Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà giúp bé hạ sốt nhanh

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chuẩn nhất

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông khỏe mạnh ít ốm vặt

Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú? Giải đáp

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại nhà

Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày có phải bị táo bón?

Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày có phải bị táo bón là băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh, nhất là với những người lần đầu làm cha mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm. Thực tế việc trẻ không đi ngoài 2 ngày chưa có gì quá nguy hiểm nhưng nếu tình trạng này kèm theo các triệu chứng bất thường như bụng chướng to, trẻ quấy khóc, nôn ói thì phụ huynh cần đặc biệt lưu ý.

Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày có phải bị táo bón?

Táo bón là tình trạng nhu động ruột hoạt động kém khiến việc đại tiện xảy ra ít, thường là ít hơn 3 lần một tuần. Táo bón thường xảy ra rất nhiều ở trẻ em liên quan đến một số về ăn uống hoặc bệnh lý, tuy vào tình trạng sức khỏe và biểu hiện của trẻ.

Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày
Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày có thể do rất nhiều lý do, có thể liên quan đến ăn uống hoặc bệnh lý

Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày là bình thường

Thông thường, trẻ sơ sinh trong giai đoạn từ 8-12 tháng đầu thường đi vệ sinh trung bình khoảng 4- 5 lần/ngày hoặc nhiều hơn, tùy vào mức độ bú hoặc ăn của con. Phân có dạng mềm lỏng, có màu vàng hoặc cam.

Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày
Trẻ sơ sinh uống một số loại sữa công thức bị nóng trong, gây khó đi ngoài

Tuy nhiên với trẻ dùng sữa công thức thời gian đi ngoài có phần ít hơn bình thường, chỉ khoảng 1-2 lần một ngày đôi khi là  21- 2 ngày mới đi đại tiện một lần. Nguyên nhân là do thành phần đạm whey trong sữa công thức ít hơn trong sữa mẹ tự nhiên ( trong sữa  60% đạm whey, 40% casein) và khiến việc tiêu hóa khó khăn hơn. Trẻ đi đại tiện lúc này phân có phần cứng hơn thông thường nhưng vẫn rất dễ đi.

Vì vậy nếu trẻ đi đại tiện ít do việc dùng sữa công thức thì không phải là táo bón và phụ huynh không cần quá lo lắng vì dù phân cứng hơn bình thường nhưng việc đi đại tiện vẫn rất dễ dàng. Khi trẻ lớn hơn, hoặc bú sữa mẹ nhiều hơn, đường ruột khỏe mạnh hơn thì tình trạng này sẽ biến mất sau đó.

Tuy nhiên nếu trẻ không đi ngoài quá 2 ngày thì phụ huynh cũng nên xem xét lại về các thành phần của sữa.

Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày là bất thường

Tuy nhiên, không phải tình trạng trẻ không đi ngoài nào cũng do dùng sữa công thức. Một số nguyên nhân liên quan đến các vấn đề bệnh lý cũng có thể dẫn đến tình trạng này mà phụ huynh cần phải đặc biệt lưu ý. H tiêu hóa của trẻ trong những giai đoạn đầu đời còn chưa thực sự hoàn thiện, vì vậy một số nguyên nhân tác động bên ngoài cũng có thể dẫn tới tình trạng táo bón ở trẻ, biểu hiện bằng cách không đi ngoài 2 ngày.

Nguyên nhân sinh lý

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi hầu hết chỉ sử dụng duy nhất sữa mẹ, vì vậy nếu chế độ ăn uống của mẹ không hợp lý có thể dẫn truyền qua sữa gây táo bón cho con. Ví dụ như mẹ ăn nhiều đồ khô cứng, đồ cay nóng, ít rau xanh khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém ổn định, không thể loại bỏ phân ra ngoài dẫn đến tình trạng táo bón.

Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày
Chế độ ăn uống hoặc mẹ ăn uống thiếu chất xơ cũng gây táo bón cho trẻ

Trẻ ít bú, bú không đủ cữ như bình thường khiến cơ thể bị thiếu nước khiến quá trình tạo phân chậm cũng khiến bé ít đi đại tiện, đồng thời phân khô, khó rặn gây ra táo bón.

Với những trẻ trên 6 tháng tuổi đã bắt đầu ăn dặm thì việc táo bón của trẻ có thể còn liên quan đến dinh dưỡng trong các món ăn dặm. Bé nạp vô nhiều đạm nhưng ít chất xơ, rau củ cũng khiến hệ

Nguyên nhân bệnh lý

Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày cũng có thể xuất phát từ một số vấn đề bệnh lý mà phụ huynh không nên chủ quan. Tình trạng 2 ngày không đại tiện ở trẻ sơ sinh cũng có thể là dấu hiệu trẻ đã mắc một số bệnh lý nguy hiểm như

  • Đại tràng phình to (bệnh Hirschsprung):  là tình trạng thiếu mất tế bào hạch thần kinh ở đám rối tại lớp cơ ruột ở một đoạn ruột, thường xảy ra ở trực tràng hoặc đại tràng, đôi khi có thể tới đại tràng bên trái, hay toàn bộ đại tràng và có thể là cả ruột non. Bệnh này khiến việc loại bỏ phân ra bên ngoài bị tắc nghẽn gây táo bón.
  • Suy giáp trạng bẩm sinh: Đây là tình trạng tuyến giáp nằm ở cổ không sản xuất đủ các hormone làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thể chất và một số cơ quan khác, ví dụ như hệ tiêu hóa và dẫn đến bệnh táo bón.
  • Bệnh lồng ruột: Tình trạng những đoạn ruột bị lồng vào nhau dẫn đến tắc ruột khiến việc loại bỏ phân gặp nhiều khó khăn. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tuy nhiên hầu hết các tình trạng bệnh lý này đều khá hiếm gặp và đều có thể được phát hiện và điều trị ngay trong 12 – 24 giờ đầu sau sinh. Vì thế phụ huynh cũng không cần quá lo lắng nhưng cũng không nên chủ quan vì bệnh vẫn có thể xuất hiện muộn do một vài yếu tố khác.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng cho rằng, táo bón cũng liên quan đến một số vấn đề di truyền. Nếu trong gia đình có người như cha hoặc mẹ bị táo bón thường xuyên thì trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ bị táo bón cao.

Như vậy có thể thấy rằng, để khẳng định việc trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày có phải táo bón không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên nhìn chung nó không quá nguy hiểm và phụ huynh có thể khắc phục tại nhà được.

Triệu chứng trẻ sơ sinh bị táo bón

Cách tốt nhất để biết trẻ sơ sinh có bị táo bón không là thông qua các triệu chứng. Phụ huynh cần xem xét các vấn đề như phân của trẻ rắn hay lỏng, có mùi hay không, màu sắc thế nào, biểu cảm của trẻ ra sao thì mới có thể xác định chính xác liệu trẻ có bị dị ứng không.

Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày
Trẻ sơ sinh bị táo bón thường sau 2-3 ngày với đi ngoài kèm theo quấy khóc khó chịu

Các triệu chứng trẻ sơ sinh bị táo bón bao gồm

  • 2-3 ngày trẻ mới đi đại tiện một lần
  • Bé chán ăn, quấy khóc, tăng cân chậm
  • Phân vón cục rắn, cứng, tròn nhỏ như viên bi
  • Trẻ phải rặn mạnh khi đại tiện, bé phải ưỡn người lên kèm theo vã mồ môi, mặt mày tái nhợt
  • Đi đại tiện có thể kèm theo cả máu
  • Bụng phình cứng do khó tiêu
  • Trẻ đau bụng, quấy khóc khi vừa đi ngoài.

Hãy đến ngay bác sĩ nếu sau 2 ngày bé mới đi ngày và có các dấu hiệu sau

  • Phân màu xanh lá: có thể là biểu hiện cho thấy hệ tiêu hóa đã bị nhiễm trùng. Tuy nhiên nó cũng có thể là dấu hiệu của việc bé không hợp với sữa mẹ hoặc loại sữa công thức đang dùng.
  • Phân màu vàng nhạt: Trẻ đi ngoài ít cùng với phân màu vàng nhạt có thể là biểu hiện của bệnh vàng da.
  • Phân lỏng, có bọt, mùi hôi tanh và có kèm theo dịch nhầy hoặc máu: Sau 2 ngày không đi ngoài trẻ cũng có thể bị tiêu chảy nặng khiến cơ thể mất nước trầm trọng. Kèm theo đó trẻ bị khô môi, mệt mỏi, không muốn vui chơi, chán ăn, quấy khóc dai dẳng..

Cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày

Với các tình trạng trẻ ít đi ngoài do bệnh lý, phụ huynh hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà bằng một số phương pháp đơn giản và an toàn cho con. Mặt khác việc dùng thuốc cho trẻ sơ sinh cũng không được khuyến khích nên hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên phụ huynh nên điều trị tại nhà để đảm bảo sức khỏe và độ an toàn tốt nhất cho con

Một số phương pháp thường được áp dụng trong điều trị các triệu chứng không đi ngoài 2 ngày như

Cho bé bú nhiều cữ bú hơn

Việc bổ sung nước cho cơ thể sẽ hỗ trợ quá trình làm mềm phân, nhờ đó giúp quá trình tiêu hóa hoạt động hiệu quả, trẻ đi ngoài dễ dàng dàng. Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chưa thể dùng nước lọc thì mẹ nên tăng cữ bú cho con để cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.

Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày
Cho bé bú nhiều hơn là cách giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ hiệu quả

Nếu trẻ đã trên 6 tháng tuổi mẹ có thể bổ sung thêm cho con từ 100 – 200ml nước mỗi ngày hoặc nhiều hơn nếu con đang dùng các loại sữa công thức. Ngoài ra nếu nuôi còn bằng sữa mẹ thì bản thân mẹ cũng cần chú ý uống nhiều nước hơn để đảm bảo đưa chất lỏng đến cho con tốt hơn.

Thay đổi loại sữa công thức

Nếu tình trạng trẻ không đi ngoài được là do sữa công thức thì phụ huynh nên đổi loại sữa mới cho bé. Tốt nhất nên chọn loại sữa của các thương hiệu uy tín, có độ đạm whey cao hoặc tương đương với sữa mẹ ( 60% thành phần). Điều này sẽ giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn.

Tuy nhiên trẻ cũng có thể bị dị ứng với các thành phần trong sữa gây táo bón chứ không hẳn là liên quan với độ đạm. Vì vậy phụ huynh hãy thử cho bé uống trước một ít sữa để thử các phản ứng của trẻ, nếu thấy không có bất cứ triệu chứng bất thường nào thì mới bắt đầu tăng dần lượng sữa.

Massage bụng cho trẻ sơ sinh

Massage bụng sẽ làm giảm cơn đau tức do bị chướng bụng, làm bụng dễ chịu hơn đồng thời giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn hẳn. Các thực hiện cũng rất đơn giản, mẹ chỉ cần đặt 3 ngón tay giữa lên vùng bụng phía bên trái rốn của con rồi xoa nhẹ nhàng theo đường kim đông hồ. Thực hiện mỗi ngày 1-2 lần, mỗi lần 1- 3 phút sẽ giúp kích thích nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn. Nhờ đó quá trình tiêu hóa cũng được hoạt động tốt hơn giúp bé có thể đi ngoài mỗi ngày.

Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày
Massage bụng giúp bé dễ chịu và dễ đi ngoài hơn

Tập thể dục cho trẻ sơ sinh

Mẹ cũng có thể thử tập các bài thể dục đơn giản nhẹ nhàng cho con để giúp con cảm thất thoải mái, dịu bụng và dễ đi ngoài hơn. Mẹ cần tưởng tượng động tác tập xe đạp để dễ tập cho con hơn.

Cách thực hiện như sau

  • Đặt bé nằm ngửa trên giường, sao cho chân hướng về phía mẹ.
  • Dùng tay bạn cầm hai chân trẻ và đẩy kéo nhẹ nhàng như đang đạp xe
  • Thực hiện các động tác này ngay 1 – 2 lần, mỗi lần khoảng 3 phút sẽ giúp việc tiêu hoá của trẻ tốt hơn.

Tuy nhiên mẹ cần chú ý rằng thực hiện các động tác thật nhẹ nhàng vì xương trẻ sơ sinh còn rất yếu nên rất dễ bị tổn thương.

Tắm nước ấm cho trẻ

Nước ấm sẽ kích thích sự hoạt động của nhu động ruột trở nên hiệu quả hơn. Ngoài ra việc tắm nước ấm cũng giúp trẻ thoải mái và dễ chịu hơn. Mẹ cũng có thể kết hợp thêm với tắm nước lá thảo dược như lá trà xanh hay lá trầu không sẽ rất tốt cho trẻ. Nếu sau tắm với nước nước ấm trẻ vẫn chưa đi ngoài được thì nên đắp một chiếc khăn thấm nước ấm vắt ráo lên bụng trẻ.

Thụt hậu môn

Thụt hậu môn là phương pháp thường được dùng để điều trị chứng táo bón cho trẻ sơ sinh bằng cách đưa một lượng dịch qua trực tràng vào đại tràng. Phụ huynh có thể dùng mật ong để thụt hậu môn cho trẻ giúp làm mềm phân, kích thích nhu động ruột và có độ an toàn cao.

Mẹ chỉ cần đặt bé nằm ngửa, 2 chân giơ lên cao và để lộ hậu môn rồi tiến hành thực hiện việc thụt hậu môn. Tuy nhiên phương pháp này nên tham khảo ý kiến bác sĩ từ trước để đảm bảo dùng đúng loại dung dung dịch, đúng cách và an toàn nhất cho trẻ.

Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày có thể do rất nhiều nguyên nhân, tuy không quá nguy hiểm nhưng lại khiến bé rất khó chịu và mệt mỏi. Vì thế mẹ cần sớm phát hiện và điều trị cho bé để đảm bảo bé được thoải mái, hỗ trợ việc phát triển toàn diện và khoẻ mạnh nhất.

Cùng chuyên mục

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đơn giản an toàn

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đơn giản an toàn

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đơn giản an toàn là vấn đề được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Khi đờm xuất hiện ở cổ...

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng? Tư thế nằm tốt cho bé

Trẻ sơ sinh cần dành nhiều thời gian cho giấc ngủ nhằm hỗ trợ sự phát triển tối đa về thể chất và trí não. Có thể nói giấc ngủ...

Răng mọc lệch ở trẻ: Nguyên nhân và hướng khắc phục

Răng mọc lệch ở trẻ: Nguyên nhân và hướng khắc phục

Răng mọc lệch ở trẻ thường xuất hiện phổ biến ở những bé trong giai đoạn mọc răng hoặc thay răng. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp...

12 Thuốc tăng chiều cao tốt nhất, an toàn khi sử dụng

Bên cạnh chế độ ăn uống và sinh hoạt, bạn cũng có thể cải thiện chiều cao bằng cách sử dụng sản phẩm hỗ trợ. Để dễ dàng lựa chọn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn