Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà giúp bé hạ sốt nhanh

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách tại nhà

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chuẩn nhất

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử lý

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông khỏe mạnh ít ốm vặt

Mẹ bị cảm lạnh có nên cho con bú? Giải đáp

Cách chăm sóc trẻ sinh non thiếu tháng mẹ cần biết

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tại nhà

Trẻ sơ sinh bị khô da: Mẹo xử lý an toàn hiệu quả cho mẹ

Trẻ sơ sinh bị khô da là vấn đề nhận được nhiều quan tâm của các ông bố, bà mẹ. Hiện tượng này sẽ khỏi sau một thời gian nếu được xử lý đúng cách và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên chủ quan và cần can thiệp nếu thấy những dấu hiệu bất thường trên da của trẻ mỗi ngày.

Nguyên nhân gây khô da ở trẻ sơ sinh

Da trẻ sơ sinh còn non và khá yếu, có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố xung quanh. Khi thời tiết thay đổi hay việc bạn chăm sóc da cho bé không đúng cách cũng có thể làm cho da bé bị khô, bong tróc.

Trẻ sơ sinh bị khô da
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị khô da

Khi còn trong bụng mẹ, da em bé chưa tiếp xúc với môi trường và còn được bảo vệ bởi một lớp màng màu vàng, hơi trơn. Đến khi chào đời, qua việc tắm rửa, lớp màng bảo vệ sẽ dần mất đi. Do sự thay đổi môi trường sống này, da trẻ dễ bị khô và bong tróc khi tiếp xúc với không khí, nhiệt độ hay áo quần, dụng cụ sinh hoạt hàng ngày,…

Đặc biệt, da trẻ sơ sinh vào mùa đông dễ bị khô do nhiệt độ và độ ẩm giảm thấp. Đồng thời, vào mùa hè cũng là thời điểm trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng do sự mất cân bằng trên da khiến da có phần khô, nứt nẻ.

Tình trạng khô da ở trẻ sơ sinh sẽ khỏi sau một thời gian nếu nguyên nhân gây bong da không phải các bệnh lý như chàm, sởi, rôm sảy,…Khi thấy trẻ có hiện tượng khô da, bạn có thể sử dụng các sản phẩm thiên nhiên để dưỡng ẩm cho bé khi cần thiết. 

Trường hợp nếu da bé khô và bong tróc nhiều sẽ cần các biện pháp bổ trợ khác, dưới sự giám sát và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến làn da của trẻ.

Các vùng da hay bị khô ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là những vùng da hay xuất hiện tình trạng khô và bong tróc trên người trẻ mà mẹ cần lưu ý:

  • Da mặt

Da mặt là vị trí có da tương đối mỏng, vùng da nhạy cảm trên cơ thể và quan trọng đối với cuộc sống của trẻ sau này. Chỉ cần một tác động nhẹ cũng dễ khiến da mặt trẻ bị tổn thương.

Đặc biệt, khi trời trở lạnh, hai gò má bé thường bị khô, căng làm cho bé khó chịu. Điều này khiến bé hay quấy khóc, tự lấy tay chà vào mặt khiến tổn thương ngày càng nặng hơn. Đây cũng là nguyên nhân gây nên chứng chàm sữa ở trẻ sơ sinh.

  • Da chân

Da chân, đặc biệt là vị trí giữa các khe ngón chân thường dễ khô và bong tróc nhất. Thường các mẹ ít chăm sóc vùng da này cho con. Tuy nhiên, vị trí này chỉ cần tiếp xúc với môi trường nhiệt độ hanh khô sẽ làm chân bị nứt nẻ, thậm chí có thể bị tứa máu nếu mẹ không kịp thời can thiệp.

Vùng da bị khô da ở trẻ sơ sinh
Mặt, chân, tay, lưng là những vùng thường bị khô da ở trẻ sơ sinh
  • Da lưng

Lưng là bộ phận tiếp xúc nhiều với khăn, nệm lót do em bé thường xuyên nằm. Đồng thời, khi tắm, lưng sẽ được ngâm trong nước ấm nhiều hơn so với những bộ phận khác. Do do, da em bé ở vùng lưng hay bị khô ráp, sần sùi.

Trẻ sơ sinh bị khô da nên làm gì?

Tuy đây là hiện tượng bình thường mà hầu hết em bé đều phải trải qua, mẹ cũng cần hết sức lưu ý để tránh tình trạng kéo dài dẫn đến những tổn thương khác. Vì lúc này, trẻ không tự kiểm soát được hoạt động của cơ thể, nếu thấy ngứa ngáy thường tự cào cấu da mình, để lại sẹo trên cơ thể.

Chính vì thế, khi thấy da trẻ bị khô, bong tróc nhẹ, mẹ nên:

  • Sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên cho bé. Các loại dầu dưỡng ẩm, sữa tắm, kem dưỡng có tác dụng giữ nước cho da bé nhưng vẫn giữ được da thông thoáng. 
  • Cho bé bú mẹ thường xuyên để cung cấp thêm “nước” cho cơ thể. Khi được bổ sung thêm chất lỏng từ sữa mẹ, da trẻ cũng được nuôi dưỡng tốt hơn.
  • Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng, giữ cho độ ẩm không khí ở mức ổn định. Điều này sẽ góp phần cho da trẻ sơ sinh ít bị bong tróc, khô căng.
  • Đeo bao tay, bao chân cho bé thường xuyên vào những ngày nhiệt độ thấp để bảo vệ làn da trẻ. Đồng thời, việc đeo bao tay, chân giống như trang bị “đồ bảo hộ” cho trẻ, nếu trẻ có tự ý cào vào da cũng sẽ giảm tác động hơn.
  • Sử dụng xà phòng riêng dành cho em bé để giặt quần áo cho trẻ sơ sinh. Việc sử dụng chung xà phòng với người lớn dễ khiến da trẻ bị khô hơn, do trong xà phòng dành cho người lớn chứa nhiều chất tẩy không tốt cho da bé.

Những việc không nên làm khi da trẻ sơ sinh bị khô

Bố mẹ cần tránh những việc sau nếu muốn tình trạng khô da ở trẻ sơ sinh cải thiện nhanh chóng:

  • Tắm quá nhiều lần trong ngày cho trẻ sơ sinh. Bạn có thể nhẹ nhàng lau người trẻ với khăn bông mềm thấm nước ấm, sau đó mặc quần áo mới cho trẻ. Việc tắm, tiếp xúc nhiều với nước, xà phòng dễ làm da bị khô. Trẻ sơ sinh chỉ cần tắm 2 – 3 lần mỗi tuần, mỗi lần tắm chỉ nên kéo dài tối đa 10 phút. Những ngày còn lại chỉ nên giữ vệ sinh người trẻ bằng cách lau khăn bông.
  • Nước tắm quá nóng, khiến da mất đi độ ẩm tự nhiên. Mẹ nên dùng nước sôi để nguội sau đó pha một ít nước sôi để tắm cho con sẽ hạn chế được da trẻ tiếp xúc với clo có trong nước. 
  • Tắm xong dùng quạt sưởi khiến da trẻ bị khô. Mẹ nên nhanh chóng lau khô và ủ ấp cơ thể trẻ bằng khăn xô, sau đó mặc quần áo cho em bé thay vì sử dụng quạt sưởi
  • Sử dụng những sản phẩm dưỡng ẩm của người lớn cho trẻ sơ sinh, cực kì nguy hại cho làn da yếu mềm của trẻ.

Mẹo cải thiện khô da cho trẻ sơ sinh bằng nguyên liệu tự nhiên

Mẹ có thể sử dụng một số cách dưới đây để xử lý khi thấy da trẻ sơ sinh bị khô:

1. Sử dụng sữa mẹ

Sữa mẹ là nguyên liệu chữa khô da hoàn hảo cho bé, nó không chứa chất độc hại và tuyệt đối an toàn đối với cơ thể trẻ sơ sinh. Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể và vitamin giúp cấp ẩm, làm dịu và trị khô da, nứt nẻ hiệu quả.

Cách thực hiện: Bạn vắt một ít sữa mẹ và bôi trực tiếp lên da bé, đợi cho sữa khô từ 15 – 20 phút rồi lau lại bằng với khăn bông nhúng nước ấm vắt khô.

2. Sử dụng mật ong rừng

Trong mật ong có nhiều chất chống chống oxy hóa tự nhiên cùng với nhiều dưỡng chất có lợi khác. Nguyên liệu thân thiện với làn da và có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh để nuôi dưỡng và cung cấp độ ẩm cho da bé khỏe mạnh. Đồng thời, mật ong còn giúp bảo vệ da bé chống lại tác động của tia UV.

Cách thực hiện: Mẹ dùng mật ong thoa lên vị trí bị khô da trên người bé, có thể pha với sữa tắm để tắm cho bé hàng ngày. Thực hiện đều đặn mỗi ngày hiện tượng khô da ở trẻ sơ sinh sẽ cải thiện hiệu quả.

3. Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa là loại nguyên liệu thiên nhiên tốt cho làn da, đặc biệt còn rất an toàn. Tác dụng chính của dầu dừa là làm dịu da, cung cấp độ ẩm tự nhiên, thích hợp với da đang bị kích ứng và nhiễm khuẩn.

Cách thực hiện: Mẹ sử dụng dầu dừa massage nhẹ nhàng cơ thể bé trước hoặc sau khi tắm cho bé và một lần trước khi bé đi ngủ. Việc massage dầu dừa cho bé thường xuyên còn giúp ngăn ngừa bệnh chàm cho trẻ sơ sinh.

Lưu ý: Nên lựa chọn dầu dừa nguyên chất, không pha lẫn tạp chất có hại cho da. Loại nên sử dụng có màu vàng nhạt, không nên dùng loại có màu trắng vì có thể chứa chất tẩy rửa, chất bảo quản khiến da trẻ bị kích ứng.

Mẹo xử lý khô da ở trẻ sơ sinh
Thoa dưỡng ẩm bằng nguyên liệu thiên nhiên để cấp ẩm cho da trẻ sơ sinh

4. Sử dụng dầu oliu

Tương tự dầu dừa, dầu oliu cũng an toàn cho da trẻ, mẹ có thể sử dụng dầu oliu pha với sữa tắm hoặc pha vài giọt vào nước để tắm cho trẻ hàng ngày. Những dưỡng chất thiên nhiên có trong dầu oliu sẽ giúp cải thiện tình trạng khô da cho con một cách an toàn.

5. Sử dụng lá mồng tơi

Lá mồng tơi được biết đến với cung dụng giải nhiệt, làm dịu và làm mát tốt. Sử dụng nguyên liệu này đối với trẻ sơ sinh bị khô da tương đối an toàn.

Cách thực hiện: Mẹ hái một ít lá mồng tơi, rửa sạch sau đó giã nhuyễn, chú ý là dụng cụ sử dụng phải sạch sẽ. Sau đó mẹ cho thêm một ít muối tinh khiết vào, vắt lấy phần nước cốt. Thoa nước mồng tơi thu được lên vùng da bị khô của trẻ mỗi ngày.

Những trường hợp khô da ở trẻ sơ sinh cần đến gặp bác sĩ

Hiện tượng khô da ở trẻ có thể khỏi sau một thời gian, tuy nhiên mẹ cũng nên lưu ý những biểu hiện trên người trẻ. Khi thấy những triệu chứng bất thường, cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:

  • Trẻ sơ sinh bị khô da nhưng kèm theo ngứa, da xuất hiện mảng đỏ, rất có thể trẻ bị chàm bội nhiễm.
  • Khô da như vảy cá, xuất hiện từng lớp, khi thấy hiện tượng này hãy nhanh chóng đưa bé đi khám.
  • Da khô, nứt nẻ, chảy dịch mủ vàng, sưng phù quá mức, mẹ không nên chần chừ mà đưa con đến gặp bác sĩ ngay.

Trên đây là những thông tin về tình trạng trẻ sơ sinh bị khô da mẹ nên tham khảo. Da bé nhạy cảm và mềm yếu nên dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài, do đó mẹ hãy lưu ý đến những thay đổi trên cơ thể bé mỗi ngày để có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Tham khảo thêm: 

Cùng chuyên mục

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0 - 6 tháng

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0-6 tháng tốt nhất từ chuyên gia

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ giai đoạn từ 0 - 6 tháng cực kỳ quan trọng, các mẹ nên lưu ý. Đây là giai đoạn đầu đời, bé cần...

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè giúp bé khỏe mạnh

Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè giúp bé khỏe mạnh

Chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè đúng cách giúp con phát triển khỏe mạnh. Do đó, các ông bố, bà mẹ nên tìm hiểu những kiến thức liên...

Trẻ sơ sinh bị bong da đầu ngón tay phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị bong da đầu ngón tay phải làm sao?

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị bong da đầu ngón tay thường không đáng lo ngại và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, trong một...

sữa cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi

13 loại sữa cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi tốt nhất

Hầu hết các chuyên gia y tế đều khuyến khích trong 6 tháng đầu thai kỳ chỉ nên cho bé dùng sữa mẹ. Tuy nhiên trong trường hợp mẹ bị...

Làm thế nào để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh an toàn khỏe mạnh

Những tháng đầu đời là thời điểm mà trẻ sơ sinh có thể phát triển nhanh về cân nặng. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng vậy, thậm chí có...

9 cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh tại nhà đơn giản an toàn

Trẻ sơ sinh có làn da vô cùng mỏng manh và nhạy cảm, vì vậy các yếu tố thời tiết nóng bức, sự cọ xát của da, mồ hôi cùng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn