Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì? 24 loại thực phẩm nên tránh

Phụ nữ sau sinh có nên ăn sữa chua? Giải đáp

Sau sinh ăn hoa quả gì tốt cho mẹ và bé? Lời khuyên đúng

10+ Cách giảm mỡ bụng sau sinh lấy lại vòng eo thon gọn mịn màng

Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách khắc phục

Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành? Làm sao để mau lành?

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Cách dùng rượu gừng nghệ sau sinh đúng chuẩn cho mẹ bỉm

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Lười giao tiếp, không hiểu được tính năng của đồ vật, không có phản ứng khi được gọi tên hay đặt câu hỏi…mặc dù đã bước qua ngưỡng 24 tháng tuổi. Đây được xem là những dấu hiệu của chứng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. 

Vậy trẻ gặp phải tình trạng ngôn ngữ chậm phát triển có nguy hiểm không, nguyên nhân do đâu, cha mẹ nên làm gì khi gặp trường hợp này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là gì? Có nguy hiểm không?

Bác sĩ Thái Ngọc Thành Đạt – Khoa Tâm Lý Nhi – Bệnh Viện Nhi Đồng 1 giải thích: “Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ được hiểu đơn giản là khả năng nói, tốc độ nói của bé chậm hơn so với bình thường và so với các trẻ khác trong cùng độ tuổi.

Những trường hợp này thường gặp khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin, hình ảnh, trở ngại khi diễn đạt ngôn ngữ, điều này dẫn đến tình trạng trẻ lười nói, không muốn tiếp xúc nhiều với người khác và giao tiếp kém.

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể khiến con rụt rè, tự ti, không muốn giao tiếp

Qua số liệu khảo sát và thống kê cho thấy trung bình trong một nhóm 5 trẻ cùng độ tuổi thì sẽ có 1 trẻ chậm nói, khả năng nói kém hơn so những bạn còn lại. Tình trạng này do rất nhiều nguyên nhân gây ra, nếu không được can thiệp sớm có thể dẫn đến sự tự ti, chán nản, lâu ngày không giao tiếp khiến trẻ bị trầm cảm, tự kỷ khó chữa, ảnh hưởng đến cả tương lai phía trước của trẻ”.

Dấu hiệu của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ sẽ được thể hiện rõ ràng qua từng giai đoạn, nếu bố mẹ để ý sẽ nhận ra ngay, cụ thể:

Giai đoạn 03 tháng tuổi:

Khi được 03 tháng, đối với một đứa trẻ bình thường bé sẽ có phản ứng khi nghe được âm thanh nói chuyện, nựng nịu của ba mẹ như vui vẻ, cười hoặc tủi thân khóc. Khi nghe bài hát thiếu nhi bé sẽ vui mừng khua tay, đạp chân; khi đang ngủ nhưng nghe tiếng động mạnh bé cũng sẽ thức giấc và khóc thét.

Nhưng đối với một đứa trẻ chậm nói, chậm phát triển ngôn từ thì những hành động này dường như không hề xảy ra, bé sẽ không bộc lộ cảm xúc của mình hoặc chậm chạp, không phản ứng khi được tiếp xúc với các âm thanh quen thuộc.

Giai đoạn 6-7 tháng tuổi:

Ở thời điểm này ba mẹ thường rất dễ nhận ra những biểu hiện bất thường của bé. Nếu chậm phát triển ngôn ngữ bé sẽ không bi bô hóng chuyện hay bắt chước âm thanh trên ti vi, người lớn nói chuyện như papa, mama, baba hoặc không biết phản ứng khi nhìn thấy những hành động tạm biệt, xin chào, vẫy tay.

Trẻ 12 tháng tuổi:

Đối với trẻ phát triển bình thường, lúc này con sẽ nói được những từ một âm tiết đơn giản như “ba, mẹ, ông, bà, bế, chơi, ăn, gà, chó, mèo…” đồng thời nếu cần giúp đỡ hoặc thích bất kì một món đồ nào bé sẽ ra hiệu cần sự hỗ trợ từ những người xung quanh.

Còn đối với những em bé có khả năng phát triển ngôn ngữ chậm thì hầu như không nói được từ nào, thậm chí khi được gọi tên vẫn không có phản ứng quay lại, tiếng động mạnh vẫn không giật mình, không hứng thú và thờ ơ với những gì xảy ra xung quanh.

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Lên 1 tuổi nhưng không nói được những từ đơn giản có thể bé đã bị chậm nói

Giai đoạn bé 15 tháng tuổi:

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ khi được 15 tháng, ngoài không biết nói bất cứ từ gì thì trẻ còn không hiểu và không thực hiện được những mệnh lệnh đơn giản như “Đi nào, dậy nào con yêu, lại đây với mẹ nào…”.

Trẻ 18 tháng tuổi:

Nếu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ con sẽ không biết chỉ vào đồ vật hay món ăn mà con yêu thích, cũng không phân biệt và nhận biết được những bộ phận trên cơ thể con người khi được hỏi.

Giai đoạn bé 24 tháng tuổi:

Khi chạm ngưỡng 2 tuổi nhưng bé không nói được ít nhất 15 từ đơn và không biết ghép từ đơn thành câu có nghĩa để nói. Nhìn các dụng cụ, đồ vật đơn giản trong nhà nhưng vẫn không biết được công dụng, tính năng của chúng.

Lười giao tiếp, nói chuyện hoặc có thể nhại lại lời của các bài hát trên ti vi nhưng không hiểu được nghĩa câu nói.

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ?

Bác sĩ Thái Ngọc Thành Đạt – Khoa Tâm Lý Nhi – Bệnh Viện Nhi Đồng cho biết: Theo nghiên cứu và sàng lọc thì tình trạng trẻ gặp các vấn đề về phát triển ngôn ngữ do rất nhiều nguyên nhân gây ra, được xếp vào 3 nhóm cơ bản đó là: Môi trường tác động; các vấn đề về bệnh lý, thể chất; gen di truyền, cụ thể:

Dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Những đứa trẻ ít được cha mẹ quan tâm sẽ có xu hướng ít hòa nhập với bạn bè

1. Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ

Đây là một trong những nhóm nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ, đặc biệt là với xã hội phát triển như ngày nay.

  • Vì quá bận bịu công việc nên cha mẹ không quan tâm, ít trò chuyện, tâm sự cùng bé, chỉ nghĩ rằng cho con ăn uống đầy đủ, học tập trong môi trường quốc tế là tất cả mọi thứ sẽ ổn.
  • Cho trẻ tiếp xúc quá nhiều với điện thoại, ti vi hoặc cha mẹ chỉ chú ý tập cho con kỹ năng đi, đứng chứ không quan tâm đến khả năng nói, cho rằng đến độ tuổi nhất định bé sẽ nói bình thường.
  • Sinh quá dày hoặc sinh đôi, gia đình nghèo đói khiến việc nuôi dạy, chăm sóc trẻ không được đảm bảo dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu chất, khiến trẻ không thể phát triển toàn diện.
  • – Môi trường gia đình sống và giao tiếp bằng hai hoặc nhiều ngôn ngữ khác nhau cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng nói của trẻ, nhất là những trường hợp đang độ tuổi tập nói.
  • Bé thường xuyên bị bạo hành, ngược đãi, la mắng khiến tâm lý bất ổn, sợ hãi, không dám giao tiếp, nói nhiều dẫn đến khả năng ngôn ngữ chậm phát triển.

2. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do vấn đề bệnh lý

Một số bệnh lý nguy hiểm dẫn đến tình trạng trẻ chậm phát triển lời nói, ngôn ngữ được nhắc đến như:

  • Khiếm thính là bệnh lý khiến trẻ gặp những khó khăn khi tiếp thu thông tin và giao tiếp với người khác. Trẻ bị khiếm thính càng nặng thì mức độ chậm ngôn ngữ càng cao.
  • Trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ gây ra tình trạng chậm phát triển lời nói, ngôn ngữ, chứng bệnh này rất khó điều trị và cần nhiều thời gian để khắc phục dần dần.
  • Trẻ sinh non, chưa đủ ngày đủ tháng cũng có thể gặp phải tình trạng ngôn ngữ chậm phát triển. Vì lúc này các cơ quan trong cơ thể bé chưa được hoàn chỉnh tuyệt đối nên không đủ sức đề kháng để chống chọi lại các tác nhân từ môi trường ngoài. Ngoài chậm phát triển ngôn ngữ thì trẻ sinh non còn dễ mắc các bệnh như viêm phế quản, suy hô hấp, vàng da, viêm phổi.
  • Trẻ bị tổn thương não bộ do tai nạn hoặc bị bại não, tự kỷ cũng có thể dẫn đến tình trạng chậm phát triển lời nói, ngôn ngữ lẫn thể chất.
  • Hội chứng William hoặc não úng thủy cũng là những căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nói và phát triển ngôn ngữ của trẻ.
  • Những trường hợp mắc chứng hở hàm ếch, dính thắng lưỡi cũng có khả năng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ hơn so với những đứa trẻ bình thường.
  • Trong một số trường hợp khi bé bước vào giai đoạn tập nói quan trọng thì không may mắc những căn bệnh nguy hiểm cần được điều trị dài ngày. Do đó trong thời gian này bé đã bỏ lỡ nhiều cơ hội tiếp xúc với bạn bè để học hỏi, trao đổi và phát triển như bao đứa trẻ bình thường khác.
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Trẻ mắc các bệnh về tai dễ gặp vấn đề chậm nói

3. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ do gen di truyền

Ngoài những nguyên nhân trực tiếp nói trên thì có nhiều trẻ mắc chứng chậm phát triển ngôn ngữ là do gen di truyền từ bố mẹ, chẳng hạn:

  • Cha mẹ bị khiếm thính, khiếm thị nên sinh con con ra cũng mắc những chứng bệnh này, mà thông thường trẻ bị câm điếc bẩm sinh sẽ có khả năng tư duy và ngôn ngữ chậm hơn những trẻ bình thường.
  • Suy giáp bẩm sinh (căn bệnh này được hiểu đơn giản là bệnh đần độn), tuy nhiên tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh này khá ít, chỉ khoảng 1/3000-4000.
  • Một số trường hợp trong quá trình mang thai mẹ tiếp xúc quá nhiều với các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, thuốc an thần cũng ảnh hưởng rất lớn đến não bộ và sự phát triển của con sau khi sinh ra, thậm chí có thể gây chứng chậm nói.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ chậm phát triển ngôn ngữ?

Theo bác sĩ Thái Ngọc Thành Đạt cho biết, để khắc phục tình trạng trẻ chậm phát triển lời nói, ngôn ngữ cần phải có nhiều thời gian và căn cứ vào nguyên nhân mới có hướng điều trị, can thiệp đúng cách và hiệu quả.

Trường hợp bé mắc chứng chậm phát triển ngôn ngữ do các bệnh lý nguy hiểm thì cần thăm khám và điều trị bệnh theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Khi khỏi bệnh thì chứng chậm nói cũng sẽ dần khắc phục. Còn nếu bé bị chậm nói do di truyền bẩm sinh hay chậm phát triển trí tuệ thì cha mẹ cần tìm cho bé một bác sĩ tâm lý riêng.

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Bổ sung đủ chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và giúp trẻ nhanh nói

Ngoài việc đưa con đi khám ở những phòng khám nhi nổi tiếng, có uy tín thì các bậc cha mẹ phải đồng hành cùng con trong suốt quá trình điều trị lâu dài, chú ý thực hiện những điều sau để hỗ trợ con phát triển khả năng nói cũng như thể chất lẫn tinh thần, cụ thể:

  • Dành nhiều thời gian bên con, chia sẻ, tâm sự, trước khi đi ngủ nên đọc thơ, kể chuyện, hát cho bé nghe điều này giúp bé phát triển cảm xúc, kích thích trí não hoạt động.
  • Kiên nhẫn dạy trẻ học nói, học đọc, làm quen với các đồ vật xung quanh mọi lúc mọi nơi, kể cả lúc cho bé ăn, chơi cùng bé, tắm cho bé.
  • Tạo cơ hội cho con tiếp xúc với nhiều bạn bè và môi trường bên ngoài bằng cách đưa trẻ đi chơi công viên, dạo quanh nhà ở, cho trẻ đi học, đưa bé qua nhà hàng xóm chơi…Điều này không chỉ giúp con có những trải nghiệm thú vị mà còn tạo cho bé sự tự tin, mạnh dạn, bắt kịp tốc độ với các bạn bằng tuổi mình.
  • Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng vào thực đơn hàng ngày cho con, đặc biệt là những thực phẩm tốt cho trí não. Ngoài ra có thể cho con uống thêm các loại vi chất để con phát triển toàn diện, tuy nhiên chỉ được uống theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, chuyên gia.

Hiện nay tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ ngày càng gia tăng, chính vì vậy mà các bậc phụ huynh cần nắm rõ được biểu hiện, nguyên nhân, cách khắc phục bệnh. Việc phát hiện và can thiệp sớm sẽ giúp trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ hiệu quả và có thể phát triển như một đứa trẻ bình thường. Tốt nhất khi thấy dấu hiệu trẻ không được bình thường thì cha mẹ cần đưa con đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO MẸ:

Cùng chuyên mục

4 Mẹo chữa chậm nói dân gian giúp trẻ phát triển ngôn ngữ hiệu quả

Khi bước qua tuổi lên 2 nhưng trẻ vẫn chưa biết nói khiến cha mẹ lo lắng và nôn nóng muốn con mình sớm nói được. Chính vì vậy mà...

Trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ không? Giải đáp thắc mắc

Trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ không? Là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh hiện nay, bởi vì xã hội ngày càng phát triển kéo...

Bài Test trẻ chậm nói giúp phát hiện nhanh, can thiệp sớm

Theo các y bác sĩ đầu ngành cho biết, hiện nay xã hội ngày càng phát triển, chứng chậm nói ở trẻ ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, "Bài...

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói có sao không? Mẹ phải làm sao?

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói có sao không là thắc mắc, lo lắng của rất nhiều ông bố, bà mẹ có con chậm nói. Bởi vì việc con nói...

Những đồ chơi cho trẻ chậm nói giúp bé cải thiện ngôn ngữ

Những đồ chơi cho trẻ chậm nói không chỉ có tác dụng giúp bé cải thiện ngôn ngữ mà còn rất dễ thương, ngộ nghĩnh chứa đựng nhiều điều vô...

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ có phải là biểu hiện bất thường?

Hiện nay, tình trạng trẻ nói nhiều nhưng không rõ diễn ra rất phổ biến, nhất là ở những trẻ đã lên hai, lên ba nhưng vẫn chưa phát âm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn