14 Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tự kỷ cần phát hiện & can thiệp sớm
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Có nhiều bậc cha mẹ cho rằng tự kỷ chỉ xảy ra đối với người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên, nhưng đó là một suy nghĩ sai lầm. Bởi trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi vẫn có thể mắc chứng bệnh này. Với 14 dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tự kỷ dưới đây sẽ giúp cha mẹ phát hiện sớm và có phương pháp can thiệp kịp thời, phù hợp.
Tìm hiểu trẻ sơ sinh bị tự kỷ là gì?
Tự kỷ là tình trạng trẻ bị khiếm khuyết (có thể là rối loạn ngôn ngữ giao tiếp, hành vi, sở thích bất thường, ít tiếp xúc với những người xung quanh…), chúng sẽ kéo dài trong suốt cuộc đời của trẻ, nếu không được phát hiện và can thiệp sớm có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến tương lai của bé.
Theo số liệu từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh thì trẻ sơ sinh mắc chứng tự kỷ có tỉ lệ 1/59, tức là cứ 59 trẻ thì có một trẻ bị rối loạn tự kỷ (Autism Spectrum Disorder – ASD). Đối với một đứa trẻ sơ sinh khi cha mẹ nhận thấy con có các biểu hiện bất thường như thích chơi một mình, ít bắt chước, ít cười, rối loạn vấn đề ăn uống thì cần đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay.
14 Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tự kỷ cần phát hiện sớm
Đối với người lớn và trẻ nhỏ trên 2 tuổi sẽ dễ nhận biết và phát hiện ra các dấu hiệu tự kỷ hơn là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, dưới đây là nghiên cứu và tổng hợp 14 dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tự kỷ, các bậc cha mẹ cần nắm rõ để sớm phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời cho con.
1. Trẻ thường ít cười
Kể từ khi lọt lòng bé sơ sinh đã biết cười, biết khóc, vặn mình hay khua tay múa chân khi đói bụng. Đặc biệt là khi được ba mẹ nựng nịu bé sẽ phản ứng bằng những nụ cười giòn giã, vui mừng hoặc mếu máo vì tủi thân.
Tuy nhiên, nếu ba mẹ nhận thấy trẻ không có phản ứng cười đùa khi được đùa giỡn trong một thời gian dài thì chắc chắn trẻ đang gặp rắc rối về một vấn đề gì đó liên quan đến ngôn ngữ có thể là chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ hay tự kỷ.
2. Trẻ ít hoặc không bắt chước các hành động
Trẻ nhỏ đặc biệt là khi bước qua giai đoạn tháng thứ 06 – 09 là lúc trẻ hay bắt chước các hành động của người lớn hoặc các con vật xung quanh như “Mèo kêu meo meo, gà gáy ò ó o, chuột kêu chít chít…”, nhưng đối với trẻ mắc chứng tự kỷ hầu như bé rất ít phát ra âm thanh và không bắt chước theo các hành động, âm thanh mà trẻ nghe được.
3. Hạn chế hoặc không thích giao tiếp với người thân
Trẻ sơ sinh mắc chứng tự kỷ thường không thích tiếp xúc với người khác, kể cả đối với người thân trong gia đình. Bé chỉ thích chơi một mình trong một không gian riêng biệt, đặc biệt trẻ thường mang theo bên mình một đồ vật mà chúng thích, không thể nào thay đổi được, chẳng hạn như thú nhồi bông, búp bê…
khi bị ai đó lấy mất đồ chơi trẻ sẽ la hét, khóc thét dữ dội đòi lại đồ chơi cho bằng được, sau đó lầm lì và trở về với không gian riêng của mình.
4. Phản xạ kém hoặc không phản ứng với âm thanh
Trẻ tự kỷ thường đi đôi với chậm nói, thậm chí là chậm phát triển trí tuệ. Một dấu hiệu dễ nhận biết tình trạng này đó chính là khi nghe âm thanh từ bên ngoài trẻ có phản xạ kém hoặc không có phản ứng.
Ví dụ đang ngồi xem tivi nhưng được gọi tên mình hoặc có tiếng động mạnh bé vẫn ngồi im lặng và tiếp tục xem, không hề quay lại hay giật mình khóc thét như những đứa trẻ bình thường.
5. Không bi bô, bập bẹ học nói
Trẻ trong độ tuổi 09 tháng – 12 tháng là lúc bé bi bô tập nói, học theo lời nói từ người thân hoặc ti vi phát ra. Trường hợp nếu không thấy trẻ học nói, tập nói, nhại lại âm thanh nghe được thì các bậc cha mẹ nên xem xét và sớm đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe.
6. Ít bày tỏ thái độ, cảm xúc trên khuôn mặt
Trên khuôn mặt của trẻ sơ sinh thường biểu hiện nhiều cảm xúc khác nhau như: Khi vui bé sẽ cười, thậm chí là những tiếng cười vô cùng sảng khoái, giòn tan hết cỡ; Khi buồn khuôn mặt bé sẽ nhiu lại, có thể sẽ khóc hoặc mếu; Khi bực tức khuôn mặt sẽ cau có kèm theo đó là tiếng la hét, khóc lóc khó chịu.
Nhưng theo nghiên cứu, đối với trẻ mắc chứng tự kỷ thường ít bày tỏ cảm xúc cũng như thái độ trên nét mặt khi đối diện với những hành động thực tế như được khen, chê, yêu thương hay la mắng. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên ý thức được rằng, không nhất thiết đối với 100% trẻ tự kỷ sẽ có ít cảm xúc hơn, chỉ là bé không muốn thể hiện điều đó ra bên ngoài.
7. Trẻ tự kỷ thường ít vận động
Một trong những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tự kỷ dễ nhận biết nhất đó chính là trẻ lười vận động, thường thu mình vào một góc riêng, không thích chạy nhảy, bò trườn mặc dù đang trong giai đoạn phát triển các cột mốc này. Chính vì vậy mà nhìn vào đứa trẻ mắc chứng tự kỷ ta sẽ thấy con chậm chạp, không linh hoạt như những đứa trẻ khác.
8. Mắt kém linh hoạt
Trẻ nhỏ thường có đôi mắt linh hoạt, khi giao tiếp hay chơi với người khác bé sẽ đảo mắt liên tục, thậm chí nhìn vào ánh mắt chúng ta cũng sẽ hiểu được ý nghĩa hành động mà trẻ muốn truyền đạt. Còn đối với bé mắc chứng rối loạn tự kỷ thường ít giao tiếp bằng ánh mắt, đồng thời hạn chế sự tương tác qua lại.
9. Không thích được âu yếm, vỗ về
Một điều tất yếu mà hầu như đứa trẻ nào cũng sở hữu đó là muốn được yêu thương, âu yếm, vỗ về. Chỉ cần xa mẹ nửa buổi là nhớ và sẽ quấy khóc, khi gặp lại mẹ bé sẽ vui mừng hớn hở, thể hiện những cử chỉ âu yếm bằng cách ôm chặt, hôn lên má mẹ.
Còn đối với trẻ tự kỷ thường không quan tâm đến sự xuất hiện của mẹ, ngay cả khi xa cách một thời gian mới gặp lại. Trẻ không thích được nựng nịu âu yếm, khi được ôm cơ thể của con sẽ trở nên cứng nhắc hay mềm yếu.
10. Hiếm gây sự chú ý bằng lời nói, hành động
Trẻ con rất thông minh, khi không được quan tâm hay để ý bé sẽ gây ra những hành động hoặc lời nói gây chú ý của những người xung quanh như: La hét to, đẩy đồ, cố tình tạo ra tiếng ồn. Còn đối với trẻ mắc bệnh tự kỷ thường không thích điều này, mà ngược lại trẻ sẽ im lặng, lầm lì và nép mình vào phòng riêng hoặc tự chơi, tự xem tivi.
11. Có nhiều hành vi kì lạ, lặp đi lặp lại
Khác với những đứa trẻ bình thường, trẻ sơ sinh mắc bệnh tự kỷ thường xuất hiện những hành kỳ lạ như bò vòng tròn, đu đưa, lắc lư thân người, ngửi thức ăn, đồ vật lặp đi lặp lại và kéo dài, thậm chí có thể tự cào xé, cắn vào người, đánh vào đầu hoặc nhổ tóc liên tục.
12. Trẻ tự kỷ thường xuất hiện hành vi chống đối
Một dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tự kỷ dễ nhận biết đó chính là trẻ thường có hành vi chống đối, chẳng hạn bé nhìn thấy đồ chơi bị bạn giành lấy, ba mẹ lấy sữa không đúng loại, đang tắm mà ba mẹ bắt phải lên…những lúc này trẻ sẽ giãy dụa la hét chống đối, giận dữ một cách mãnh liệt.
13. Rối loạn ăn uống là dấu hiệu cơ bản của trẻ mắc bệnh tự kỷ
Rối loạn ăn uống là dấu hiệu thường gặp ở trẻ tự kỷ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, con có thể bị ói mửa, buồn nôn, chán ăn, thường xuyên mút tay, thức ăn cần được băm nhỏ, thích uống sữa.
Tuy nhiên, khi thấy trẻ xuất hiện những triệu chứng ói mửa, khó chịu trong người thì các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi khám ngay, vì đây là những dấu hiệu bệnh cấp bách không thể để lâu nguy hiểm.
14. Có thể xuất hiện những tài năng đặc biệt
Một số rất ít trẻ mắc chứng tự kỷ sẽ có những tài năng đặc biệt, điều này khiến cho cha mẹ hay những người xung quanh lầm tưởng bé có tài trí thông minh, khả năng thiên bẩm.
Những tài năng mà trẻ tự kỷ có thể sở hữu như bắt chước động tác nhanh gọn, nhớ rõ ràng các vị trí đồ vật. Những trẻ biết nói có thể đọc số từ rất sớm, tính nhẩm phép cộng nhanh, ghi nhớ số điện thoại ba mẹ.
Trẻ sơ sinh mắc chứng tự kỷ do đâu?
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ tự kỷ thường do các rối loạn trong cơ thể sinh ra và một số do các yếu tố bên ngoài tác động, cụ thể như:
- Yếu tố di truyền: Mẹ mắc chứng tự kỷ, sau khi con ra trẻ có tỉ lệ mắc chứng tự kỷ rất cao (được gọi là ghen di truyền) hoặc cũng có thể do bất thường về nhiễm sắc thể.
- Tổn thương não: Trẻ tự kỷ do não bộ kém phát triển hoặc tổn thương do các vấn đề như sinh non dưới 37 tuần, khi sinh nhẹ cân dưới 2.5kg, thiếu oxy hoặc bị ngạt khi sinh, chấn thương sọ não do việc can thiệp lúc sinh.
- Yếu tố môi trường: Môi trường sống hàng ngày ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. Những đứa trẻ thường xuyên lạm dụng coi ti vi, điện thoại sẽ có nguy cơ mắc chứng tự kỷ, trầm cảm cao hơn so với những trẻ được sự quan tâm nhiều từ gia đình, bố mẹ.
- Ảnh hưởng trong quá trình thai kỳ: Theo nghiên cứu phụ nữ ngoài 40 tuổi sinh con sẽ làm gia tăng các bệnh về trí não của trẻ trong đó có tự kỷ; Ngoài ra trong thời kỳ mang thai mẹ thường xuyên sử dụng thuốc tây y, uống rượu bia, hút thuốc, hay mắc bệnh tiểu đường, báo phì thì con sinh ra có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ rất cao.
Phương pháp điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ sơ sinh tốt nhất
Khi nhận thấy các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tự kỷ, các bậc cha mẹ cần bình tĩnh và nhanh chóng đưa bé đến các bệnh viện chuyên khoa tâm lý để khám, từ đó bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây bệnh, tùy vào mức độ bệnh hiện tại để có hướng điều trị phù hợp.
Sử dụng hóa dược:
Đến hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị chứng tự kỷ ở trẻ sơ sinh, vì vậy các bác sĩ đã sử dụng một số loại thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị và ngăn chặn các dấu hiệu bệnh. Tuy nhiên, do trẻ còn quá nhỏ nên được khuyến khích nên hạn chế sử dụng các loại thuốc Tây y tránh gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm cho trẻ.
Phương pháp ngôn ngữ trị liệu:
Ngôn ngữ trị liệu là một phương pháp vừa đảm bảo an toàn vừa mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị bệnh cho bé. Áp dụng cách này con sẽ cải thiện được kỹ năng giao tiếp, khả năng phát triển ngôn ngữ. Tuy nhiên để đạt được kết quả tốt thì các bậc cha mẹ cần phải kiên trì hỗ trợ con trong một thời gian dài.
Hoạt động trị liệu điều trị chứng tự kỷ:
Những hoạt động trị liệu chứng tự kỷ ở trẻ sơ sinh cơ bản được kể đến như: Dạy cho trẻ cách giữ vệ sinh sạch sẽ, tắm gội, thay quần áo, tự mình ăn uống…Thực hiện phương pháp này sẽ giúp trẻ nâng cao nhận thức, ý thức được những hoạt động, hành vi mình đang làm.
Từ đó con sẽ thay đổi bằng cách phát huy thực hiện các hành vi đúng, tốt và giảm những việc làm tiêu cực, lâu dần chứng tự kỷ của trẻ sẽ giảm, giúp cho con hòa mình với cuộc sống một cách dễ dàng hơn.
Phương pháp chơi trị liệu:
Ít bậc cha mẹ biết đến phương pháp chơi trị liệu với trẻ tự kỷ, nhưng cách điều trị này mang lại hiệu quả rất cao. Chơi trị liệu hay còn được gọi là liệu pháp Floortime, để thực hiện được bác sĩ cần nhờ đến sự hỗ trợ của ba mẹ.
Thông qua các hoạt động trò chơi đơn giản như hát, nhảy theo nhạc, nấu ăn, ru búp bê ngủ…tất cả sẽ giúp trẻ phát triển khả năng tương tác, vận động và nhận thức. Phương pháp này đem lại hiệu quả cao khi vừa mới phát hiện con mắc chứng tự kỷ, vì vậy cha mẹ cần đưa con đi khám sớm để điều trị kịp thời.
Điều trị bằng oxy cao áp:
Phương pháp oxy cao áp hay còn được gọi là liệu pháp oxy hyperbaric, trẻ được cho vào trong buồng kín với áp suất cao, lượng oxy tinh khiết. Phần oxy này sẽ thấm qua da của trẻ và hòa tan đều trong cơ thể.
Cách điều trị này có tác dụng cung cấp cho não một lượng oxy lớn, tạo các mạch máu mới, tăng oxy đến các cơ quan khác trong cơ thể, chống viêm, giảm đau đầu, cải thiện giấc ngủ cho bé đồng thời giúp giảm các hành vi tiêu cực ở trẻ.
Bấm huyệt thư giãn cho bé:
Không chỉ đối với người lớn, trẻ sơ sinh khi mắc chứng tự kỷ cũng sẽ được điều trị bằng phương pháp bấm huyệt. Ngoài bấm các huyệt cơ bản thì các chuyên gia trị bệnh có thể kết hợp dùng chăn trọng lượng, massage áp lực sâu để xoa dịu cảm xúc, giảm kích động, lo âu, hoảng hốt ở trẻ tự kỷ.
Phương pháp can thiệp tại nhà:
Ngoài điều trị bệnh tại các bệnh viện, phòng khám thì các bậc cha mẹ cũng có thể hỗ trợ con can thiệp tại nhà bằng cách: Dành nhiều thời gian trò chuyện, tâm sự, đọc sách, hát cho con nghe, đưa con ra ngoài đi dạo để tinh thần thoải mái.
Dạy con các kỹ năng giao tiếp, vận động hàng ngày, khi con thực hiện đúng các nhiệm vụ mẹ nên khích lệ, động viên con cố gắng lần sau. Xây dựng cho con một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung đủ các nhóm chất béo Omega 3, vitamin và khoáng chất, hạn chế các loại thức ăn sẵn.
Mách mẹ cách phòng ngừa chứng tự kỷ ở trẻ sơ sinh hiệu quả
Như đã nói ở trên, chứng tự kỷ nếu được điều trị tốt sẽ giúp con có khả năng hòa nhập bình thường với cộng đồng, tuy nhiên chúng sẽ kéo dài và đi theo suốt cuộc đời của con gây ảnh hưởng đến tính cách, tinh thần và cả tương lai con trẻ mặc dù đã được điều trị.
Do đó, để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị tự kỷ các bậc cha mẹ nên biết cách phòng tránh cho trẻ bằng một số cách đơn giản như:
- Trong quá trình mang thai mẹ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế sử dụng chất kích thích, giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái.
- Bà bầu nên tiêm phòng vacxin để con sinh ra được khỏe mạnh, phát triển toàn diện.
- Sau khi sinh mẹ nên thực hiện chế độ dinh dưỡng đúng cách cho con, bổ sung đầy đủ các nhóm chất như vitamin, khoáng chất, sắt, canxi, omega3, các dưỡng chất thiết yếu cho trí não như AA, DHA, Lutein, Taurine.
- Tạo cho con một môi trường sống lành mạnh bằng cách thường xuyên quan tâm chia sẻ cùng trẻ, hỗ trợ con trong quá trình học tập cũng như vui chơi, không nên để con một mình trong mọi hoạt động.
- Hạn chế cho trẻ xem ti vi, vô tuyến truyền hình vì nếu quá lạm dụng không chỉ ảnh hưởng đến thị giác mà cả trí não, tạo nên chứng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, chậm nói khiến trẻ thua xa bạn bè cùng trang lứa.
- Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ra các dấu hiệu bất thường trong cơ thể trẻ, từ đó có biện pháp can thiệp sớm.
Trên đây là tổng hợp 14 dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tự kỷ, các bậc phụ huynh nên tham khảo và nắm rõ điều này. Tuy nhiên, đây chỉ là dấu hiệu nghi ngờ bệnh, cha mẹ không nên vội đưa ra kết luận con mình mắc chứng tự kỷ.
Tốt nhất, khi thấy 1/2 dấu hiệu nói trên xảy ra với con mình thì cha mẹ nên đưa bé đi khám ngay. Phát hiện bệnh sớm thì khả năng điều trị, can thiệp càng dễ và tỉ lệ giảm bệnh càng cao, hạn chế thấp nhất những di chứng nặng nề về sau cho trẻ.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!