Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách khắc phục

Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì? 24 loại thực phẩm nên tránh

Phụ nữ sau sinh có nên ăn sữa chua? Giải đáp

Sau sinh ăn hoa quả gì tốt cho mẹ và bé? Lời khuyên đúng

10+ Cách giảm mỡ bụng sau sinh lấy lại vòng eo thon gọn mịn màng

Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành? Làm sao để mau lành?

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Top 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu sau 7 ngày quan hệ phổ biến

Trẻ đi nhón chân và chậm nói có phải biểu hiện của tự kỷ không?

Trẻ có biểu hiện đi nhón chân và chậm nói khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng con mình có thể mắc chứng tự kỷ. Tuy nhiên, đi nhón chân và chậm nói còn do nhiều nguyên nhân khác. Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để có được kết quả đúng nhất, không nên kết luận tùy tiện. 

Trẻ đi nhón chân và chậm nói có phải biểu hiện của tự kỷ?

Đi nhón chân và chậm nói là biểu hiện điển hình của chứng tự kỷ. Trẻ tự kỷ thường có cảm giác lo lắng về thế giới xung quanh, chống đối với xã hội, nên có xu hướng thu mình vào một góc, không chịu nói chuyện hoặc đi nhón chân.

Hầu hết những đứa trẻ tự kỷ đều gặp các vấn đề về ngôn ngữ, không đáp trả lời âm thanh từ bố mẹ hoặc mối trường xung quanh. Nếu trẻ đã biết nói thì ngôn ngữ khá lộn xộn, nói năng không rõ ràng, không có nghĩa và thường thì trẻ cũng không chủ động nói chuyện.

Trẻ đi nhón chân và chậm nói
Trẻ trên 2 tuổi đi nhón chân có thể do vấn đề về bệnh lý hoặc chứng tự kỷ

Trẻ dưới 2 tuổi mà đi nhón chân là hiện tượng hoàn toàn bình thường, do thói quen và cách sinh hoạt của trẻ, cha mẹ có thể từ từ chỉ dạy cho trẻ. Nhưng trên 2 tuổi, trẻ vẫn còn đi nhón chân thì có thể do vấn đề về bệnh lý hoặc chứng tự kỷ.

Trẻ đi nhón nhân và chậm nói thường do rối loạn phát triển thần kinh trung ương khiến cho khả năng ngôn ngữ của trẻ kém. Trẻ tự kỷ thường thu mình lại, không tiếp xúc với thế giới xung quanh. Việc rối loạn giác quan, cơ bắp chân quá nhạy cảm khiến những đứa trẻ tự kỷ không thể di chuyển bình thường, trẻ thường đi nhón chân, dáng đi chậm chạp và không tự nhiên.

Tuy nhiên, nếu chỉ có hai triệu chứng đi nhón chân và chậm nói thì cũng không thể kết luận chứng tự kỷ ở trẻ. Bởi còn nhiều nguyên nhân khác khiến trẻ chậm nói và đi nhón chân như cha mẹ ít giao tiếp, đi nhón chân theo thói quen.

Nếu trẻ đi nhón chân, chậm nói nhưng biểu hiện tâm lý vẫn bình thường, vẫn hoạt bát và tiếp xúc gần gũi với gia đình, bộc lộ cảm xúc của bản thân thì có thể trẻ vẫn đang phát triển bình thường, không mắc chứng tự kỷ. Và để an tâm, cha mẹ nên đưa con đến các trung tâm y tế để thăm khám, tìm hiểu đúng nguyên nhân và có biện pháp chữa trị phù hợp với tình trạng của trẻ.

Nguyên nhân khác khiến trẻ chậm nói và đi nhón chân

Chậm nói hay đi nhón chân là một trong những dấu hiệu khá điển hình của chứng bệnh tự kỷ. Tuy nhiên không phải lúc nào trẻ chậm nói, đi nhón chân cũng là tự kỷ. Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như từ gia đình, bệnh lý, tâm lý.

Trẻ chậm nói có thể do hệ thần kinh của trẻ có vấn đề hoặc đang mắc một số bệnh lý nghiêm trọng có liên quan tới tai – mũi – họng. Bệnh viêm tai giữa, viên mãn tính, hoặc những bệnh liên quan tới thính giác sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong việc lắng nghe và bắt chước theo lời của người lớn. Mắc các bệnh về lưỡi hoặc vòm miệng cũng khiến trẻ gặp khó khăn trong việc phát ra âm thanh. Chính vì vậy, cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi khám để chữa trị kịp thời.

trẻ đi nhón chân và chậm nói có phải tự kỷ
Trẻ chậm nói có thể do gia đình ít có sự quan tâm, trò chuyện với trẻ

Tuy nhiên, về cơ bản, chậm nói có thể do nguyên nhân thông thường như cha mẹ ít nói chuyện, giao tiếp với trẻ. Điều này khiến trẻ dần thu mình lại, ít vốn từ, không biết cách thể hiện bản thân qua lời nói. Ít giao tiếp khiến mỗi khi nói chuyện, trẻ không được tự nhiên, nói năng lộn xộn không rõ ý, dẫn đến trẻ tự ti, không chịu nói chuyện.

Ngoài nguyên nhân do chứng tự kỷ mà trẻ đi nhón chân, còn rất nhiều nguyên nhân khác hoặc đơn giản chỉ là do thói quen của bé. Trẻ có thể ở trong trạng thái lo lắng, bứt rứt, điều này khiến trẻ không dám để gót chân chạm đất. Việc cho cả bàn chân chạm đất trẻ có thể cảm thấy sợ hãi, đi nhón chân giúp trẻ thoải mái hơn.

Trẻ đi nhón chân cũng có thể do nguyên nhân từ bệnh lý như bại não, loạn dưỡng cơ bắp, chứng gân ngắn. Đây là những căn bệnh khiến vận động của trẻ bị rối loạn, không kiểm soát được. Cơ chân dễ bị tổn thương, cơ thể chậm phát triển, khiến trẻ không thể đi đứng một cách bình thường.

Cha mẹ cần làm gì khi bé bị chậm nói, đi nhón chân?

Đối với những đứa trẻ chậm nói, cha mẹ cần quan tâm trẻ nhiều hơn, dành nhiều thời gian trò chuyện, vui đùa cùng trẻ. Không nên để trẻ xem tivi, điện thoại, ipad quá nhiều,  hạn chế sử dụng các thiết bị thông minh. Việc tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị thông minh có thể khiến trẻ trở nên chậm chạp, lầm lì, ít nói.

Cha mẹ chú ý tạo không gian vui chơi thoải mái cho trẻ, cho trẻ tiếp xúc với bạn bè nhiều hơn, tăng khả năng giao tiếp của trẻ. Việc tham gia các hoạt động giải trí có thể khiến trẻ mạnh dạn hơn trong giao tiếp, phát triển về trí não. Bố mẹ cần tương tác, trò chuyện với trẻ, không chỉ dành thời gian ở cạnh mà còn giúp trẻ vận động lưỡi, kích thích trẻ nói chuyện, tạo cho trẻ thói quen nói ra những điều trẻ muốn. Không chỉ vậy, cha mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ. Cho trẻ ăn những thực phẩm bổ dưỡng tốt cho trí não.

Trẻ đi nhón chân và chậm nói
Trẻ có dấu hiệu đi nhón chân hoặc chậm nói, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời

Đối với chứng đi nhón chân của trẻ, cha mẹ cần để ý, chỉ dạy trẻ cách đi đứng lại bình thường. Cha mẹ có thể cùng trẻ chơi các trò chơi như diễu hành, ngồi xổm… miễn sao cho trẻ chạm toàn bộ bàn chân dưới sàn. Các bậc phụ huynh cũng có thể cho trẻ tham gia các hoạt động giải trí như nhảy nệm lò xo, di chuyển ở những nơi địa hình không bằng phẳng sẽ có lợi cho trẻ.

Tuy nhiên, khi trẻ chậm nói hay đi nhón chân, cha mẹ vẫn nên đứa trẻ đến các địa chỉ uy tín để thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị cho hợp lý. Việc thăm khám sẽ tìm ra được nguyên nhân của chứng chậm nói và đi nhón chân, nếu có dấu hiệu của chứng tự kỷ sẽ được chữa trị kịp thời, tránh ảnh hưởng nặng nề về sau.

Trẻ đi nhón chân và chậm nói là những biểu hiện thường gặp của chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hai triệu chứng trên còn có thể do nhiều nguyên nhân khác như bệnh lý và gia đình. Chính vì vậy, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng, hoang mang khi trẻ có biểu hiện đi nhón chân và nói chuyện, hãy đưa trẻ đi khám để có kết luận chắc chắn, chữa trị kịp thời.

Có thể bạn chưa biết:

 

 

Cùng chuyên mục

Có nên dùng thuốc uống bổ não cho trẻ chậm nói không?

Có nên dùng thuốc uống bổ não cho trẻ chậm nói không là thắc mắc của khá nhiều bậc phụ huynh. Bởi vì hiện nay trên thị trường xuất hiện...

Trẻ 4 tuổi vẫn chưa biết nói: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ 4 tuổi vẫn chưa biết nói khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng, bởi vì lúc này trẻ đã vượt qua giai đoạn vàng tập nói và phát triển...

Chữa chậm nói bằng cá lóc có hiệu quả như đồn thổi?

Chữa chậm nói bằng cá lóc là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng cho con trẻ. Có nhiều trường hợp sau khi thực hiện một thời gian...

Khi nào cần cho trẻ đi khám chậm nói? Nhận định từ các chuyên gia

Theo số liệu thống kê tỷ lệ trẻ chậm nói có xu hướng ngày càng tăng cao, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển thể...

Bệnh tự kỷ có nguy hiểm không? Những tác hại cần biết

Có rất nhiều bậc cha mẹ thắc mắc bệnh tự kỷ có nguy hiểm không? Bởi vì hiện nay tình trạng bệnh đang có xu hướng ngày càng gia tăng...

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ tốt nhất mẹ cần biết

Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ thông qua việc các thực phẩm nên ăn và nên kiêng sẽ giúp quá trình điều trị bệnh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn