Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách khắc phục

Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì? 24 loại thực phẩm nên tránh

Phụ nữ sau sinh có nên ăn sữa chua? Giải đáp

Sau sinh ăn hoa quả gì tốt cho mẹ và bé? Lời khuyên đúng

10+ Cách giảm mỡ bụng sau sinh lấy lại vòng eo thon gọn mịn màng

Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành? Làm sao để mau lành?

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Cách dùng rượu gừng nghệ sau sinh đúng chuẩn cho mẹ bỉm

Trẻ chậm nói: Dấu hiệu nhận biết và Cách điều trị

Trẻ chậm nói là một trong những vấn đề phổ biến hiện nay, được rất nhiều các bậc cha mẹ lo lắng quan tâm. Bởi vì chậm nói sẽ khiến trẻ thua xa bạn bè đồng trang lứa, nếu không được can thiệp sớm có thể ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của trẻ.

So với ngày xưa khi trẻ bước qua tuổi lên 2 nhưng vẫn chưa biết nói là chuyện bình thường, còn với xã hội phát triển ngày nay thì đây được liệt vào danh sách trẻ chậm nói, là nguy cơ bất bình thường. Chúng ta cần nắm rõ dấu hiệu nhận biết và cách điều trị để giúp bé phát triển một cách bình thường theo đúng độ tuổi của mình.

Tìm hiểu các mốc tập nói của trẻ sơ sinh

Ít ai có thể biết được ngay từ sau khi lọt lòng trẻ sơ sinh đã biết giao tiếp với bố mẹ và những người xung quanh bằng ngôn ngữ không lời. Những biểu cảm như khóc thành tiếng, vặn vẹo, nhăn mặt, cười đều thể hiện được cảm xúc của trẻ. Chỉ cần lắng nghe bố mẹ sẽ hiểu được con đang muốn bộc lộ cảm xúc và thổ lộ điều gì.

Trẻ chậm nói: Dấu hiệu nhận biết và Cách điều trị
PGS.TS Trần Thanh Tú – Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết tình trạng trẻ chậm nói ngày càng có xu hướng gia tăng gây lo lắng cho nhiều bậc phụ huynh

Theo PGS.TS Trần Thanh Tú – Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Quốc tế – Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết: 3 năm đầu đời của trẻ là thời điểm vàng, là cột mốc quan trọng để bé tập và phát ra tiếng nói, lúc này bộ não phát triển nhanh chóng. Bác sĩ cho biết tùy thuộc vào kỹ năng và thể chất riêng của từng trẻ mà phụ huynh sẽ nghe được những lời nói đầu tiên của con, đối với trẻ sơ sinh có 5 mốc quan trọng sau:

1. Cột mốc 3 tháng đầu đời

Sau khi được sinh ra, những biểu hiện như khóc to, cau mặt, vặn vẹo, cười lớn đều là những dấu hiệu chứng tỏ bé khỏe mạnh và bình thường. Cho đến khi bé được 3 tuổi, lúc này trẻ sẽ có những dấu hiệu như: Lắng nghe và phân biệt được giọng nói của bố mẹ, phấn khích, thích thú khi nghe thấy tiếng nhạc.

Đến tháng thứ 4 bé bắt đầu bi bô hứng thú khi thấy người đối diện nói chuyện với mình. Tùy vào trẻ, có bé thích giọng nói của ba, có bé thích giọng nói của mẹ, do đó chúng ta nên thường xuyên trò chuyện cùng bé, nhất là vào buổi sáng sau khi thức giấc và trước khi đi ngủ để tạo thói quen cho bé.

2. Ngôn ngữ của trẻ 6 tháng tuổi

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói
Nắm được các cột mốc tập nói của trẻ sơ sinh giúp mẹ sớm nhận biết được trẻ có bị chậm nói hay không, từ đó có biện pháp điều trị sớm

Khi bước qua tháng thứ 6 lúc này bé đã bắt đầu biết ăn dặm và bập bẹ những âm thanh khác nhau, hầu hết các em bé sẽ phát ra những âm thanh quen thuộc có âm “a” như ma – ma, ba – ba, da – da. Khi nghe những từ này ba mẹ sẽ rất hào hứng và cho rằng em bé của mình đã biết nói. Tuy nhiên đây chỉ là các âm tiết đơn giản mà bé ngẫu hứng phát ra chứ chưa thực sự hiểu để gọi ba hoặc mẹ.

Khi trẻ bước vào tháng thứ 7-8 bé sẽ biết phản xạ khi nghe được tiếng gọi tên bằng cách quay đi hay ngoảnh lại hoặc cũng có thể bộc lộ cảm xúc khi ba mẹ nựng nịu hay mắng yêu bằng các biểu cảm như cười, khóc, mếu.

3. Cột mốc 9 tháng tuổi

Lúc này bé đã biết trườn, bò, lăn lộn để với lấy các đồ vật xung quanh, với trẻ cứng cáp có thể vịn các vật dụng để tự đứng dậy khám phá thế giới. Đặc biệt trẻ có thể phát ra được đa dạng âm thanh bằng các từ đơn như “không – có – dạ – ăn”.

4. Thời gian 12 – 18 tháng tuổi

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói
Trẻ chậm nói không những khiến các bậc cha mẹ lo lắng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của bé nếu như không được can thiệp kịp thời

Trên 1 tuổi hầu hết các bé đã nhận thức được những gì mình đang nghe và đang nói, có thể đang say sưa với đồ chơi nhưng khi nghe gọi tên mình trẻ sẽ lập tức quay lại. Lúc này trẻ đã nói được các từ đôi đơn giản như ” không biết – tạm biệt – xin chào – ba ơi – mẹ ơi”.

5. Thời điểm 18 tháng tuổi

Đối với trẻ phát triển bình thường thì khi bước qua tháng thứ 18 bé đã biết nói những từ ngắn, đơn giản, biết gọi tên ba mẹ, đồ chơi, con vật xung quanh và phân biệt được các bộ phận trên cơ thể con người. Lúc này phụ huynh cũng có thể tập cho trẻ nói tiếng anh hoặc các ngôn ngữ khác nếu bé có hứng thú và khả năng.

Các dấu hiệu cơ bản nhận biết trẻ chậm nói

Để biết được trẻ có bị chậm nói hay không các bậc cha mẹ cần phải nắm rõ các mốc tập nói của trẻ sơ sinh nói trên. Căn cứ vào đó nếu như bé gặp những vấn đề sau thì chắc chắn trẻ đã bị chậm nói, cụ thể:

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói
Không có phản ứng khi được gọi, không hứng thú với thế giới xung quanh là những dấu hiệu cơ bản nhận biết trẻ bị chậm nói
  • Khi trẻ được 3 – 4 tháng tuổi mà không phản xạ lại tiếng động mạnh hoặc nghe được âm thanh nhưng không biết bắt chước theo.
  • Bước qua 6 tháng tuổi nhưng bé không biết nói bất cứ từ nào kể cả những từ đơn giản nhất như “ba – mẹ” hoặc các âm phụ như “b – p”.
  • Từ 9 tháng tuổi trở lên nhưng không phản ứng, không hiểu và không phản xạ khi được gọi tên hoặc các hành động xin chào, tạm biệt.
  • Không biết lắc đầu khi không thích hoặc không chỉ tay thể hiện mong muốn những đồ vật mà mình thích.
  • Trẻ trên 12 tháng tuổi vừa không biết nói vừa có những biểu hiện không quan tâm đến thế giới xung quanh thì chắc chắn bé đã mắc chứng chậm nói hoặc các bệnh lí khác, ba mẹ cần can thiệp ngay.

Nhân nhân nào dẫn đến tình trạng trẻ chậm nói?

Theo bác sĩ Tú – Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết: Hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển thì chứng bệnh chậm nói ở trẻ có xu hướng tăng cao, do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do bé mắc các chứng bệnh bẩm sinh, do các yếu tố xung quanh tác động hoặc khả năng tư duy của từng bé khác nhau, cụ thể:

1. Trẻ chậm nói do cơ thể mắc một số bệnh lý

Có rất nhiều bệnh lý dẫn đến tình trạng chậm nói ở trẻ, tùy vào mức độ bệnh mà khả năng phát ra âm thanh của bé bị ảnh hưởng ít nhiều.

Bệnh lý thực thể: Thắng lưỡi ngắn bất thường, hở hàm ếch, mắc các chứng bệnh liên quan đến hệ thần kinh như chấn thương sọ não, bại não, loạn dưỡng não, đây là các nguyên nhân chính gây chứng chậm nói ở trẻ. Khi trẻ chậm nói do những nguyên nhân này các bậc phụ huynh cần đưa bé đi khám ngay để tìm giải pháp hỗ trợ điều trị cho bé.

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói
Viêm tai, nhiễm trùng tai nhưng không được điều trị kịp thời dẫn đến mạn tính có thể gây ra chứng chậm nói ở trẻ sơ sinh

Rối loạn xử lý âm thanh: Nguyên nhân này được hiểu đơn giản là trẻ mất khả năng hiểu âm thanh của lời nói do vùng não bộ chịu trách nhiệm về ngôn ngữ bị rối loạn. Tuy nhiên, nếu trẻ không may gặp những nguyên nhân này thì vẫn có thể điều trị tốt bằng phương pháp âm ngữ trị liệu.

Bệnh tự kỷ, khó học, khuyết tật trí tuệ: Đây đều là những chứng bệnh gây ảnh hưởng đến khả năng nói của trẻ, thậm chí khiến trẻ không nói được trong một thời gian dài cho đến khi pháT hiện và được điều trị. Tuy nhiên, đối với chứng bệnh tự kỷ bạn cần hiểu rằng trẻ tự kỷ gây ảnh hưởng đến khả năng nói có thể gây chậm nói, chứ không phải trẻ chậm nói chắc chắn bị tự kỷ.

Mắc các bệnh lý về thính giác: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khả năng nói của trẻ. Các bệnh lý về thính giác có thể là viêm tai, nhiễm trùng tai nhưng không được điều trị và can thiệp sớm dẫn đến mạn tính và gây chậm nói ở trẻ dưới 3 tuổi.

Trẻ sinh non: Với quy luật tự nhiên thì cần đủ 40 tuần để em bé phát triển toàn diện và đầy đủ. Nhưng trong một số trường hợp trẻ bị sinh non quá sớm, lúc này các bộ phận trong cơ thể bé chưa được hoàn thiện hoặc chưa đủ sức khỏe để chống chọi với môi trường ngoài do đó dễ mắc các chứng bệnh như suy hô hấp, bệnh võng mạc, bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh, hạ thân nhiệt, xuất huyết não, chậm nói.

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói
Trong thời buổi hiện đại ngày nay, việc tiếp xúc quá nhiều với ti vi, điện thoại cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

2. Tâm lý ảnh hưởng đến khả năng phát âm của bé

Ngoài những nguyên nhân bệnh lý nói trên, thì các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nói của trẻ. Chẳng hạn với bé có điều kiện phát triển được ba mẹ, ông bà cưng chiều quá mức, hay những bé bị bỏ bê do người lớn quá bận bịu hoặc cũng có thể bé gặp những biến cố nghiêm trọng trong gia đình gây ảnh hưởng đến tâm lý. Thường xuyên xem ti vi, điện thoại, máy tính cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ lười nói.

3. Khả năng nói của bé diễn ra chậm

Hầu hết đối với trẻ nhỏ khi bước vào tháng thứ 12 các bé đã biết nói những từ cơ bản và khi lên 2 bé đã rành mọi thứ. Nhưng có một số trường hợp bé chậm nói là do khả năng nói diễn ra chậm, chứ thực chất không mắc bất kỳ một bệnh lý nào cả và khả năng nhận biết của bé bình thường như bao trẻ khác. Khi đến 2.5 hoặc 3 tuổi bé có thể nói rõ, nói lưu loát mọi thứ.

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói
Trẻ chậm nói cũng có thể là do khả năng nói của bé diễn ra chậm, đến một độ tuổi nhất định bé sẽ nói được, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng (nếu đã đi khám và không mắc bất kỳ chứng bệnh nào)

Cách điều trị chậm nói ở trẻ tốt nhất hiện nay

Việc theo dõi các cột mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ sẽ giúp cho các bậc phụ huynh có thể sớm phát hiện ra bệnh lý chậm nói mà không may con gặp phải để có biện pháp xử lý kịp thời. Tuy nhiên, điều đầu tiên là ba mẹ phải đưa bé đến các địa chỉ thăm khám uy tín để tìm ra nguyên nhân, tránh trường hợp chủ quan gây ra những hậu quả nghiêm trọng như bé mất tiếng nói vĩnh viễn, thua kém các bạn cùng trang lứa, ảnh hưởng đến khả năng phát triển của trẻ về sau.

Theo bác sĩ Trần Thanh Tú – Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết để điều trị chứng chậm nói ở trẻ cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh, cụ thể:

Cách điều trị chậm nói ở trẻ tốt nhất
Trẻ chậm nói do nguyên nhân bệnh lý thì cần phải điều trị bằng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ, sau khi khỏi bệnh chứng chậm nói của bé cũng sẽ được khắc phục dần

Điều trị theo phác đồ bệnh viện: Trường hợp trẻ mắc các bệnh lý nguy hiểm như đã nêu ở phần nguyên nhân thì cần phải được điều trị bằng thuốc. Sau khi khỏi bệnh chứng chậm nói của bé sẽ khắc phục dần khi được ba mẹ và người thân đồng hành hỗ trợ.

Cắt thắng lưỡi: Trường hợp trẻ chậm nói do bị dính thắng lưỡi thì chỉ cần đưa bé đi phẫu thuật ngoại khoa cắt thắng lưỡi là bé có thể nói bình thường.

Điều trị tâm lý cho trẻ: Nếu trẻ gặp các cú sốc tinh thần, các bậc phụ huynh cần giúp bé điều trị bằng cách tích cực tương tác, dành nhiều thời gian cho trẻ, có thể cùng con dạo chơi, đọc sách, hát, kể chuyện cho bé nghe, mua các đồ dùng hỗ trợ học nói, hạn chế cho trẻ xem điện thoại, ti vi quá nhiều.

Phương pháp điều trị trẻ chậm nói
Dành thời gian, tâm sự với trẻ nhiều hơn cũng là một trong những phương pháp điều trị chứng chậm nói cho trẻ

Bổ sung vi chất thiết yếu: Ngoài chế độ dinh dưỡng đầy đủ rau củ, thịt cá, hoa quả tươi, sữa mẹ, sữa công thức thì các mẹ cần tìm hiểu và bổ sung thêm các vi chất cần thiết cho não bộ, điều này giúp hệ thần kinh phát triển tốt, từ đó có thể khắc phục sớm chứng chậm nói cho bé.

Xã hội ngày càng phát triển, việc trẻ tiếp xúc sớm với điện thoại, ti vi là điều không thể tránh khỏi và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây chứng chậm nói ở trẻ. Trẻ chậm nói gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng như rụt rè, thiếu tự tin, tư duy thấp kém, trong những trường hợp nghiêm trọng có thể mất tiếng nói vĩnh viễn.

Các bậc cha mẹ hãy quan tâm và chú ý đến quá trình phát triển của bé cũng như nắm rõ nguyên nhân, cách điều trị chứng chậm nói cho trẻ để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, hãy cho con một cuộc sống tốt đẹp và một tuổi thơ tuyệt vời.

Có thể hữu ích cho bạn:

Cùng chuyên mục

cốc nguyệt san

Cốc nguyệt san loại nào tốt? Review top 5 cốc nguyệt san tốt nhất hiện nay

Băng vệ sinh hoặc Tampon là những món đồ cứu hộ tuyệt vời dành cho chị em khi đến ngày dâu rụng. Tuy nhiên việc thay băng vệ sinh đúng...

Răng mọc lệch ở trẻ: Nguyên nhân và hướng khắc phục

Răng mọc lệch ở trẻ: Nguyên nhân và hướng khắc phục

Răng mọc lệch ở trẻ thường xuất hiện phổ biến ở những bé trong giai đoạn mọc răng hoặc thay răng. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp...

Thay đổi tư thế

Đau lưng khi mang thai tháng cuối: Cách xử lý và phòng ngừa

Đau lưng khi mang thai tháng cuối là hiện tượng thường gặp ở mẹ bầu. Đây là tình trạng phổ biến tuy nhiên cũng có thể là cảnh báo nhiều...

Bài Test trẻ chậm nói giúp phát hiện nhanh, can thiệp sớm

Theo các y bác sĩ đầu ngành cho biết, hiện nay xã hội ngày càng phát triển, chứng chậm nói ở trẻ ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, "Bài...

Trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ không? Giải đáp thắc mắc

Trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ không? Là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh hiện nay, bởi vì xã hội ngày càng phát triển kéo...

4 Mẹo chữa chậm nói dân gian giúp trẻ phát triển ngôn ngữ hiệu quả

Khi bước qua tuổi lên 2 nhưng trẻ vẫn chưa biết nói khiến cha mẹ lo lắng và nôn nóng muốn con mình sớm nói được. Chính vì vậy mà...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn