Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách khắc phục

Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì? 24 loại thực phẩm nên tránh

Phụ nữ sau sinh có nên ăn sữa chua? Giải đáp

Sau sinh ăn hoa quả gì tốt cho mẹ và bé? Lời khuyên đúng

10+ Cách giảm mỡ bụng sau sinh lấy lại vòng eo thon gọn mịn màng

Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành? Làm sao để mau lành?

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Top 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu sau 7 ngày quan hệ phổ biến

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ có phải là biểu hiện bất thường?

Hiện nay, tình trạng trẻ nói nhiều nhưng không rõ diễn ra rất phổ biến, nhất là ở những trẻ đã lên hai, lên ba nhưng vẫn chưa phát âm rõ ràng khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Để hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ nói nhiều nhưng không rõ có phải là biểu hiện bất thường hay không? Cha mẹ nên làm gì trong trường hợp này? Xin mời các bậc phụ huynh tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ có thể bị rối loạn ngôn ngữ

Bác sĩ Nguyễn Thanh Tuấn – CKII ngành Nhi Khoa – Trường Đại học Y Dược TP. HCM cho biết: “Tình trạng trẻ nói nhiều nhưng không rõ hiện nay đang có xu hướng gia tăng, do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là trẻ đang ở độ tuổi mầm non và tiểu học.

Trường hợp 1: Nếu trường hợp trẻ nói nhiều, phát âm không rõ tiếng, nhưng người nghe vẫn hiểu được ý nghĩa câu nói của bé thì đây được xem là một biểu hiện bình thường, không có gì quá lo lắng. Cha mẹ nên quan tâm đến bé nhiều hơn, hạn chế cho trẻ xem ti vi, truyền hình đồng thời dạy học nói, học đọc cho trẻ khi con đã lên 2 – 3 tuổi cho đến khi bé nói rõ ràng, rành mạch.

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ có phải là biểu hiện bất thường
Trẻ nói nhiều nhưng không rõ có thể bé đang mắc chứng rối loạn ngôn ngữ

Trường hợp 2: Còn nếu trường hợp trẻ nói nhiều nhưng không rõ nghĩa, người nghe không hiểu được ý nghĩa câu nói, âm thanh mà bé phát ra hoặc bé chỉ nói bâng quơ, la hét, nói trong vô thức thì có khả năng bé đang gặp phải chứng rối loạn ngôn ngữ do mắc các bệnh lý nguy hiểm trong người mà chưa được phát hiện ra.

Nếu tình trạng này xảy ra lâu kể từ lúc bé bập bẹ biết nói cho đến khi bé đi học mầm non thì mẹ cần đưa bé đi khám ngay, để từ đó biết được nguyên nhân chính xác, tìm ra phương pháp khắc phục sớm”.

Nguyên nhân nào gây nên chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ?

Như đã nói ở trên, trẻ nói nhiều nhưng không rõ có khả năng là trẻ đã bị mắc chứng rối loạn ngôn ngữ. Ngoài biểu hiện cơ bản này còn đi kèm thêm một số dấu hiệu khác như: Thường xuyên nói một mình, nhại lại tiếng ti vi hoặc người khác nhưng không rõ ràng, nói lộn xộn không thành câu, phát âm vô nghĩa…

Hầu hết các bé bị rối loạn ngôn ngữ thường không có hiểu hiện nào quá rõ rệt để ba mẹ có thể dễ dàng phát hiện. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này thường là do trẻ mắc các bệnh lý trong cơ thể, điển hình như:

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ
Trẻ tự kỷ thường ít nói hoặc nói nhiều nhưng không rõ, người khác không hiểu
  • Những bé có người thân như bố mẹ, anh chị em trong nhà từng mắc chứng rối loạn ngôn ngữ thì trẻ có nguy cơ gặp tình trạng này rất cao, đây được gọi là gen di truyền.
  • Trẻ mắc bệnh tự kỷ thường có nguy cơ rối loạn ngôn ngữ rất cao, hầu như hai trường hợp này thường đi đôi với nhau. Khi bị tự kỷ trẻ thường nép mình vào một không gian riêng, khả năng tương tác và giao tiếp kém, ngôn ngữ thường lặp đi lặp lại hoặc cứng nhắc.
  • Chứng đột quỵ ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm, không chỉ đe dọa tính mạng con người mà còn để lại hệ lụy nghiêm trọng như mất khả năng đi lại, bại liệt, não bộ hoạt động kém ảnh hưởng đến khả năng nói.
  • Chấn thương não do tai nạn hoặc trong não xuất hiện các khối u khiến cho bộ não bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng rối loạn ngôn ngữ, thậm chí trong một vài trường hợp có thể bị mất ý thức tạm thời.
  • Những trẻ bị dị tật bẩm sinh như Down, bại não, hội chứng Fragile X thường có nguy cơ rối loạn ngôn ngữ, chậm phát triển ngôn ngữ hoặc chậm nói đối với trẻ đang trong thời kỳ tập nói.
  • Trẻ bị sinh non, thiếu tháng ngoài nguy cơ mắc các chứng như vàng da, nhiễm trùng máu, suy hô hấp, viêm phổi ở trẻ sơ sinh thì còn có khả năng bị rối loạn ngôn ngữ, chậm nói cao.
  • Một số trường hợp trong quá trình mang thai mẹ quá lạm dụng chất kích thích (hội chứng rượu bào thai) dẫn đến tình trạng con bị ảnh hưởng đến não bộ, thiếu dinh dưỡng, thiếu ký, sức đề kháng kém, trẻ chậm nói, rối loạn ngôn ngữ.

Khi gặp trường hợp trẻ nói nhiều nhưng không rõ cha mẹ nên làm gì?

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ nghĩa khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng, tình trạng này có thể cảnh báo trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ. Nếu không may gặp phải trường hợp này các bậc phụ huynh cần bình tĩnh để có biện pháp xử trí đúng đắn, cụ thể:

1. Đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe

Điều đầu tiên khi cha mẹ thấy trẻ có dấu hiệu nghi ngờ chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ hay rối loạn ngôn ngữ thì cần đưa trẻ đi khám ngay. Thăm khám sớm sẽ kịp thời phát hiện bệnh, đặc biệt là các căn bệnh nguy hiểm liên quan đến khuyết tật, não bộ. Lúc này bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị bệnh phù hợp nhất cho bé.

⇒ Có thể bạn đang cần: Top 10 phòng khám nhi tại TPHCM Tốt Nhất, có bác sĩ giỏi

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ có phải là biểu hiện bất thường
Tình trạng trẻ nói nhiều nhưng không rõ kéo dài cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay

Nếu trường hợp bé mắc chứng rối loạn ngôn ngữ do tâm lý bất ổn hay các tác nhân bên ngoài môi trường tác động thì bác sĩ sẽ điều trị bằng phương pháp âm ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu. Dựa vào mức độ bệnh và độ tuổi mà trẻ sẽ được chỉ định điều trị khác nhau, có thể là:

  • Sử dụng đồ chơi cho trẻ chậm nói, sách, tranh ảnh để giúp trẻ nhận biết và cải thiện ngôn ngữ.
  • Cho bé trải nghiệm và tham gia các dự án thủ công để bé mở rộng vốn kiến thức và nhận biết đồ vật chính xác.
  • Bác sĩ sẽ đưa ra các câu hỏi cho bé hỏi và trả lời thông qua các lĩnh vực quen thuộc trong đời sống hàng ngày.

2. Chăm sóc tại nhà khi bé bị rối loạn ngôn ngữ

Khi đã xác định được nguyên nhân gây nên chứng trẻ nói nhiều nhưng không rõ là do rối loạn ngôn ngữ, ngoài việc điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu, âm ngữ trị liệu thì các bậc cha mẹ cần chú ý chăm sóc tại nhà cho con đúng cách, hỗ trợ quá trình điều trị cho bé tốt hơn bằng những việc làm sau:

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ có phải là biểu hiện bất thường
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp con khỏe mạnh, phát triển ngôn ngữ
  • Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho con như thịt, cá, trứng, sữa, nhất là những thực phẩm tốt cho trí não như sữa chua, các loại hạt, quả mọng, bột yến mạch.
  • Mẹ có thể bổ sung thêm các loại vi chất thiết yếu cho trẻ để con phát triển toàn diện như viên dầu cá bổ não, thuốc bổ não DHA. Tuy nhiên, muốn cho bé uống các mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh trường hợp xảy ra tác dụng phụ.
  • Hỗ trợ con điều trị bệnh bằng cách giúp con học bài, đọc truyện, chỉnh phát âm cho bé, đưa bé ra ngoài đi dạo để giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi.
  • Quan tâm con bằng cách thường xuyên trò chuyện cùng bé, hát cho bé nghe trước khi đi ngủ, ôm ấp, vỗ về để con có được cảm giác an toàn, thoải mái.

Thực hiện tốt những điều nêu trên cũng chính là cách phòng ngừa chứng rối loạn ngôn ngữ đối với những trẻ đang bình thường.

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ được xem là một trong những dấu hiệu cảnh báo có thể trẻ đang mắc phải chứng rối loạn ngôn ngữ hoặc chậm phát triển ngôn ngữ. Do đó, trong cuộc sống hàng ngày các bậc cha mẹ nên quan tâm, chăm sóc đến trẻ nhiều hơn kể cả về vật chất lẫn tinh thần để không những vừa hỗ trợ điều trị bệnh vừa phòng bệnh hiệu quả cho trẻ, mang lại cho con một cuộc sống ý nghĩa và trọn vẹn hạnh phúc.

Có thể mẹ quan tâm: 

Cùng chuyên mục

Những đồ chơi cho trẻ chậm nói giúp bé cải thiện ngôn ngữ

Những đồ chơi cho trẻ chậm nói không chỉ có tác dụng giúp bé cải thiện ngôn ngữ mà còn rất dễ thương, ngộ nghĩnh chứa đựng nhiều điều vô...

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói có sao không? Mẹ phải làm sao?

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói có sao không là thắc mắc, lo lắng của rất nhiều ông bố, bà mẹ có con chậm nói. Bởi vì việc con nói...

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Lười giao tiếp, không hiểu được tính năng của đồ vật, không có phản ứng khi được gọi tên hay đặt câu hỏi...mặc dù đã bước qua ngưỡng 24 tháng...

Bại não thể co cứng: Dấu hiệu, Chẩn đoán và Điều trị

Bại não thể co cứng là một trong những chứng bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ, khi mắc bệnh trẻ thường có những triệu chứng điển hình như...

Bại não thể thất điều: Dấu hiệu, Chẩn đoán, Hướng điều trị

Khó khăn trong việc cầm nắm, vận động đi lại, phát âm, run tay chân, bước đi loạng choạng không vững là những triệu chứng điển hình của chứng bại...

Trẻ bại não thể nhẹ: Dấu hiệu và các biện pháp phục hồi chức năng

Trẻ bại não thể nhẹ thường ít có những triệu chứng điển hình, tuy nhiên bệnh vẫn gây ra nhiều xáo trộn và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn