Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách khắc phục

Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì? 24 loại thực phẩm nên tránh

Phụ nữ sau sinh có nên ăn sữa chua? Giải đáp

Sau sinh ăn hoa quả gì tốt cho mẹ và bé? Lời khuyên đúng

10+ Cách giảm mỡ bụng sau sinh lấy lại vòng eo thon gọn mịn màng

Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành? Làm sao để mau lành?

Cách dùng rượu gừng nghệ sau sinh đúng chuẩn cho mẹ bỉm

Trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi: Bé đang bị gì?

Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là phù hợp?

Sau sinh kinh nguyệt không đều tháng có tháng không do đâu?

Trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi: Bé đang bị gì?

Trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi khi ăn, ngủ, thay tã là hiện tượng sinh lý bình thường, phổ biến khi bé được khoảng 5 – 6 tuần tuổi. Trong giai đoạn này, vì thường xuyên cảm thấy bí bách, đau bụng nên bé sẽ đánh hơi, vặn mình và quấy khóc nhiều hơn (chủ yếu vào ban đêm). Thông thường, tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi sẽ biến mất khi bé được 3 – 4 tháng tuổi. 

Biểu hiện của tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi

Hiện tượng tức bụng, đầy hơi khiến trẻ dễ vặn mình, quấy khóc và tự tìm cách xoa dịu bản thân thông qua việc cố gắng bú mẹ. Tuy nhiên, đôi khi, điều này càng khiến cơn đau của con trở nên khó kiểm soát hơn. Trong một số trường hợp, tình trạng này bắt nguồn từ việc người mẹ thường xuyên dung nạp thực phẩm khó tiêu hoặc bé nuốt phải quá nhiều không khí, bú bình không đúng cách và được cho ăn dặm quá sớm.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi: Bé đang bị gì?
Hiện tượng tức bụng, đầy hơi khiến trẻ dễ vặn mình, quấy khóc và tự tìm cách xoa dịu bản thân thông qua việc cố gắng bú mẹ.

Khi con em gặp phải tình trạng này, cha mẹ không nên quá lo lắng mà cần bình tĩnh quan sát hành vi của trẻ. Việc bé đánh hơi với tần suất 10 – 23 lần/ngày được coi là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bé đánh hơi nhiều hơn mức trên kèm biểu hiện nấc cụt, ợ hơi, đầy bụng, quấy khóc, khó ngủ, sốt cao liên tục thì phụ huynh nên nhanh chóng đưa con em đi thăm khám bác sĩ Nhi khoa. Đây có thể dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý tiềm ẩn.

Biểu hiện sinh lý

Hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi, gồng người xuất hiện trong khoảng vài phút và thường chỉ kéo dài khoảng 2 – 3 tháng. Đây là vấn đề hoàn toàn bình thường, với các triệu chứng điển hình như:

  • Vặn mình, đánh hơi, giật mình
  • Cựa quậy, uốn mình, quấy khóc
  • Đi tiểu, đi tiêu nhiều và đỏ mặt

Biểu hiện bệnh lý

Với nhiều triệu chứng dưới đây, hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi do bệnh lý có thể ảnh hưởng lớn đến cân nặng, khả năng ăn uống cũng như tình trạng của da và tóc:

  • Nôn ói, nấc cụt, ngủ không yên giấc, đổ nhiều mồ hôi, giật mình, chậm tăng cân, quấy khóc, rụng tóc, chậm mọc răng (do hệ tiêu hóa suy yếu hoặc thiếu hụt canxi)
  • Vặn mình, khó ngủ, co giật, gồng mình (bị tổn thương thần kinh)
  • Nóng ngứa, tổn thương da (vì côn trùng cắn)

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cần lưu ý, nếu bị thiếu hụt canxi trong một khoảng thời gian lâu dài, bé dễ bị co thắt thanh quản, tím tái, thậm chí ngừng thở và đột tử.

Vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi?

Các bác sĩ chuyên khoa Nhi cho biết, hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi là phản xạ sinh lý hoàn toàn tự nhiên và bình thường của trẻ nhỏ. Khi vừa được sinh ra, các thể vân, tế bào thần kinh cùng vỏ não vẫn chưa phát triển toàn diện. Lúc này, phần dưới vỏ não sẽ hoạt động mạnh mẽ và chiếm ưu thế rõ rệt. 

Vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi?
Thông thường, hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi là phản xạ sinh lý hoàn toàn tự nhiên và bình thường của trẻ nhỏ.

Do đó, bé cần vặn mình và vận động chân tay nhằm tìm cách thích nghi tốt hơn với môi trường lạ lẫm bên ngoài tử cung của người mẹ. Ngoài ra, đôi khi, em bé sơ sinh cũng vặn mình vì phải ngủ trên đệm quá cứng, gối đầu quá cao, môi trường không thoải mái hoặc tư thế ngủ chưa hợp lý.

Các chuyên gia cho biết, có 5 nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi, bao gồm:

Hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện

Hệ tiêu hóa của nhũ nhi hoạt động ngay từ lần bú mẹ đầu đời. Thế nhưng, hệ thống này vẫn còn vô cùng nhạy cảm và non nớt. Bấy giờ, vì đường ruột còn quá non trẻ (chưa có đủ men vi sinh) nên em bé khó tiêu hóa hoàn toàn lượng carbohydrate, protein và chất béo trong sữa mẹ hoặc sữa non công thức. Trong khi đó, các nhóm cơ hỗ trợ tiêu hóa vẫn chưa thể phát huy khả năng vận chuyển thức ăn qua đường ruột một cách hiệu quả và tối ưu.

Do đó, sữa mẹ cùng không khí sẽ trôi qua miệng rồi đi vào hệ tiêu hóa rất nhanh chóng, dễ dàng, làm trẻ tức bụng và đầy hơi. Vì vậy, trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi để thải ra lượng không khí dư thừa ở đường tiêu hóa. Tuy nhiên, phụ huynh không cần quá lo lắng về điều này. Ngay sau khi hệ tiêu hóa bắt đầu hoàn thiện, con yêu sẽ không còn vặn mình đánh hơi nữa.

Người mẹ cho con bú sai cách

Nếu chị em cho bú không đúng cách, bé sẽ nuốt phải quá nhiều không khí từ môi trường bên ngoài. Theo thời gian, lượng không khí bên trong đường ruột tăng dần cho đến khi trẻ buộc phải ợ hơi hoặc đánh hơi nhằm giải phóng vùng bụng. Do đó, mỗi lần cho con bú, dù bú bình hay bú mẹ, độc giả cần chú ý giữ cho đầu bé cao hơn thân người một chút. Đặc biệt, sau khi cho bú, bạn nên nhẹ nhàng vỗ ợ vào lưng bé.

Người mẹ cho con bú sai cách
Nếu chị em cho bú không đúng cách, bé sẽ nuốt phải quá nhiều không khí từ môi trường bên ngoài.

Trẻ nhạy cảm với môi trường xung quanh

Với vô vàn hình ảnh, âm thanh, ánh sáng sống động, cuộc sống bên ngoài bụng mẹ là một thế giới rộng lớn, mới mẻ đối với trẻ sơ sinh. Tất cả đều mang đến những tác động đáng kể đối với nhận thức và sức khỏe của con trẻ. 

Suốt những tuần đầu tiên của cuộc đời, nhờ vào cơ chế tích hợp, bé có thể tự điều chỉnh và dần dần thích nghi với những xáo trộn từ môi trường xung quanh. Thế nhưng, trước khi tròn một tháng tuổi, cơ chế này có thể khiến con trở nên vô cùng nhạy cảm trước mọi loại kích thích.

Bạn có biết, trẻ dễ bị căng thẳng nếu được chơi đùa với mẹ liên tục hoặc chịu tác động cùng lúc của nhiều yếu tố kích thích khác nhau. Lúc này, hệ tiêu hóa của con cũng bị chi phối đáng kể. Bên cạnh biểu hiện đánh hơi, vặn mình, bé dễ cáu kỉnh, khó chịu, quấy khóc vì muốn tống đẩy triệt để không khí bên trong đường ruột ra ngoài.

Vấn đề từ thức ăn của em bé

Trẻ bú lớp sữa đầu, bị dị ứng với protein sữa, ăn dặm sớm, uống nhiều nước trái cây, dung nạp thực phẩm bẩn… chính là những vấn đề đến từ thức ăn khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình, đánh hơi.

  • Trẻ bú nhiều lớp sữa đầu

Lớp sữa đầu của mẹ rất giàu lactose. Loại đường này rất khó dung nạp và thường gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Nếu bú phải lớp sữa đầu, trẻ dễ bị đầy hơi. Do đó, trước khi cho bé bú, chị em cần loại bỏ lượng sữa trong loãng chảy ra lúc đầu và chỉ để trẻ bú sữa non màu vàng đặc, giàu dinh dưỡng và kháng thể.

  • Con bị dị ứng với protein sữa

Theo thống kê, khoảng 5% trẻ sơ sinh bị dị ứng với protein sữa. Những em bé được nuôi dưỡng bằng sữa công thức có thể biểu hiện phản ứng nhạy cảm với protein có trong sữa bò (bao gồm váng sữa và casein). Protein là thành phần thiết yếu trong đa số loại sữa công thức đang được bày bán trên thị trường hiện nay. 

Vấn đề từ thức ăn của em bé
Nguy cơ dị ứng protein sữa ở những em bé được bú sữa mẹ thấp hơn hẳn.

Độc giả có thể nhận biết tình trạng này thông qua dấu hiệu phát ban, đánh hơi, tiêu chảy, trào ngược dạ dày… Tất cả đều gây nên cảm giác bứt rứt, khó chịu của con tại đường tiêu hóa. Thông thường, nguy cơ dị ứng protein sữa ở những em bé được bú sữa mẹ thấp hơn hẳn. Ngay khi phát hiện con trẻ xuất hiện những cơn đau bụng khó chịu vì dị ứng sữa, bạn cần đưa bé đi thăm khám bác sĩ Nhi khoa ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

  • Bé ăn dặm quá sớm

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, vì hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn quá yếu đuối và non nớt nên cha mẹ không nên cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng tuổi. Bởi việc ăn dặm sớm có thể tạo nên nhiều áp lực lên hệ đường ruột của bé và cản trở quá trình hấp thụ dưỡng chất thiết yếu nuôi dưỡng cơ thể. Vì vậy, trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi, thậm chí tiêu chảy và đi phân sống.

  • Thức ăn dặm khó tiêu

Khi đã đủ tuổi ăn dặm, em bé cần được ăn dặm theo chế độ khoa học, lành mạnh và đảm bảo phù hợp với hệ tiêu hóa. Những món ăn lỏng, nhão, mềm nhuyễn và chứa nhiều chất xơ sẽ được bé tiêu hóa dễ dàng. Các bậc phụ huynh lưu ý, không cho trẻ ăn món ăn giàu chất đạm và nhiều dầu mỡ trong thời gian đầu.

  • Uống quá nhiều nước trái cây

Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến mà cha mẹ thường không mấy để tâm. Chanh và cam là hai loại trái cây có khả năng tạo nhiều bọt khí trong dạ dày, khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi.

  • Dùng phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh

Các món ăn nhiễm khuẩn, hư hỏng, ôi thiu sẽ tạo thêm nhiều khí hơi trong dạ dày của bé.

Vấn đề từ thức ăn của người mẹ

Một số loại thực phẩm được người mẹ dung nạp có thể gây ra tình trạng vặn mình đánh hơi ở em bé, bao gồm: cải bắp, hành tây, măng tây, súp lơ, cà chua, khoai tây, trứng, sữa… 

Vấn đề từ thức ăn của người mẹ
Khi người mẹ ăn nhiều hành tây, em bé rất dễ vặn mình đánh hơi.

Biện pháp xử lý tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi

Nếu đã loại trừ 5 tác nhân có thể khiến bé vặn mình đánh hơi phía trên nhưng con yêu vẫn thường xuyên gặp phải vấn đề này thì người mẹ nên áp dụng các phương pháp khắc phục dưới đây:

  • Đảm bảo môi trường nghỉ ngơi thoải mái cho trẻ: Nhiệt độ phòng quá cao hoặc quá thấp có thể ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ, khiến bé dễ vặn mình, giật mình và quấy khóc. Cha mẹ nên cho con yêu nằm ngủ ở một căn phòng yên tĩnh, thoáng mát, không ồn ào kích động, đồng thời chủ động dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ chăn màn và vệ sinh phòng ốc thường xuyên.
  • Nhẹ nhàng vỗ về bé: Khi con quấy khóc, vặn mình, khó ngủ, các bậc phụ huynh nên ôm ấp con vào lòng, âu yếm, vỗ về, hát ru và trò chuyện cùng con để con cảm thấy an toàn, thư giãn và thoải mái.
  • Massage bụng của con: Bạn nên xoa bóp, vuốt ve bụng và lưng bé theo chiều kim đồng hồ. Động tác này không chỉ xoa dịu chứng đầy hơi khó chịu mà còn giúp trẻ dễ ngủ và tăng cường lưu thông khí huyết. Lưu ý, độc giả không nên massage khi bé vừa ăn xong.
  • Tập bé chơi trò “đạp xe”: Người mẹ đặt em bé nằm ngửa, sau đó nhẹ nhàng nâng chân con di chuyển lên – xuống như đang chạy xe đạp. Hoạt động nhẹ nhàng này vừa giúp gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé vừa tạo nên tâm trạng vui vẻ, thích thú cho con. Điều quan trọng nhất là với trò “đạp xe” đơn giản này, bé yêu sẽ không còn vặn mình đánh hơi nữa.
  • Chườm ấm: Để làm bụng trẻ thêm dễ chịu sau những cơn vặn mình, đánh hơi, chị em có thể ngâm một chiếc khăn sạch mềm vào trong nước ấm, sau đó chườm lên bụng bé.
  • Tắm nắng cho trẻ: Khi được tắm nắng thường xuyên, cơ thể bé có thể tự tổng hợp vitamin D qua da. Nhờ đó, trẻ sẽ hấp thu nhiều canxi và phốt pho. Cha mẹ nên cho con tắm nắng khoảng 10 – 15 phút trong khung giờ 6 – 9 giờ sáng hay sau 17 giờ chiều.
  • Bổ sung canxi cho mẹ và bé: Chị em cần cung cấp đầy đủ lượng canxi cần thiết cho bản thân và em bé theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, nếu trẻ đang bú mẹ, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như: sữa chua, phô mai, cá hồi, cá ngừ, rau xanh đậm, cải xoăn, đậu hũ… 
  • Quan tâm tới cảm xúc của con: Tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi không chỉ là biểu hiện sinh lý đơn thuần. Đây đồng thời có thể là một hình thức biểu đạt cảm xúc khi em bé cảm thấy mệt mỏi, ngứa ngáy, khó chịu, đói bụng hoặc ướt tã. Do đó, cha mẹ cần chú tâm quan sát để luôn thấu hiểu và kịp thời giúp đỡ con yêu.
  • Kiểm tra vùng da nhạy cảm của bé thường xuyên: Các bậc phụ huynh hãy thường xuyên kiểm tra những vùng da nhạy cảm của trẻ thật cẩn thận nhằm phát hiện hiện tượng viêm loét, hăm tã, mẩn đỏ (nếu có) ngay từ đầu. Hơn nữa, bạn tuyệt đối không tự ý áp dụng các mẹo dân gian điều trị lạ lùng như: truyền nóng, xông hơi, đắp lá, tẩy lông đen… Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da mỏng mảnh, non nớt của bé.
  • Thay mới bình sữa: Nếu cho trẻ bú bình, người mẹ cần lựa chọn bình sữa có lỗ chảy không quá lớn cũng không quá nhỏ nhằm hạn chế luồng không khí từ bên ngoài xâm nhập vào đường tiêu hóa của bé. Sau một khoảng thời gian sử dụng, phái đẹp cần thay mới bình sữa để đảm bảo an toàn sức khỏe của con yêu. 
Biện pháp xử lý tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi
Sau một khoảng thời gian sử dụng, người mẹ cần thay mới bình sữa để đảm bảo an toàn sức khỏe của con yêu.
  • Lựa chọn sữa công thức phù hợp: Không phải mọi loại sữa công thức đều phù hợp với cơ địa của trẻ. Trên thực tế, một số loại sữa chứa nhiều protein khiến bé khó tiêu và đánh hơi nhiều hơn. Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm tìm ra loại sữa công thức tối ưu cho trẻ.
  • Dùng thuốc: Cha mẹ tuyệt đối không tự ý cho con sử dụng thuốc Tây hoặc những loại thực phẩm chức năng (men vi sinh, men tiêu hóa) khi chưa trao đổi cặn kẽ với bác sĩ chuyên khoa. Trong trường hợp trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi ở mức độ nghiêm trọng, bạn chỉ cho bé uống thuốc theo chỉ định cụ thể từ bác sĩ.

Nhìn chung, tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi thường là biểu hiện sinh lý hoàn toàn bình thường và tự nhiên. Do đó, các bậc phụ huynh không cần quá lo ngại. Tuy nhiên, nếu bé vặn mình, đánh hơi quá nhiều lần, đi kèm biểu hiện nôn ói, sốt cao, nổi mẩn, ngứa ngáy, co giật, tím tái, bạn hãy đưa con đi thăm khám bác sĩ Nhi khoa ngay lập tức để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Cùng chuyên mục

Giữ ấm cho trẻ đúng cách

Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là phù hợp?

Khi vừa chào đời, nhất là trong tháng đầu tiên, em bé sơ sinh chưa có khả năng tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể như những trẻ em lớn...

Sau sinh kinh nguyệt không đều tháng có tháng không do đâu?

Sau khi sinh kinh nguyệt không đều là hiện tượng khiến rất nhiều chị em băn khoăn, lo lắng. Tình trạng này gây khó khăn cho những gia đình muốn...

Hạch sữa là gì? Nguy hiểm không? Kiến thức dành cho mẹ bỉm

Hạch sữa là gì? Nguy hiểm không? Kiến thức dành cho mẹ bỉm

Hạch sữa hay tình trạng tắc tia sữa nổi hạch sau sinh thường phổ biến ở những mẹ bỉm sữa. Hiện tượng này không chỉ gây rắc rối trong việc...

Cách dùng rượu gừng nghệ sau sinh đúng chuẩn cho mẹ bỉm

Rượu gừng nghệ hạ thổ thường được làm khi gia đình có phụ nữ mang thai để dùng sau khi sinh mẹ khỏe, mau lấy lại vóc dáng nhất. Cách...

Nghỉ ngơi sau khi sinh mổ

Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành? Làm sao để mau lành?

Hiện nay, sinh mổ là biện pháp sinh nở an toàn được nhiều thai phụ tin tưởng lựa chọn. Tuy nhiên, sau ca mổ, cơ thể người mẹ cần nhiều...

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách khắc phục

Trầm cảm sau sinh là bệnh lý thường gặp ở những sản phụ. Các dấu hiệu của bệnh lý khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo nhận định...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn