Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà giúp bé hạ sốt nhanh

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chuẩn nhất

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông khỏe mạnh ít ốm vặt

Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú? Giải đáp

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt nhầy do đâu? Có đáng lo?

Trẻ sơ sinh thường xuyên gặp phải các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa khiến cha mẹ lo lắng, đặc biệt là tình trạng đi ngoài có bọt nhầy. Đây là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang bị tác động bởi một số tác nhân gây hại. Vậy nguyên nhân gây nên vấn đề này là do đâu? Có đáng lo không?

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt nhầy do đâu?

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất non yếu, vì thế nó rất dễ bị tác động gây ảnh hưởng. Sau đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt nhầy, phụ huynh cần tham khảo để có thể tìm ra hướng khắc phục tình trạng này cho trẻ.

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt nhầy do đâu?
Đối với những trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn thì sữa mẹ chính là nguồn thức ăn duy nhất để cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ. Đây là nguyên nhân có khả năng gây cho trẻ chứng đi ngoài có bọt nhầy.

1. Nhiễm khuẩn đường ruột

Nhiễm khuẩn đường ruột là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài có bọt nhầy ở trẻ sơ sinh. Đây là một trong những căn bệnh về hệ tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay kể cả với những người trưởng thành cũng có thể có nguy cơ mắc phải. Đặc trưng của bệnh là dẫn đến tình trạng tiêu chảy dưới dạng phân lỏng, nhớt, có bọt nhầy, có thể kéo dài vài ngày và tự biến mất.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể đến sự xâm nhập của các loại nấm men hoặc ký sinh trùng tác động vào hệ tiêu hóa của trẻ. Vì thế, nếu trẻ sơ sinh đang trong thời gian ăn dặm, cần đảm bảo các loại thực phẩm cho bé sử dụng phải đáp ứng vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Dị ứng sữa

Dị ứng sữa là một trong tác nhân hàng đầu gây ra tình trạng đi ngoài có bọt nhầy. Tình trạng này đôi khi còn tùy thuộc vào loại sữa mà trẻ dùng, thời gian uống sữa và cơ địa của mỗi trẻ. Đây là vấn đề thường xuyên xảy ra khi trẻ dùng một loại sữa mới hoặc người mẹ cho con bú ăn phải thực phẩm khiến trẻ bị dị ứng.

Dị ứng sữa là phản ứng của cơ thể trẻ khi tiếp nhận một chất lạ vào cơ thể. Quá trình này diễn ra có thể do protein trong thành phần sữa không phù hợp với trẻ. Có thể giải thích cho vấn đề này rằng, khi trẻ uống sữa có chứa thành phần protein, các kháng thể của hệ miễn dịch sẽ nhầm lẫn đây là tác nhân có hại. Từ đó, chúng sẽ gây phản ứng sinh ra để loại bỏ chất này khỏi cơ thể biểu hiện thành tình trạng dị ứng sữa.

Bên cạnh việc gây ra tình trạng đi ngoài có bọt nhầy, dị ứng sữa còn gây các phản ứng đi kèm như nổi mề đay, cơ thể sinh nhược và có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng. Ngoài ra, dị ứng sữa là tình trạng thông thường xảy ra phổ biến đối với các trường hợp dùng sữa công thức, ước tính có tới  10 – 30% trẻ sơ sinh bị dị ứng với loại sữa này.

3. Hội chứng kém hấp thu

Hội chứng kém hấp thu ở trẻ sơ sinh diễn ra có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài có bọt nhầy. Theo đó, hệ tiêu hóa của trẻ không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng tại ruột non, vì thế vấn đề này xảy ra có thể làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ. Theo các nhà nghiên cứu cho biết, hội chứng kém hấp thu xảy ra là do tổn thương của ruột non hoặc dạ dày của trẻ bị thiếu hụt hàm lượng men tiêu hóa đáng kể.

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt nhầy do đâu?
Hội chứng kém hấp thu ở trẻ sơ sinh diễn ra có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài có bọt nhầy.

Bên cạnh đó, trẻ mắc phải hội chứng này có thể gây rối loạn khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng có lợi. Điều này xảy ra lâu này sẽ làm chậm khả năng hình thành và phát triển của trẻ sơ sinh cả về thể chất lẫn tinh thần. Bởi lẽ, các khoáng chất như vitamin, protein và các thành phần dinh dưỡng khác rất cần thiết cho quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ, việc hạn chế hấp thụ sẽ làm cho trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều.

4. Do sữa mẹ

Đối với những trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn thì sữa mẹ chính là nguồn thức ăn duy nhất để cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ. Vì vậy, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình để đảm bảo khi trẻ hấp thụ vào sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều. Nguồn sữa mẹ không chất lượng có thể là nguyên nhân gây cho trẻ chứng đi ngoài có bọt nhầy.

Các bà mẹ nên hạn chế các loại thức ăn như cà chua, cam, bắp cải,… khi trẻ gặp phải tình trạng này. Đồng thời, không nên ăn quá nhiều thức ăn nhanh chứa dầu mỡ hoặc những loại đồ ăn được chế biến sẵn. Bạn nên ăn nhiều rau củ, sữa chua hoặc các thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa. Điều này không chỉ giúp bản thân được khỏe mạnh hơn mà các bà mẹ còn tạo ra được nguồn sữa chất lượng cho sự phát triển của trẻ.

5. Lạnh bụng

Chứng lạnh bụng ở trẻ sơ sinh thường xảy ra vào mùa đông và có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài có bọt nhầy. Vấn đề này xảy ra thường đi kèm với các triệu chứng khác như đau bụng, tiêu chảy, nôn ói. Chính vì vậy, cha mẹ cần có biện pháp giữ ấm cho cơ thể trẻ vào thờ điểm này để hạn chế được các vấn đề gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đồng thời giúp trẻ vệ được sức khỏe trước các tác nhân gây hại từ môi trường.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt nhầy

Trẻ sơ sinh đi ngoài phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng sữa mẹ và thành phần dinh dưỡng được cung cấp từ các bữa ăn dặm. Nếu trẻ xuất hiện tình trạng đi ngoài có bọt nhầy, cha mẹ nên tìm cách xử lý cho trẻ để đảm bảo tình trạng này không bị ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của trẻ.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt nhầy
Nếu trẻ xuất hiện tình trạng đi ngoài có bọt nhầy, cha mẹ nên tìm cách xử lý cho trẻ để đảm bảo tình trạng này không bị ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của trẻ.
  • Đối với trẻ đang bú mẹ: Lúc này người mẹ nên chú ý thay đổi chế độ dinh dưỡng hằng ngày hợp lý hơn để nguồn sữa cung cấp cho trẻ đảm bảo chất lượng. Cụ thể, mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm như sữa chua, nước dừa, trái cây và rau củ quả. Điều này không chỉ giúp tăng nguồn khoáng chất cho trẻ mà còn cải thiện được tình trạng đi ngoài có bọt nhầy. Ngoài ra, các mẹ nên hạn chế các loại thức ăn nhanh hoặc đồ ăn đóng hộp nhiều dầu mỡ.
  • Đối với trẻ dùng sữa công thức: Thời gian đầu khi mới dùng có thể dẫn đến việc trẻ đi ngoài có bọt nhầy. Điều này xảy ra là do hệ thống tiêu hóa của trẻ vẫn còn chưa thích nghi với loại sữa mới. Sau một thời gian sử dụng trẻ sẽ quen dần và tình trạng này sẽ biến mất. Tuy nhiên, nếu lâu ngày mà tình trạng này vẫn không thuyên giảm thì bạn nên đổi sữa cho trẻ. Đồng thời, nên lựa chọn những loại sữa không chứa thành phần lactose để trẻ dễ tiêu hóa hơn.
  • Bù nước cho trẻ: Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt nhầy có thể sẽ bị mất nước khá nhiều, vì vậy việc cần là bổ sung để bù lại phần nước bị mất đi. Bạn có thể cho trẻ bú nhiều lần trong ngày để. Ngoài ra, những trẻ dùng sữa công thức, mẹ có thể cho trẻ dùng dung dịch bù điện giải oresol theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ để bù nước cho trẻ.

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt nhầy có đáng lo không?

Đi ngoài có bọt nhầy ở trẻ sơ sinh có thể là do hệ tiêu hóa của trẻ gặp một số vấn đề nào đó. Những tác nhân gây hại có thể đã tấn công vào cơ quan này và gây ra các phản ứng với hệ miễn dịch của trẻ.Tình trạng này nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Điều quan trọng nhất lúc này là các bậc phụ huynh nên tìm ra nguyên nhân để kịp thời khắc phục trước khi tình trạng này trở nặng hơn.

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt nhầy có đáng lo không?
Tình trạng này nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Nếu đã qua quá trình khắc phục các nguyên nhân gây bệnh mà tình trạng đi ngoài có bọt nhầy của trẻ vẫn không thuyên giảm. Lúc này, phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chữa trị hiệu quả. Bạn cần lưu ý cẩn thận, tốt nhất là không nên sử dụng các phương pháp dân gian hoặc tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ.

Phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt nhầy

Nguồn thức ăn chính của trẻ sơ sinh là sữa mẹ. Vì vậy, mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn uống của mình sao cho hợp lý để khắc phục triệt để tình trạng đi ngoài có bọt nhầy ở trẻ. Cụ thể, bạn có thể tham khảo một số vấn đề sau đây.

Phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt nhầy
Đảm bảo tã của trẻ luôn khô thoáng, tránh để tình trạng tã ẩm ướt quá lâu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có hại sinh sôi dẫn đến đi ngoài có bọt nhầy.
  • Nên giữ vệ sinh sạch sẽ các loại thức ăn trước khi chế biến đối với những trẻ ăn dặm.
  • Thay quần áo và chăn mền thường xuyên để phòng ngừa các tác nhân có hại tấn công vào cơ thể.
  • Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, vì việc cho trẻ sử dụng sữa công thức quá sớm có thể sẽ ảnh hưởng nhiều đến hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Đảm bảo tã của trẻ luôn khô thoáng, tránh để tình trạng tã ẩm ướt quá lâu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có hại sinh sôi.
  • Mẹ nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường khi trẻ mắc chứng đi ngoài có bọt vì sẽ làm cho tình trạng này nghiêm trọng hơn.

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt nhầy là vấn đề gây lo lắng cho nhiều bậc cha mẹ. Tuy nhiên, nếu bạn điều trị kịp thời vấn đề này cho trẻ nó sẽ không gây bất cứ nguy hiểm nào. Vì thế, cha mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ khi trẻ có những biểu hiện bất thường đầu tiên. Hi vọng bài viết này đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích trong việc chăm sóc tốt cho sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Cùng chuyên mục

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày: Hệ tiêu hóa gặp vấn đề?

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày khiến phụ huynh lo lắng rằng đây có phải một triệu chứng bất thường và liệu hệ tiêu hóa của con...

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng an toàn, nhanh chóng

Sốt là triệu chứng thường gặp cho trẻ nhỏ sau khi tiêm phòng. Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng an toàn và hiệu quả nhất...

Trẻ sơ sinh tiêm phòng lao có sốt không? Giải đáp

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh làm một trong những việc làm quan trọng góp phần cho việc bảo vệ trẻ trước nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, việc...

Trẻ sơ sinh bị phồng rộp da: Nguyên nhân và cách chữa

Trẻ sơ sinh bị phồng rộp da là bệnh lý thường gặp ở những trẻ có hệ miễn dịch yếu. Khi khởi phát, da trẻ sẽ xuất hiện những nốt...

Bé khóc nhiều có bị viêm họng không?

Bé khóc nhiều có bị viêm họng không là nỗi lo lắng của nhiều ông bố, bà mẹ trước tình trạng bé quấy khóc không ngừng, đặc biệt là ở...

Dị ứng Lactose ở trẻ: Cách nhận biết và khắc phục hiệu quả

Dị ứng Lactose ở trẻ có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón thậm chí là sốc phản vệ sau khi sử dụng các sản phẩm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn