Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà giúp bé hạ sốt nhanh

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chuẩn nhất

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông khỏe mạnh ít ốm vặt

Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú? Giải đáp

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại nhà

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao? Cách xử lý cho mẹ

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất non yếu, vì thế tiêu chảy là căn bệnh xảy ra tương đối phổ biến. Việc tìm hiểu đúng về vấn đề này giúp các bật phụ huynh có biện pháp phòng ngừa và khắc phục hiệu quả cho trẻ. Bạn hãy tham khảo bài viết sao đây để được cung cấp những thông tin cần thiết.

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là gì? Nguy hiểm không?

Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi phân lỏng nhiều lần trong ngày. Trung bình mỗi trẻ dưới 5 tuổi đều sẽ mắc bệnh này khoảng 3 lần trong năm. Tại một số khu vực có môi trường bị ô nhiễm hoặc không đảm bảo vệ sinh, nguy cơ xảy ra bệnh có thể tăng lên gấp nhiều lần.

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là gì? Nguy hiểm không?
Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi phân lỏng nhiều lần trong ngày.

Tiêu chảy là bệnh lý có thể bắt gặp ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào. Trẻ sơ sinh cũng không ngoại lệ, trong giai đoạn đang phát triển, cơ thể của trẻ đang ở thời điểm dần hoàn thiện các chức năng của các cơ quan nên rất nhạy cảm với môi trường xung quanh. Hệ tiêu hóa còn yếu nên rất dễ mắc tình trạng tiêu chảy. Các bật phụ huynh không nên chủ quan về vấn đề này. Đây là căn bệnh thường xảy ra, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Trẻ sơ sinh rất dễ bị mắc tình trạng này và nếu không chữa trị kịp thời có thể sẽ dễ bị mất nước, mất điện giải, mệt mỏi, li bì. Nghiêm trọng hơn, đối với những trẻ bị tiêu chảy kéo dài có thể gây chậm lớn, suy dinh dưỡng, thiếu vi chất. Đây là căn bệnh có nguy cơ gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 3 – 5 triệu trẻ tử vong vì tiêu chảy. Bệnh còn gây nhiễm trùng tạo nên một vòng luẩn quẩn, tái đi tái lại nhiều lần, vì thế gây tốn kém rất nhiều không chỉ cho gia đình mà còn cho cả xã hội.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Cha mẹ cần phải chú ý kỹ để khắc phục hiệu quả căn bệnh này cho trẻ. Một số vấn đề phổ biến nhất dẫn đến tình trạng này ở trẻ sơ sinh bao gồm:

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Tiêu chảy được xem là dấu hiệu phổ biến của chứng rối loạn tiêu hóa
  • Nhiễm trùng đường ruột: Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trùng đường ruột do virus, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn. Cụ thể, trẻ có thể bị nhiễm virus rotavirus, vi khuẩn  salmonella hiếm khi là ký sinh trùng như giardia. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng tiêu chảy ở trẻ.
  • Ngộ độc thực phẩm: Trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng với protein có trong sữa công thức hoặc dị ứng với thức ăn, đặc biệt là thức ăn đóng hộp và các loại thức ăn do mẹ ăn vào khi co trẻ bú dẫn đến tiêu chảy. Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh chóng bao gồm nôn mửa và có xu hướng hết trong vòng 24 giờ.
  • Khả năng dung nạp thức ăn kém: Trẻ sơ sinh có thể gặp một số vấn đề về đường tiêu hóa khi dung nạp sữa mẹ. Dưỡng chất có trong các loại thức ăn từ người mẹ có thể sẽ không đi vào máu mà nằm trong ruột. Từ đó, dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu chất, dạ dày khó tiêu hóa và gây nên tình trạng đau bụng, tiêu chảy.
  • Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy được xem là dấu hiệu phổ biến của chứng rối loạn tiêu hóa bất thường ở trẻ sơ sinh. Lúc này, hệ thống đường ruột của trẻ vẫn còn non nớt và nhạy cảm với những thay đổi của môi trường xung quanh. Khi trẻ chuyển từ việc bú sữa mẹ sang sữa công thức cũng sẽ khiến cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị tiêu chảy.
  • Nguyên nhân khác: Người mẹ ăn uống không hợp vệ sinh dẫn đến chất lượng sữa không đảm bảo chất lượng, bình sữa không được rửa sạch sẽ, quá trình vệ sinh cho trẻ chưa đúng cách, thói quen không rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn cho trẻ,…

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh biểu hiện như thế nào?

Bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh thường gặp vào mùa hè. Nếu trẻ không nhiễm bệnh dịch thì các triệu chứng này sẽ hết trong một thời gian. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng không nên xem thường khi trẻ mắc phải tình trạng này. Bệnh có thể diễn biến từ nặng đến nhẹ thông qua các biểu hiện sau.

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh biểu hiện như thế nào?
Bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh thường gặp vào mùa hè.
  • Tần suất đi ngoài của trẻ nhiều hơn mức bình thường từ 3 lần trở lên mỗi ngày.
  • Phân lỏng, có nhiều nước, dạng lổn nhổn, có mùi tanh, có bọt, có màu xanh hoặc vàng và có thể kèm theo máu.
  • Trẻ có thể chán bú mẹ hoặc không chịu bú.
  • Tình trạng nôn ói có thể diễn ra thường xuyên.

Nếu trẻ bị tiêu chảy do dịch tả các triệu chứ có thể bao gồm: Sốt nhẹ nhưng thường triệu chứng này có thể không xảy ra ở một số trường hợp, trẻ bị vọp bẻ. Ở giai đoạn sau, trẻ có thể sẽ tiêu phân ồ ạt, phân có màu đục như nước vo gạo và hơi tanh mùi cá. Ngoài ra, tiêu chảy ở trẻ em kéo dài có thể dẫn đến tình trạng mất nước, đây là một trong những biểu hiện đáng lo ngại nhất. Cụ thể, tình trạng mất nước ở trẻ em có thể biểu hiện qua các mức độ như sau:

Mất nước nhẹ:

  • Mẹ thấy mắt trẻ bị khô, khi không không chảy nhiều nước mắt, thậm chí là không có nước mắt.
  • Miệng khô, bong tróc.
  • Đối với những trẻ sử dụng quần tã sẽ ít ướt hơn do trẻ ít tiểu hơn bình thường.
  • Trẻ trở nên thụ động và dễ cáu gắt hơn.

Mất nước vừa:

  • Có hiện tượng mắt trũng.
  • Trẻ lờ đờ hoặc li bì, không còn linh hoạt.
  • Da bé bị khô và kém đàn hồi.

Mất nước nặng:

  • Trẻ không đi tiểu trong vòng 6 giờ.
  • Da bé không còn khả năng đàn hồi.
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao thậm chí có thể khiến trẻ co giật.
  • Nôn ói.
  • Lờ đờ, có thể dẫn đến bất tỉnh, hôn mê.
  • Không thể bắt mạch, huyết áp tụt không thể đo được.

Đặc biệt, tình trạng tiêu chảy có thể diễn biến nặng hơn với các triệu chứng như: Tiêu chảy trên 2 ngày mà vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, bụng trẻ đau khi ấn vào, trẻ bị nôn ói nhiều và không thể ăn bú sữa mẹ bình thường được, sốt cao,… Khi trẻ xảy ra những vấn đề này tức là tình trạng bệnh đã trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều. Lúc này, cha mẹ nên sắp xếp đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để bác sĩ kịp thời cứu chữa.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao? Cách xử lý cho mẹ

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cần phải có những biện pháp để hạn chế trước khi bệnh trở nên nguy hiểm hơn. Cụ thể, khi trẻ có dấu hiệu bệnh, các bà mẹ cần áp dụng cách xử lý sau đây.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao? Cách xử lý cho mẹ
Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi điều trị bệnh tiêu chảy cho trẻ sơ sinh.
  • Cho trẻ uống nước muối đường theo công thức 1 muỗng muối, 8 muỗng đường và 1 lít nước chín.
  • Uống 1 lít nước dừa và thêm vào 1 muỗng muối.
  • Nếu trẻ đã biết ăn dặm, bạn nên thêm vào khẩu phần của bé các loại thực phẩm dễ tiêu hóa cho dạ dày chẳng hạn như chuối, táo, ngũ cốc,…
  • Để tránh mất nước, mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn để trẻ bù đắp được lượng nước đã mất.
  • Ngoài sữa mẹ, có thể cho trẻ uống thêm 100 – 200 ml nước sôi để nguội.
  • Người mẹ nên áp dụng các chế độ dinh dưỡng đầy đủ nước, vitamin, chất xơ và khoáng chất để đảm bảo lượng sữa và tăng sức đề kháng cho trẻ.

Bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi điều trị bệnh tiêu chảy cho trẻ. Đây là một trong những sai lầm lớn mà các bật cha mẹ hay mắc phải khi trẻ bị bệnh. Sử dụng kháng sinh trong trong trường hợp trẻ bị virus rota tấn công sẽ không mang lại tác dụng nào, thậm chí còn khiến trẻ mệt mỏi hơn, bệnh có thể trở nặng và trầm trọng hơn lúc ban đầu. Không những vậy, kháng sinh còn gây ra rối loạn khuẩn ruột có thể khiến trẻ bị tiêu chảy kéo dài hơn do đã diệt đi các vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa.

Việc điều trị bất cứ căn bệnh nào cho trẻ sơ sinh cũng cần phải hết sức thận trọng, đặc biệt là khi trẻ bị tiêu chảy. Chính vì thế, cha mẹ nên theo dõi sát sao tình trạng bệnh của trẻ để có thể ứng phó kịp thời. Cách tốt nhất là hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để khám và tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị an toàn và phù hợp.

Phòng tránh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Để trẻ không mắc chứng tiêu chảy, các bậc cha mẹ nên có biện pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ từ ban đầu. Cụ thể, bạn cần tuân thủ một số vấn đề sau đây.

Phòng tránh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Tiêm phòng vắc xin rota cũng là một trong những biện pháp phòng ngừa virusrota gây ra bệnh tiêu chảy.
  • Nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu  và chỉ tập cho trẻ ăn dặm thêm trong 6 tháng tiếp theo. Bởi lẽ, việc nuôi con bằng sữa mẹ vừa đảm bảo vệ sinh lại đám ứng được nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Từ đó, giúp trẻ tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch mạnh mẽ hơn không chỉ phòng chống được bệnh tiêu chảy mà còn nhiều căn bệnh khác.
  • Người mẹ cần đảm bảo thực hiện việc ăn chín uống sôi. Tuyệt đối không ăn rau sống vì trong loại thực phẩm này có chứa rất nhiều vi sinh vật có hại. Không uống nước lã hoặc sử dụng các loại thịt tái, thực phẩm chưa được nấu chín kỹ.
  • Nếu trẻ bú sữa bình, mẹ nên chú ý vệ sinh sạch sẽ bình sữa của trẻ ngay sau khi trẻ dùng xong. Đồng thời, nên rửa bình lại bằng nước ấm trước khi tiến hành pha sữa cho trẻ để loại bỏ những vi khuẩn có hại. Nên sử dụng sữa sạch, rõ nguồn gốc và cần rửa tay kỹ trước khi pha sữa cho trẻ.
  • Mẹ nên ăn các món ăn ít đạm, ít béo, dung hòa tốt và dễ tiêu hóa, giàu chất xơ để giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt, hạn chế tối đa tình trạng tiêu chảy.
  • Bổ sung sữa chua, men sống và men vi sinh đối với người mẹ để tăng cường vi khuẩn probiotics giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh và có khả năng chống lại các vi khuẩn xâm nhập.

Ngoài ra, tiêm phòng vắc xin rota cũng là một trong những biện pháp phòng ngừa virusrota gây ra bệnh tiêu chảy. Việc này vô cùng cần thiết đối với trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, tiêm phòng sởi cho trẻ cũng là một việc cần thiết để ngăn chặn tiêu chảy gây ra khi các nốt phát ban đã lặn đi.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Hi vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về căn bệnh này. Trẻ sơ sinh có một cơ thể non yếu nên rất cần được bảo vệ an toàn khỏi các tác nhân xấu từ bên ngoài. Vì thế, nếu thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào, bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa kịp thời.

Cùng chuyên mục

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè giúp bé khỏe mạnh

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè giúp bé khỏe mạnh

Chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè đúng cách giúp con phát triển khỏe mạnh. Do đó, các ông bố, bà mẹ nên tìm hiểu những kiến thức liên...

Trẻ sơ sinh bị bong da đầu ngón tay phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị bong da đầu ngón tay phải làm sao?

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị bong da đầu ngón tay thường không đáng lo ngại và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, trong một...

Men tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và cách sử dụng đúng

Men tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và cách sử dụng đúng

Men tiêu hóa thường được ba mẹ sử dụng trong cải thiện các vấn đề về dạ dày và đường ruột ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, không phải ai...

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú có đáng lo không?

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú có đáng lo không?

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú có thể là bình thường, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ trẻ đang mắc phải một bệnh lý nào...

Review 10 Máy Tiệt Trùng Bình Sữa Tốt Nhất Mẹ Nên Mua Dùng

Máy tiệt trùng bình sữa là sản phẩm được nhiều mẹ bỉm yêu thích và lựa chọn sử dụng để làm sạch, sấy khô bình sữa và những đồ dùng...

Làm thế nào để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh an toàn khỏe mạnh

Những tháng đầu đời là thời điểm mà trẻ sơ sinh có thể phát triển nhanh về cân nặng. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng vậy, thậm chí có...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn