Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà giúp bé hạ sốt nhanh

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chuẩn nhất

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông khỏe mạnh ít ốm vặt

Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú? Giải đáp

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại nhà

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không? Bác sĩ giải đáp

Đa số các phụ huynh đều có chung thắc mắc là có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không. Việc này từ lâu đã được nhiều người áp dụng vì họ cho rằng như thế sẽ giúp trẻ dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, trẻ nằm võng có thể sẽ bị tác động khá nhiều đến cột sống và lồng ngực. Bạn hãy tham khảo bài viết sau đây để giải quyết vấn đề này.

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, việc cho trẻ sơ sinh nằm võng thường xuyên có thể sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hình thành xương khớp của trẻ. Tuy nằm võng có thể giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn nhưng trong giai đoạn này lại ẩn chứa nhiều nguy cơ gây lệch cột sống, biến dạng xương, cong lưng,… Hơn thế nữa, thói quen này có thể sẽ tác động không tốt đến sự phát triển chiều cao của trẻ.

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không?
Các bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra khuyến cáo rằng, không nên cho trẻ sơ sinh ngủ võng quá nhiều, trừ những trường hợp đặc biệt

Quan niệm dân gian từ ông bà từ xa xưa lại cho rằng, việc cho trẻ sơ sinh nằm võng không có bất cứ vấn đề nào, ngược lại, chúng còn giúp trẻ ngủ ngon, đầu bé tròn, không bị bẹp. Thói quen này đã được hình thành từ lâu, đồng thời, hình ảnh giấc ngủ của trẻ gắn liền với chiếc võng cũng đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam và có thể bắt gặp ở bất cứ nơi nào từ Bắc đến Nam.

Thực tế cho thấy, việc cho trẻ sơ sinh nằm võng giúp giải quyết các vấn đề về rôm sảy ở trẻ. Bởi lẽ, nằm võng rất thoáng mát, đặc biệt là vào mùa hè, khi thời tiết trở nên oi bức khó chịu thì ngủ võng chính là một trong những giải pháp tốt nhất cho trẻ. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra khuyến cáo rằng, không nên cho trẻ sơ sinh ngủ võng quá nhiều, trừ những trường hợp đặc biệt cần phải áp dụng cách này thường xuyên nhưng phải đảm bảo đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Ưu điểm của việc cho trẻ sơ sinh nằm võng

Đã có các nghiên cứu về việc cho trẻ ngủ võng có gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ hay không. Kết quả cho thấy các tư thế của trẻ sơ sinh khi ngủ võng không có tác động nhiều đến đường hô hấp khi trẻ đang ngủ. Vì thế, bạn có thể cho trẻ ngủ võng như tuyệt đối không nên lạm dụng cho trẻ nằm thường xuyên.

Ưu điểm của việc cho trẻ sơ sinh nằm võng
Theo lời khuyên của các chuyên gia luôn cho rằng không nên tập thói quen nằm võng cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là khi trẻ còn quá nhỏ, cha mẹ chỉ nên cho trẻ ngủ trên gường, nệm.

Theo một số quan niệm cho rằng, việc cho trẻ ngủ võng có một số ưu điểm như sau:

  • Giúp trẻ dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
  • Võng có khả năng ôm trọn trẻ, giúp tạo cảm giác an toàn trong khi ngủ.
  • Chuyển động đung đưa sẽ giúp cho bé có cảm giác như đang nằm trong tử cung củ mẹ, từ đó giúp trẻ có cảm giác quen thuộc và nhanh đi vào giấc ngủ hơn.
  • Nằm võng tạo cảm giác thoáng mát, giảm nguy cơ mắc rôm sảy ở trẻ sơ sinh.

Mặc dù trẻ sơ sinh có thể nằm võng và mang lại một số lợi ích. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các chuyên gia luôn cho rằng không nên tập thói quen này cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là khi trẻ còn quá nhỏ. Cha mẹ chỉ nên cho trẻ ngủ trên giường, nệm để có thể giúp trẻ quen với việc này, bởi lẽ nó có tác động tốt đến sự hình thành và phát triển trí não ở trẻ.

Nhược điểm của việc cho trẻ sơ sinh nằm võng

Võng là vật dụng gắn liền với nhiều trẻ em ở Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm kể trên nó cũng tiềm ẩn một số khuyết điểm. Cha mẹ cần tham khảo kỹ để đảm bảo không có bất cứ vấn đề nghiêm trọng nào xảy ra khi cho trẻ nằm võng.

Nhược điểm của việc cho trẻ sơ sinh nằm võng
Võng là vật dụng gắn liền với nhiều trẻ em ở Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm kể trên nó cũng tiểm ẩn một số khuyết điểm.

1. Nguyên nhân gây hội chứng rung lắc

Hội chứng rung lắc có tác động không tốt đến sức khỏe của trẻ sơ sinh khi lớn lên, đồng thời, nó còn gây nhiều tổn thương nặng nề cho trẻ. Hội chứng này có nguy cơ xuất hiện cao ở những trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Đây là một trong những vấn đề được cho là rất nghiêm trọng, nó được so sánh tương tự như người trưởng thành gặp phải tai nạn chấn thương sọ não.

Trẻ sơ sinh có hệ thần kinh chưa được phát triển đầy đủ nên rất nhạy cảm với những tác động xung quanh. Khi nằm võng, trẻ co thể bị rung lắc quá mạnh, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hình thành và phát triển trí não của trẻ. Nằm võng quá nhiều không những gây hội chứng rung lắc mà còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, dễ bị động kinh, gây rối loạn khả năng định hướng ở trẻ sơ sinh,…

2. Ảnh hưởng không tốt đến cột sống và lồng ngực

Khi nằm võng, trẻ sẽ có xu hướng bị ảnh hưởng bởi hình dáng của võng. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh lúc này đang trong quá trình hình thành cấu trúc hệ xương, cột sống đang trong quá trình ổn định và chưa được vôi hóa hoàn toàn. Chính vì vậy, việc nằm võng trong giai đoạn này có thể làm cho cột sống của trẻ bị cong vẹo, biến dạng rất nguy hiểm.

Ngoài ra, nằm võng với thời gian lâu và thường xuyên sẽ làm cho trẻ có nguy cơ bị gù lưng. Với tư thế này, trẻ sẽ bị cong người xuống, cổ gập. Từ đó, sẽ tác động nhiều đến các cơ quan vùng ngực như tim, phổi,… Thêm vào đó, trẻ nằm võng thường sẽ nằm nghiêng, điều này lặp đi lặp lại hằng ngày sẽ dẫn đến tình trạng một hộp sọ của trẻ bị móp.

3. Gây ức chế thần kinh

Khi phụ huynh khi tập cho trẻ một thói quen nào đó nên đảm bảo rằng nó sẽ mang lại một kết quả tốt cho trẻ. Tuy nhiên, cho trẻ sơ sinh nằm võng không được xếp vào danh sách này. Bởi lẽ, ngủ võng sẽ khiến trẻ luôn phải ở trong trạng thái rung lắc, từ đó sẽ gây ra những tác động tốt cho hệ thần kinh.

Theo đó, nằm võng thường xuyên sẽ khiến cho trẻ bị ức chế thần kinh. Tình trạng này sẽ gây mệt mỏi cho các cơ quan ở thần kinh và dù đã đi vào giấc ngủ thì trẻ vẫn sẽ luôn cảm thấy lo sợ. Nếu mẹ bế trẻ ra khỏi võng sẽ làm cho trẻ bị giật mình và quấy khóc rất nhiều. Quá trình này xảy ra trong thời gian dài có thể sẽ dẫn đến tác động không tốt đến não bộ của trẻ.

4. Thần kinh vận động kém phát triển

Thần kinh vận động kém phát triển là một trong những nhóm bệnh khác nhau về nguyên nhân hình thành. Tuy nhiên chúng thường có điểm chung là làm trì trệ sự phát triển thần kinh. Trẻ sơ sinh nằm võng lâu ngày và nằm thường xuyên sẽ cản trở đến việc, lật, bò trườn sau này. Bởi lẽ, việc này hạn chế các động tác động tác của bé, khiến bé luôn trong trạng thái ù lì.

Nhược điểm của việc cho trẻ sơ sinh nằm võng
Trẻ sơ sinh nằm võng lâu ngày và nằm thường xuyên sẽ cản trở đến việc, lật, bò trườn sau này. Việc này hạn chế các động tác động tác của bé, khiến bé luôn trong trạng thái ù lì.

Ngoài ra, nằm võng còn khiến các bộ phận trên cơ thể trẻ hoạt động một cách không linh hoạt, tay, chân, đầu, cổ khi cử động đầu bị hạn chế bởi không gian võng. Tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ gây hiện tượng tụ máu khiến cho việc lưu thông máu huyết ở trẻ bị ảnh hưởng. Từ đó, chúng sẽ tác động không tốt lên hệ thần kinh gây ra tình trạng chậm phát triển về trí não và hạn chế khả năng tiếp thu ở trẻ.

5. Tác động không tốt đến cơ bắp

Như đã nói trên, trẻ sơ sinh khi nằm võng sẽ không được vận động co duỗi thoải mái. Điều này còn ảnh hưởng đến sự phát triển các cơ bắp của trẻ, hạn chế sự hình thành do không được tác động thường xuyên. Có thể thấy, trẻ nằm võng sẽ bị hạn chế các hoạt động của tay chân, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tăng sinh và nở nang của hệ cơ bắp ở trẻ. Đồng thời, chúng làm hạn chế lưu thông máu huyết và khiến não bộ của trẻ chậm phát triển hơn.

6. Gây cảm giác phụ thuộc

Cho trẻ nằm võng từ lúc sơ sinh, các phụ huynh đã vô tình tạo cho trẻ một thói quen có tác động không tốt đến quá trình hình thành và phát triển thể chất, tinh thần của trẻ. Theo đó, sự chuyển động đu đưa của võng sẽ khiến trẻ bị phụ thuộc vào nó. Vì thế, nếu không được nằm võng, trẻ sẽ khó đi vào giấc ngủ và không thể ngủ sâu giấc được. Đây là hạn chế lớn nhất và có thể coi là tác hại phổ biến nhất của việc nằm võng.

7. Trẻ khó thở và dễ gây tai nạn

Trẻ sơ sinh rất hiếu động và liên tục cự quậy, vì thế cho trẻ nằm võng cha mẹ nếu không quan sát kỹ sẽ rất dễ làm trẻ bị ngã xuống đất, nhất là đối với những trẻ khoảng 3 tháng tuổi. Bên cạnh đó, nằm vọng khiến trẻ phải ngủ ở tư thế cong người, gập cổ, việc này gây một ít cản trở làm cho việc hô hấp trở nên khó khăn hơn. Trường hợp này mặc dù đã có nghiên cứu xác thực, tuy nhiên vẫn không loại trừ khả năng ngoại lệ gây nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Lưu ý khi cho trẻ sơ sinh nằm võng

Có thể thấy, nằm võng mang lại rất nhiều tác hại nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trong những trường hợp cần thiết, trẻ sơ sinh bắt buộc phải nằm võng, cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Lưu ý khi cho trẻ sơ sinh nằm võng
Chỉ nên cho trẻ trên 3 tháng tuổi nằm võng. Và chỉ nằm khi ngủ trưa hoặc vào những giấc ngủ ngắn vào ban ngày, tránh trường hợp cho trẻ ngủ qua đêm trên võng.
  • Tuyệt đối không nên để trẻ nằm võng trong tư thế nằm nghiêng, nằm sấp. Nên đặt trẻ nằm ngửa để đảm bảo không làm ảnh hưởng quá nhiều đến hệ hô hấp.
  • Nên kiểm tra khung võng, dây võng và các phụ kiện đi kèm phải đảm bảo chắc chắn để bảo vệ an toàn cho trẻ.
  • Không nên cho trẻ nằm võng cùng với đồ chơi, thú bông hoặc gối chăn để lộn xộn.
  • Nên lựa chọn võng có chất liệu tốt, thoáng mát, mềm mại. Không nên chọn võng có vải quá dày sẽ gây tình trạng bí da ở trẻ khi nằm vào những ngày nắng nóng.
  • Giặt hoặc thay đổi võng thường xuyên để hạn chế vi khuẩn, bụi bám trên võng gây ảnh hưởng không tốt cho làn da của trẻ. Đây cũng là nguyên nhân gây ra một số bệnh về da liễu như dị ứng da, mề đay,…
  • Chỉ nên cho trẻ trên 3 tháng tuổi nằm võng. Và chỉ nằm khi ngủ trưa hoặc vào những giấc ngủ ngắn lúc ban ngày, tránh trường hợp cho trẻ ngủ qua đêm trên võng.
  • Không đưa võng quá mạnh hoặc đưa liên tục, điều này sẽ tác động không tốt, gây bất lợi cho sự phát triển của hệ thần kinh.
  • Cha mẹ có thể nâng đỡ vùng lưng của trẻ bằng cách lót chiếu nhỏ trên võng hoặc cho trẻ nằm chéo so với chiều võng để cột sống không bị độ cong của võng làm ảnh hưởng.

Qua bài viết trên đây, hi vọng đã giải đáp cho bạn vấn đề trẻ sơ sinh có nên ngủ võng hay không? Các bật phụ huynh nên thận trọng trong việc hình thành một thói quen bất kỳ nào đó ở trẻ, đặc biệt là thói quen nằm võng nói riêng và các thói quen khác nói chung. Cách tốt nhất bạn nên tham khảo lời khuyên từ bác sĩ và chỉ thực hiện chúng trong những trường hợp thật sự cần thiết.

Cùng chuyên mục

Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày có phải bị táo bón?

Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày có phải bị táo bón là băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh, nhất là với những người lần đầu làm...

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đơn giản an toàn

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đơn giản an toàn

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đơn giản an toàn là vấn đề được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Khi đờm xuất hiện ở cổ...

Răng mọc lệch ở trẻ: Nguyên nhân và hướng khắc phục

Răng mọc lệch ở trẻ: Nguyên nhân và hướng khắc phục

Răng mọc lệch ở trẻ thường xuất hiện phổ biến ở những bé trong giai đoạn mọc răng hoặc thay răng. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp...

12 Thuốc tăng chiều cao tốt nhất, an toàn khi sử dụng

Bên cạnh chế độ ăn uống và sinh hoạt, bạn cũng có thể cải thiện chiều cao bằng cách sử dụng sản phẩm hỗ trợ. Để dễ dàng lựa chọn...

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ liên tục: Cách xử lý và phòng ngừa

Nôn trớ liên tục là một trong những hiện tượng thường gặp đối với trẻ sơ sinh. Đây có thể là triệu chứng của đường tiêu hóa khi chúng gặp...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn