Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà giúp bé hạ sốt nhanh

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chuẩn nhất

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông khỏe mạnh ít ốm vặt

Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú? Giải đáp

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh tiêm phòng lao có sốt không? Giải đáp

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh làm một trong những việc làm quan trọng góp phần cho việc bảo vệ trẻ trước nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, việc này có thể gây ra một số phản ứng phụ sau khi thực hiện. Tình trạng này thông thường không gây nguy hiểm đến trẻ, nhưng cha mẹ cần khắc phục kịp thời để trẻ có thể nhanh chóng ổn định sức khỏe. Vậy trẻ sơ sinh tiêm phòng lao có sốt không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Tại sao cần tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh?

Vắc-xin lao là một trong những mũi tiêm quan trọng với trẻ sơ sinh. Đây là một trong những khuyến cáo của Bộ y tế nhằm đảm bảo sức khỏe cho trẻ và ngăn ngừa lây nhiễm trong cộng đồng. Bởi lẽ, lao là một căn bệnh có khả năng truyền nhiễm cao và có thể gây tử vong nếu bệnh trở nặng, nhất là đối với trẻ sơ sinh. Chính vì thế, tiêm phòng lao đối với trẻ sơ sinh là rất cần thiết, các bà mẹ nên lưu ý về vấn đề này.

Tại sao cần tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh?
Vắc-xin lao là một trong những mũi tiêm quan trọng với trẻ sơ sinh.

Theo đó, tiêm phòng lao không chỉ là mục tiêu mà mỗi gia đình cần hướng đến mà nó còn là nỗ lực trong cả xã hội. Các thống kê của các nhà nghiên cứu cho rằng, Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh lao cao nhất trên thế giới. Đây chính là lý do mà mũi tiêm này được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia ở trẻ sơ sinh.

Khi tiêm phòng lao, trẻ sơ sinh sẽ được tiêm một loại vắc-xin có chứa chủng vi khuẩn Calmett – Guérin đã được làm giảm động lực. Điều này có tác dụng đưa vi khuẩn lao vào cơ thể trẻ nhằm tạo ra cơ chế phòng bệnh tấn công. Chính nhờ việc tiêm phòng này đã khiến cho hàng triệu trẻ sơ sinh Việt Nam được khắc phục tình trạng bệnh, đồng thời ngăn chặn tuyệt đối nguy cơ mắc phải triệu chứng này. Thế nên, cha mẹ cần cho trẻ tham gia tiêm phòng đầy đủ và đúng thời gian để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho gia đình và cả cộng đồng xã hội.

Phản ứng của trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng lao

Trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng bất cứ loại vắc-xin nào đều có thể xảy ra một số phản ứng phụ sau đó. Tùy vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của từng trẻ mà các biểu hiện này có thể diễn biến với các triệu chứng và mức độ khác nhau. Sau đây là một số phản ứng mà trẻ có thể gặp phải sau quá trình tiêm phòng, bạn cần nhận biết rõ để có thể giúp trẻ khắc phục kịp thời.

Phản ứng của trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng lao
Trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng bất cứ loại vắc-xin nào đều có thể xảy ra một số phản ứng phụ sau đó. Tùy vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của từng trẻ mà các biểu hiện này có thể diễn biến với các triệu chứng và mức độ khác nhau.

1. Các phản ứng thường gặp

Tiêm phòng lao tác động đến cơ thể nhạy cảm của trẻ. Vì thế, chúng thường gây ra một số triệu chứng do tác dụng phụ gây ra. Điều này có thể là cách cơ thể trẻ đang làm quen với các chất mới, nó không đem lại bất cứ nguy hiểm nào đến sức khỏe của trẻ. Các biểu hiện mà trẻ thường gặp có thể là một trong số những vấn đề sau:

  • Trẻ sẽ trở nên chán ăn và quấy khóc mẹ nhiều hơn.
  • Đa số trẻ em thường gặp các phản ứng tại chỗ như chỗ tiêm của trẻ xuất hiện nốt đỏ. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng trong vấn đề này vì vết đỏ có thể sẽ tự biến mất trong khoảng 30 phút đến 1 giờ sau khi xuất hiện.
  • Trẻ sau khi tiêm phòng lao trong vòng 24 giờ có thể sẽ xuất hiện thêm một số triệu chứng như sưng tấy, biểu hiện áp xe, có thể sốt nhẹ hoặc nổi hạch. Tình trạng này có thể kéo dài từ 1 –  3 ngày và sẽ biến mất mà không cần phải điều trị.
  • Ngoài ra, cha mẹ nên lưu ý kỹ vấn đề này: Nếu sau khoảng 2 tuần (có thể lâu hơn) trẻ sơ sinh sẽ có biểu hiện tại vết tiêm có xuất hiện tình trạng có mủ trắng, vết tiêm xuất hiện màu đỏ và các mụn mủ có thể tự vỡ ra. Dấu hiệu này thông thường sẽ kéo dài trong khoảng 2 tuần, sau đó chúng sẽ tự khỏi và hình thành vết thương có sẹo rộng khoảng 1 – 2 cm. Vấn đề mà các phụ huynh cần lưu ý bởi đây là tín hiệu cho thấy trẻ đã tiêm ngừa thành công và đã hình thành một hệ miễn dịch trước các vi khuẩn tấn công gây bệnh lao.

2. Các phản ứng xảy ra do tiêm phòng không đúng cách

Bất cứ việc tiêm phòng nào cũng cần đảm bảo đúng cách, thực hiện vô trùng và cần tiến hành ở những trung tâm lớn, đảm bảo uy tín và chất lượng. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết mà cha mẹ cần đảm bảo cho trẻ. Một số trường hợp việc tiêm phòng không đúng kỹ thật có thể sẽ xuất hiện một số biến chứng như sau:

  • Tình trạng sưng tấy và các vết mủ có thể to hơn mức bình thường.
  • Các vết sẹo để lại có kích thước lớn và gây mất thẩm mỹ.
  • Có thể dẫn đến tình trạng nổi hạch xuất hiện ở một số vị trí như hạch tại nách, dưới đòn, hạch cổ cùng bên với vị trí tiêm.

3. Phản ứng ít xảy ra

Đa số việc tiêm phòng lao hoặc các mũi tiêm khác cho trẻ đều đảm bảo đã qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt về độ an toàn. Đồng thời, các thủ thuật này đều được tiến hành bởi các bác sĩ đã có kinh nghiệm và được đào tạo bày bản. Các trường hợp biến chứng sau đây thông thường sẽ rất hiếm khi xảy ra.

  • Viêm tủy
  • Vẫn có thể nhiễm lao sau khi tiêm
  • Nhiễm HIV
  • Suy giảm miễn dịch của trẻ
  • Tỷ lệ mắc phải các trường hợp này chiếm khoảng 1/1.000.000.

Trẻ sơ sinh tiêm phòng lao có sốt không?

Hầu hết các loại vắc-xin tiêm phòng cho trẻ đều có thể để lại một số phản ứng phụ cho trẻ sơ sinh và tiêm phòng lao cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Trường hợp trẻ gặp các vấn đề tại chỗ như vết thương sưng, viêm mủ và cả tình trạng sốt nhẹ đều là những dấu hiệu bình thường cho thấy việc tiêm phòng của trẻ đã phát huy hiệu quả. Vì thế, cha mẹ không nên quá lo lắng trong vấn đề này vì trẻ đã được miễn dịch bệnh.

Trẻ sơ sinh tiêm phòng lao có sốt không?
Trường hợp trẻ gặp các vấn đề tại chỗ sau khi tiêm phòng lao như vết thương sưng, viêm mủ và cả tình trạng sốt nhẹ đều là những dấu hiệu bình thường cho thấy việc tiêm phòng của trẻ đã phát huy hiệu quả.

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý theo dõi trẻ sát sao khi tiêm phòng. Bởi lẽ, một số trường hợp các phản ứng sau khi tiêm phòng có thể sẽ diễn ra trầm trọng hơn, nhất là tình trạng trẻ bị sốt. Vì vậy, cha mẹ nên lưu ý đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất nếu thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao hoặc sốt kéo dài trong nhiều ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Ngoài ra, để đảm bảo trẻ không xảy ra bất cứ biến chứng nào nguy hiểm, tốt nhất bạn nên cho trẻ lưu lại nơi tiêm phòng trong 48 giờ sau khi tiêm để trẻ có thể được theo dõi và xử lý kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra.

Lưu ý khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh khi tiêm phòng lao điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điều sau đây để có thể đảm bảo được kết quả tốt nhất và hạn chế những tình huống xấu xảy ra sau khi tiêm phòng.

Lưu ý khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh khi tiêm phòng lao điều vô cùng cần thiết.
  • Đảm bảo việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh cần thực hiện khi trẻ có đủ điều kiện về sức khỏe. Theo các khuyến cáo cho rằng, bạn nên thực hiện việc tiêm phòng khi trẻ đạt từ khoảng 1 tháng tuổi cho đến 1 năm sau sinh và khi cân nặng của trẻ đã đạt từ 2kg trở lên.
  • Nên đảm bảo tiêm phòng vắc-xin cho trẻ đúng thời gian quy định. Vì nếu tiêm quá muộn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho trẻ. Thậm chí, trẻ có thể nhiễm bệnh ngay từ những ngày đầu do hệ miễn dịch không đủ điều kiện để có thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Đối với những trẻ vừa sinh ra, nếu sức khỏe được đảm bảo ổn định, không nằm trong chế độ chăm sóc đặc biệt có thể tiến hành tiêm phòng lao trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.
  • Nên khai báo với bác sĩ trước khi tiêm phòng lao nếu con bạn có những dấu hiệu như đang sốt, sinh non, có tiền sử dị ứng với một số loại vắc-xin trước đó. Tốt nhất, bạn nên đảm bảo trẻ được kiểm tra sức khỏe đầy đủ trước khi thực hiện việc tiêm phòng.
  • Sau khi tiêm, bạn có thể cho trẻ ăn uống và nghỉ ngơi bình thường. Tuy nhiên, bạn nên đảm bảo theo dõi các biểu hiện của trẻ, nhất là sau 48 giờ tiêm phòng vắc-xin.
  • Tuyệt đối không nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt tại nhà. Cần đảm bảo việc sử dụng bất cứ loại thuốc nào đối với trẻ sơ sinh cũng được thông qua các chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Nếu trẻ có bất cứ dấu hiệu bất thường nào xảy ra, tốt nhất bạn nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến việc tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh và giải đáp thắc mắc về việc tiêm phòng của trẻ có gây sốt hay không? Đây là một dấu hiệu phản ứng bình thường nếu chúng xảy ra ở mức độ nhẹ, không kéo dài quá lâu và không đi kèm với bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào. Hi vọng bài viết trên đây đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất để chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh.

Cùng chuyên mục

Đầu trẻ sơ sinh có mùi hôi là do đâu? Làm sao khắc phục?

Đầu trẻ sơ sinh có mùi hôi là một trong những vấn đề thường gặp, tuy nhiên việc gội đầu chưa chắc đã có thể giải quyết các triệu chứng...

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là gì?

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh và cách chữa trị dứt điểm an toàn

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là tình trạng da đầu trẻ xuất hiện nhiều mảng sần sùi. Chúng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng gây bết dính,...

Các biểu hiện viêm phổi ở trẻ sơ sinh mẹ cần phát hiện sớm

Theo thống kê, trên thế giới mỗi năm có đến hơn 1 triệu trẻ sơ sinh tử vong vì viêm phổi. Điều này có thể cho thấy đây là một...

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng an toàn, nhanh chóng

Sốt là triệu chứng thường gặp cho trẻ nhỏ sau khi tiêm phòng. Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng an toàn và hiệu quả nhất...

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày: Hệ tiêu hóa gặp vấn đề?

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày khiến phụ huynh lo lắng rằng đây có phải một triệu chứng bất thường và liệu hệ tiêu hóa của con...

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt nhầy do đâu? Có đáng lo?

Trẻ sơ sinh thường xuyên gặp phải các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa khiến cha mẹ lo lắng, đặc biệt là tình trạng đi ngoài có bọt...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn