Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách khắc phục

Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì? 24 loại thực phẩm nên tránh

Phụ nữ sau sinh có nên ăn sữa chua? Giải đáp

Sau sinh ăn hoa quả gì tốt cho mẹ và bé? Lời khuyên đúng

10+ Cách giảm mỡ bụng sau sinh lấy lại vòng eo thon gọn mịn màng

Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành? Làm sao để mau lành?

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Triệu chứng mang thai giả: Cách phân biệt và nhận biết chính xác

Trẻ chậm nói đơn thuần là gì? Biểu hiện và Cách khắc phục

Đã gần 3 tuổi nhưng trẻ vẫn nói được rất ít, dù đây là thời điểm vàng có sự “bùng nổ” về mặt ngôn ngữ. Điều này, khiến các bậc cha mẹ lo lắng, liệu trẻ chậm nói đơn thuần chỉ là do vấn đề phát triển cá nhân của từng trẻ hay là trẻ đang gặp vấn đề về phát triển ngôn ngữ mang tính nguy hiểm hơn? 

Làm sao để phát triển ngôn ngữ cho trẻ đúng cách? Những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp cha mẹ có dễ dàng phát hiện tình trạng chậm nói đơn thuần và tìm cách khắc phục sớm cho bé.

trẻ chậm nói đơn thuần
Trẻ đã hơn 2 tháng nhưng vẫn lầm lì, không chịu nói khiến mẹ lo lắng

Chậm nói đơn thuần là gì? Chỉ là tạm thời hay kéo dài?

Chậm nói đơn thuần mang tính chất tạm thời, nhằm đề cập đến những em bé nói muộn hơn so với các bé cùng tháng tuổi.

Theo bác sĩ Đoàn Hải Đăng- Bác sĩ bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Biểu hiện rõ nhất là hầu hết các bé trước 24 tháng đều có thể nói 25 từ cơ bản. Nếu như trẻ không thể giao tiếp quá số từ trên, thì có thể là bé đang bị chậm nói”.

25 từ cơ bản đó là: “mẹ, bà, ba, ông, mama, ơi, đói, chào, sữa, bai-bai, chơi, hết, có, không, đi, chó, mèo, mũ, mũi, giày, bóng, mắt, nóng, tắm, sách…”. Đây là những từ có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong những cuộc trò chuyện, đối thoại giữa bố mẹ, ông bà, chị, em và bé.

Tuy nhiên, khác với trẻ có vấn đề về phát triển ngôn ngữ. Các mẹ cũng cần nhận biết khả năng phản ứng lại với lời nói và cách diễn đạt cảm xúc của trẻ.

Nếu bé vẫn hiểu được ngữ điệu trong lời nói của mẹ, có thể là giận dữ, dỗ dành hay là cười đùa và có thể thực hiện theo những yêu cầu đơn giản của bố mẹ như: “tại đâu? mũi đâu? nói hoan hô, vỗ tay, lấy mũ cho mẹ”. Thì điều đó có nghĩa là trẻ đang bị chậm nói đơn thuần và cần được điều trị để khắc phục kịp thời.

Những dấu hiệu của trẻ chậm nói đơn thuần

Khả năng ngôn ngữ của trẻ bắt đầu khi vừa chào đời. Những dấu hiệu chậm nói đơn thuần ở trẻ đã có từ rất sớm và nếu biết sớm những dấu hiệu sau đây, thì các bậc phụ huynh có thể can thiệp sớm để giúp bé khắc phục tình trạng này.

trẻ chậm nói đơn thuần có biểu hiện gi
Trẻ chậm nói đơn thuần có vốn từ ngữ hạn hẹp và chủ yếu chỉ nói những từ đơn giản
  • Trẻ chậm nói thường vốn từ ít ỏi, chỉ nói những từ đơn
  • Trẻ có biểu hiện thích chơi một mình, nếu không vừa ý thì chỉ hét lên, không nói bập bẹ cũng không phản ứng gì.
  • Trẻ có thể hiểu hết những yêu cầu đơn giản của bố mẹ, nhưng chỉ hành động chứ không đáp lại.
  • Trẻ nói rất nhiều nhưng lại khó nghe, chỉ mỗi bố mẹ tiếp xúc nhiều thì mới hiểu được ý của trẻ.
  • Trẻ không phản ứng được với những âm thanh lớn, to.
  • Trẻ không có các hành vi bất thường, vẫn giao tiếp với bố mẹ bằng cử chỉ thay vì nói chuyện.

Nếu trẻ ít nói, nói chậm và có biểu hiện của những trường hợp trên thì ba mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ uy tín và hành động nhanh chóng để giúp các bé hiệu quả hơn.

Làm sao phân biệt giữa chậm nói đơn thuần và chậm phát triển ngôn ngữ?

Đây đều là những tình trạng mà trẻ không đạt được các mốc phát triển thông thường như các bạn khác, đặc biệt là ngôn ngữ. Trong khi trẻ chậm nói đơn thuần chỉ là tình trạng nói muộn, khó diễn đạt những điều mong muốn của bản thân bằng ngôn ngữ, nhưng khả năng nhận thức, cử chỉ và cảm xúc của trẻ vẫn bình thường. Trẻ có xu hướng sử dụng giao tiếp không lời trong sinh hoạt hàng ngày.

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là trẻ đang gặp khó khăn trong việc tiếp nhận ngôn ngữ, từ ngữ, cử chỉ, điệu bộ cho đến lời nói. Trẻ còn chậm trong việc phát âm, khó bắt chước và sử dụng từ đó một cách chủ động. Khi trẻ gặp tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ thì sau này sẽ hoàn toàn khó khăn, ba mẹ phải can thiệp và hỗ trợ một cách tích cực ở nhà là điều rất cần thiết.

Bố mẹ cần kịp thời để con không bị bỏ qua giai đoạn vàng trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho con là giai đoạn từ 0-3 tuổi.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm nói đơn thuần ở trẻ là gì?

Trạng thái trẻ chậm nói đơn thuần có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đều quá trình phát triển toàn diện của trẻ sau này. Vì trẻ chậm nói phải tốn nhiều công sức hơn để bắt kịp bạn bè của mình. Tuy nhiên, nếu như các bố và mẹ có thể tìm hiểu rõ nguyên nhân thì có thể “phòng bệnh” cho con mình bất cứ lúc nào. Bắt nguồn từ ba nguyên nhân chính cơ bản như sau: Môi trường, tâm lý và bệnh lý.

Nguyên nhân về môi trường:

Dấu hiệu trẻ chậm nói đơn thuần
Tiếp xúc sớm với thiết bị điện tử là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị chậm nói đơn thuần
  • Cách giáo dục người lớn rất quan trọng, nếu bố và mẹ đều quá bận ít trò chuyện, tâm sự cùng trẻ. Bé sẽ không có môi trường để bắt chước và luyện tập theo
  • Trẻ được tiếp xúc với điện thoại, máy tính và tivi từ sớm. Các bé được học hỏi qua việc tương tác, phản xạ giao tiếp  với chúng ta và điều này không được phát huy nếu trẻ chỉ nhìn chăm chăm vào màn hình và thụ động một chỗ.
  • Trẻ bị giới hạn không gian. Nhiều phụ huynh lo sợ các vấn đề giao thông, môi trường nên đã không cho trẻ nhỏ được ra ngoài nhiều, điều này có tác động xấu đến trẻ nhất là khi xung quanh trẻ không có bất kỳ ai cùng tuổi để bắt chuyện và trẻ sẽ rất “yếu đuối” khi bắt đầu tuổi đi học.
  • Gia đình đa ngôn ngữ. Nếu đứa trẻ có sự hướng dẫn chi tiết của bố mẹ thì bé sẽ phát triển vượt bậc so với các bạn khác. Tuy nhiên,đối với những bạn nhỏ có độ xử lý chậm thì bé sẽ  bị chậm nói hơn so với bạn bè vì trẻ phân vân, không biết nên chọn ngôn ngữ nào để giao tiếp với các thành viên trong gia đình.
  • Mẹ và bố nóng tính, tác động vật lý, hay cãi nhau thường xuyên, thậm chí là dùng những ngôn từ hạn chế ngay trong nhà. Điều dễ khiến trẻ bị áp lực tâm lý và trở nên sợ hãi khi phải giao tiếp và có xu hướng thu mình ở một góc.

Nguyên nhân về mặt tâm lý: 

  • Các bé có sự khác biệt khi phát ra âm thanh như trẻ nói ngọng, trẻ nói lắp, hay sống ở khác vùng miền. Sự khác biệt này rất dễ nhận ra khiến cho tâm lí của trẻ dễ bị tự ti, mặc cảm dẫn đến việc trẻ không thích giao tiếp và tham gia trò chuyện cùng cô giáo hay bạn bè.
  • Trẻ bị trêu chọc, bắt nạt, giành đồ chơi nhiều lần thường có xu hướng chơi một mình, sợ hãi việc kết bạn và không muốn giao tiếp với bạn bè xung quanh.
  • Đối với những trẻ sơ sinh có mẹ mắc bệnh trầm cảm sau sinh thì sự kết nối giữa mẹ và con hầu như không có. Từ đây dẫn đến tình trạng, trẻ sơ sinh sợ hãi, lảng tránh và không phải ứng với người khác nữa. Nếu không phát hiện kịp thời, trẻ sẽ lớn lên và mang theo tính cách sợ hãi đã được hình thành khi còn nhỏ dẫn đến tình trạng trẻ bị chậm nói đơn thuần.

Nguyên nhân bệnh lý:

Dấu hiệu trẻ chậm nói đơn thuần
Trẻ bị dính lưỡi gà sẽ gặp phải nhiều vấn đề trong việc phát âm
  • Một số trẻ có thể bị những bệnh liên quan đến khả năng nghe như khiếm thính hay viêm tai. Đây là lí do khiến cho bé nghe không rõ, và cũng là nguyên do làm trẻ nói ngọng, nói chậm hơn so với bình thường .
  • Trẻ bị dính lưỡi gà (ngắn hãm lưỡi) là một tật bẩm sinh nhẹ do dây thắng lưỡi khiến việc cử động lưỡi bị hạn chế. Bệnh này khiến trẻ khó bú và phát âm cũng khó khăn.
  • Dị tật hở hàm ếch hình thành ngay từ trong thai kỳ. Trẻ mắc phải dị tật này sẽ xuất hiện khe hở ở vòm miệng và mũi dẫn đến việc khó khăn khi ăn uống và giao tiếp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị chậm nói đơn thuần.
  • Khi trẻ mắc những bệnh lý về não bộ, điều này khiến trẻ không có khả năng xử lý thông tin, dẫn đến việc không biết cách phản ứng lại bằng ngôn ngữ nói.

Trẻ chậm nói đơn thuần có ảnh hưởng gì đến sau này?

Trẻ bị chậm nói có nhiều bất lợi về sau này. Việc trẻ chậm nói đơn thuần sẽ hạn chế khả năng thích nghi với môi trường xung quanh, tư duy vì không thể tương tác với mọi người. Trẻ còn có xu hướng ăn vạ vì không thể bộc lộ cảm xúc của bản thân qua lời nói với người khác.

Trẻ chậm nói đơn thuần sẽ cần một “lịch” riêng để có thể theo kịp các bạn. Khi giai đoạn “tiền ngôn ngữ” đi qua, sự khác biệt so với bạn bè sẽ ngày càng có khoảng cách và khó có thể học hỏi nhanh giống như các bạn khi bước vào giai đoạn đến trường. Trẻ sẽ lớn lên trong sự sợ hãi và thiếu hụt kiến thức vì không thể tiếp cận nhanh chóng những thông tin mới mẻ nếu tình trạng trẻ chậm nói đơn thuần không được cải thiện sớm.

Trẻ nói chậm đơn thuần, bố mẹ nên làm gì?

Đối với những người mới lần đầu làm cha, làm mẹ thì việc lo lắng và nôn nóng là điều không thể tránh khỏi. Nhất là khi có quá nhiều nguồn thông tin từ xưa cho đến ngày nay về trẻ chậm nói đơn thuần gây phân vân cho các bố và mẹ.

Dấu hiệu trẻ chậm nói đơn thuần
Trẻ em biết nói là một điều thú vị và là sự mong chờ của các bậc làm cha làm mẹ

Để giúp bé cải thiện tình trạng chậm nói, gia đình có thể áp dụng một số cách khắc phục sau:

  • Phụ huynh cần đưa bé đi khám ở những bệnh viện uy tín và làm đúng theo những gì bác sĩ đã chẩn đoán. Khi đã xác định được lí do vì sao bé mắc bệnh, thì tình trạng trẻ chậm nói sẽ dần được cải thiện.
  • Bố mẹ hãy đồng hành cùng con qua việc chủ động trò chuyện, tâm sự và kể chuyện cho trẻ nghe. Việc gần gũi và tạo môi trường an toàn cho trẻ có không gian thoải mái được mắc lỗi mà không hề lo sợ.
  • Hãy động viên và khuyến khích trẻ đến những nơi vui chơi như lớp kỹ năng sống, nơi sinh hoạt cộng đồng dành cho thiếu nhi. Không gian mới mẻ sẽ giúp trẻ khơi gợi sự tò mò, làm trẻ phải cố gắng diễn đạt để hỏi bố mẹ.
  • Hãy dành cho bé những lời khen ngợi, cổ vũ khi bé vừa nói được hay lặp lại được một từ gì đó, đây là nguồn động lực để thúc đẩy việc bé nói nhanh hơn và đầy đủ hơn.
  • Cùng con tập hát và đọc sách cho con nghe mỗi đêm, trẻ chậm nói có thể học nhanh hơn qua bài hát và tăng sự hiếu kỳ, tò mò về thế giới xung quanh khi được mẹ kể chuyện. Giúp trẻ sớm có những câu hỏi và tập hỏi để có câu trả lời cho riêng mình
  • Điều cuối cùng, bố mẹ hãy cho bản thân một tinh thần thoải mái, một trạng thái bình tĩnh và đừng quên cung cấp cho bản thân và bé một nguồn dinh dưỡng hợp lý. Khi ở trạng thái vui vẻ thì cả bố mẹ và bé cũng sẽ tiếp thu nhanh và mở lòng với nhau nhiều hơn.

Bố mẹ luôn mong muốn những điều tốt nhất cho con cái, và điều con cái cần nhất là sự quan tâm và đồng hành. Trẻ bị chậm nói đơn thuần có thể được can thiệp sớm và khắc phục kịp thời nhờ vào sự tinh ý và đề phòng của người thân trong gia đình. Vậy nên, khi thấy dấu hiệu báo động ngầm thì bố mẹ hãy bình tĩnh, tham khảo những thông tin hữu ích ở phía trên và đưa trẻ đến gặp các chuyên gia có kinh nghiệm sớm nhất nhé!

Cùng chuyên mục

Nhận biết tự kỷ qua tiếng khóc, liệu có chính xác?

Trẻ tự kỷ có hay khóc không? Việc chúng ta có thể nhận biết tự kỷ qua tiếng khóc, liệu có chính xác?. Tiếng khóc được biết là phương tiện...

Trẻ chậm nói nên bổ sung gì để bé phát triển ngôn ngữ?

Đối với trẻ chậm nói ngoài việc điều trị bằng các phương pháp âm ngữ trị liệu, vật lý trị liệu, tâm lý trị liệu thì bổ sung đầy đủ...

Tác dụng của Omega-3 đối với trẻ chậm nói và những điều cần biết

Cải thiện khả năng tư duy, phát triển ngôn ngữ, tăng cường trí nhớ, thị lực...là những tác dụng của Omega-3 đối với trẻ chậm nói. Có thể thấy Omega-3...

Bệnh bại não ở trẻ: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Bệnh bại não ở trẻ để lại hậu quả, gánh nặng lớn đối với cả gia đình và toàn xã hội. Trước tỷ lệ mắc chứng bệnh gia tăng, rất...

Tìm hiểu phương pháp âm ngữ trị liệu cho trẻ chậm nói

Phương pháp âm ngữ trị liệu cho trẻ chậm nói hiện nay đang được nhiều bậc cha mẹ lựa chọn áp dụng. Bởi vì cách điều trị này không những...

Trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói: Nguyên nhân & cách khắc phục

Bướng bỉnh, hay cáu giận la hét, hoạt động liên tục không ngồi yên, chậm nói, khó phát âm là những biểu hiện điển hình của chứng trẻ tăng động...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn