Trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏi?
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏi là nỗi trăn trở của rất nhiều phụ huynh khi thấy con bị đau bụng, ợ hơi, chán ăn dài ngày. Thực tế với các triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhẹ, trẻ nhỏ không cần phải dùng thuốc mà hoàn toàn có thể cải thiện thông qua việc điều chỉnh lại chế độ ăn uống phù hợp hơn.
Trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì?
Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị rối loạn tiêu hóa do hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch còn yếu nên dễ bị các vi khuẩn bên ngoài tấn công. Ngoài ra việc trẻ thường xuyên thích ăn uống linh tinh, ăn vặt, ăn đồ ăn lòng lề được không đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa phổ biến. Đa phần tình trạng này thường không quá nghiêm trọng và có thể cải thiện được thông qua việc điều chỉnh lại thực đơn ăn uống hằng ngày.
Chuối giúp giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa
Chuối là thực phẩm vàng cho hệ tiêu hóa bởi có chứa rất nhiều kali, giúp cung cấp các chất điện giải cho cơ thể. Ngoài ra hoạt chất pectin có trong chuối cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn, tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa được tình trạng táo bón. Hàm lượng chất xơ dồi dào có trong chuối cũng giúp chất xơ cũng hấp thụ được các chất lỏng dư thừa ở bao tử khi bé bị tiêu chảy đồng thời còn tăng sinh được các lợi khuẩn cho dạ dày.
Đặc biệt với trẻ em, loại trái cây này thường có vị mềm và ngọt tự nhiên, rất dễ ăn, rất phù hợp cho những trẻ đang bị nôn mửa, tiêu chảy và mất nước có liên quan đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra hàm lượng chuối và các vitamin có trong chuối cũng sẽ giúp bổ sung lại các năng lượng bé đã mất khi bị tiêu chảy dài ngày. Do đó trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì chắc chắn không nên thiếu chuối.
Chú ý mẹ chỉ nên cho bé ăn chuối chín, không nên ăn chuối xanh hay chuối ương. Nếu bé ăn chuối hột không nên ăn cùng đường và mật ong còn nếu bé ăn chuối tiêu tránh ăn cùng khoai môn. Không cho bé ăn những quả chuối hư hỏng và cũng cần loại bỏ cần xơ ở vỏ trước khi dùng.
Trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì- Ăn táo
Với những trẻ đang bị táo bón, mẹ có thể cho bé ăn một vài lát táo sẽ giúp bé dễ đi ngoài hơn. Nguyên nhân là trong táo có rất dồi dào hàm lượng pectin cùng các chất xơ hòa tan nên có thể cải thiện được các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa đáng kể. Bé ăn táo cũng giúp tăng cường lên các lợi khuẩn bên trong đường ruột, nhanh chóng quay vệ sự cân bằng để bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, nếu trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm, trẻ dưới 1 tuổi nếu muốn ăn táo mẹ có thể chế biến thành các dạng sốt táo để giúp bé dễ ăn, dễ hấp thụ hơn. Táo cũng giúp bé tăng cường hệ thống miễn dịch, bổ sung nước để bé khỏe mạnh và phát triển tốt hơn.
Gạo và các chế phẩm từ gạo
Trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì mẹ có thể dùng ngay nguyên liệu có sẵn trong nhà – chính là gạo. Gạo cũng là một trong những nhân tố thuộc chế độ ăn lành mạnh cho người bị rối loạn tiêu hóa BRAT (Banana (chuối) – Rice (Gạo) – Apple (táo) – Toast (bánh mì nướng)). Các món ăn từ gạo sẽ giúp cung cấp năng lượng, giúp bé chắc bụng đồng thời hấp thụ bớt các chất lỏng còn trong bao tử khi bị tiêu chảy.
Một mẹo nhỏ thường được ông bà cha mẹ áp dụng từ rất xưa khi trẻ bị tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa chính là dùng nước cơm. Mẹ chỉ cần đợi cơm nấu sôi, khi cần gạn nước rồi chắt lấy một ít nước cơm đợi nguội bớt rồi cho bé uống. Mẹ cũng có thể cho thêm một chút mật ong để tăng vị ngọt và giúp bé dễ uống hơn.
Ngoài ra mẹ cũng có thể nấu cháo cho bé ăn khi bé bị rối loạn tiêu hóa. Cháo sẽ giúp bé dễ hấp thụ, dễ ăn, ít tạo áp lực lên dạ dày. Chú ý mẹ chỉ nên nêm nếm nhạt khi nấu cháo cho con đang bị tiêu chảy hay táo bón.
Dùng gừng cho trẻ đang bị ợ nóng, đầy hơi, đau bụng
Với các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó chịu ở bụng mẹ có thể dùng gừng để cải thiện. Đây là một dược liệu có sẵn trong bếp, rất quen thuộc và an toàn với trẻ em. Theo y học cổ truyền, gừng là dược liệu có tính ấm, vị cay, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, chống lại cảm giác buồn nôn hiệu quả. Trẻ sau khi tiêu chảy thường cảm thấy lạnh bụng, bụng yếu nên có thể dùng gừng để làm ấm lại.
Mẹ chỉ cần cho thêm gừng vào một số món ăn của trẻ như nấu cháo, nấu chè hay các món xào. Ngoài ra mẹ cũng có thể làm trà gừng cho bé uống cũng sẽ làm giảm ngay các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng rất tốt. Khi bụng bé đã ổn hơn, không còn bị tiêu chảy hay táo bón, mẹ cũng có thể nấu các món chè nóng, tàu hũ nóng với nước gừng cho bé ăn cũng rất tốt.
Trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì – sữa chua
Một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa thường gặp chính là do mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Do đó bổ sung các lợi khuẩn chính là cách tốt nhất để lấy lại hệ cân bằng vi sinh, từ đó hạn chế được nguy cơ rối loạn tiêu hóa tối đa ở trẻ em. Trong sữa chua có chứa một hàm lượng lượng probiotic và lượng lớn lợi khuẩn sẽ bù đắp các lợi khuẩn trước đó đã biến mất, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để bé khỏe mạnh nhất.
Ngay cả khi bị tiêu chảy bé vẫn có thể dùng sữa chua bởi thực phẩm này có thể chuyển phần lớn đường lactose (loại đường khó hấp thu) trong sữa bò sang một dạng dễ hấp thụ hơn nhờ quá trình lên men. Nhờ đó có thể giảm được độ nặng của dạ dày. Tuy nhiên mẹ chú ý không nên cho bé ăn sữa chua khi đói. Đồng thời nếu không muốn cho bé ăn sữa chua lạnh thì nên bỏ ra ngoài để bớt lạnh chứ không nên dùng để đun nóng.
Khoai lang cải thiện rối loạn tiêu hóa cho trẻ nhỏ
Với những trẻ đang bị táo bón thì khoai lang là món ăn phù hợp nhất. Hàm lượng pectin trong khoai lang cùng các chất xơ thường cũng rất cao nên sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn. Ngoài ra ăn khoai lang cũng có thể làm giảm cảm giác nặng bụng khiến trẻ cảm thấy thoải mái hơn.
Khoai lang cũng là thực phẩm bổ sung rất nhiều dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Lưu ý mẹ nên chế biến dưới dạng khoai hấp, khoai luộc hoặc đem hầm nấu canh, tránh dùng các món khoai chiên hay khoai tẩm bột sẽ gây tác dụng ngược lại.
Trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì – Dứa giúp giảm đầy hơi, chướng bụng
Dứa cũng là một loại thực phẩm tuyệt vời cho những người đang bị rối loạn tiêu hóa, kể cả trẻ em. Nguyên nhân là do trong dứa có enzyme bromelain rất có lợi cho tiêu hóa, đồng thời tăng cường khả năng hấp thu protein trong cơ thể. Hàm lượng bromelain có trong dứa cũng giúp bôi trơn thành ruột cũng như loại bỏ các cholesterol có hại để loại bỏ các độc tố trong cơ thể và hỗ trợ loại bỏ phân còn tồn đọng ra ngoài tốt hơn.
Tuy nhiên chú ý mẹ không nên cho bé ăn dứa khi bụng đang đói. Mẹ có thể làm nước ép dứa hay nấu canh với dứa để giúp bé dễ ăn hơn.
Các loại rau xanh giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì chắc chắn không thể bỏ qua các loại rau xanh. Đây là nguồn bổ sung chất xơ vô cùng dồi dào giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định. Không ăn rau cũng có thể chính là nguyên nhân khiến rất nhiều trẻ bị đau bụng, táo bón, khó tiêu hiện nay. Ngoài ra nguồn thực phẩm này thường cũng rất dồi dào các vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Chỉ cần bổ sung rau xanh rất nhiều vấn đề bất thường cho hệ tiêu hóa đều có thể giải quyết.
Nếu trẻ vẫn không muốn ăn rau phụ huynh có thể giải quyết bằng một số phương pháp như xay nhỏ, ép lấy nước để lấy được các dưỡng chất tốt. Một số loại rau như rau chân vịt mẹ cũng có thể xay lấy nước uống cho bé dùng hằng ngày.
Trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì – một số loại thịt nạc
Nếu chỉ bổ sung rau xanh và trái cây mẹ có thể lo lắng bé sẽ không đủ các dưỡng chất, đặc biệt nếu trẻ bị tiêu chảy có thể mất nước, nếu vẫn không được bổ sung đạm có thể dẫn đến suy kiệt. Do đó mẹ có thể bổ sung một số loại thịt cho trẻ nhỏ, ưu tiên các loại thịt dễ tiêu như thịt gà hay thịt heo nạc.
Đặc biệt là thịt ức gà thường có hàm lượng chất béo bão hòa thấp, có lượng đạm tốt cao nhưng lại cực kỳ dễ tiêu hóa. Các enzyme trong thịt gà cũng sẽ giúp làm dịu cảm giác khó chịu trong dạ dày nên mẹ có thể yên tâm sử dụng. Mẹ có thể chế biến dưới dạng luộc, xé nhỏ nấu cháo hay xay nhỏ để bé dễ ăn hơn.
Uống nhiều nước
Trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì, uống gì để cải thiện thì mẹ cũng cần đặc biệt chú ý cho bé uống nước đầy đủ mỗi ngày. Tùy theo cân nặng, độ tuổi của trẻ mẹ có thể cho bé uống từ 1- 1,5 lít nước hoặc nhiều nước. Nước sẽ giúp làm mềm phân, trợ tiêu hóa ổn định ngoài ra còn giúp tăng cường quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Bên cạnh nước lọc mẹ cũng có thể cho bé uống nước dừa hoặc nước cháo loãng. Nếu bé bị tiêu chảy có thể pha dung dịch Oresol với đúng 1 lít nước để bé uống dần. Nếu không thể mua Oresol có thể thay thế bằng cách pha một thìa cà phê (loại 5 cc) muối cùng 8 thìa cà phê đường cát rồi khuấy đều trong 1 lít nước lọc.
Ngoài ra mẹ cũng có thể cho bé dùng một số loại nước ép trái cây, nước ép rau củ để cải thiện tình trạng này tốt nhất.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì?
Bên cạnh băn khoăn trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì thì trẻ không nên ăn gì cũng là điều mà các phụ huynh cũng rất băn khoăn. Không chỉ phải kiêng ăn trong thời điểm hiện tại mà ở tương lai bé cũng cần phải hạn chế ăn rất nhiều thứ để phòng tránh nguy cơ này tái phát trở lại.
Cụ thể mẹ cần tránh cho bé ăn những thực phẩm sau
- Các loại bánh kẹo ngọt, snack, bim bim, bánh mì ngọt… Những thức ăn không không chỉ khiến bé có cảm giác no nhanh, đầy bụng mà còn gây đau bụng khiến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa trầm trọng hơn
- Các thức ăn nhanh như xúc xích chiên, gà rán, pizza hay hamburger cũng đều là những thực phẩm gây đầy bụng, khó tiêu mà bé cần hạn chế tối đa
- Các loại rau bị già sẽ khô cứng và có thể cọ xát và thành ruột trong khi các loại rau củ bị hư hỏng, dập nát có thể chứa nhiều chất độc có hại nên mẹ cũng không nên sử dụng
- Nước ngọt, trà sữa, soda cũng sẽ không phù hợp với bé trong trạng thái này
- Sữa bò, đặc biệt là các loại sữa béo cũng có thể khiến bé đau bụng, tiêu chảy nặng hơn. Nếu bé muốn uống sữa mẹ nên thay thế bằng các loại sữa hạt sẽ phù hợp hơn
- Các đồ ăn chiên xào, đồ cứng, đồ ăn dùng quá nhiều dầu mỡ và chất béo cũng sẽ không phù hợp với những trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa.
Trên đây là các loại thực phẩm giúp phụ huynh giải đáp băn khoăn trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện bệnh hiệu quả nhất. Phụ huynh cần quan tâm đến chế độ ăn uống của bé nhiều hơn, bổ sung đầy đủ chất xơ, cân bằng lợi khuẩn đường ruột để phòng tránh tối đa nguy cơ này. Ngoài ra nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa nặng, rối loạn lâu năm phụ huynh nên đưa bé đến bệnh viện thăm khám bởi có thể tiềm ẩn rất nhiều bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị sớm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!