút thuốc lá, uống rượu bia.

Cách chẩn đoán trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay những cơ sở thăm khám bệnh có uy tín để được kiểm tra. Để chẩn đoán chính xác bệnh, các bác sĩ sẽ thực hiện những điều cơ bản sau:

Trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói
Thăm khám ngay khi thấy trẻ có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh tăng động giảm chú ý
  • Hỏi về các dấu hiệu điển hình nghi ngờ bệnh ở trẻ, điều tra xem gia đình, người thân từng có tiền sử mắc bệnh tăng động giảm chú ý sau đó đánh giá các triệu chứng theo tiêu chuẩn DSM-5.
  • Thực hiện các bài trắc nghiệm tâm lý đối với trẻ chẳng hạn: Thang đo Vanderbilt, bảng tự đánh giá hành vi CBCL, trắc nghiệm tâm lý Raven.
  • Sau khi chẩn đoán chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ thông báo cho người nhà và đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp.

Phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ

Trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói là một chứng bệnh không thể ngăn chặn và chữa khỏi 100%, nhưng nếu áp dụng phù hợp phương pháp điều trị có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh đáng kể, từ đó trẻ có thể hòa nhập với cộng động và đảm bảo chất lượng học tập cũng như hoạt động, cuộc sống hàng ngày.

Để điều trị chứng tăng động giảm chú ý hiệu quả, các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả chẩn đoán và chỉ định có khi kết hợp nhiều phương pháp điều trị để đem lại hiệu quả cao. Hiện nay các biện pháp điều trị chứng bệnh này bao gồm:

Giáo dục hành vi cho trẻ

Giáo dục hành vi cho trẻ cần thực hiện ở cả môi trường trên lớp học cũng như ở nhà, cụ thể:

  • Khi đến tuổi đi học, cha mẹ nên lựa chọn cho trẻ các trường giáo dục đặc biệt chuyên về các chứng chậm phát triển trí tuệ, trẻ chậm nói, tự kỷ, bại não. Không nên để trẻ học các trường thường vì chắc chắn con sẽ không theo kịp các bạn đồng trang lứa, gây ra nhiều khó khăn và thách thức cho trẻ.
  • Giáo viên đứng lớp nên sắp xếp cho trẻ ngồi một mình hoặc ngồi xa khoảng cách với các bạn để hạn chế trường hợp trẻ tò mò và phân tâm. Để trẻ ngồi gần giáo viên hoặc ngồi bàn đầu giúp trẻ có khả năng nhìn thấy và tập trung hơn.
  • Nên dạy cho trẻ những kiến thức cơ bản từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ nên khen ngợi, khích lệ trẻ bằng một phần thưởng nhỏ để trẻ vui và có động lực.
  • Hạn chế các trường hợp để các trẻ khác trêu chọc, cười đùa bạn vì trẻ thường không làm chủ được cảm xúc và hành động nên dễ nổi nóng, đánh nhau gây thương tích.
  • Cha mẹ nên thiết lập cho con một thời gian biểu để dựa vào đó con có thể thực hiện đúng các yêu cầu, lâu dần sẽ thành thói quen, nề nếp tốt.
  • Cần kiên nhẫn, nhẹ nhàng hỗ trợ trẻ tập luyện và học tập, nếu trẻ làm sai tuyệt đối không được đánh đập, la mắng con vì trẻ sẽ trở nên tức giận, lầm lì và có thể gây ra những hành động nguy hiểm với bản thân cũng như những người xung quanh.
  • Khuyến khích và cùng trẻ chơi các trò chơi vận động, thể dục thể theo, âm nhạc, hội họa để giúp trẻ phát triển thể chất cũng như tăng tính kỷ luật, sự tập trung.
Trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói
Cha mẹ nên giành nhiều thời gian hỗ trợ con trong quá trình điều trị bệnh tại nhà

Điều trị tăng động giảm chú ý bằng thuốc

Thuốc được các bác sĩ chỉ định trong trường hợp trẻ có những triệu chứng nặng, hành vi và cảm xúc bộc lộ một cách thái quá không kiềm chế được. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như nổi mề đay, dị ứng, mất ngủ, chán ăn, mệt mỏi, tăng huyết áp, giảm cân, đau bụng tiêu chảy, đau đầu. 3 nhóm thuốc cơ bản được dùng phổ biến hiện nay đó là:

  • Nhóm thuốc chống trầm cảm: Thuốc có tác dụng cho những trường hợp trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý kèm theo các triệu chứng không điều hòa và kiểm soát được cảm xúc, có dấu hiệu trầm cảm.
  • Nhóm thuốc kích thích: Các loại thuốc thuộc nhóm này có tác dụng kích thích bộ não sản sinh các chất dẫn truyền thần kinh, từ đó giảm bớt được các triệu chứng bốc đồng, tăng động, chú ý tập trung hơn.
  • Nhóm thuốc không kích thích: Thuốc này cũng có tác dụng giúp não bộ sản sinh chất dẫn truyền thần kinh, từ đó kiểm soát được hành vi, lời nói cũng như cảm xúc của trẻ.

Chế độ ăn uống cho trẻ tăng động, giảm chú ý

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ. Bởi vì có nhiều nhóm thực phẩm khi bổ sung vào cơ thể có thể khiến cho tình trạng bệnh ngày càng trở nên trầm trọng. Do đó, dưới đây là những thực phẩm trẻ tăng động nên ăn và nên kiêng, cha mẹ nên nắm rõ.

Trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói
Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý giúp quá trình điều trị bệnh tốt hơn
  • Bổ sung nhiều thực phẩm chứa protein, mỗi ngày nên nạp tối thiểu 24 – 30 gam, tốt nhất là vào buổi sáng. Thành phần này có nhiều trong các loại hải sản như cá, cua, tôm, trứng, thịt nạc heo, phomai, hạt điều, hạt óc chó, hạt macca.
  • Cha mẹ cũng nên biết tác dụng của Omega-3 đối với trẻ chậm nói và tăng động giảm chú ý để từ đó lên thực đơn hàng ngày cho trẻ phù hợp. Nên bổ dung các loại dầu được làm từ thực vật như dầu oliu, dầu óc chó, dầu hạt cải hoặc dầu cá, thêm các thực phẩm như cá hồi, cá mòi, cá thu, cá trích, các loại rau xanh như súp lơ, bắp cải.
  • Ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ như cà rốt, rau bina, quả bơ, quả lê, ngũ cốc nguyên hạt, đậu hà lan, đậu nành, đậu đen, đậu mắt đen. Những loại thức ăn này có tác dụng giúp trẻ hấp thu các dưỡng chất tốt hơn, hạn chế gia tăng lượng đường trong máu.
  • Bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều kẽm, sắt, magie như ngũ cốc nguyên hạt, thịt gà, thịt bò, quả chuối, bơ, cam, rau củ quả như đậu Hà Lan, súp lơ, rau bina.
  • Nên hạn chế đường và những thức ăn ngọt như bánh kẹo, nước ngọt thay vào đó là nên uống nhiều nước lọc hoặc các loại nước trái cây tươi.
  • Tuyệt đối không được cho trẻ uống các loại nước tăng lực hay cà phê vì có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh não bộ, gây khó ngủ, mệt mỏi.
  • Hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn chế biến sẵn như xúc xích, pizza, mì tôm, bánh quy, sữa vì những thực phẩm này chứa nhiều chất phụ gia và có thể gây dị ứng cho trẻ rất nguy hiểm.

Trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói tuy không mang tính cấp bách và gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Nhưng nếu không được điều trị và can thiệp sớm có thể dẫn đến tình trạng trẻ có xu hướng bạo lực, tinh thần sa sút, suy nhược cơ thể, chất lượng cuộc sống giảm sút. Do đó, cha mẹ nào thấy con có những triệu chứng nghi ngờ bệnh thì nên đưa trẻ đi khám ngay, không nên chủ quan.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Tìm hiểu phương pháp âm ngữ trị liệu cho trẻ chậm nói

Phương pháp âm ngữ trị liệu cho trẻ chậm nói hiện nay đang được nhiều bậc cha mẹ lựa chọn áp dụng. Bởi vì cách điều trị này không những...

Bệnh bại não ở trẻ: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Bệnh bại não ở trẻ để lại hậu quả, gánh nặng lớn đối với cả gia đình và toàn xã hội. Trước tỷ lệ mắc chứng bệnh gia tăng, rất...

Trẻ chậm nói đơn thuần là gì? Biểu hiện và Cách khắc phục

Đã gần 3 tuổi nhưng trẻ vẫn nói được rất ít, dù đây là thời điểm vàng có sự “bùng nổ” về mặt ngôn ngữ. Điều này, khiến các bậc...

chữa chậm nói cho bé bằng đậu đỏ

Mẹo chữa chậm nói cho bé bằng đậu đỏ đơn giản mẹ đã biết

Trẻ chậm nói luôn là nỗi lo lắng, băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh. Vấn đề chậm nói ở trẻ nếu không được chữa trị kịp thời có thể...

Chữa chậm nói bằng cá lóc có hiệu quả như đồn thổi?

Chữa chậm nói bằng cá lóc là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng cho con trẻ. Có nhiều trường hợp sau khi thực hiện một thời gian...

Trẻ 4 tuổi vẫn chưa biết nói: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ 4 tuổi vẫn chưa biết nói khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng, bởi vì lúc này trẻ đã vượt qua giai đoạn vàng tập nói và phát triển...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn