Trẻ sơ sinh bị hắc lào và cách điều trị an toàn
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Trẻ sơ sinh bị hắc lào gây ra nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh về sức khỏe của trẻ. Đây là một căn bệnh có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vì thế, cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ mắc phải tình trạng này. Tham khảo bài viết sau đây để có thêm thông tin về bệnh cũng như cách điều trị an toàn cho trẻ.
Bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh là gì? Nguy hiểm không?
Hắc lào ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý da liễu thường xảy ra phổ biến. Thông thường, những trẻ hay mắc phải tình trạng này thường dao động từ độ tuổi từ 2 – 7. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh điều này cũng không ngoại lệ, chúng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đây là một căn bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Theo đó, bệnh hắc lào thường gây tình trạng ngứa ngáy, kèm theo các nốt mẩn sưng to gây đau rát. Nếu xuất hiện lâu dài có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu, thường xuyên quấy khóc khiến cho sức khoẻ bị ảnh hưởng rất nhiều. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể làm trẻ không chịu ăn uống, từ đó gây thiếu hụt các vi chất cần thiết dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh.
Hắc lào ở trẻ sơ sinh do nấm Dermatophytes, đặc biệt là microsporum, trichophyton và epidermophyton. Theo các thống kê cho rằng, quá trình điều trị hắc lào ở trẻ sơ sinh là khó khăn hơn đối với các đối tượng khác do có đến khoảng 20% trẻ sơ sinh dị ứng với các loại thuốc Tây chữa bệnh da liễu. Vì vậy, một số trường hợp trẻ không phù hợp với phương pháp này.
Quá trình chữa bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh là rất khó khăn bởi nó đòi hỏi phải kiên trì và thời gian điều trị lâu dài hơn. Chính vì thế, cha mẹ nên chú ý theo dõi trẻ để có thể phát hiện sớm và có phương pháp khắc phục kịp thời. Từ đó, giúp quá trình ức chế bệnh diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn, hạn chế nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của trẻ.
Nguyên nhân gây bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh có hệ thống miễn dịch còn non yếu, vì thế, đây chính là nguyên nhân khiến cho các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể trẻ. Cụ thể, những vấn đề này có thể bắt nguồn từ môi trường hoặc do cơ thể trẻ gặp một số vấn đề. Đa số trẻ sơ sinh mắc phải bệnh hắc lào là do những tác nhân như sau:
- Yếu tố di truyền: Cũng giống như một số bệnh da liễu khác, tình trạng hắc lào ở trẻ sơ sinh xảy ra cũng có thể được di truyền. Theo đó, cha mẹ hoặc những người thân trong gia đình mắc phải chứng bệnh này sẽ có nguy cơ khiến trẻ sinh ra cũng gặp phải tình trạng tương tự.
- Do cơ địa của trẻ: Trẻ sơ sinh vốn rất nhạy cảm với những biến đổi từ môi trường bên ngoài. Thêm vào đó, hệ thống miễn dịch của trẻ lúc này còn chưa phát triển đầy đủ khiến cho sức đề kháng không được hoàn thiện. Đây chính là nguyên nhân tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân có hại tấn công vào cơ thể và dẫn đến bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh.
- Bị lây nhiễm: Bệnh hắc lào có nguy cơ lây nhiễm từ người này sang người khác. Đối với trẻ sơ sinh, tình trạng này còn diễn ra một cách mạnh mẽ hơn do trẻ chưa có đủ khả năng để chống lại các tác nhân gây bệnh. Vì vậy, nếu để trẻ tiếp xúc với những người bị hắc lào hoặc dùng chung khăn, quần áo thì sẽ có nguy cơ lây nhiễm rất cao.
- Nhạy cảm với thời tiết: Thời tiết có tác động mạnh mẽ lên cơ thể của con người, nhất là trẻ sơ sinh. Đây là một căn bệnh có thể xảy ra vào mùa hè, khi nhiệt độ tăng cao sẽ khiến cho các tác nhân gây bệnh ngày càng hoạt động dữ dội hơn. Bởi lẽ, lúc này trẻ sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn, đây chính là một trong những nguyên nhân khiến nấm mốc sinh sôi và gây bệnh.
- Vệ sinh kém: Vệ sinh cho trẻ là một trong những việc làm cần thiết để hạn chế các bệnh lây nhiễm ngoài da. Đồng thời, làn da của trẻ vốn rất nhạy cảm với những tác nhân có hại từ bên ngoài. Chính vì vậy, nếu không vệ sinh cho trẻ thường xuyên và đúng cách sẽ có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, virus, nấm mốc,…
- Tác động từ môi trường: Trẻ sơ sinh có sức đề kháng khá kém vì vậy khi môi trường sống xung quanh trẻ không được đảm bảo vệ sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Khi tiếp xúc với nguồn không khí bị ô nhiễm cũng sẽ tạo điều kiện cho trẻ bị nhiễm bệnh hắc lào nhanh chóng.
Biểu hiện bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh
Bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh cần được phát hiện sớm và điều trị nhanh chóng. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần biết cách nhận biết khi nào trẻ đang mắc bệnh để có thể đưa ra các biện pháp cải thiện kịp thời. Cụ thể, trẻ sơ sinh mắc phải chứng bệnh này thông thường sẽ có những biểu hiện sau đây:
- Trẻ xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, đau rát qua việc quấy khóc liên tục, nhất là vào ban ngày.
- Luôn tỏ ra khó chịu và biếng ăn. Tình trạng quấy khó diễn ra dữ dội hơn vào ban đêm.
- Da trẻ có các vết mụn trắng xuất hiện, kèm theo đó là các nốt đỏ có viền là các vảy màu trắng. Những nốt bệnh này có kích thước khoảng 1 – 2cm.
- Những nốt mụn này thường có màu đục giống như da bị phồng. Thông thường, chúng chỉ tập trung ở 1 vùng da, tuy nhiên nếu bệnh trở nặng sẽ có nguy cơ lây lan sang các vùng da khác rất nhanh chóng.
- Tình trạng này kéo dài khoảng 5 – 7 ngày thì có thể sẽ xuất hiện dịch màu vàng ở vùng da nổi mụn và gây khô, bong tróc ở các vùng da này.
- Đa số trẻ sơ sinh mắc bệnh thường xuất hiện tại các vị trí như má, mép, cằm, trán,…
Làm gì khi trẻ sơ sinh mắc bệnh hắc lào?
Trẻ sơ sinh có làn da vô cùng nhạy cảm, vì vậy khi mắc phải tình trạng hắc lào sẽ có nguy cơ cao tái đi tái lại rất nhiều lần. Bệnh nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể để lại những rủi ro không mong muốn. Cụ thể, khi trẻ sơ sinh mắc phải bệnh này phụ huynh nên xử lý như sau:
- Giữ là da của trẻ luôn sạch sẽ. Theo đó, bạn hãy thường xuyên tắm cho trẻ để có thể loại bỏ được hầu hết các tác nhân gây hại cho làn da của trẻ.
- Nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, nhất là vào những ngày hè.
- Sử dụng các loại khăn tắm mềm mại để tránh tác động mạnh lên da trẻ sơ sinh gây tổn thương. Đồng thời, nên chú ý giặt khăn thường xuyên để tránh vi khuẩn sinh sôi trên vật dụng này.
- Nên đảm bảo ngón tay của trẻ được cắt ngắn gọn gàng để phòng tránh tình trạng trẻ tự chà xác quá mạnh lên các vùng da hắc lào.
- Khi trẻ mắc bệnh nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với thú cưng trong nhà. Bên cạnh đó, nên vệ sinh cho chúng thật sạch sẽ để có thể phòng tránh mầm bệnh lây lan cho những thành viên khác trong nhà.
Khi thấy tình trạng bệnh của trẻ xuất hiện trong thời gian dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm, tốt nhất cha mẹ hãy đưa trẻ ngay đến các cơ sở y tế. Điều này sẽ giúp trẻ được thăm khám và điều trị kịp thời. Từ đó, giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra an toàn, nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao hơn.
Điều trị bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh mắc bệnh hắc lào có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, tác động không tốt lên làn da non nớt của trẻ. Chính vì vậy, bạn cần phải có phương pháp điều trị cho trẻ ngay khi trẻ mắc phải những dấu hiệu đầu tiên. Điều này sẽ giúp hạn chế những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Cụ thể, bạn có thể áp dụng những cách sau đây:
1. Mẹo dân gian chữa bệnh hắc lào cho trẻ sơ sinh
Mẹo dân gian thường được đa số các phụ huynh áp dụng chữa bệnh hắc lào cho trẻ sơ sinh. Bởi lẽ, những phương pháp này được nhiều người cho rằng rất an toàn và lành tính cho mọi đối tượng sử dụng. Cha mẹ có thể áp dụng một số cách sau đây để cải thiện tình trạng bệnh cho trẻ.
– Dùng củ riềng:
Củ riềng có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến da liễu ở mọi lứa tuổi. Do trong thành phần có chứa các hoạt chất giúp kháng khuẩn và kháng viêm tốt, đồng thời rất an toàn khi sử dụng cho trẻ. Bạn có thể tiến hành thực hiện như sau:
Chuẩn bị:
- 1 củ riềng tươi
- Dụng cụ giã
Cách thực hiện:
- Củ riềng rửa sạch và giã nát.
- Vắt lấy nước cốt và thêm vào một ít nước lọc.
- Trước khi thực hiện cần vệ sinh vùng da bệnh của trẻ thật sạch.
- Bôi nước củ riềng vừa thu được lên da trẻ.
- Thực hiện từ 2 – 3 lần/ ngày.
– Dùng rau răm:
Theo các nghiên cứu cho rằng, rau răm có vị cay, tính nóng, sử dựng trong việc điều trị các triệu chứng của bệnh hắc lào có hiệu quả rất cao. Nó còn có khả năng sát khuẩn và khử trùng tốt, rất dễ tìm ở các siêu thị hoặc chợ. Bạn có thể tiến hành áp dụng cho trẻ như sau:
Chuẩn bị:
- Rau răm tươi (nên chọn loại già để có nhiều hoạt chất chữa bệnh)
- Máy xay
Cách thực hiện:
- Rau răm rửa thật sạch bằng nước muối.
- Cho vào máy xay với một ít nước và xay nhuyễn.
- Lọc lấy nước và bỏ phần bã.
- Vệ sinh vùng da bị hắc lào của trẻ bằng nước ấm.
- Bôi phần nước vừa thu được lên vùng da bệnh của trẻ trong khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Áp dụng 2 – 3 lần/ tuần.
– Dùng chuối xanh:
Phương pháp dùng chuối xanh chữa bệnh hắc lào cho trẻ sơ sinh đã được ông bà ta lưu truyền từ rất lâu đời. Thông thường, mủ và nhựa chuối là thành phần được sử dụng để cải thiện căn bệnh này. Đồng thời, những hoạt chất chứa trong chuối xanh có tính an toàn với hầu hết các làn da của trẻ sơ sinh. Bạn có thể áp dụng cách này như sau:
Chuẩn bị:
- Chuối tiêu hoặc chuối sứ còn xanh.
Cách thực hiện:
- Chuối rửa sạch và cắt bớt một phần để phần nhựa chảy ra.
- Đắp phần nhựa chuối lên vùng da bị hắc lào của trẻ.
- Sau khoảng 15 phút thì rửa lại bằng nước sạch.
- Khi sử dụng cách này không nên để chuối ngoài không khí quá lâu vì sẽ làm công dụng của mủ chuối biến mất.
- Sử dụng từ 2 – 3 lần/ ngày.
Lưu ý: Những cách điều trị hắc lào cho trẻ sơ sinh bằng các mẹo dân gian không áp dụng cho những vùng da bệnh nặng. Cụ thể, những trường hợp bệnh xuất hiện trong thời gian dài khi sử dụng các phương pháp này không phát huy được tác dụng. Bên cạnh đó, bạn tuyệt đối không nên áp dụng với những vùng da của trẻ khi bị lở loét hoặc chảy máu.
2. Áp dụng Đông y
Các bài thuốc Đông y có tác dụng rất cao trong việc điều trị các nguyên nhân gây bệnh hắc lào. Từ đó giúp hạn chế những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi sử dụng phương pháp này, tốt nhất bạn nên sử dụng theo chỉ định của các thầy thuốc.
- Bài thuốc 1:
Chuẩn bị: Hồng phần tán bột và hoàng cao.
Cách thực hiện: Trộn đều 2 loại thảo dược này với nhau sau đó đắp lên vùng da bị hắc lào của trẻ sơ sinh. Áp dụng khoảng 1 – 2 lần/ tuần sẽ thấy tình trạng được thuyên giảm.
- Bài thuốc 2:
Chuẩn bị: Thổ phục, hoàng dược tử, sơn đậu căn, bồ công anh, ngân hoa, hạ khô thảo, bạch tiễn bì, thảo hà xa bản lam căn.
Cách thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc rửa sạch và sắc lấy nước cho trẻ uống, bạn cũng có thể nghiền nát rồi đắp lên vùng da bệnh cho trẻ. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng bài thuốc này.
Theo Đông y cho rằng, trẻ mắc phải tình trạng bệnh hắc lào có thể là do khí đới ứ trệ, khí huyết hư tổn hoặc các bệnh do phong xà xâm kích,… Chính vì vậy, những bài thuốc này thường sẽ tác động lên các nguyên căn gây bệnh, cải thiện trước các vấn đề bên trong cơ thể. Và sau đó mới bắt đầu hạn chế các triệu chứng và biểu hiện của bệnh.
Chính vì cơ chế chữa bệnh này mà các bài thuốc Đông y thường sẽ có tác dụng chậm hơn việc dùng thuốc. Bên cạnh đó, phương pháp sử dụng các loại dược liệu hoàn toàn từ thiên nhiên nên tác dụng chữa bệnh đối với từng trẻ là khác nhau. Vì vậy, bạn cần kiên trì làm theo chỉ dẫn của thầy thuốc và cách sử dụng cũng như liều lượng để sớm có được kết quả nhanh chóng như mong muốn.
3. Sử dụng Tây y
Dùng thuốc Tây y có công dụng chữa bệnh hiệu quả và nhanh chóng. Đây cũng là một phương pháp được nhiều phụ huynh lựa chọn để nhanh chóng cải thiện bệnh cho trẻ. Tùy vào tình trạng bệnh của trẻ mà bác sĩ có thể chỉ định trẻ dùng nhiều loại thuốc khác nhau. Cụ thể, các loại thuốc có tác dụng điều trị hắc lào cho trẻ sơ sinh bao gồm:
- Sữa tắm chống nấm: Một số loại sữa tắm dành cho trẻ điều trị bệnh hắc lào có thể được một số bác sĩ khuyên dùng khi tình trạng bệnh của trẻ có nguy cơ lan rộng. Những sản phẩm này có tác dụng ức chế hoạt động của các tác nhân gây bệnh trên cơ thể trẻ.
- Thuốc chứa vitamin: Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho trẻ sơ sinh, từ đó hạn chế được những tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm, virus tấn công vào cơ thể trẻ.
- Thuốc bôi điều trị bệnh hắc lào: Một số loại thuốc mà trẻ có thể được bác sĩ kê toa như: Lotrimin, Lamisil, Clotrimazole, Terbinaffine,… Những loại thuốc này có tác dụng làm hạn chế các biểu hiện của bệnh hắc lào, đồng thời ngăn chặn nguy cơ lây lan ra các vùng da khác.
- Thuốc kháng sinh: Có tác dụng làm tăng khả năng ức chế nguy cơ lây lan bệnh. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể sự dụng loại thuốc này, nhất là đối với trẻ em. Cách an toàn nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi cho trẻ dùng.
Lưu ý: Bất kỳ loại thuốc nào cũng cần phải có sự cho phép và chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa thì bạn mới có thể được sử dụng cho trẻ. Tuyệt đối không được tự ý điều trị sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Phòng ngừa bệnh hắc lào ở trẻ sơ sinh
Hắc lào ở trẻ sơ sinh không những là một căn bệnh khó điều trị mà tốc độ lây lan của nó còn rất dữ dội. Chính vì thế, cha mẹ cần chủ động phòng tránh tình trạng này cho trẻ sơ sinh. Điều này không những đảm bảo cho sức khỏe của trẻ mà còn ngăn chặn chúng làm ảnh hưởng đến đời sống cũng như sự phát triển của trẻ.
- Vệ sinh không gian sống xung quanh trẻ sạch sẽ, thoáng đãng. Điều này giúp phá hủy môi trường gây ra các vi khuẩn, nấm gây bệnh cho da.
- Đảm bảo trẻ mặc đồ thoải mái, rộng rãi, tránh tình trạng mặc quần áo quá dày nhất là vào những ngày nắng nóng.
- Thường xuyên vệ sinh cơ thể cho trẻ. Sau khi tắm nên lau người khô ráo, đặc biệt là ở những vùng da có nếp gấp để hạn chế tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.
- Tuyệt đối không cho trẻ dùng chung các vật dụng như khăn, bông tắm , gối, chăn với những người thân trong gia đình. Điều này có thể gây lây lan vi khuẩn chéo không những làm tăng khả năng mắc bệnh hắc lào mà còn là các bệnh da liễu khác.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các vật nuôi hoặc thú cưng trong nhà, đặc biệt là chó, mèo,…
- Không nên để người đang bị bệnh hắc lào tiếp xúc với trẻ. Đồng thời, đảm bảo các vật dụng hoặc đồ chơi của trẻ được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày.
- Nên lựa chọn các loại sữa tắm có tính kháng khuẩn phù hợp và dịu nhẹ với làn da của trẻ. Tốt nhất, nên tắm rửa hằng ngày cho trẻ bằng nước ấm.
- Đảm bảo chế độ ăn uống cho trẻ được cung cấp đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết. Cho trẻ ăn nhiều rau củ và trái cây để có thêm chất xơ. Điều này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, từ đó hạn chế tối đa những tác nhân có hại tấn công vào cơ thể trẻ gây bệnh.
- Nếu thấy tình trạng hắc lào ở trẻ có những biểu hiện bất thường xảy ra thì tốt nhất nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ chuyên khoa điều trị kịp thời.
Nói chung, tình trạng hắc lào ở trẻ sơ sinh không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu nó tồn tại trong thời gian dài có thể kéo theo những biến chứng khó lường. Điều này có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển và tâm lý của trẻ. Chính vì thế, các bậc phụ huynh nên chủ động phòng tránh và đảm bảo trẻ được điều trị ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!