Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà giúp bé hạ sốt nhanh

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chuẩn nhất

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông khỏe mạnh ít ốm vặt

Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú? Giải đáp

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị phồng rộp da: Nguyên nhân và cách chữa

Trẻ sơ sinh bị phồng rộp da là bệnh lý thường gặp ở những trẻ có hệ miễn dịch yếu. Khi khởi phát, da trẻ sẽ xuất hiện những nốt phồng rộp chứa chất lỏng khiến chúng khó chịu, quấy khóc và mất ngủ cả đêm. Bệnh có thể khỏi sau 1-2 tuần điều trị và chăm sóc đúng cách. Nhưng trong một số trường hợp, tình trạng này có thể chuyển nặng và gây ra biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong nếu không được can thiệp y tế kịp thời.

Trẻ sơ sinh bị phồng rộp da
Trẻ sơ sinh bị phồng rộp da là một bệnh lý thường gặp ở những trẻ có hệ miễn dịch yếu

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị phồng rộp da

Trẻ sơ sinh bị phồng rộp da tình trạng da trẻ xuất hiện những nốt phồng có chứa chất lỏng với những kích thước khác nhau, từ bé như đầu kim đến to bằng đường kính 1,3cm. Khi khởi phát, chúng có thể xuất hiện ở nhiều vùng da trên cơ thể, nhưng nhiều nhất vẫn tập trung ở cẳng chân, gót chân, lòng bàn chân.

Tình trạng trẻ sơ sinh bị phồng rộp da thường xuất phát từ việc phụ huynh cho con mặc quần áo bó sát hoặc có chất liệu thô khiến chúng chà xát lên da trẻ gây tổn thương. Hoặc có thể là do trẻ bị côn trùng đốt, bỏng,… khiến da tách khỏi tầng đáy hình thành nên những vết rộp.

Trẻ sơ sinh bị phồng rộp da
Tình trạng trẻ sơ sinh bị phồng rộp da thường xuất phát từ việc phụ huynh cho con mặc quần áo bó sát hoặc có chất liệu thô khiến chúng chà xát lên da trẻ gây tổn thương

Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ sơ sinh bị phồng rộp da còn là biểu hiện của một số bệnh lý. Cụ thể:

  • Viêm da tiếp xúc: Bao gồm viêm da tiếp xúc kích ứng, viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da tiếp xúc do dị ứng ánh sáng. Khi mắc phải, trẻ sẽ có những biểu hiện ban đầu là phồng rộp, ngứa ngáy và đóng vảy khô hoặc phát ban, rỉ nước trên da. Các triệu chứng này thường xuất hiện trong khoảng 24-36 tiếng sau khi tiếp xúc và có hình dáng như vết bỏng, gây đau rát và khó chịu cho trẻ.
  • Zona thần kinh: Thường xảy ra vào thời điểm chuyển mùa. Lúc này, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non yếu nên đã tạo điều kiện để vi khuẩn herpes zoster (vi khuẩn gây thủy đậu) dễ dàng xâm nhập vào da gây ra Zona thần kinh. Khi bùng phát, da trẻ sẽ bị phồng rộp với các bọng nước to nhỏ không đều và kèm theo cơn đau rát, mệt mỏi. Bệnh có thể tự khỏi sau 1 tuần nhưng lại có xu hướng tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi, phụ huynh cần hết sức thận trọng trong việc chăm sóc bé.
  • Chốc lở: Trẻ sơ sinh khi bị bệnh chốc lở thường bị phồng rộp ở nếp gấp của da hoặc khu vực mặc tã. Ngoài ra, chúng cũng có thể xuất hiện ở mũi và môi. Những nốt phồng rộp này chứa nhiều chất lỏng, dễ bị rỉ và vỡ ra để lại vành có vảy (vòng đệm). Khi mắc bệnh, trẻ sẽ thường xuyên cảm thấy khó chịu, liên tục quấy khóc và khó ngủ về đêm. Trường hợp nặng trẻ có thể khiến trẻ bị sưng viêm, phát sốt.

Phồng rộp da là một bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu. Bệnh có thể khỏi sau 1-2 tuần chăm sóc và điều trị đúng cách. Nhưng trong một số trường hợp, tình trạng này có thể chuyển nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong nếu không được can thiệp y tế kịp thời.

Vì vậy, trong quá trình chăm sóc hàng ngày, phụ huynh cần chú ý quan sát cơ thể trẻ. Nếu có dấu hiệu bị phồng rộp da bất thường nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp hỗ trợ phù hợp giúp tình trạng trên mau khỏi hơn.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị phồng rộp da

Dấu hiệu đầu tiên khi trẻ sơ sinh bị phồng rộp da là xuất hiện những bóng nước, mụn nước chứa dịch với các kích thước to nhỏ khác nhau. Khi sờ vào sẽ có cảm giác trơn bóng, không cẩn thận có thể khiến chúng vỡ và rỉ nước ra gây đau rát, lỡ loét.

Trẻ sơ sinh bị phồng rộp da
Trẻ sơ sinh bị phồng rộp da thường xuất hiện những bóng nước, mụn nước chứa dịch với các kích thước to nhỏ khác nhau

Tiếp đến da trẻ có thể mọc những mụn mủ. Chúng có thể là sang thương nguyên phát ( mụn mủ dưới lớp sừng, mụn mủ ở đầu chi) hoặc chuyển qua sang thương thứ phát (vết loét, tróc vẩy, có mài, hạt kê,…).

Khi trẻ sơ sinh bị phồng rộp da sẽ thường xuyên cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, rất dễ dùng tay cào gãi gây tổn thương khiến da chúng tấy đỏ, nóng rát.

Chữa phồng rộp da ở trẻ sơ sinh bằng cách chăm sóc tại nhà

Từ xưa đến nay, chăm sóc trẻ sơ sinh vốn là điều không hề dễ dàng, nhất là khi trẻ bị phồng rộp da. Đây là giai đoạn đòi hỏi các bậc phụ huynh phải chu đáo, cẩn thận và tỉ mỉ để không làm da trẻ kích ứng và tổn thương. Từ đó đẩy nhanh được quá trình phục hồi và tái tạo da mới, giúp tình trạng phồng rộp da thuyên giảm nhanh chóng, sớm trả lại làn da mịn màng ban đầu cho trẻ.

Trẻ sơ sinh bị phồng rộp da
Chăm sóc trẻ tại nhà đúng cách có thể cải thiện nhanh tình trạng phồng rộp da

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị phồng rộp da, cha mẹ cần lưu ý những nguyên tắc sau đây:

  • Luôn giữ vùng da bị tổn thương của trẻ được sạch sẽ để tránh sự xâm nhập của các tác nhân gây hại, giúp da sớm hồi phục hơn.
  • Không cho trẻ đưa tay sờ soạng hay cào gãi lên vùng da bị phồng rộp vì có thể khiến các mụn nước hoặc bọng nước vỡ ra gây chảy dịch, ngứa rát, khiến tổn thương dễ lan rộng và dễ để lại sẹo về sau.
  • Thường xuyên vệ sinh nơi ở cũng như là vật dụng của trẻ để tránh sự trú ẩn của các vi khuẩn gây hại, tránh cho bệnh chuyển biến nặng hơn.
  • Cho trẻ mặc đồ rộng rãi, thoáng mát để giảm sự cọ xát vào vùng da bị tổn thương, giúp tình trạng phồng rộp da cải thiện nhanh hơn.
  • Mớm cho trẻ nhiều nước để tránh nguy cơ bị khô da, có thể kết hợp thêm các loại sữa dưỡng ẩm thiên nhiên để giúp trẻ giảm cơn ngứa ngáy.
  • Bổ sung các loại vitamin cần thiết bằng cách mớm nước ép trái cây cho trẻ để tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe, giúp trẻ mau khỏi bệnh hơn.
  • Giữ cho trẻ tránh xa các hóa chất và dị nguyên: bụi bẩn, côn trùng, lông vật nuôi,… vì có thể khiến da trẻ bị kích ứng nặng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị.

Đối với các trường hợp phồng rộp da nhẹ, phụ huynh chỉ cần áp dụng cách này sẽ giúp các triệu chứng bệnh nhanh chóng biến mất chỉ sau 1-2 tuần chăm sóc tại nhà.

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi có sự xuất hiện của các dấu hiệu sau đây:

  • Tình trạng phồng rộp da không có dấu hiệu thuyên giảm sau 1-2 ngày chăm sóc tại nhà.
  • Bắt đầu xuất hiện tình trạng đau rát, sưng tấy và đau đớn ở vùng da bị nổi mụn nước.
  • Các nốt phồng rộp bị vỡ liên tục và có xu hướng lan rộng sang những vùng da lành lặn khác.
  • Vùng da phồng rộp bị tấy đỏ lên, xuất hiện các dịch mủ màu xanh hoặc màu vàng.
  • Có dấu hiệu lỡ loét, nhiễm trùng, mưng mủ trên vùng da bị tổn thương.
  • Tình trạng phồng rộp da xuất hiện ở những vùng nhạy cảm như miệng, mí mắt, cơ quan sinh dục,…

Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám hoặc xét nghiệm để xác định tình trạng, mức độ bị phồng rộp da và đưa ra chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp để kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi và tái tạo da mới cho trẻ.

Trên đây là những thông tin cần thiết về trẻ sơ sinh bị phồng rộp da cũng như là nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Hi vọng sẽ có ích cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng con mỗi ngày. Chúc cho bé luôn vui vẻ và khỏe mạnh!

Cùng chuyên mục

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt nhầy do đâu? Có đáng lo?

Trẻ sơ sinh thường xuyên gặp phải các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa khiến cha mẹ lo lắng, đặc biệt là tình trạng đi ngoài có bọt...

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày: Hệ tiêu hóa gặp vấn đề?

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày khiến phụ huynh lo lắng rằng đây có phải một triệu chứng bất thường và liệu hệ tiêu hóa của con...

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng an toàn, nhanh chóng

Sốt là triệu chứng thường gặp cho trẻ nhỏ sau khi tiêm phòng. Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng an toàn và hiệu quả nhất...

Bé khóc nhiều có bị viêm họng không?

Bé khóc nhiều có bị viêm họng không là nỗi lo lắng của nhiều ông bố, bà mẹ trước tình trạng bé quấy khóc không ngừng, đặc biệt là ở...

Dị ứng Lactose ở trẻ: Cách nhận biết và khắc phục hiệu quả

Dị ứng Lactose ở trẻ có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón thậm chí là sốc phản vệ sau khi sử dụng các sản phẩm...

Men tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và cách sử dụng đúng

Men tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và cách sử dụng đúng

Men tiêu hóa thường được ba mẹ sử dụng trong cải thiện các vấn đề về dạ dày và đường ruột ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, không phải ai...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn