Ho khan là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa trị hiệu quả

Thuốc kháng sinh trị ho cho trẻ em và những lưu ý cần biết

Cách dùng dầu tràm trị ho cho trẻ sơ sinh, người lớn đúng cách

Cách chưng lê trị ho cho bé đúng cách hiệu quả tại nhà

9 loại siro trị ho cho bé hiệu quả và an toàn đã được kiểm chứng

Ho khạc ra đờm có máu vào buổi sáng: Cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Ho có đờm: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa dứt điểm

8 cách trị ho cho bà bầu an toàn hiệu quả nhanh tại nhà

5 Cách trị ho có đờm kéo dài ở người lớn dứt điểm nhanh chóng

6 Cách trị ho bằng rau tần dày lá cực hiệu quả lại an toàn

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi và những điều mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi, kèm theo đó là con thường chán ăn, mệt mỏi, quấy khóc và gầy đi trông thấy khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, trước tiên phụ huynh cần bình tĩnh giải quyết vấn đề này bằng một số phương pháp đơn giản tại nhà. Nếu các triệu chứng này vẫn tiếp tục tái diễn thì cần đến ngay bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và điều trị phù hợp nhất.

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi do đâu?

Ho thực chất là một phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm phản ứng lại một số tác nhân có nguy cơ xâm nhập vào họng hoặc  đẩy những dị nguyên vướng trong cổ họng ra ngoài. Vì vậy nếu thấy trẻ vô tình lâu lâu ho vài tiếng thì không quá nguy hiểm. Thường trẻ sơ sinh bị ho khan hoặc ho có đờm. Tuy nhiên nếu tình trạng ho diễn ra nhiều lần và kèm theo chất nhầy thì lại là một vấn đề cần quan tâm.

trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi
Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi là tình trạng báo hiệu hệ hô hấp của trẻ có vấn đề

Chất nhầy kèm theo ho chính là đờm. Đờm là một loại dịch tiết có sẵn trong cổ họng dùng để bẫy các dị nguyên hay làm sạch đường thở, tuy nhiên sự tiết ra quá nhiều chất nhầy này lại khiến bé gặp khó khăn trông hô hấp, thường là kèm theo sổ mũi, khó thở vô cùng mệt mỏi.

Ho có đờm có thể là dấu hiệu của việc bên trong cổ họng và đường hô hấp có sự xuất hiện nhiều dị vật lạ hoặc đã bị các vi khuẩn, virus có hại xâm nhập. Tùy từng nguyên nhân mà cơn ho  có thể đi kèm theo dịch đờm màu xanh hoặc trắng.

Các nguyên nhân chính có thể khiến trẻ sơ sinh ho có đờm và sổ mũi như

  • Sự thay đổi thời tiết một cách đột ngột: đặc biệt là khi trời chuyển lạnh. Hệ miên dịch của bé còn khá yêu và chưa thực sự hoàn thiện.  Sự thay đổi của thời tiết có thể khiến cho phế quản và phổi trở nên nhạy cảm, dễ bị tổn thương và nhiễm virus – vi khuẩn từ môi trường vào phổi. Điều này khiến cổ họng có cảm giác bị ngứa rát khó chịu gây ra ho khan có  thể kèm theo cả đờm trắng và sổ mũi.
  • Do ăn uống: nếu mẹ cho bé ăn đồ lạnh hoặc uống nhiều nước lạnh làm cho cổ họng bị sưng, viêm, lây lan lên mũi gây sổ mũi. Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ trên 6 tháng tuổi bắt đầu được tập ăn dặm.
  • Các bệnh lý về đường hô hấp: Bé mặc một số bệnh lý về đường hô hấp sự xâm nhập của vi khuẩn, virus vào cơ thể khiến bé bị ho ra đờm và nghẹt mũi khó chịu.
  • Do dị ứng: Nếu bé vô tình hít phải những tác nhân gây dị ứng như lông chó mèo, khói bụi, phấn hoa cũng là tác nhân khiến các vi khuẩn virus dễ dàng xâm nhập gây ra tình trạng ho có đờm hơn.

Các triệu chứng, sổ mũi, khó thở, thở khò khè thường có dấu hiệu nặng hơn khi về đêm khiến bé khó ngủ quấy khóc. Các biểu hiện rõ ràng hơn như trẻ ho liên tục, tiếng thở lớn, chảy nước mũi, hắt hơi, có thể sốt nhẹ. Kèm theo đó bé có thể bị nôn trớ, bỏ ăn, thiếu ngủ khiến việc hấp thu dinh dưỡng bị ảnh hưởng trầm trọng. Nếu tình trạng này kéo dài tinh thần của bé cũng cảm thấy sa sút và bé cũng trở nên thụ động hơn nhiều.

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi có thể chỉ là triệu chứng thông thường do sự thay đổi thời tiết hay dị ứng, nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bé đang mắc một số bệnh nguy hiểm về hệ hô hấp.

trẻ sơ sịnh bị ho có đờm và sổ mũi
Viêm phế quả có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sịnh bị ho có đờm và sổ mũi

Các triệu chứng ho có đờm và sổ mũi ở trẻ sơ sinh có thể là biểu hiện của các bệnh sau

  • Viêm phế quản: thường kèm theo các triệu chứng khó thở, thở nhanh, thở khò khè, hắt hơi, chảy nước mũi kết hợp ho nhiều và có đờm. Bé có thể sốt nhẹ hoặc không.
  • Hen phế quản: có thể do dị ứng hoặc hen suyễn khiến bé khó thở, thở khò khè, ho dai dẳng, mặt môi xanh nhợt nhạt, đường dẫn khí thu hẹp lại, lưu lượng không khí ra vào phổi bị giảm, tắc đàm, nghẹt mũi.
  • Trào ngược dạ dày: Trào ngược dạ dày thực quả ở trẻ em không phải là bệnh quá hiếm gặp. Khi dạ dày tiết ra quá nhiều acid dịch vị có thể trào ngược lên thực quản kích thích họng ngứa rát và ho nhiều hơn, có thể kèm đờm và sổ mũi, ợ chua, buồn nôn. Tình trạng này xuất hiện nhiều mỗi khi nằm xuống hoặc ngay sau khi ăn xong.

Các triệu chứng này tuy không quá nguy hiểm và có thể điều trị được tuy nhiên nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về thể chất và trí não của trẻ. Bé có thể chậm lớn do hệ tiêu hoá hoạt động kém ổn định, ho nhiều gây tức ngực mệt mỏi và trở nên yếu hơn rất nhiều. Vì vậy nếu tình trạng này kéo dài quá lâu phụ huynh cần đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để có phương pháp chẩn đoán và điều trị chính xác.

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi mẹ nên làm gì?

Nếu các triệu chứng này mới chỉ khởi phát, mẹ hoàn toàn có thể điều trị tại nhà cho con bằng một số mẹo đơn giản. Với trẻ sơ sinh, hệ tiêu hoá, gan và thận của bé chưa thực sự hoàn thiện nên nếu dùng thuốc Tây sẽ không thực sự là tốt, nhất là với trẻ dưới 6 tháng tuổi.

trẻ sơ sịnh bị ho có đờm và sổ mũi
Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi giúp giảm các triệu chứng ho và sổ mũi cho trẻ

Thay vì dùng thuốc mẹ có thể thử áp dụng một số mẹo sau đây

  • Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi: Nếu bé bị sổ mũi nặng, nước mũi nhiều thì mẹ nên dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi cho bé giúp kháng khuẩn và làm thông thoáng đường thở. Bé dễ thở hơn và ngủ cũng ngon hơn.
  • Cho bé bú nhiều hơn: với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chưa thể bổ sung các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ, vì vậy tốt nhất mẹ nên tăng cường cữ bú cho con. Nạp nhiều sữa giúp bé vừa được bổ sung dinh dưỡng lại vừa có tác dụng làm loãng đờm và đẩy nó ra ngoài hiệu quả hơn.
  • Nâng cao gối khi nằm: Kê cao vùng vai đầu cổ sẽ giúp giảm các triệu chứng ho, nghẹt mũi về đêm, bé dễ thở và nên ngủ sâu và ngon hơn.
  • Dùng tinh dầu: Các loại tinh dầu như dầu tràm, dầu bạc hà, dầu oliu có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Cho bé hít trực tiếp tinh dầu sẽ có tác dụng làm thông đường thở, ngăn ngừa các vấn đề sưng viêm bên trong cổ họng, nhờ đó giảm các triệu chứng ho và tiêu đờm hiệu quả.
  • Dùng sữa mẹ: Nhỏ vài giọt sữa mẹ vào mũi bé cũng có tác dụng loại bỏ các vi khuẩn, giảm tình trạng sổ mũi hiệu quả.
  • Vỗ rung long đờm: Cha mẹ có thể khum bàn tay và vỗ nhẹ vào lưng trẻ cũng mang đến hiệu quả trong việc làm long đờm trong phế quản, máu huyết ở phổi cũng lưu thông dễ dàng giúp bé dễ thở hơn. Tuy nhiên nhớ chú ý không vỗ vào vị trí xương sống, dạ dày mà chỉ nên vỗ nhẹ vào vùng phổi. Tốt nhất nên thực hiện vào sáng sớm khi bé mới thức dậy, không vỗ lưng khi trẻ vừa ăn no.

Với các trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi, phụ huynh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian đơn giản nhưng nhớ chú ý là dùng với một liều lượng rất hạn chế để không gây kích ứng

  • Dùng lá hẹ: Dùng 5-10 lá hẹ rửa sạch rồi hấp cách thuỷ cùng đường phèn, chắt lấy nước cho bé uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 2-3 thìa cà phê sẽ có tác dụng hiệu quả trong tiêu đờm, giảm viêm hiệu quả.
  • Dùng hạt chanh: Giã nhuyễn hạt chanh rồi cho thêm chút nước lọc và đường phèn rồi đem hấp cách thuỷ khoảng 20 phút thì lấy ra và để chờ cho nguôi. Dùng mỗi ngày 4 – 6 lần, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê sẽ giúp giảm ho, tiêu đờm nhanh chóng.
  • Chanh đào: Vỏ chanh đào xắt mỏng, hấp cách thủy cùng đường phèn trong khoảng 15 – 20 phút. Để dùng khi nguội, dùng ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê.

Phòng tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi đều là các vấn đề liên quan đến hô hấp nên mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh được. Chỉ cần chú ý thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học hơn thì việc ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại gây bệnh về hô hấp là hoàn toàn không hề khó.

trẻ sơ sịnh bị ho có đờm và sổ mũi
Mặc ấm trước khi ra ngoài giúp trẻ hạn chế mắc các bệnh về đường hô hấp

Một số phương pháp phòng tránh mà phụ huynh cần lưu ý

  • Cho bé mặc ấm trước khi ra khỏi nhà, nhất là những ngày trời lạnh nên hạn chế ra ngoài.
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc ở các môi trường có thể gây dị ứng như khói bụi, phấn hoa hay lông động vật.
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với các môi trường có thể gây viêm nhiễm như nơi đông người, nơi có không khí ô nhiễm
  • Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, với trẻ dưới 6 tháng tuổi là bú sữa mẹ đầy đủ còn trẻ hơn 6 tháng tuổi có thể thông qua việc ăn dặm.
  • Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ để tránh các bệnh lây lan.
  • Cho bé vui chơi ở môi trường thông thoáng, tắm nắng sớm trong khoảng 7-9 giờ để tăng cường vitamin D và canxi, giúp bé phát triển khoẻ mạnh hơn.

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi cần phải điều trị sớm để tránh các biến chứng ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí não cho trẻ. Hy vọng chia sẻ trên đây đã đem đến cho quý phụ huynh nhiều thông tin hữu ích trong chăm sóc trẻ bị ho.

Cùng chuyên mục

Cách làm tắc chưng đường phèn trị ho cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất

Cách làm tắc chưng đường phèn trị ho cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất

Tắc chưng đường phèn trị ho cho trẻ sơ sinh do cảm lạnh thường lành tính và an toàn cao nên được áp dụng rộng rãi. Với các nguyên liệu...

Dùng lá xương sông trị ho – Bài thuốc hay cho mọi đối tượng

Dùng lá xương sông trị ho là bài thuốc dân gian được ưa chuộng sử dụng bởi vừa đơn giản mà lại đem lại hiệu quả cao cho người dùng....

Bài thuốc từ cỏ mực trị ho cho bé an toàn hiệu quả

Bài thuốc từ cỏ mực trị ho cho bé được truyền tai nhau trong dân gian. Đây cũng là một phương pháp chữa ho cho bé an toàn và hiệu...

Top 10 bài thuốc dân gian trị ho có đờm hiệu quả nhanh nhất

Các bài thuốc dân gian trị ho có đờm chủ yếu dựa trên các lý thuyết từ y học cổ truyền kết hợp với các đặc tính đặc trưng của...

6 Cách trị ho bằng rau tần dày lá cực hiệu quả lại an toàn

Cách trị ho bằng rau tần dày lá thường được áp dụng trong trường hợp ho do cảm sốt thông thường, ho do nhiệt gây viêm họng, ho có đờm,......

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ho?

8 cách trị ho cho bà bầu an toàn hiệu quả nhanh tại nhà

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần hạn chế uống thuốc trị ho vì một số thành phần của thuốc có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn