Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà giúp bé hạ sốt nhanh

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chuẩn nhất

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông khỏe mạnh ít ốm vặt

Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú? Giải đáp

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ liên tục: Cách xử lý và phòng ngừa

Nôn trớ liên tục là một trong những hiện tượng thường gặp đối với trẻ sơ sinh. Đây có thể là triệu chứng của đường tiêu hóa khi chúng gặp một số vấn đề. Tình trạng này xảy ra có thể khiến trẻ biếng ăn, lười bú mẹ, từ đó dẫn đến những ảnh hưởng về sức khỏe của trẻ, đặc biệt là suy dinh dưỡng. Vì thế, bậc cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân để có biện pháp xử lý hiệu quả và phòng ngừa triệt để.

Hiện tượng nôn trớ liên tục ở trẻ sơ sinh là gì?

Nôn trớ là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn bú sữa mẹ. Theo đó, nôn là hiện tượng các chất trong dạ dày bị đẩy ngược qua miệng do các tác động co thắt của các cơ thành bụng. Còn trớ là hiện tượng các chất trào ngược dạ dày di chuyển qua hầu họng lên miệng do sự co bóp đơn thần của dạ dày mỗi khi bé rướn người hoặc thay đổi tư thể đột ngột.

Hiện tượng nôn trớ liên tục ở trẻ sơ sinh là gì?
Nôn trớ là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn bú sữa mẹ.

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh thường xảy ra mỗi khi trẻ ăn no và hầu hết các bé thường mắc phải tình trạng này ở những tuần đầu sau sinh. Đây là một biểu hiện thường tự biến mất sau 6 – 24 tiếng mà không cần điều trị. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi trẻ vì đây có thể là một dấu hiệu bệnh lý nào đó cần sớm được điều trị để tránh biến chứng nghiêm trọng hơn.

Nôn trớ là hiện tượng sinh lý xảy ra ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và có thể gây ra một số bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, bậc cha mẹ khi thấy trẻ gặp phải vấn đề này nên có sự trợ giúp từ các bác sĩ để thăm khám và kiểm tra chính xác nguyên nhân gây bệnh để có thể điều trị phù hợp, tránh gây hậu quả xấu.

Nguyên nhân gây nôn trớ liên tục ở trẻ sơ sinh

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh xảy ra do các chất trong dạ dày bị đẩy qua miệng. Theo đó, nó thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau từ sinh lý đến bệnh lý. Cụ thể, trẻ bị nôn trớ liên tục có thể do gặp một số vấn đề sau đây:

Nguyên nhân gây nôn trớ liên tục ở trẻ sơ sinh
Một số trường hợp trẻ sơ sinh bị nôn trớ có thể là do nhiều khả năng trẻ đang mắc một số bệnh nào đó.

1. Sai lầm về cách bú mẹ hoặc chăm sóc trẻ

Trẻ sơ sinh thường hay xảy ra hiện tượng nôn trớ liên tục do mẹ cho trẻ bú qua nhiều, quá nó hoặc do bị ép bú. Bên cạnh đó, việc cho trẻ bú không đúng tư thế hoặc bú bình chưa đúng cách có thể sẽ làm cho trẻ bị nuốt nhiều không khí vào bụng gây đầy hơi trong dạ dày và khiến tình trạng nôn trớ xảy ra. Ngoài ra, các bà mẹ thường cho trẻ nằm ngay sau khi bú, quấn tã, chăn hoặc băng rốn quá chặc cũng có thể là nguyên nhân gây ra nôn trớ ở trẻ.

Đồng thời, không cho trẻ bú đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ xảy ra tình trạng nôn trớ. Cụ thể, lượng sữa mà trẻ bú nhiều hơn lượng sữa mà miệng bé có thể nuốt được có thể sẽ khiến dạ dày bị trào lên khiến trẻ nôn trớ.

2. Do sinh lý của trẻ

Trẻ sơ sinh có thể bị nôn trớ do dạ dày của bé nằm ngang, hệ tiêu hóa của bé còn chưa hoàn thiện, co thắc tâm vị yếu. Nếu hiện tượng nôn trớ bắt nguồn từ nguyên nhân này thì sau 7 – 8 tháng nó sẽ tự biến mất. Ngoài ra, nó cũng có thể bắt nguồn từ lúc bé ăn dặm, mùi vị các loại đồ ăn không thích hợp khi ăn sẽ dẫn đến phản xạ nôn trớ.

3. Do các hiện tượng bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân trên, một số trường hợp trẻ sơ sinh bị nôn trớ có thể là do nhiều khả năng trẻ đang mắc một số bệnh nào đó. Cha mẹ lúc này cần theo dõi sát sao tình trạng của bé để có thể kịp thời đưa bé đi khám và điều trị sớm nhất. Cụ thể, trẻ bị nôn trớ có thể do mắc một số bệnh lý sau đây:

  • Tắc ruột, xoắn ruột
  • Tiêu chảy, viêm đường ruột
  • Bệnh lý về đường hô hấp
  • Dị tật đường tiêu hóa
  • Rối loạn thần kinh thực vật làm co thắt môn vị.
  • Bệnh lý nhiễm trùng viêm màng não.
  • Rối loạn vận động dạ dày, thực quản hoặc co thể trẻ không thể dung nạp một số chất.

Triệu chứng nôn trớ liên tục ở trẻ sơ sinh

Các triệu chứng của nôn trớ ở trẻ sơ sinh thường khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu và thường xuyên quấy khóc, mệt mỏi. Cụ thể, nó được biểu hiện như sau:

  • Thức ăn trào ra ở cả mũi và miệng.
  • Trẻ khóc thét sau đó lịm đi do hít lại các dịch nôn ra gây khó thở.
  • Mũi và miệng có sữa.
  • Trẻ biếng ăn hoặc lười bú sữa.

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ liên tục?

Nôn trớ thường hay xảy ra với trẻ sơ sinh, vì thế cha mẹ cần biết cách làm thế nào khi trẻ mắc phải triệu chứng này để có biện pháp khắc phục đúng. Cụ thể, khi trẻ bị nôn trớ, bạn nên thực hiện lần lượt các vấn đề sau đây:

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ liên tục?
Ngay khi trẻ xuất hiện nôn trớ, cần nghiêng trẻ sang một bên để không làm trẻ bị sặc các chất nôn.

1. Cách xử lý trẻ sơ sinh bị nôn trớ liên tục

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ liên tục luôn là vấn đề đáng lo lắng đối với các bậc cha mẹ. Vì thế, khi thấy trẻ xảy ra tình trạng này, cha mẹ cần thực hiện những việc sau đây:

  • Ngay khi trẻ xuất hiện nôn trớ, cần nghiêng trẻ sang một bên để không làm trẻ bị sặc các chất nôn. Sau đó nhanh chóng làm sạch các chất nôn trong miệng, họng và mũi của trẻ, tốt nhất nên làm sạch miệng trước rồi tới mũi bằng cách quấn gạc vào ngón tay để thấm hết các chất nôn trong miệng và mũi trẻ.
  • Vỗ thật nhẹ vào hai bên lưng của trẻ nhằm trấn an trẻ, việc này còn có thể giúp trẻ ho bật ra ra nốt các chất nôn còn vướng lại trong hầu họng ra ngoài.
  • Tiến hành vệ sinh cho trẻ bằng cách lau khô người trẻ bằng nước ấm và thay đồ sạch cho trẻ nếu có dính chất nôn.
  • Khi trẻ đã hết cơn nôn, các bà mẹ nên giúp trẻ ngủ để lấy lại sức. Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc để cắt đứt cơn nôn ói của trẻ. Sau khi xuất hiện tình trạng nôn ói, bạn nên chú ý kỹ hơn diễn biến tiếp theo của trẻ, nếu có xuất hiện bất cứ vấn đề nào nên báo ngay với bác sĩ để được chữa trị.

2. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sặc chất nôn trớ

Trẻ sơ sinh bị sặc chất nôn trớ là tình trạng rất phổ biến nếu trẻ hít phải chất nôn. Vì vậy khi trẻ gặp phải vấn đề này bạn nên xử lý bằng tống dị vật ra ngoài nhưng tuyệt đối không nên cố gắng dùng tay móc chúng vì sẽ gây nguy hiểm đến trẻ. Cụ thể, bạn có thể xử lý trường hợp này qua cách sau:

  • Đỡ trẻ nằm sấp bằng một tay của bạn.
  • Tay bạn nâng đầu và cổ trẻ thấp hơn cơ thân trẻ.
  • Dùng tay còn lại vỗ thật nhẹ 5 lần vào khoảng giữa 2 bả vai của trẻ.

3. Đánh giá mực độ nôn trớ của trẻ

Quan sát, theo dõi và đánh giá triệu chứng nôn trớ của trẻ nếu có gì bất thường nên báo ngay với bác sĩ tại các cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời. Cụ thể, bạn cần quan tâm đến các vấn đề sau đây:

  • Triệu chứng nôn ói: Nôn vọt, nôn tháo hay nôn khan nôn ra sữa mới hay sữa vón, màu sắc chất nôn (vàng, xanh hay gợn nâu).
  • Cần quan sát màu sắc da, nhịp thở, nhiệt độ của trẻ sau lúc nôn trớ.
  • Các biểu hiện của đường hô hấp: sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, ho có đờm,…
  • Các biểu hiện của đường tiêu hóa: táo bón, tiêu chảy, đầy hơi.
  • Ngoài ra còn có một số biểu hiện ảnh hưởng đến hệ thần kinh như quấy khóc, co giật, hốt hoảng,…

Những tình trạng này nếu để xảy ra lâu ngày có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ hoặc có thể sẽ kéo theo những biến chứng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, cha mẹ cần đến ngay các bác sĩ chuyên khoa và khai báo đầy đủ các biểu hiện bé gặp phải để có cách khắc phục an toàn và hiệu quả.

4. Chăm sóc trẻ sau khi nôn trớ

Sau khi nôn trớ, cha mẹ nên chú ý bổ sung nước trước khi cho trẻ ăn. Có thể cho trẻ uống nuốc lọc hoặc dung dịch bù điện giải Oresol với liều lượng và thời gian uống theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, nếu trẻ đã biết ăn dặm, bạn có thể thêm vào khẩu phần ăn của trẻ sữa chua, ngũ cốc,… và cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày, đồng thời giảm lượng ăn trong mỗi bữa để hạn chế tối đa tình trạng nôn trớ.

Phòng ngừa nôn trớ liên tục ở trẻ sơ sinh

Các bậc cha mẹ luôn rất lo lắng cho tình trạng nôn trớ của trẻ. Vì vậy, bạn nên trang bị cho bản thân những biện pháp chủ động để hạn chế tình trạng này xuất hiện. Cụ thể, bạn nên duy trì 7 thói quen sau đây:

Phòng ngừa nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Massage quanh rốn cho trẻ nhẹ nhàng giúp làm giảm co bóp dạ dày hạn chế tình trạng nôn trớ xảy ra.

1. Chia nhỏ thời gian bú của trẻ

Đối với trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa lúc này chưa được phát triển toàn diện so với những bé lớn. Vì vậy, để tránh tình trạng nôn trớ, thay vì cho bé bú quá nhiều sữa trong 1 lần thì bạn nên chia ra nhiều lần bú với số lượng sữa ít hơn trong mỗi lần sẽ làm cho bé tiêu hóa dễ dàng và nhanh chóng hơn.

2. Cho trẻ bú đúng cách

Mẹ nên chú ý cho trẻ bú từ từ, tránh để trẻ tiếp nhận một lượng sữa quá lớn trong 1 lần. Đối với những trẻ bú bình, mẹ nên để bình sữa của trẻ nghiêng 45 độ sao cho sữa vừa ngập cổ bình, tránh để không khí lọt vào dạ dày của trẻ.

3. Không để trẻ nằm ngay sau khi bú

Trẻ sơ sinh rất dễ nuốt hơi vào bụng trong khi bú, vì thế nếu để trẻ nằm ngay sau khi bú có thể sẽ làm cho tình trạng nôn trớ dễ xảy ra. Tốt nhất nên tìm cách cho bé ợ để giải phóng khí này ra khỏi dạ dày tránh gây đầy bụng, khó tiêu.

4. Tập cho bé tư thế ngủ đúng

Một tư thế ngủ đúng có thể sẽ giúp trẻ cải thiện được nguy cơ trào ngược dạ dày. Vì vậy, mẹ cần chú ý nâng cao đầu của trẻ lên 1 góc 30 độ để tạo ra một độ nghiêng an toàn giúp dạ dày ổn định trong lúc bé ngủ.

5. Tránh để bé tiếp xúc với khói thuốc lá

Khói thuốc lá đặc biệt rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ vì không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển mà còn làm tăng hàm lượng tăng tiết a-xít trong dạ dày nhiều hơn. Chính vì thế, những trẻ thường ở trong môi trường có nhiều khói thuốc lá thường sẽ dễ bị nôn trớ hơn rất nhiều.

6. Bổ sung canxi cho trẻ

Tình trạng nôn trớ thường kéo theo các tình trạng vặn mình trong lúc ngủ, vì thế thường gây khó ngủ cho trẻ vào ban đêm. Đây có thể là biểu hiện cho thấy chế độ dinh dưỡng của trẻ thiếu lượng canxi cần thiết. Cha mẹ cần chú ý bổ sung canxi đầy đủ cho trẻ để giúp khắc phục được tình trạng nôn trớ hiệu quả.

7. Massage cho trẻ

Massage quanh rốn cho trẻ nhẹ nhàng giúp làm giảm co bóp dạ dày hạn chế tình trạng nôn trớ xảy ra. Mẹ nên lưu ý massage bụng sâu theo đường đi của khung đại tràng giúp tăng nhu động ruột, làm tăng tiết dịch, từ đó giúp trẻ bài tiết qua hệ tiêu hóa đều đặn mỗi ngày làm giảm chứng bụng và nôn trớ tốt hơn.

Trên đây là những kiến thức liên quan đến vấn đề trẻ sơ sinh bị nôn trớ liên tục. Hi vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để phòng tránh, xử lý và chăm sóc trẻ đúng cách. Cha mẹ nên lưu ý không nên chủ quan trong vấn đề này mà phải theo dõi trẻ sát sao, nếu có bất cứ dấu hiệu lạ nào xảy ra nên đưa trẻ đến cơ sở y tế kiểm ra sức khỏe ngay.

Cùng chuyên mục

12 Thuốc tăng chiều cao tốt nhất, an toàn khi sử dụng

Bên cạnh chế độ ăn uống và sinh hoạt, bạn cũng có thể cải thiện chiều cao bằng cách sử dụng sản phẩm hỗ trợ. Để dễ dàng lựa chọn...

Răng mọc lệch ở trẻ: Nguyên nhân và hướng khắc phục

Răng mọc lệch ở trẻ: Nguyên nhân và hướng khắc phục

Răng mọc lệch ở trẻ thường xuất hiện phổ biến ở những bé trong giai đoạn mọc răng hoặc thay răng. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp...

4 cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh tốt nhất bác sĩ khuyến cáo

Canxi là chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Cung cấp nguồn khoáng chất này đầy đủ sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, cao lớn,...

Trẻ bị nấm miệng

Trẻ bị nấm miệng: Nguyên nhân, cách điều trị, chăm sóc

Trẻ bị nấm miệng là hiện tượng thường gặp, đặc biệt phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng...

Các loại lá tắm mát cho trẻ sơ sinh an toàn dễ kiếm

Trẻ sơ sinh thường có làn da vô cùng nhạy cảm với môi trường xung quanh. Chính vì thế, trẻ cần được mẹ chăm sóc cẩn thận, nhất là vào...

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh thường do virus gây ra nên rất dễ lây nhiễm, có thể kèm theo các triệu chứng như co giật và sốt cao...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn