Trẻ sơ sinh bị bong da đầu ngón tay phải làm sao?
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị bong da đầu ngón tay thường không đáng lo ngại và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tình trạng bong da đầu ngón tay ở bé có liên quan đến một số bệnh lý tiềm ẩn. Vì vậy, việc chẩn đoán và xử lý kịp thời đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện của bé.
Nguyên nhân gây bong da đầu ngón tay ở trẻ sơ sinh
Tình trạng trẻ sơ sinh bị bong da đầu ngón tay thường đi kèm với các vấn đề da liễu như nổi mề đay mẩn ngứa, phát ban, nứt nẻ, khô da hoặc bong tróc da. Các nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này bao gồm các yếu tố bên ngoài môi trường hoặc một số bệnh lý tiềm ẩn.
1. Yếu tố môi trường
Các tác động bên ngoài môi trường có thể khiến da bé bị bong tróc đa phần không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tình trạng này cũng được thuyên giảm khi bạn thay đổi chế độ sinh hoạt và áp dụng các biện pháp chăm sóc da hợp lý. Các yếu tố môi trường có nguy cơ gây bong da đầu ngón tay ở trẻ sơ sinh như:
Thay đổi thời tiết đột ngột: Da của trẻ sơ sinh khá nhạy cảm, do đó khi thời tiết thay đổi đột ngột cơ thể của trẻ không kịp thích ứng nên sẽ dẫn đến tình trạng da bị khô ráp, bong tróc và nứt nẻ ở vùng đầu ngón tay.
Mút ngón tay: Đây là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thói quen mút ngón tay sẽ dẫn đến vùng da đầu ngón tay bị bong tróc, lở loét, nhất là ở ngón tay cái.
Ảnh hưởng tia cực tím: Da của trẻ sơ sinh có thể trở nên đỏ, khô ráp và mềm ra trước khi bị bong tróc. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bong da đầu ngón tay do bị ảnh hưởng của tia cực tím đều không nghiêm trọng và có thể cải thiện trong vài tuần.
2. Bị dị ứng
Hiện tượng bong da đầu ngón tay ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý ngoài da như:
Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng: Đây là bệnh lý gây bong da đầu ngón tay của bé khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như xà phòng, nước xả vải có chất tẩy rửa cao, phấn hoa, côn trùng, lông động vật, nước hoa,…
Bệnh chàm tay: Bệnh chàm nói chung và chàm tay nói riêng là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các triệu chứng của bệnh chàm tay đặc trưng bởi tình trạng bong tróc da đầu ngón tay. Hiện nay y học vẫn chưa xác định được căn nguyên gây bùng phát bệnh chàm.
Tuy nhiên, thông qua quá trình điều trị các bác sĩ nhận thấy bệnh lý có liên quan đến yếu tố di truyền và các dị nguyên gây kích ứng như chất tẩy rửa, xà phòng, chất liệu vải,…sẽ tạo điều kiện thuận lợi phát sinh các triệu chứng của bệnh chàm tay.
3. Các bệnh lý tự miễn
Tình trạng da đầu ngón tay của trẻ bong tróc có thể liên quan đến một số bệnh lý tự miễn như:
Bệnh vảy nến: Bệnh đặc trưng bởi tình trạng tổn thương da viêm đỏ, bong tróc gây ngứa ngáy khó chịu. Các triệu chứng của bệnh thường tập trung ở khuỷu tay và đầu gối, tuy nhiên trong một số trường hợp tình trạng này cũng có thể khu trú ở tay làm bong tróc da ở đầu ngón tay.
Bệnh Kawasaki: Các triệu chứng của bệnh thường khởi phát ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Ngoài tổn thương bong tróc đầu da tay, bệnh Kawasaki còn kèm theo tình trạng sốt cao kéo dài đến ngày. Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh lý, ba mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được điều trị kịp thời, tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tim mạch và có thể gây tử vong.
4. Các bệnh truyền nhiễm
Những bệnh lý truyền nhiễm cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bong da đầu ngón tay ở trẻ sơ sinh, cụ thể như:
- Sốt phát ban
- Bệnh bạch cầu đơn nhân
- Nhiễm nấm Candida
- Bệnh sởi
- Nhiễm virus
- Nhiễm trùng nấm Tinea
- Hội chứng bỏng da do tụ cầu gây ra
5. Bệnh lý nguy hiểm
Thông thường, hiện tượng trẻ bị bong da đầu ngón tay rất ít liên quan đến những bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp mắc phải những bệnh những bệnh nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng của bé như:
- Nhiễm vi khuẩn dẫn đến viêm màng não
- Bệnh bạch cầu cấp tính
- Bệnh ung thu da (rất hiếm gặp ở trẻ sơ sinh)
- U lympho tế bào T trên da, đây là một dạng ung thư máu tác động trực tiếp lên da
- Hội chứng Stevens – Johnson, bệnh gây nổi mẩn đỏ trên da, hoặc các phản ứng dị ứng nghiêm trọng
- Hoại tử tầng thượng bì do nhiễm độc có thể khiến da bé bị nổi bọng nước, nứt nẻ, chảy máu và bong tróc
Các biện pháp cải thiện bong da đầu ngón tay ở trẻ sơ sinh
Hầu hết hiện tượng bong da đầu ngón tay ở trẻ sơ sinh là điều bình thường nên ba mẹ không cần quá lo lắng. Dưới đây là một số biện pháp tại nhà cải thiện tình trạng này được áp dụng phổ biến:
Tắm đúng cách: Việc tắm nước quá nóng hoặc tắm quá lâu có thể làm mất cân bằng độ ẩm tự nhiên trên da bé. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng da bé trở nên khô ráp, bong tróc và tạo điều kiện bùng phát các triệu chứng bệnh ngoài da.
Do đó, ba mẹ cần chú ý tắm cho trẻ từ 5 – 10 phút và dùng nước ấm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng xà phòng chuyên dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có nguồn gốc từ tự nhiên để tránh gây kích ứng.
Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên: Tình trạng da đầu ngón tay bị bong tróc có thể do da bé bị khô ráp, nứt nẻ, ngứa ngáy. Do đó, bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm để cung cấp độ ẩm cần thiết da da trẻ, giúp làm dịu da, mềm da và giảm tình trạng bong tróc da.
Ba mẹ có thể dùng kem dưỡng ẩm sau mỗi lần tắm để các dưỡng chất trong kem có thể thấm sâu hơn vào da bé. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn sản phẩm phù hợp với tình trạng da của bé.
Bảo vệ da đúng cách: Tránh để bé tiếp xúc với không khí lạnh hoặc gió mạnh ngoài trời. Đặc biệt là vào mùa đông, ba mẹ có thể mang găng tay bằng chất liệu mềm, thấm hút tốt như sợi tự nhiên hay cotton để tránh tác động từ những tác nhân bên ngoài làm tổn thương da bé.
Lựa chọn sản phẩm vệ sinh phù hợp: Tránh sử dụng các sản phẩm có chất tẩy rửa hoặc các hóa chất có hại cho da làn da của trẻ. Hạn chế dùng nước hoa hay các sản phẩm có mùi thơm cho bé, đặc biệt là những sản phẩm của người lớn.
Kết hợp sử dụng máy tạo độ ẩm: Để hạn chế tình trạng da bị khô ráp và bong da đầu ngón tay ở trẻ sơ sinh, bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong phòng ngủ giúp cân bằng độ ẩm tự nhiên cho làn da của bé.
Trường hợp tình trạng bong da đầu ngón tay không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc và có dấu hiệu tiến triển nặng hơn sau một tuần. Lúc này ba mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ tiến hành thăm khám và áp dụng các phương pháp điều trị hợp lý.
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh bị bong da đầu ngón tay sẽ được cải thiện sau vài tuần nếu áp dụng các biện pháp chăm sóc da đúng cách và tránh xa các tác nhân gây kích ứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tình trạng này có liên quan đến những bệnh lý tiềm ẩn thì bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Khi nhận thấy các dấu hiệu sau đây ở bé, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ chuyên môn:
- Da đầu ngón tay bị bong tróc có dấu hiệu nhiễm trùng
- Vùng da bị tổn thương kéo dài hơn 2 tuần mà không có dấu hiệu cải thiện
- Các biện pháp chăm sóc cải thiện tại nhà không đáp ứng hiệu quả điều trị
Biến chứng khi trẻ sơ sinh bị bong da đầu ngón tay
Những trường hợp trẻ sơ sinh bị biến chứng do bong da đầu ngón tay hầu hết đều liên quan đến những bệnh lý tiềm ẩn và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Bong da đầu ngón tay ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến một số biến chứng như:
- Tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, vi nấm ở đầu ngón tay có thể lây lan sang các vùng da lân cận.
- Bị viêm mô tế bào: Đây là tình trạng nhiễm trùng da và những mô xung quanh đầu ngón tay do vi nấm hoặc vi khuẩn gây ra.
- Các mô tế bào bị tổn thương và lở loét.
- Kết cấu da bị thay đổi và hình thành thâm sẹo vĩnh viễn.
- Thay đổi sắc tố da hoặc nám da.
- Ung thư da.
Trẻ sơ sinh bị bong da đầu ngón tay là hiện tượng phổ biến, hầu hết các trường hợp này đều không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên ba mẹ cũng nên áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách để cải thiện triệu chứng cũng như ngăn ngừa các vi khuẩn, vi nấm xâm nhập gây ra các biến chứng nguy hiểm. Khi nhận thấy các dấu hiệu viêm nhiễm ở vùng da bị tổn thương, nên đưa bé đến bệnh viện để được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!