Trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ không? Giải đáp thắc mắc
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ không? Là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh hiện nay, bởi vì xã hội ngày càng phát triển kéo theo chứng chậm nói ở trẻ càng gia tăng. Theo thống kê thì trong 10 trẻ lại có 1 trẻ chậm nói hơn so với mức bình thường do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Chứng chậm nói không chỉ khiến cha mẹ lo lắng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của trẻ nếu không được khắc phục sớm. Do đó hôm nay chúng ta sẽ đồng hành cùng Vimed.org giải đáp thắc mắc trên, đồng thời tìm hiểu thêm dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục chậm nói sớm nhất cho trẻ.
Giải đáp thắc mắc trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ không?
Hiện nay tình trạng trẻ chậm nói có xu hướng gia tăng, điều này khiến cho nhiều bậc cha mẹ phải lo lắng và thắc mắc rằng liệu chậm nói có ảnh hưởng đến sự phát triển của trí tuệ?
Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Thê – Trưởng khoa nội nhi bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết: “Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra chứng chậm nói thì mới có thể trả lời được có ảnh hưởng đến sự thông minh của trẻ hay không. Có hai khả năng có thể xảy ra đó là:
Trường hợp không ảnh hưởng: Nếu như những trẻ mắc chứng chậm nói do khả năng nói của bé diễn ra chậm hơn so với các trẻ cùng lứa tuổi hoặc chậm nói nhưng các hoạt động khác như phản xạ, bò, trườn, đi lại bình thường thì điều này không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của não bộ, nên trẻ vẫn thông minh, lanh lợi như bao trẻ khác.
Ngoài ra các nguyên nhân khác gây chậm nói ở trẻ như: Dính thắng lưỡi, viêm tai, nhiễm trùng tai…nhưng được điều trị kịp thời cũng không gây nguy hiểm hay tác động xấu đến trí tuệ của trẻ.
Trường hợp có ảnh hưởng: Trẻ chậm nói do các nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm như loạn dưỡng não, chấn thương sọ não, bại não, trẻ bị tự kỷ thì có thể ảnh hưởng đến trí tuệ cũng như sự thông minh, phát triển trí não của bé. Do đó, trường hợp này các bậc cha mẹ cần nhanh chóng đến các phòng khám nhi có uy tín để thăm khám và thực hiện phương pháp điều trị sớm cho bé”.
Những dấu hiệu trẻ mắc chứng chậm nói cha mẹ cần biết
Như đã nói ở trên, chứng chậm nói ở trẻ nếu ở mức độ nhẹ hoặc do nguyên nhân khả năng nói của bé diễn ra chậm thì không có gì đáng lo ngại. Chỉ cần hỗ trợ về các vấn đề dinh dưỡng, trò chuyện nhiều cùng bé thì đến một thời điểm nhất định trẻ sẽ nói được bình thường.
Còn trẻ chậm nói do những nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm, nếu không được chữa trị có thể dẫn đến tình trạng đáng tiếc đó là mất tiếng nói vĩnh viễn của trẻ. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần nắm rõ được các cột mốc phát triển ngôn ngữ của bé và những dấu hiệu cơ bản khi trẻ mắc chứng chậm nói để sớm có biện pháp xử lý tốt nhất.
Khi trẻ có những biểu hiện sau đây thì có thể bé đã mắc phải chứng chậm nói, cụ thể:
- 3- 4 tháng tuổi nhưng bé không có phản ứng khi có tiếng động mạnh hay tiếng gọi tên của ba mẹ.
- 6-12 tháng tuổi không bi bô các tiếng đơn giản như baba, mama, papa, không thích giao tiếp, trao đổi với ba mẹ khi được trò chuyện.
- 13-15 tháng tuổi nhưng không nói được những câu dài 4-7 từ, khi trẻ nói người lạ không hiểu nổi 1/5 số thông tin mà trẻ nói.
- 16-24 tháng không biết đặt các câu hỏi như vì sao? Như thế nào? Con gì đây? Cái gì đây? Trẻ không hề biết cách chỉ vào những thứ mà mình muốn, chưa phân biệt được màu sắc.
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ chậm nói – Lời khuyên từ chuyên gia
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Thê – Trưởng khoa nội nhi bệnh viện Nhi Đồng 2 chia sẻ: “Ngoài những nguyên nhân trực tiếp như mắc các chứng bệnh về não bộ, cơ quan thính giác thì trẻ chậm nói cũng có thể do thiếu các chất dinh dưỡng, vi chất cần thiết. Điều này dẫn đến cơ thể không đủ chất để trao đổi, chuyển hóa đến bộ phận não bộ.
Chính vì vậy, ngoài việc đưa con đi khám và điều trị bệnh bằng thuốc thì các bậc phụ huynh cần chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, đặc biệt là trong thời điểm vàng từ 18 tháng đến 3 tuổi để giúp não bộ phát triển tốt, thúc đẩy khả năng nói của bé diễn ra sớm hơn.”
Những nhóm dinh dưỡng tốt cho trí não của bé mà các mẹ cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày được kể đến như:
- Các loại tinh bột, ngũ cốc như gạo, khoai, sắn, ngô.
- Sữa công thức, sữa chua, pho mai, trứng gà với liều lượng vừa đủ.
- Nhóm rau xanh như cải bó xôi, cải ngọt, cải xoăn, rau mùng tơi, rau dền giàu vitamin và chất xơ.
- Bổ sung Omega thực vật có nhiều trong các loại hạt như đậu đen, đậu xanh, đậu đạc, hạt óc chó, hạt lanh.
- Omega động vật có nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá thu, các trích, cá ngừ.
- Bổ sung sắt có nhiều trong các loại thịt như thịt lợn, thịt bò, tôm, cua, nghêu.
- Cho bé ăn nhiều trái cây tươi như dâu, mơ, ổi, táo có chứa nhiều chất chống oxy hóa như kali, magie tốt cho trí não.
- Ngoài ra, cha mẹ cần tìm hiểu và bổ sung thêm DHA, K2D3, kẽm, vitamin có trong các loại thực phẩm chức năng. Tuy nhiên cần cho bé uống theo đúng liều lượng không được lạm dụng vì có thể gây thừa chất nguy hiểm.
- Thường xuyên đưa trẻ đi thăm khám sức khỏe định kỳ đặc biệt là thính lực để có thể sớm phát hiện ra những điều bất thường, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.
Trên đây là giải đáp thắc mắc trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ không? Các bậc phụ huynh có thể tham khảo để biết rõ hơn, từ đó biết cách xử lý tốt nhất cho con mình. Nếu trong đời sống hàng ngày cha mẹ phát hiện ra những dấu hiệu nghi ngờ con có khả năng chậm nói thì cần đưa trẻ đi khám ngay, tránh chần chừ, chủ quan để lâu gây khó khăn trong việc khắc phục.
Thông tin hữu ích cho mẹ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!